1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Phân tích báo cáo tài chính: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên

31 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 453 KB

Nội dung

Qua các báo cáo tài chính của công ty cổ phần gang thép Thái nguyên, bài tiểu luận phân tích tình hình sản xuất kinh doang của công ty, thuyết minh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, phân tích một số chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra nhận xét và biện pháp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

Môn học : Lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính Giáo viên giảng dạy : Th.s Đoàn Thị Hồng Nhung

Sinh viên thực hiện : Nhóm 09

Danh sách nhóm:

Phạm Hồng Hạnh MSV A14998 (100%) Bùi Thị Phương Thảo MSV A15330 (100%)

Tạ Phương Anh MSV A14971 (100%) Nguyễn Mai Phương MSV A15073 (100%)

Trang 2

MỤC LỤCPHẦN 1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần

Gang thép Thái Nguyên 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên 1

1.1.1 Giới thiệu thông tin về công ty 1 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1 1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 3 1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 3

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông 3 1.3.2 Hội đồng quản trị 3 1.3.3 Ban kiểm soát 4 1.3.4 Ban Giám đốc4 1.3.5 Văn phòng 4 1.3.6 Phòng Tổ chức Lao động 4 1.3.7 Phòng Kế toán Thống kê Tài chính 5 1.3.8 Phòng Kế hoạch Thị trường 6 1.3.9 Phòng vật tư - Xuất nhập khẩu 6 1.3.10 Phòng Đầu tư Phát triển 7 1.3.11 Phòng Kỹ thuật 7 1.3.12 Phòng Quản lý Chất lượng sản phẩm và Đo lường 7 1.3.13 Phòng Kỹ thuật An toàn và Môi trường 7

1.3.14 Ban thanh tra 7 1.3.15 Ban quản lý Dự án giai đoạn II 7 PHẦN 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Gang thép

Thái Nguyên 8

2.1 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp 8

2.1.1 Cơ cấu tài sản8 2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn 14 2.1.3 Một số chỉ tiêu tài chính liên quan 18 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 21

2.2.1 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 21

2.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính liên quan 25 PHẦN 3 Nhận xét và kết luận 27

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 3

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức Phòng Kế toán Thống kê Tài chính 5

Bảng 2.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản 8

Bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 14

Bảng 2.3 Chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản 18

Bảng 2.4 Chỉ tiêu phân tích cơ cấu nuồn vốn 19

Bảng 2.5 Chỉ tiêu khả năng thanh toán 20

Bảng 2.6 Chỉ tiêu phân tích tình hình đầu tư 21

Bảng 2.7 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 21

Bảng 2.8 Hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh 25

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2011 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tếViệt Nam nói riêng Ở bình diện quốc tế, những sóng gió từ các cuộc khủng hoảng nợ

và suy thoái kinh tế ở các quốc gia phát triển cùng bất ổn chính trị gia tăng tại cácnước Trung Đông ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam Trong khi đó, trênbình diện đối nội, Việt nam cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề Lạm phát duy trì ởmức cao, các chính sách thắt chặt của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát khiến chomôi trường kinh doanh trở nên khắc nghiệt, lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp đốimặt với đầy rẫy khó khăn Trong khi đó khu vực kinh tế Nhà nước ngày càng chứng tỏ

sự kém năng động và hiệu quả, gây cản trở và sự trì trệ đối với phát triển kinh tế.Bước sang năm 2012, chủ trương chính sách của Nhà nước trong năm 2012 vẫn

là theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát và ưu tiên giải quyết vấn đềtái cơ cấu nền kinh tế trong đó trọng điểm là khu vực kinh tế nhà nước Chỉ số lạmphát những tháng gần đây liên tục duy trì ở mức thấp, tuy nhiên, tăng trưởng GDP quý

I khoảng 4%, mức thấp nhất trong vài năm trở lại đây Mức tăng trưởng GDP quá thấpđang khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại về dấu hiệu đình trệ của nền kinh tế như hậuquả của sự đánh đổi mục tiêu lạm phát Nhìn chung trong cả năm 2012, có thể thấynền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức

Trước tình hình đó, mỗi doanh nghiệp đều phải có chiến lược dài hạn hợp lý, đểlàm tăng lợi nhuận một cách hiệu quả nhất trong thời kì kinh tế biến động mạnh Bảnbáo cáo của em nghiên cứu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổphần Gang thép Thái Nguyên Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của các cô, chú trongcông ty và cô Nguyễn Thị Tuyết – giáo viên hướng dẫn, em đã hoàn thành bản báo cáothực tập gồm 2 phần như sau:

PHẦN 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phầnGang thép Thái Nguyên

PHẦN 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Gangthép Thái Nguyên

PHẦN 3: Nhận xét và kết luận

Vì thời gian làm Bài phân tích không nhiều và năng lực của nhóm còn hạn chếnên bài phân tích vẫn còn những thiếu sót Nhóm chúng em rất mong được Cô giáođánh giá và góp ý

Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô

Trang 5

PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên

1.1.1 Giới thiệu thông tin về công ty

 Tên công ty: Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

 Tên giao dịch quốc tế: Thai Nguyen iron and steel joint stock corporation

 Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên được cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhànước - Công ty Gang thép Thái Nguyên thuộc Tồng Công ty Thép Việt Nam theoquyết định số 996/QĐ-VNS ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Hội đồng quản trịTổng Công ty Thép Việt Nam

 Địa chỉ trụ sở chính: Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

 Số điện thoại: 02803 832 075

 Mã số thuế: 4600100155

 Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần

 Vốn điều lệ: 1.840.000.000.000 VND tương đương với 184.000.000 cổ phần

 Ngành nghề: Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp

 Giám đốc: Trần Văn Khâm

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

 04/06/1959: Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập khu Công trường khuGang thép Thái Nguyên

 02/09/1960: Công trường khu Gang thếp làm Lễ khởi công bằng việc đổ bê tôngmóng lót lò cao số 1, mở đầu một giai đoạn lịch sử của ngành luyện kim hiện đạiViệt Nam

 31/12/1961: Ban chỉ huy Công trường ra quyết định thành lập Xưởng LuyệnGang (nay là Nhà máy Luyện Gang)

 06/09/1963: Xưởng Luyện Cốc (nay là Nhà máy Cốc Hóa) được thành lập

 29/11/1963: Mẻ gang đầu tiên của Lò cao số 1 đã ra lò; đây được coi là NgàyTruyền thống của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên

 16/12/1963: Khánh thành phân xưởng tuyến quặng và Mỏ sắt Trại Cau Cùng với

Mỏ sắt Trại Cau, từ năm 1959 đến năm 1963 hàng loạt mỏ nguyên liệu khác ởtrên miền Bắc cung cấp cho khu Gang thép được khẩn trương xây dựng và đưa

Trang 6

Quắc Zít Phú Thọ, Đô - lô – mít Thanh Hóa, Măng gan Cao Bằng.

 20/12/1963: Thủ tướng Phạm Văn Đồng cắt băng khánh thành Lò cao số 1 –công trình đầu lòng của nền công nghiêp hiện đại luyện kim trong nước

 23/09/1964: Khánh thành Lò cao số 2

 21/11/1964: Thành lập Xưởng Luyện Thép (nay là Nhà máy Luyện thép Lưu Xá)

 22/12/1964: Khánh thành Lò Cốc công suất 13 vạn tấn/năm

 20/07/1965: Khánh thành xưởng vật liệu chịu lửa (nay là Nhà máy Vật liệu chịulửa) và Lò cao số 3

 20/05/1974: Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng chính thức thành lập

 30/05/1978: Khánh thành Xưởng cán thép Lưu Xá (nay là Nhà máy cán thép LưuXá) công suất 120.000 tấn/năm

 01/01/1979: Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định giao Mỏ than Phấn Mễ từ mỏ thanBắc Thái về Công ty Gang thép Thái Nguyên

 01/1980: Theo mô hình quản lý mới, công ty Gang thép Thái Nguyên đổi tênthành Xí nghiệp Liên hợp Gang thép Thái Nguyên

