1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

báo cáo thực tập “phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cao Su ChưPrông.”

34 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 367,21 KB

Nội dung

báo cáo thực tập hay và đầy đủ về“phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cao Su ChưPrông.” đưa ra các nhân xét đánh giá đúng đắn nhất giúp bạn giải quyết vấn đề làm báo cáo thưc tập hay và đạt điểm cao nhất

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:

Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây nền kinh tế thế giới đã và đang có sựchuyển mình phát triển tiến bộ vượt bậc Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật ngàycàng cao, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt làm thay đổi cả bộ mặtthế giới cùng với đó là quá trình hội nhập, giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của cácnước trên thế giới, đó là quá trình toàn cầu hoá, là sự cạnh tranh khốc liệt

Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Namthông qua đường lối đổi mới và mở rộng cửa nền kinh tế Đất nước ta từ một nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trải qua hơn 20 năm thực hiện đườnglối đổi mới phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tầmcao của công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng vững chắc vềkinh tế và cơ sở vật chất Đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình gianhập WTO thì đối với mỗi doanh nghiệp khi mà sự bảo hộ của Nhà nước ngày cànggiảm dần do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng tính tự lập, chủ động sáng tạo tìm

ra con đuờng kinh doanh đúng hướng cho doanh nghiệp mình

Công ty cao su Chưprông thành lập ngày 3/2/1977 nằm trên địa bàn 11 xã thuộchuyện Chưprông - tỉnh Gia lai Công ty cao su Chưprông thuộc Tập đoàn côngnghiệp cao su Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinhdoanh với chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh mủ cao su Trong điều kiện sảnxuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi công typhải tìm mọi biện pháp để kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất Điều này chỉthực hiện được trên cơ sở phân tích kinh doanh Thông qua việc phân tích hoạt độngsản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được đúng các mức độ ảnhhưởng của các yếu tố nội tại hay hiệu quả của vốn, lao động, chi phí và khả năngtạo lợi nhuận của chúng trong quá trình hoạt động, qua đó xác định được phươnghướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồnnhân tài vật lực của công ty

Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của hoạch định, phân tích, đánh giá hiệuquả kinh tế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với những

đặc điểm nêu trên nên tôi thực hiện đề tài: “phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cao Su ChưPrông.”

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cụ thể 1: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cao

su Chưprông

Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả

sản xuất kinh doanh của công ty

Mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới

3 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chưprông

4 Phạm vi nghiên cứu

Không gian : trên toàn thị trường tiêu thụ của công ty cao su ChưPrôngThời gian nghiên cứu: 3 năm gần đây nhất 2013-2015

Thời gian thực tập: 2 tháng 02/2016 – 04/2016

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp : Thu thập số liệu thông qua báo cáo

tài chính, các chứng từ, hóa đơn của công ty cao su Chưprông – Gia Laitrong 3 năm 2013-2015

Phương pháp ma trận SWOT:

- Mục đích: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để phân tích cácđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vàbản thân công ty để từ đó đưa ra một số chiến lược và đề xuất nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo

Trang 3

6 Cấu trúc

Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH 1 Thành viên Cao Su ChưPRông Chương 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cao Su

ChưPrông

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao tình hình hoạt động kinh

doanh công ty Cao su ChưPrông

Trang 4

CHƯƠNG 1: Tổng quan về công ty TNHH 1 Thành viên Cao Su

ChưPRông

1 Sơ lược về công ty Cao Su ChưPrông.

Tên công ty: CÔNG TY TNHH 1 Thành viên CAO SU CHƯPRÔNG

Tên giao dịch nước ngoài: CHUPRONG RUBBER COMPANY

Địa chỉ: huyện Chưprông - tỉnh Gia lai

+ Trồng cây cao su công nghiệp, chế biến cao su – nguyên liệu thô

+ Trồng cây cà phê công nghiệp, chế biến cà phê – nguyên liệu thô

+ Trồng và bán cây giống cao su, cà phê

Trang 5

+ Xuất khẩu: mủ cao su và các sản phẩm chế biến từ mủ cao su, sản phẩm gỗcao su, cà phê…

+ Nhập khẩu: vật tư, thiết bị sản xuất , chế biến kinh doanh cao su, các mặthàng tiêu dùng thiết yếu…

+ Sản xuất phân hữu cơ vi sinh

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH 1 thành viên cao su Chưprông

