1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận phân tích báo cáo tài chính nhận xét tài sản cố định một số doanh nghiệp ngành hàng may mặc

14 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 238 KB

Nội dung

HCM thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định số 134/2000/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành ngày 24/11/2000 về việc chuyển Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình Thạnh thành Công Ty Cổ

Trang 1

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP

1 Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Bình

Thạnh: - Tên viết tắt: GILIMEX

- Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình Thạnh (GILIMEX) tiền thân là doanh nghiệp Nhà Nước thành lập năm 1982 trực thuộc UBND TP HCM thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định số 134/2000/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành ngày 24/11/2000 về việc chuyển Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình Thạnh thành Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình Thạnh

- Vốn điều lệ: 190.758.250.000 VNĐ

- Địa chỉ: 334A Phan Văn Trì, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

- Website: https://www.gilimex.com/

- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và xuất khẩu hàng may gia dụng

- Địa bàn xuất khẩu chính: Thị trường châu Âu, Mỹ

- Mã chứng khoán: GIL

- Ngày 02/01/2002 cổ phiếu Công ty là cổ phiếu thứ 11 được chính thức niêm yết trên và giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)

2 Công ty Cổ phần Everpia:

- Tên viết tắt: Everpia JSC

- Công ty Cổ phần Everpia là một công ty cổ phần được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp 100% vố đầu

tư nước ngoài của Công ty TNHH Everpia Việt Nam

- Cổ phiếu của công ty đã được chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 17/12/2010 theo quyết định số 247/2010QĐ-SGDHCM

do Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh kí ngày 30/11/2010

- Mã cổ phiếu: EVE

- Các hoạt động chính của công ty là sản xuất, thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối (bán buôn, bán lẻ), tư vấn và chuyển giao công nghệ và xuất khẩu vải không dệt, vải lọc, nỉ, chăn, ga trải giường, gối, nệm, túi ngủ, balo, túi xách, đồ lót và các mặt hàng khác; thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối ( bán buôn, bán lẻ), và xuất khẩu hàng hóa, đồ dùng nội thất bằng gỗ và các chất liệu khác, bộ đồ nhà bếp, vệ sinh và đồ văn phòng, kinh doanh, bất động sản dưới hình thức thuê nhà và công trình xây dựng

để cho thuê lại tại địa điểm dự án

- Vốn điều lệ: 419.797.730.000 đồng

- Công ty có trụ sở chính đặt tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội và 7 chi nhánh tại Hưng Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng

và Khánh Hòa

Trang 2

3 Công ty Cổ phần May Sông Hồng:

- Công ty May sông Hồng được thành lập năm 1988 với tên gọi Xí nghiệp May

- Tháng 6/2014, chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Sông Hồng với vốn điều lệ

12 tỷ đồng, cổ phần hóa với vốn điều lệ là 18 tỷ đồng

- Ngày 28/11/2018, ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu là 45,000 đ/CP

- Với hơn 20 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung trong phạm vi tỉnh Nam Định, có lợi thế về vị trí địa lý gần sân bay, cảng biển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng với chi phí cạnh tranh, bộ máy quản lý là người Việt Nam, kết hợp thêm việc tuyển dụng các chuyên viên quốc tế đầu ngành, công ty đã và đang trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn thế giới

- Địa chỉ: 105 Nguyễn Đức Thuận - Nam Định - Việt Nam

- Điện thoại: 84 2283 649365

- Fax: 84 2283 646737

- Email: info@songhong.vn

- Website: www.songhong.vn

4 Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn:

- Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn là một công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa từ 1 doanh nghiệp Nhà nước – Công ty Sản xuất – Xuất Nhập khẩu may Sài Gòn theo quyết định số 1663/QĐ-UB ngày 5 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Công ty hiện đang hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng kí Doanh nghiệp số 0300742387 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 7 tháng 1 năm 2004, và theo các điều chỉnh sau đó

- Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh là: 155,556,200,000 VNĐ

- Vốn góp của Công ty tại ngày 30/06/2019 là: 155,556,200,000 VNĐ

- Trụ sở chính: 252 Nguyễn Văn Lượng – P.17 – Quận Gò Vấp – Tp Hồ Chí Minh

- Webside: http://www.garmexsaigon-gmc.com/

- Lĩnh vực hoạt động:

+ Công nghiệp may, công nghiệp dệt vải, công nghiệp dệt len các loại, dịch vụ giặt tẩy + Kinh doanh nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị và sản phẩm ngành hàng dệt, may

+ Môi giới thương mại, đầu tư kinh doanh siêu thị và các dịch vụ (kinh doanh bất động sản) cho thuê văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng, địa điểm thương mại, kinh doanh nhà

3

Trang 3

II NHẬN XÉT VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÁC CÔNG TY

1 Tổng quan về tài sản cố định của các công ty:

1.1 Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh:

a Nhận xét tài sản cố định:

Đơn vị: Nghìn VNĐ

1 TSCĐ hữu hình 116,834,753 127,102,277 123,176,157 113,522,436 Nguyên giá 178,159,592 185,658,275 195,875,048 200,877,804 Giá trị hao mòn lũy kế (61,324,839) (58,555,998) (72,698,891) (87,355,368)

Nguyên giá 15,264,688 11,287,752 11,439,552 11,055,145 Giá trị hao mòn lũy kế (1,209,377) (1,549,204) (1,906,334) (1,845,756)

Doanh thu thuần 1,079,255,517 1,291,652,779 2,169,958,316 2,253,630,611 Lợi nhuận trước thuế 87,029,825 126,125,411 184,696,635 206,915,103

Qua bảng số liệu ta thấy:

- Năm 2016 TSCĐ tăng gần 6 tỷ so với 2015 nguyên nhân doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển dây chuyền thiết bị và đầu tư xây dựng dự án nhà máy mới Thế nhưng đến năm 2017 và năm 2018 mức độ đầu tư giảm xuống bởi vì công ty sắp hoàn thành công trình đang dang dở và các trang thiết bị đã ổn định đi vào hoạt động

- Tỷ lệ TSCĐ hữu hình/TSCĐ: có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2016-2018

- Tỷ lệ TSCĐ vô hình/TSCĐ: có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2016-2018

- Mặc dù TSCĐ qua các năm giảm dần nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên rất nhiều qua các năm Hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ ngày càng tăng cao Cụ thể năm 2016 tăng 97.87% so với năm 2015 Đặc biệt khi năm 2016

Trang 4

công ty đầu tư nhiều vào máy móc, trang thiết bị mở rộng quy mô sản xuất đã đem lại hiệu quả rất lớn khi năm 2017 hiệu suất sử dụng TSCĐ lên tới 1046.07%, tăng gần như gấp 1.6 lần so với năm 2016

- Điều này cho thấy chất lượng quản lý và sử dụng TSCĐ ngày càng tiến bộ

b Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản:

Đơn vị : Nghìn VNĐ

Năm TSCĐ TỔNG TÀI SẢN Tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS Tỷ lệ ngành

2016 136,840,825 1,089,998,486 12.55% 29.27%

Từ bảng số liệu ta thấy:

- TSCĐ/Tổng TS qua 4 năm ( 2015-2018) đều giảm, năm 2016 giảm nhẹ 1,56% so với năm 2015, năm 2017 giảm 3.63% so với năm 2016, mặc dù TSCĐ thấp hơn nhưng tổng tài sản đã tăng 0.36 lần so với năm 2016 Điều này cho thấy hiệu quả khi công ty đặc biệt đầu tư TSCĐ nhiều vào năm 2016 Năm 2018 giảm 2,26% so với năm 2017 vì

cơ bản các công trình xây dựng cơ bản chưa hoàn thành

- Giai đoạn từ năm 2015-2018 tỷ lệ TSCĐ/TTS của công ty luôn ở mức thấp hơn so với

tỷ lệ ngành Điều này chứng tỏ máy móc và trang thiết bị được đầu tư trước đó đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả nên công ty chưa có kế hoạch cho việc đầu tư nhiều thêm vào máy móc trang thiết bị nữa