 06/1993: Đổi tên Xí nghiệp Liên hợp thành Công ty Gang thép Thái Nguyên

 29/11/1993: Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao Huân chương Độc lậphạng Ba cho Công ty

 11/6/1999: Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trangnhân dân cho cán bộ công nhân viên và lực lượng tự vệ Công ty Gang thép TháiNguyên

 28/11/2002: Khởi công công trình Nhà máy Cán thép Thái Nguyên 300.000tấn/năm

 17/09/2003: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho tậpthể cán bộ công nhân viên Công ty

 28/08/2008: Chủ tịch nước tặng thưởng cán bộ công nhân viên Công ty Huânchương độc lập hạng nhất

 01/07/2009: Chính thức trở thành Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên vớivốn điều lệ là 1.840 tỷ VND

 29/11/2009: Chứng nhận hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008

 24/03/2011: Cổ phiếu TISCO chính thức niêm yết trên sàn UPCOM

 11/04/2011: Chứng nhận “International Star of Leadership in Quality Award”(Giải thưởng ngôi sao quốc tế dẫn đầu về Quản lý chất lượng)

Trang 7

 31/12/2011: Danh hiệu “Top 10 tiêu biểu ngành xây dựng” do bạn đọc và ngườitiêu dùng bình chọn.

1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động)

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết địnhnhững vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Điều lệ Công ty và Pháp luật liênquan quy định

1.3.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty có 05 thành viên, có toànquyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông

P KếtoánThống kêTài chính

P Kếhoạchthịtrường

P Vật tư– Xuấtnhậpkhẩu

P Đầu

tư pháttriển

P Kỹ

thuật

P Quản

lý chấtlượng vàsảnphẩm đolường

P Kỹthuật antoàn vàMôitrường

Ban thanhtra

Banquản lý

dự ángiaiđoạn II

Trang 8

1.3.3 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 05 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểmsoát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Ban kiểmsoát chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và Pháp luật về những công việc thực hiện theoquyền và nghĩa vụ được quy định

1.3.4 Ban Giám đốc

Ban giám đốc công ty bao gồm 01 tổng giám đốc và 03 phó tổng giám đốc.Tổng giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Hội đồngquản trị và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và trướcPháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Ban tổng giám đốc cónhiệm vụ:

 Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theonghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ Công ty và tuân thủPháp luật

 Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sảnxuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty

 Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối vớiPhó Giám đốc, Kế toán trưởng

 Ký kết, thực hiện các hợp đồng theo quy định của Pháp luật

 Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu tráchnhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT và Pháp luật về những sai phạm gây tổn thất choCông ty

 Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kếhoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua

1.3.5 Văn phòng

Văn phòng Công ty là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng: theo dõi, tổnghợp, phối hợp các mặt hoạt động của Công ty, công tác văn thư, lưu trữ, pháp chế -hành chính, thi đua - khen thưởng, y tế, công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyêntruyền và thể thao của Công ty, quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng và bảođảm điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên- người lao động của các phòng ban

cơ quan Công ty

1.3.6 Phòng Tổ chức Lao động

Phòng Tổ chức Lao động có chức năng: quản lý, điều hành lĩnh vực tổ chức bộmáy, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cán bộ và lao động, tiền lương và đào tạo

Trang 9

nguồn nhân lực, các chính sách đối với người lao động theo luật, pháp lệnh, các vănbản pháp quy của Chính phủ, các Bộ, Ngành và các quy định của Công ty.