Công ty cao su Chưprông được thành lập sau ngày thống nhất đất nước, đội ngũ cán

bộ, công nhân của công ty nguyên là cán bộ Nông trường Đồng Giao của tỉnh HàNam Ninh Ngay từ đầu đặt chân lên đây với 55 cán bộ và 3400 người từ tỉnh HàNam đi xây dựng kinh tế mới, nhiệm vụ chủ yếu là: Xây dựng kinh tế kết hợp với

an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế trong vùng Nông trường cao su Chưprôngtrước kia nay là công ty cao su Chưprông nằm trên địa bàn 11 xã của huyệnChưprông , tỉnh Gia Lai

Ngày 03/02/1977 Tỉnh Gia Lai thành lập nông trường quốc doanh cao su Chưprông,lấy cây cao su làm chủ lực phát triển kinh tế Vì thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệmcho nên thời gian đầu công việc trồng và chăm sóc cây cao su còn gặp rất nhiều khókhăn, vừa làm vừa học tập, hiệu quả đạt được chưa cao Được sự quan tâm, tạo điềukiện giúp đỡ của các ban ngành trong tỉnh, huyện, ngày 26/05/1988 Nông trườngcao su Chưprông chuyển giao về Tổng cục cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn côngnghiệp cao su Việt Nam), được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tưđúng mức, cùng với sự thay đổi của đất nước với cơ chế mới, với sự sắp xếp lại cácdoanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 388 của Chính phủ, Công ty cao suChưprông được thành lập theo quyết định thành lập số 157/NNTCCB/QĐ ngày04/03/1993 do Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cho phép thành lập (nay

là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với số vốn ngân sách khiêm tốn hơn 8

tỷ đồng Tính đến nay với tài sản hơn 200 tỷ đồng gấp 30 lần khi thành lập lại

Qua hơn một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển công ty đã đạt được nhữngthành tích đáng kể và những thành tựu về kinh tế - xã hội nhất định Qua quá trìnhhình thành và phát triển với một thời gian không phải là dài, song với sự lãnh đạohiệu quả của Ban lãnh đạo, sự đoàn kết nỗ lực của tập thể thế hệ cán bộ công nhânviên, sự giúp đỡ, tin tưởng của cán bộ và nhân dân địa phương đã đưa công ty vữngbước tiến vào thế kỷ XXI Từng bước thực hiện việc hiện đại hóa quy trình côngnghệ, theo tiến độ cho sản phẩm của vườn cây cao su nhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, hiện nay công ty đã có nhàmáy sơ chế công suất chế biến là 3.500 tấn /năm Nhờ sức sáng tạo và năng độngcủa đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty cao su Chưprông luôn coi khách hàng là

Trang 6

bạn đồng hành, vì thế đã tạo cho công ty một thị trường trong nước tương đối ổnđịnh, và cũng đã thâm nhập thị trường ngoài nước và được đánh giá cao như: TrungQuốc, Đông Âu….Mục tiêu cơ bản của công ty theo phương châm “ Công nhângiàu, công ty mạnh”, vì thế đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viêntrong toàn công ty ngày càng được nâng cao, tạo được tâm lý ổn định, yêu nghề,yêu công ty và có trách nhiệm với công việc Đồng thời góp phần ổn định đời sống

xã hội trong vùng, cải thiện môi trường, thực hiện chiến lược phủ xanh đất trống đồitrọc bằng cây cao su, giữ vững trật tự an ninh quốc phòng trên địa bàn

1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty TNHH 1 Thành viên cao

su Chưprông

1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Trang 7

(Nguồn Phòng quản lý nhân sự)

1.3.2 Chức năng các bộ phận của công ty

+ Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty

+ Phó giám đốc: Tham mưu giúp việc cho giám đốc và trực tiếp quản lý, phụ tráchcông tác tài chính, an toàn lao động, hành chính, giải quyết công việc khi giám đốc

đi vắng

+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý, điều phối lao động một cách hợp

lý và hiệu quả, đồng thời tiếp nhận xử lý các thông tin liên lạc

+ Phòng kế toán tài vụ: Theo dõi công tác tài chính toàn công ty từng tháng, quý,báo cáo tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh lãi, lỗ của công ty cho ban giámđốc để giải quyết

+ Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, dự trù mua bán cácloại vật tư, cung cấp đầy đủ kịp thời, đảm bảo tiến độ sản xuất

+ Phòng kỹ thuật nông nghiệp: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật vườn cây của công

ty, kiểm tra và theo dõi tay nghề của công nhân

+ Ban bảo vệ: Có nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ tài sản của công ty cũng như tình hình

an ninh trật tự trên địa bàn, xây dựng kế hoạch huấn luyện quân sự

+ Các nông trường: Trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn cho các tổ sản xuất và các độisản xuất