5

Trang 5

1.2 Công ty Cổ phần Everpia:

a Nhận xét về tài sản cố định:

Đơn vị: Triệu VNĐ

Doanh thu thuần 880.625 863.914 994.425 1.180.719 Lợi nhuận trước thuế 148.279 113.49 63.25 95.709

Hiệu suất sử dụng

TSCĐ

Hiệu quả sử dụng

TSCĐ

- Trong năm 2018, do tiếp nhận một lượng lớn tài sản từ việc mua lại dự án Texpia và thiết lập ngành hàng mới; giá trị máy móc thiết bị và phương tiện vận tải tăng trưởng mạnh với mức tăng lần lượt đạt 12,2% và 54,7 % Điều này làm tỷ trọng máy móc thiết

bị tăng từ mức 49,8% lên mức 51,9% và tỷ trọng phương tiện vận tải tăng từ mức 5,4% lên mức 7,8%

- Năm 2015, 2016, 2017, cơ cấu tài sản cố định giữ mức ổn định, nhà xưởng, vật kiến trúc và máy móc thiết bị chiếm phần lớn tỷ trọng cơ cấu tài sản Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng mặt bằng của công ty ổn định, tình hình trang bị máy móc, thiết bị đồng bộ

- Năm 2018, công ty phát hành 150 trái phiếu không chuyển đổi tổng mệnh giá 150 tỷ

đồng, mua lại 50 trái phiếu tương đương 50 tỷ Tài sản đảm bảo cho các trái phiếu này bao gồm: Máy móc thiết bị và Tài sản gắn liền với đất của nhà máy Hưng Yên và Hà

Nội; Tài sản cố định khác từ phương án phát hành trái phiếu năm 2017

Trang 6

b. Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản:

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm TSCĐ Tổng tài sản Tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS Tỷ lệ ngành

Nhận xét:

- Từ bảng kết quả trên cho thấy, tài sản cố định của công ty tăng theo giá trị tổng tài sản

từ các năm 2015 đến 2018, tuy nhiên tỷ lệ TSCĐ/TTS của 2018 lại giảm nhẹ so với năm 2017 Tổng tài sản tăng phần lớn từ tài sản ngắn hạn

- Trong các năm, doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm mạnh do vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm tương đối, đặc biệt năm 2017, do sự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Với tỉ lệ TSCĐ tương đối lớn như vậy, các khoản vay ngắn hạn và của công ty tương đối nhiều và có giá trị lớn

- Tỷ lệ TSCĐ/TTS qua các năm giảm khoảng 3%-4% từ việc mua không nhiều và thời gian hữu dụng của tài sản lớn nhưng TSCĐ chiếm tỷ trọng khá cao theo cơ cấu, quy

mô của một công ty sản xuất và đặc trưng của ngành dệt may, điều này cho thấy công

ty có sự kiểm soát, phân bổ và quản lý TSCĐ ổn định So với tỷ lệ của ngành thì tỉ lệ này không quá thấp

7

Trang 7

1.3 Công ty Cổ phần May sông Hồng:

a Nhận xét về tài sản cố định của công ty:

Đơn vị: nghìn đồng

TSCĐ 643,703,071 660,737,226 647,648,676 608,313,282

TSCĐ hữu hình 642,212,230 659,258,668 644,674,188 595,631,175 Nguyên giá 1,064,691,312 1,174,171,698 1,255,921,955 1,320,470,996 Giá trị hao mòn lũy kế (422,479,0820 (514,913,030) (611,247,767) (724,839,821)

Nguyên giá 3,154,355 3,489,213 5,706,098 16,744,598 Giá trị hao mòn lũy kế (1,663,513) (2,010,655) (2,731,610) (4,062,491)