1.3.7 Phòng Kế toán Thống kê Tài chính

Phòng Kế toán Thống kê và Tài chính là phòng chuyên môn có chức năng thammưu giúp Tổng Giám đốc, Hội đồng Quản trị quản lý điều hành lĩnh vực kế toán,thống kê và tài chính của Công ty theo luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy củaChính phủ, các Bộ, Ngành, Điều lệ Công ty, Quy chế quản lý tài chính và các quy địnhcủa Công ty

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức Phòng Kế toán Thống kê Tài chính

(Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê Tài chính)

Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán:

 Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tạiThông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính

 Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toàn là đồng Việt Nam (VND)

 Kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

+ Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênhlệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được

Trưởng phòng KTTKTC ( Kế toán trưởng)

cơ bản

Kế toánthống kê

KếtoánThuế

Kế toán vật

tư, thànhphẩm

Kế toántổng hợpThủ

quỹ

Trang 10

 Kế toán TSCĐ: được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữuhình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trịcòn lại Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng

 Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ

 Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sảnxuất, kinh doanh trong năm phát sinh, trừ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đếnviệc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tàisản đó (được vốn hóa)khi có đủ các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toánViệt Nam số 16 “Chi phí đi vay”

 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: doanh thu bán hàng là khốilượng hàng hóa được xác định trong một kỳ kết toán của công ty

 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính: doanh thu phát sinh từ tiềnlãi, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác

Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty được quyền nhận cổ tứchoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn

 Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính

1.3.8 Phòng Kế hoạch Thị trường

Phòng Kế hoạch Thị trường có chức năng:

- Tổ chức hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn,hàng năm, hàng quý của Công ty; Xây dựng kế hoạch hàng tháng và điều độ tácnghiệp sản xuất toàn Công ty

- Tổ chức quản lý và thực hiện công tác marketing và tiêu thụ sản phẩm củaCông ty

- Tổ chức xây dựng, quản lý giá thành, giá bán sản phẩm chính và phụ của Công

ty

1.3.9 Phòng vật tư - Xuất nhập khẩu

Phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu là Phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng:

- Tổ chức hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kế hoạch xuất, nhập khẩu và thu muavật tư kỹ thuật dài hạn, hàng năm, hàng quý của Công ty

- Tổ chức quản lý và thực hiện công tác xuất, nhập khẩu, thu mua và sử dụng vật

tư kỹ thuật của Công ty

- Tổ chức xây dựng, quản lý giá mua vật tư, nguyên nhiên vật liệu mua ngoàiphục vụ sản xuất, sửa chữa, xây dựng cơ bản của toàn Công ty

Trang 11

1.3.10 Phòng Đầu tư Phát triển

Phòng Đầu tư và Phát triển Công ty là phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp công tyhoạch định chiến lược và quản lý điều hành lĩnh vực đầu tư phát triển, bất động sảncủa Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên theo quy định của pháp luật hiện hành

và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty

1.3.11 Phòng Kỹ thuật

Phòng Kỹ thuật là phòng chuyên môn kỹ thuật có chức năng:

- Tổ chức quản lý công tác kỹ thuật khai thác mỏ, chế biến nguyên liệu mỏ, luyệnthan cốc, luyện kim và cán thép

- Tổ chức quản lý công tác tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến tiết kiệm, chế thử sảnphẩm, đầu tư chiều sâu nâng cao và mở rộng năng lực sản xuất của Công ty

1.3.12 Phòng Quản lý Chất lượng sản phẩm và Đo lường

Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm và Đo lường là phòng chuyên môn kỹ thuật

có chức năng: Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm và đo lường của toàn Công tytheo Luật chất lượng sản phẩm hàng hoá và Pháp lệnh đo lường, công tác kiểmnghiệm, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và các chỉ tiêukinh tế kỹ thuật

1.3.13 Phòng Kỹ thuật An toàn và Môi trường

Phòng Kỹ thuật An toàn và Môi trường có chức năng: tổ chức quản lý và kiểmtra công tác bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường của Công ty theo luật, pháp lệnh,các văn bản pháp quy của Chính phủ, các Bộ, Ngành và các quy định của Công ty

1.3.14 Ban thanh tra

Ban Thanh tra là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng thực hiện công tácthanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; Thường trực tiếp công dântheo các quy định của pháp luật hiện hành

1.3.15 Ban quản lý Dự án giai đoạn II

Ban Quản lý Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II Công ty Gang thép TháiNguyên là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, thực hiệnnhiệm vụ quản lý điều hành Dự án giai đoạn II theo đúng quy định quản lý đầu tư xâydựng hiện hành của Nhà nước