+ Các xí nghiệp: Có nhiệm vụ sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ và mủ cao su.+ Các Tổ, Đội: Có nhiệm vụ khai thác sản xuất theo kế hoạch của công ty

1.3.3 Tổ chức bộ máy công đoàn

Công đoàn là tổ chức được thành lập với chức năng bảo vệ quyền lợi chongười lao động, mọi quyền và nghĩa vụ của công nhân công ty được công đoànđứng ra bảo vệ trên nguyên tắc của luật pháp Quyền được khiếu nại hay giải quyếtcác nhu cầu chính đáng của người lao động do công đoàn đứng ra chỉ đạo và thựchiện Trong thời gian qua tổ chức công đoàn của công ty luôn phát triển vững mạnh

cả về chất và lượng thể hiện rõ ràng qua đời sống của người lao động ngày càngđược cải thiện và nâng cao, luôn thể hiện tính công bằng trong phân phối thành quảlao động của công ty tới tay người lao động

Trang 8

1.4 Một vài nét sơ lược về điều kiện tự nhiên công ty TNHH 1 Thành viên cao su Chưprông.

1.4.1 Vị trí địa lý

Công ty TNHH 1 thành viên cao su Chưprông đứng chân trên địa bàn huyệnChưprông, tỉnh Gia Lai Chưprông là một huyện miền núi có vị trí chiến lược rấtquan trọng về an ninh quốc phòng, giáp ranh với Campuchia về phía Tây, địa hìnhCông ty cao su Chưprông tương đối phức tạp

+ Phía Đông giáp với huyện Chư Sê

+ Phía Tây giáp với huyện Đức Cơ, Công ty cao su Đức Cơ

+ Phía Nam giáp với xã IaPúch, IaPia thuộc huyện Chưprông

+ Phía Bắc giáp với nông trường chè Bàu Cạn thuộc huyện Chưprông

Công ty cao su Chưprông cách thành phố Pleiku 20 km, chiều dài từ Bắcxuống Nam là 25 km, từ Đông sang Tây là 26 km

Địa hình công ty nhìn chung không bằng phẳng, nhiều đồi và thung lũng, thấp dần

từ Đông Bắc xuống Tây Nam Có độ cao so với mặt nước biển là 450m – 550m.Loại đất bằng phẳng chiếm 2,5% chủ yếu tập trung ở khu đông dân cư

1.4.2 Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của Công ty chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11

+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau

Nhìn chung tình hình khí hậu thời tiết ở Công ty rất phù hợp với việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt mà điển hình là: cao su, cà phê,…Tuy

nhiên, ở đây lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm, mùa mưa tập trung

70% - 80% lượng nước trong năm gây hiện tượng thừa nước, xói mòn và rửa trôi đất, thường tháng 7, 8 công nhân phải nghỉ cạo, có cạo không thu được mủ, mưa nhiều gây nên bệnh cho cây cao su như: loét miệng cạo, héo đen đầu lá và làm rụng

lá làm cho vườn cây suy kiệt, cũng trong mùa mưa kèm theo gió xoáy làm gẫy đổcây cao su làm cho năng suất và sản lượng mủ cao su giảm đáng kể, ngược lại đầunăm nắng nóng kéo dài gây thiếu nước thường làm cho cây trồng khô héo và giảm

Trang 9

năng suất trong giai đoạn này Đây là vấn đề cần khắc phục trong sản xuất của côngty.

1.4.3 Thủy văn

- Nước mặt: Công ty cao su Chưprông nằm trong lưu vực sông Mêkông có lưulượng dòng chảy trung bình 21- 24 l/s/km2 Điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên cóảnh hưởng rất lớn đến vùng này Mật độ sông suối khá dày và phân bố tương đốiđều, tạo nên hệ thống nước mặt tương đối đa dạng và phong phú

- Nước ngầm: Bên cạnh nguồn nước mặt, địa bàn Công ty còn có nguồn nước ngầmphong phú, do tính chất tầng lớp đất đá, có chứa nhiều lỗ hổng nên lưu lượng nướcngầm khá cao và phân bố rộng khắp các khu vực sông suối