Doanh thu thuần 2,548,395,543 2,992,079,578 3,281,886,260 3,950,826,716 Lợi nhuận trước thuế 200,016,983 214,337,563 231,299,608 449,901,512

Hiệu suất sử dụng

Nhận xét:

- Tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản cố định, chứng tỏ công ty đầu

tư vào máy móc, thiết bị sản xuất để hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất

- Năm 2015-2016, tài sản cố định hữu hình/tài sản cố định không có biến động nhiều

Đến năm 2017 bắt đầu giảm nhẹ, 2018 giảm nhiều hơn Cùng lúc, tài sản cố định vô

hình/tài sản cố định tăng nhẹ

- Theo bảng trên, dù tỉ lệ TSCDHH/TSCD giảm nhẹ nhưng hiệu suất sử dụng TSCD vẫn tăng đều Doanh thu thuần cũng tăng nhanh Chứng tỏ máy móc và các thiết bị hoạt động ổn định, đem lại lợi nhuận cho Công ty

Trang 8

b Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản:

Đơn vị: nghìn đồng

2015 643,703,071 1,921,060,743 33.5% 26.87%

2016 660,737,226 2,192,209,855 30.14% 29.27%

2017 647,648,676 2,380,599,642 21.73% 26.11%

2018 608,313,282 2,520,977,249 24.13% 23.67%

Nhận xét:

- Năm 2015, tỷ lệ TSCĐ/TTS của Công ty cao rõ rệt so với tỷ lệ ngành, chứng tỏ Công

ty đang đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở vật chất Tăng quy mô sản xuất cũng như hiện đại hóa thiết bị máy móc

- Năm 2016, tỷ lệ TSCĐ/TTS giảm, máy móc đã hoạt động ổn định, tổng tài sản lại tăng nhanh Nhưng tỷ lệ vẫn cao hơn tỷ lệ ngành

- Năm 2017, tỷ lệ TSCĐ/TTS giảm mạnh Đến năm 2018, lại tăng nhẹ Tỷ suất đầu tư tài sản cố định của Công ty nhỏ hơn trong ngành, giai đoạn này máy móc đã đi vào ổn định

- Nhìn chung, tổng tài sản của Công ty tăng rõ rệt theo từng năm, tỷ lệ TSCĐ/TTS giảm

từ năm 2015-2017, tăng nhẹ trong năm 2018 nhưng TSCĐ giảm Chứng tỏ máy móc

cơ bản hoàn thiện để phục vụ sản xuất, chưa cần phải đầu tư thêm hay làm mới các trang thiết bị

9

Trang 9

1.4 Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn:

a Thống kê về tài sản cố định:

Đơn vị: VNĐ

I TSCĐ 156,477,415,861 195,095,790,559 188,642,195,692 177,257,402,377

1 TSCĐ hữu

150,742,468,031 190,137,068,753 185,034,260,550 175,173,940,211

hình

Nguyên giá 281,520,334,733 340,445,430,425 355,677,861,683 369,175,318,951 Giá trị hao mòn (130,777,866,702) (150,308,361,672) (170,643,601,133) (194,001,378,740) lũy kế

2 TSCĐ vô

5,734,947,830 4,958,721,806 3,607,935,142 2,083,462,166

hình

Nguyên giá 6,153,653,855 6,698,538,955 7,068,909,300 6,923,918,340 Giá trị hao mòn

(1,739,817,149) (3,460,974,158) (4,840,456,174) lũy kế (418,706,025)

TSCĐ hữu

hình/TSCĐ

TSCĐ vô

hình/TSCĐ

Doanh thu 1,502,065,276,211 1,611,378,709,632 1,605,047,537,901 2,038,900,592,256 thuần

Lợi nhuận 82,158,350,451 75,695,735,429 74,810,952,472 141,461,855,614 trước thuế

dụngTSCĐ

Hiệu quả sử

TSCĐ

Qua bảng số liệu ta thấy:

- Năm 2016 TSCĐ tăng mạnh so với 2015 nguyên nhân doanh nghiệp quan tâm nhiều

đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đưa các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất và

xây dựng thêm nhà xưởng Đến năm 2016-2017 TSCĐ giảm mạnh do khó khăn chung

của các doanh nghiệp trong ngành khiến doanh nghiệp phải đóng cửa 1 số khu vực cơ

sở hạ tầng

- Tỷ lệ TSCĐ hữu hình/TSCĐ: do doanh nghiệp giảm bớt tài sản vô hình, nên mặc dù tài

sản cố định hữu hình cũng giảm mạnh nhưng tỷ lệ TSCĐ hữu hình/TSCĐ vẫn tăng nhẹ

theo các năm

- Tỷ lệ TSCĐ vô hình/TSCĐ: có xu hướng giảm mạnh từ năm 2015-2018

Trang 10

- Mặc dù TSCĐ qua các năm giảm dần nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên rất nhiều qua các năm Hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2017 nhưng đến năm 2018 lại tăng mạnh Cũng vì quá chú trọng đến đầu tư cơ sở hạ tầng nên hiệu quả và hiệu xuất sử dụng bị giảm do nguyên giá hàng bán tăng mạnh

Do giai đoạn 2015-2017 doanh nghiệp chưa tập trung vào khai thác sử dụng tài sản cố

định Đến năm 2018 vấn đề này đã được doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn

b Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản:

Đơn vị: VNĐ

2015 156,477,415,861 836,541,982,114 18.71% 26.87%

2016 195,095,790,559 883,467,912,077 22.08% 29.27%

2017 188,642,195,692 908,284,010,756 20.77% 26.11%

2018 177,257,402,377 1,010,673,715,603 17.54% 23.67%

- Tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS qua các năm 2015 - 2017 tăng gần 2%-3% mỗi năm, mức độ đầu

tư vào tài sản cố định doanh nghiệp đang tăng mạnh, năm 2018 doanh nghiệp có xu hướng giảm tài sản cố định đi và đầu tư vào các tài sản khác có tính sinh lời cao hơn

- So với tỷ lệ ngành tỷ lệ của công ty ở mức thấp, mặc dù là doanh nghiệp lâu năm nhưng vì mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên doanh nghiệp không quá chú trọng vào cơ sở hạ tầng quá nhiều

2 Cách ghi nhận tài sản cố định của doanh nghiệp:

2.1 Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh:

- Tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được theo dõi chi tiết nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại

- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu không bao gồm thuế GTGT đầu vào

11

Trang 11

- Trong quá trình sử dụng, công ty trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD đối với TSCĐ liên quan đến SXKD Riêng TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thì chỉ tính khấu hao đối với những TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn

- Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng Thời hạn khấu hao được tính như sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc 08 – 25 năm

Phương tiện vận tải, truyền dẫn 04 – 07 năm

2.2 Công ty Cổ phần Everpia:

- Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao lũy kế

- Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến

- Chi phí hoàn trả mặt bằng được ghi nhận là một mục thuộc tài sản nhà xưởng, vật kiến trúc và được xác định bằng cách triết khấu dòng tiền trong tương lai để chi trả cho nghĩa vụ di dười nêu trên tại thời điểm kết thúc thời hạn thuê đất

- Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh

- Khi tài sản cố định hữu hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản ( là phần chênh lệch giữa tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

- Giá trị nhãn hiệu, thương hiệu và kênh phân phối được ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo giá mua trên các hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, thương hiệu và kênh phân phối

- Tài sản thuê tài chính đã được vốn hóa được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng theo thời gian ngắn hơn giữa thời gian hữu dụng ước tính và thời hạn thuê tài sản, nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ được chuyển giao sở hữu tài sản khi hết hợp đồng thuê Các khoản tiền thuê theo hợp đồng thuê hoạt động được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp đường thẳng trong thời hạn của hợp đồng thuê

- Khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản thuê tài chính và hao mòn tài sản cố định vô hình được trính theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:

Ngày đăng: 17/08/2020, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w