Trang 12

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN 2.1 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp

2.1.1 Cơ cấu tài sản

Bảng 2.1 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN

Tỷ lệ

3 Các khoản

phải thu khác 5.745.246.356 0,1 13.807.817.772 0,2 8.062.571.416

140

4 Dự phòng

phải thu khó đòi (6.374.064.253) (0,1) (53.525.431.694) (0,6) (47.151.367.441)

740

Trang 13

IV Đầu tư tài

1 Chi phí trả

trước dài hạn 528,088,228,509 8,9 379,610,719,878 4,9 (148.477.508.631)

(28)

2 Tài sản dài

hạn khác 4,411,707,024 0,1 5,610,940,025 0,1 1.199.233.001 27

Tổng cộng 5.913.201.998.398 100 8.488.671.236.540 100 2.575.469.238.142 44

(Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê Tài chính)

Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Gang thép Thái nguyên,

nhin chung ta thấy được sự tăng lên về qui mô sản xuất kinh doanh của công ty khi

tổng tài sản tăng năm 2011 tăng 44% so với năm 2010, tương ứng với hơn 2500 tỷ

đồng Sự tăng lên mạnh mẽ này được giải thích cụ thể như sau:

a Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng 936.595.228.615 đồng, tương

ứng với 34% so với năm 2010, tuy nhiên tỷ trọng của tài sản ngắn hạn của hai năm là

tương đối đồng đều, lần lượt là chiếm 42% và 44% so với tổng tài sản Trong đó,

khoản phải thu và hàng tồn kho là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất qua cả 2 năm

Trang 14

Sự biến động của các khoản mục tài sản ngắn hạn cụ thể như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2011, quỹ tiền mặt của công ty đã

tăng 45,45% so với năm 2010, tương đương 78.531.519.944 đồng Mức tăng dựtrữ tiền này chủ yếu do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, do cuối năm công ty đã thuđược một số khoản nợ từ khách hàng, bên cạnh đó do nhu cầu thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2011 nên công ty đã áp dụng chínhsách thắt chặt các khoàn trả trước để tăng dự trũ tiền Tuy nhiên có thể nhận thấy,

dù mức dự trữ tiền đã tăng nhưng tỷ trọng của tiền trên tổng tài sản không thayđổi, chỉ chiếm một phần rất nhỏ 3% trong cả hai năm Điều này khiến công ty dễgặp phải rủi ro trong khả năng thanh toán, nhất là với những khoản phải trả sắpđến hạn hay đột xuất

Đầu tư tài chính ngắn hạn: Cả hai năm 2010 và 2011 thì khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn của công ty không thay đổi, giữ nguyên là 10.000.000.000 đồng Dotổng tài sản trong năm 2011 tăng nên dù không đầu tư thêm bất cứ khoản đầu tưtài chính ngắn hạn nào nhưng tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản giảm

từ 0.2% trong năm 2010 xuống còn 0.1% trong năm 2011

Các khoản phải thu ngắn hạn: Có thể thấy rằng các khoản phải thu ngắn hạn của

công ty chiếm một tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp.Các khoản phải thu ngắn hạn này tăng cao trong năm 2011 với mức tăng 36%

Cụ thể đầu năm, các khoản phải thu là 1.164.575.177.608 đồng chiếm 19,69 %.Cuối năm, con số này đã tăng lên 1.585.387.911.993 đồng chiếm 18,68% tổng tàisản của doanh nghiệp Sự thay đổi này do:

Phải thu khách hàng: Khoản phải thu ngắn hạn tập trung chủ yếu ở khoản phải

thu khách hàng chiếm 95% các khoản phải thu ngắn hạn, tăng từ 893 tỷ đồngnăm 2010 lên 1.506 tỷ đồng năm 2011, tương ứng mức tăng 68,5% so với nămtrước Mức tăng lớn này một phần do các yếu tố tác động của thị trường Trongtổng số công nợ phải thu cuối năm 2011 của công ty có tới 86,5% công nợ tậptrung ở một số khách hàng lớn quen thuộc Năm 2010 và 2011, với tình hình thịtrường bất động sản và xây dựng bị đóng băng Các chủ đầu tư đồng thời là cáckhách hàng lớn của công ty gặp khó khăn về vốn, dẫn đến việc thanh toán tiềnhàng cho công ty bị ngưng trệ Bởi vậy dẫn đến tỷ trọng của khoản phải thukhách hàng trong hai năm luôn ở mức cao với 15% và 18%