Nhìn chung điều kiện thủy văn là một yếu tố thuận lợi quan trọng cho việc sản xuất

nông nghiệp

1.4.4 Điều kiện thổ nhưỡng

Đất đai ở đây được hình thành từ quá trình phong hóa Feralit trên nền đất bazan, kếthợp với sự hội tụ từ những vùng cao do quá trình rửa trôi, nên cũng rất thuận lợicho việc trồng cây lương thực và hoa màu Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng ởCông ty rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt Tầng lớp đất nâu đỏ có diện tíchkhá lớn chiếm 92,78%, tầng lớp đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan có thuộc tính lýhóa như sau:

- Lý tính: Thành phần cơ giới nặng, có tỷ lệ sét 35 – 56% Kết cấu viên, độ tơi xốpkhá, mức độ giữ nước và thoát nước tốt

- Hóa tính: + pH : 4,3 – 5,2

+ Mùn : 2,6 – 4,4%

(Nguồn phòng khí tượng huyện ChưPRông-2015)

1.5 Các nguồn lực chủ yếu của công ty Cao Su ChưPrông

1.5.1 Cơ sở hạ tầng:

Với hơn 2.000 cán bộ, công nhân với 9.000ha cao su trải dài dọc miền biên giới,gần 500ha cà phê với 5 nông trường: Thống Nhất, Thanh Bình, Đoàn Kết, Suối Mơ,Hòa Bình và nhiều xí nghiệp trực thuộc, trong đó có nhà máy chế biến mủ cao sucông suất trên 7.000 tấn/năm; 1 nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh công suất5.000 tấn/năm Công ty luôn bảo tồn và phát triển được vốn sản xuất kinh doanh

Trang 10

Công ty đầu tư hàng chục tỷ đồng làm 100km đường cấp phối, 19km đường nhựa,10km đường điện trung hạ thế, trung tâm y tế 30 giường bệnh rồi trường học từ thịtrấn đến các buôn làng cho bà con

1.5.2 Nguồn nhân lực

Hiện nay công ty có 3600 lao động, với trên 1500 công nhân là người Ja Rai ở 42buôn của 11 xã trong huyện, chiếm 40% tổng số công nhân của công ty Riêng ởNông trường Hòa Bình, có đến gần 92% công nhân là người Ja Rai hoặc ở Nôngtrường Suối Mơ, tỷ lệ này là 77% Với gần 50% lao động là đồng bào dân tộc thiểu

số nên nguồn lao động trẻ, rẻ , dẫn đên chi phí thấp Tuy nhiên bên cạnh đó việc sửdụng người lao động là là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn chưa cao nêntrình độ kĩ thuật chuyên môn thấp, dẫn tới năng suất chưa cao Hiện công ty đangđào tạo, tuyển dụng các nhân công có trình độ cao hơn Sử dụng các kĩ sư nôngnghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên nâng cao chất lượng và năng suấtcủa sản phẩm

Cơ cấu nhân sự:

Bảng 1.5 Cơ cấu nhân sự công ty năm 2014

Phòng kỹ thuật nông

nghiệp:

Nguồn Phòng tổ chức hành chính-nhân sự CTCS CPR_năm 2014

1.6 Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH 1 thành viên Cao Su Chưprông 1.6.1 Chức năng của công ty

+ Khai hoang , trồng trọt, khai thác, chế biến, tiêu thụ cao su, cà phê

+ Công nghiệp phân bón

+ Khai thác chế biến gỗ

+ Thương nghiệp buôn bán

1.6.2 Nhiệm vụ chủ yếu của công ty:

Trang 11

+ Công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều lệ tổ chức hoạt động doTập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phê duyệt cụ thể là:

+ Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ mà Tập đoàn công ty giaocho

+ Thực hiện nộp thuế theo luật định, nộp báo cáo thống kê theo pháp lệnh kế toánthống kê, báo cáo thường xuyên, định kỳ theo chế độ nhà nước quy định

+ Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của Bộ Lao động…tạo công

ăn việc làm và từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể cán bộ côngnhân viên trong toàn công ty, đồng thời giúp đồng bào dân tộc ít người định canh,định cư, làm trung tâm hạt nhân hướng dẫn, đầu tư, kỹ thuật phát triển cao su nhândân trong vùng

+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trênđịa bàn

Trang 12

CHƯƠNG 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty TNHH 1

thành viên Cao Su ChưPrông.

2.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH 1 thành viên cao su ChưPrông

2.1.1 Thị trường của công ty TNHH 1 thành viên Cao Su ChưPrông

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phảiquan tâm đến vấn đề là làm như thế nào để tiêu thụ sản phẩm, doanh thu đạt được và lợinhuận tối đa…Tất cả những vấn đề này đều chịu ảnh hưởng của nhân tố thị trường do đóthị trường là mục tiêu để các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, thông qua đó cácdoanh nghiệp sẽ xây dựng các phuơng án chiến lược sản xuất đúng đắn trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh Nắm bắt và tiếp cận thị trường nhanh chóng là cơ sở để cácdoanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm Một khi thị trườngđược nghiên cứu xem xét kỹ càng thì các doanh nghiệp có thể nhận biết được khả năngthích ứng của thị trường với sản phẩm của chính doanh nghiệp mình, từ đó có thể tiếnhành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả hơn, đáp ứng được nhucầu của thị trường và nhu cầu của xã hội

Đối với công ty TNHH 1 thành viên cao su Chưprông thị trường tiêu thụsản phẩm luôn là vấn đề mà các nhà lãnh đạo quan tâm nhằm triển khai phát triển thịtrường ngày càng rộng lớn trong nước và thế giới

Thị trường chủ yếu của công ty là bán nội địa cho các doanh nghiệp công nghiệp hóa chất sản xuất hàng tiêu dùng trong nước Công ty cao su Đà Nẵng là một bạn hàng lớn truyền thống cùng gắn bó với công ty ngay từ những ngày khai thác dòng nhựa đầu tiên.

Hàng năm công ty này tiêu thụ gần 80% sản lượng sản xuất của công ty Sản phẩm củacông ty chỉ tham gia xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu khi mức tồn kho vượt định mức,thông qua 2 kênh đó là: Phòng xuất nhập khẩu của Tập đoàn công nghiệp cao su ViệtNam, các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu qua các hợp đồng UTXK và xuất khẩutrực tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài Tuy sản lượng hiện tại chưa nhiều chỉ chiếm20,22% tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty nhưng công ty cũng coi việc xuất khẩu sảnphẩm là thị trường tiềm năng trong khi ngành công nghiệp cao su của ta chưa đủ mạnh để

sử dụng hết nguyên liệu này Luôn giữ vững khách hàng truyền thống và mở rộng thị

trường trong nước, quốc tế, “ Công ty TNHH 1 thành viên cao su Chưprông niềm tin của khách hàng” là khẩu hiệu mà toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty luôn

Trang 13

phấn đấu để thực hiện Do vậy, sản phẩm của công ty luôn được khách hàng tín nhiệm và

có uy tín khi bán đúng chủng loại, phẩm chất, chất lượng và trọng lượng, đặc biệt là biếtlắng nghe ý kiến phản hồi và góp ý từ phía khách hàng để ngày càng nâng cao chất lượngsản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Chính vì thế sản lượng hàngnăm của công ty đều được bán với giá cao hơn và sản lượng tồn kho thấp hơn so với một

số công ty đứng chân trên địa bàn

Bảng 2.1: Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2015

Ch tiêu ỉ tiêu KL (t n) ấn) Giá tr (Trđ) ị (Trđ) T l (%) ỷ lệ (%) ệ (%)

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông

Ta thấy rằng thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Trung Quốc, chiếm13,48% tổng sản phẩm tiêu thụ và Trung Quốc được coi là thị trường tiềm năngcủa công ty trong lĩnh vực xuất khẩu, là một thị trường có nhu cầu về sản phẩm cao

su lớn Tuy nhiên do tình hình chính trị nên thị trường Trung Quốc biến động liêntục, làm ảnh hưởng rất lớn đến nghành cao su nói chung và công ty nói riêng, nêncông ty cần có chính sách phù hợp Ngoài ra thì công ty cũng đang xúc tiến mởrộng thị trường sang các nước khác như Thái Lan, Malaysia, tuy sản lượng xuấtkhẩu còn chưa nhiều (8,72%) song cũng hứa hẹn được mở rộng trong thời gian tới

2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sảnphẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanhnghiệp Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân vớisản lượng Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặcnhững mục tiêu cụ thể Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu

tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó Và bảng 2.2 sẽ cho chúng tathấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2013-2015 như

sau:

Trang 14

Bảng 2.2: Tình hình Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận của công ty

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông

Dựa vào bảng sau ta thấy được doanh thu của công ty trong 3 năm qua đều

tăng, bình quân 37,77%/năm Tuy thị trường cao su hiện nay gặp nhiều khó

khăn nhưng công ty đã có những giải pháp để cải thiện tình hình nên doanhthu vẫn tăng Tuy nhiên so với năng lực công ty thì với mức tăng bình quânnày là chưa cao Công ty cần đưa ra các giải pháp, chiến lược đúng đắn đểdoanh thu được nâng cao hơn