Trả trước cho người bán: Đến cuối năm 2011, khoản trả trước cho người bán là

119.207.321.349 đồng giảm 56% tương đương 152.482.154.366 đồng so với năm

2010 Doanh nghiệp đã phát huy được lợi thế của mình là một doanh nghiệp lớn,

có quy trình sản xuất khép kín từ đầu vào cho đến đầu ra Vì vậy, công ty luôn

Trang 15

tiết kiệm được một phần khoản chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào do công ty

đã có sẵn nguyên vật liệu từ các mỏ khai thác và các nhà máy trực thuộc Đồngthời khiến khoản trả trước cho người bán chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổngtài sản của doanh nghiệp, năm 2010 là 5% và năm 2011 giảm xuống còn 1.4 %.Đặc biệt, trong năm 2011, công ty đã nâng cao sản lượng sản xuất phôi thép đểphục vụ cho quá trình cán thép vì vậy lượng phôi thép mua ngoài giảm Ngoài ra,khoản trả trước cũng chiếm một phần rất nhỏ trong hóa đơn mua hàng của công

ty Điều này cũng phần nào chứng tỏ uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp

Các khoản phải thu khác: Năm 2010, phải thu khác là 5.745.246.356 đồng,

chiếm 0,1% trong tổng tài sản Năm 2011, phải thu khác chiếm tỷ trọng 0,2 %tương đương 13.807.817.772 đồng So với năm 2010 thì năm 2011 phải thu kháctăng 140% tương đương 8.062.571.416 đồng Khoản tăng này chủ yếu do việckiểm kê tài sản phát hiện mất mát và cho các đơn vị trực thuộc vay, mượn tạmthời

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: Bởi trong năm 2011 các khoản phải thu

ngắn hạn và phải thu khách hàng tăng khá cao nên công ty phải tăng cường dựphòng phải thu khó đòi Mức dự phòng phải thu khách hàng năm 2010 là6.374.064.253 đồng, năm 2011 là 53.525.431.694 đồng Như vậy dự phòng phảithu ngắn hạn khó đòi tăng 47.151.367.441 đồng tương đương 740% Việc tiếnhành tăng trích dự phòng tuy sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm rủi ro trong quátrình thu hồi nợ tuy nhiên vô hình chung lại là nguyên nhân làm cho chi phí quản

lý doanh nghiệp trong năm 2011 tăng

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là khoản mục thứ hai sau các khoản phải thu ngắn

hạn khác chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản Năm 2011, lượng dự trữ hàng tồnkho tăng 36% tương đương 443.351.606.331 đồng Bên cạnh đó, hàng tồn khochiềm gần 50% trong tổng tài sản ngắn hạn và khoảng 20% trong tổng tài sảnqua cả hai năm Có thể thấy rằng tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản củacông ty là khá lớn Thông tin bổ sung cho thấy, nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷtrọng lớn nhất trên tổng hàng tồn kho (chiếm 58% năm 2011 so với mức 62%năm 2010) Tồn kho thành phẩm đứng thứ hai về tỷ trọng và có xu hướng tăngmạnh trong kỳ từ 9% lên 25% do lượng thép cán sản xuất năm 2011 tăng 2,8%

so với năm trước trong khi lượng thành phẩm tiêu thụ giảm 3,8% Điều này là dễhiểu khi hoạt động khai thác từ các mỏ vần diễn ra liên tục nhưng lại không sảnxuất hết khiến lượng nguyên vật liệu bị tồn đọng khá nhiều Đối với những doanhnghiệp sản xuất thì việc quản lý hàng tồn kho rất quan trọng, công ty luôn cần

Ngày đăng: 04/05/2015, 13:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w