Chi phí của công ty trong 3 năm qua cũng tăng dần, đặc biệt là chi phí khảbiến Về quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng và pháttriển, năng suất, sản lượng, diện tích không ngừng được nâng cao, diện tíchcao su kinh doanh bình quân tăng 15,54%, sản lượng khai thác 12,38%, sảnlượng cao su chế biến 13,04% Do đó việc chi phí tăng dần là điều dễ hiểunhưng công ty cũng cần phải xem xét kĩ chỉ nên tăng một số chi phí cần thiết

và nên cắt giảm các chi phí không cần thiết

Lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua đều được nâng cao, lợi nhuận thuđược năm 2014 tăng 68,14% so với năm 2013, và năm 2015 tăng 1,59% sovới năm 2014, bình quân tăng 30,70%/năm Tuy nhiên, lợi nhuận mà công tyđạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty, qua phân tích cácnhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ta thấy lợi nhuận chịu ảnh hưởng rất lớn của

Trang 15

yếu tố doanh thu (sản lượng và giá thành), nên công ty có thể mở rộng hoạtđộng sản xuất của mình theo chiều rộng, giảm chi phí để có thể tăng lợinhuận và tạo thêm công ăn việc làm cho lượng lao động dư thừa ở địa bàn.

2.1.3 Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty

Tỷ suất sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ cho chúng ta đánh giámột cách tổng quát nhất về tình hình các chỉ tiêu chi phí, thu nhập của công ty và các tỷ

số giữa chúng Bảng 2.3 sẽ cho chúng ta thấy một cách tổng quát nhất về hiệu quảtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2013-2015

Trang 16

Bảng 2.3: Tỷ suất sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty

trong 3 năm

2015/2014 Tuyệt

Trang 17

Bảng trên đã cho thấy các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí của công tyđều tăng qua các năm Xét về các chỉ tiêu tỷ số ta thấy như sau:

* Tỷ số Doanh thu / Chi phí: Nhìn vào bảng số liệu 2.3 ta thấy rằng doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh là có hiệu quả khi doanh thu thu được luôn lớn hơn chi phí đã

bỏ ra để sản xuất sản phẩm Tỷ số doanh thu/chi phí năm 2014 tăng 4,05% so với năm

2013, tuy nhiên tỷ số này đến năm 2015 đã giảm 0,15 lần tức 8,60% so với năm 2014,điều này cho thấy nhịp điệu tăng doanh thu trong năm này đã thấp hơn so với mức tăngcủa chi phí, điều này được giải thích là do giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng, trong nămnày công ty đã bắt đầu đưa vào khai thác mới diện tích các vườn cây đã qua thời kỳKTCB với một diện tích khá lớn: 931,85 ha Chính điều này đã thúc đẩy chi phí của công

ty lên cao do việc mua sắm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác khai thác, công tácchăm sóc và bảo vệ vườn cây, công tác làm đường giao thông, chi phí khấu hao phânbổ… đây là nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy chi phí lên cao trong khi sản lượng khaithác mở miệng vườn cây là rất thấp

* Tỷ số Lợi nhuận / Doanh thu: Ta thấy rằng tuy công ty đã đạt được những hiệu

quả rất lớn cụ thể cứ 1 đồng doanh thu thu được trong năm thì có từ 0,36 – 0,42 đồng lợinhuận (trước thuế) nhưng tỷ số này biến động tăng giảm thất thường, không đồng bộ Nếunhư năm 2014 tăng được 5,97% thì đến năm 2015 lại giảm đi 0,05% so với năm 2014, điềunày được giải thích là mặc dù sản xuất kinh doanh vẫn có lãi nhưng nhịp điệu tăng giảmcủa doanh thu chậm hơn so với sự tăng lên của chi phí Do đó các nhà quản lý cần phải cónhững giải pháp tích cực hơn nữa trong việc cắt giảm chi phí tối thiểu tăng doanh thu và lợinhuận tối đa cho công ty mình

* Tỷ số Lợi nhuận/Chi phí : Tỷ số Lợi nhuận/Chi phí năm 2014 tăng 0,07 lần

tức 10,27% so với năm 2013, tuy nhiên đến năm 2015 lại giảm 20,57%, mặc dù vậy kếtquả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn có lãi, năm này ta thấy cứ một đồng chi phí bỏ

ra thì công ty thu được 0,57 đồng lợi nhuận

Ngày đăng: 10/05/2016, 19:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w