- Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp n
Trang 1CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1 Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô (KDC)
- Tiền thân của công ty là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993
- Tháng 9/2002, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần với tên gọi là công ty cổ phần Kinh Đô
- Ngày 2/10/2015, CTCP Kinh Đô đã nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 22 về việc đổi tên công ty thành CTCP Tập Đoàn Kido với tên viết tắt là Kido Group (Mã CK: KDC)
- Hiện tại công ty đang có trụ sở chính tại số 141 Nguyễn Du - Phường Bến Thành - Quận 1 - TP Hồ Chí Minh
- Sản phẩm: KIDO sản xuất những sản phẩm bánh kẹo hàng ngày, sản phẩm phục vụ việc thưởng thức, biếu tặng dịp Lễ - Tết đến các sản phẩm Kem, Sữa, sản phẩm từ Sữa
và mở rộng sang thực phẩm thiết yếu
- Các ngành hàng tăng trưởng chính góp phần tạo tăng trưởng cho KDC bao gồm: Cracker/ Bánh Quế, Bánh mì, Bánh trung thu và Kem
2 Công ty Cổ phần GTNfoods (GTN)
- Công ty Cổ phần GTNfoods được thành lập ngày 30/05/2011, với vốn điều lệ 80 tỷ đồng, chuyên hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực như sản xuất tre công
nghiệp, xây dựng hạ tầng, khoáng sản,
vật liệu xây dựng, nhựa, nông sản và
thực phẩm
- Trụ sở chính: Số 92 Đường Võ Thị Sáu
P.Thanh Nhàn Q.Hai Bà Trưng
-Tp.Hà Nội
Trang 23 Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS)
- Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn là một công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp của Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số
056673 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 23 tháng 12 năm 1999 Hoạt động chính của công ty là sản xuất đường, kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất, kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống,…
- Địa điểm xây dựng tại xã Thọ Xương (nay là Thị trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Số lượng nhân viên của Công tư và các công ty con tại ngày 30 tháng
6 năm 2018 là 2087 người
4 Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG)
- Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) được thành lập vào năm 2010 khi Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Công ty mẹ) thực hiện chương trình tái cấu trúc tập đoàn Công ty hiện đang hoạt động với 4 ngành nghề chính: trồng và chế biến các sản phẩm từ Cao su và Cọ dầu, Chăn nuôi bò thịt và tham gia dự án trồng cây ăn quả tại Việt Nam, Lào và Campuchia Hiện nay đội ngũ nhân viên của Công ty gồm 10.289 người bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp
Năm 2010, khi mới thành lập, VĐL của công ty là 484.571.925.000 đồng
Năm 2011, VĐL nâng lên 2.889.788.864.000 đồng
Năm 2013, VĐL nâng lên 3.990.670.000.000 đồng
Năm 2015, VĐL nâng lên 7.081.438.950.000 đồng
Năm 2017, VĐL nâng lên 8.868.438.950.000 đồng
5 Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An (TAC)
- Công ty Cổ phần Dầu Thực Vật Tường An là một công ty cổ phần được thành lập trên
cơ sở cổ phần hóa Nhà máy dầu Tường An thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Dầu
Trang 3- Hoạt động chính trong năm hiện tại của Công ty là sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các hạt có dầu, thạch dừa; sản xuất, kinh doanh các loại bao bì đóng gói; xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất chế biến ngành dầu thực vật
- Công ty có trụ sở chính đăng ký tại số 138 - 142 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
1 Cách ghi nhận Tài sản cố định
1.1 Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô (KDC)
(Nguồn: Báo các tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô)
1.1.1 Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
- Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến
- Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi phát sinh
- Khi tài sản cố định hữu hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữu tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
1.1.2 Tài sản cố định vô hình
- Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến
Trang 4- Các chi phí nâng cấp và đổi mới tài sản cố định vô hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản và các chi phí khác được hạch toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi phát sinh
- Khi tài sản cố định vô hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ được phát sinh do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữa tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
1.1.3 Khấu hao và hao mòn
Khấu hao tài sản cố định hữu hình và hao mòn tài sản cố định vô hình được trích theo phương pháp đường thẳn trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:
Mối quan hệ với khách hàng 16 - 20 năm
1.2 Công ty Cổ phần GTNfoods (GTN)
(Nguồn: Báo các tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của Công ty Cổ phần
GTNfoods)
1.2.1 Tài sản cố định hữu hình
- TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ trừ giá trị hoa mòn lũy kế
Trang 5- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
- Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính cụ thể như sau:
Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm 4 - 25 năm
4 1.2.2 Tài sản cố định vô hình
TSCĐ vô hình của Công ty chủ yếu gồm: Bản quyền, bằng sáng chế; nhãn hiệu hàng hóa; phần mềm máy vi tính và TSCĐ vô hình khác TSCĐ vô hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính
1.3 Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS)
(Nguồn: Báo các tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn)
1.3.1 TSCĐ hữu hình và vô hình
- TSCĐ (bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình) được thể hiện theo nguyên giá trừ
đi giá trị hao mòn lũy kế Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sẵn sàng hoạt động như dự kiến Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi phát sinh
Trang 6- Khi TSCĐ được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản được hạch toán vào BCKQHĐKD hợp nhất
1.3.2 Khấu hao và hao mòn
- Khấu hao TSCĐ được trích theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của tài sản, được áp dụng như sau:
Quyền sử dụng đất lâu dài Không khấu hao Quyền sử dụng đất có thời hạn 20 – 50 năm
- Trong năm 2018, công ty đã thay đổi thời gian khấu hao cho một số tài sản là nhà xưởng, vật kiến trúc và máy móc, thiết bị thuộc Nhà máy đường số 2 và Xí nghiệp cơ giới từ 7 đến 25 năm tăng lên thành từ 9 đến 38 năm Ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2018 nếu công ty áp dụng tỷ lệ khấu hao cho các tài sản này như trong các năm tài chính trước sẽ làm tăng giá vốn hàng bán trong năm và tăng hàng tồn kho tại ngày 30 tháng 6 năm 2018 với
số tiền ước tính lần lượt là 9,7 tỷ VNĐ và 7,2 tỷ VNĐ
1.4 Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai)
1.4.1 Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
Trang 7- Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến
- Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi phát sinh
- Khi tài sản cố định hữu hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữu tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
1.4.2 Tài sản cố định vô hình
- Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến
- Các chi phí nâng cấp và đổi mới tài sản cố định vô hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản và các chi phí khác được hạch toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi phát sinh
- Khi tài sản cố định vô hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ được phát sinh do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữa tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
1.4.3 Khấu hao và hao mòn
Khấu hao tài sản cố định hữu hình và hao mòn tài sản cố định vô hình được trích theo phương pháp đường thẳn trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:
Trang 8Phương tiện vận tải 6 - 10 năm
1.5 Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An (TAC)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của CTCP Dầu Thực vật Tường An)
1.5.1 Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến
- Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh
- Khi tài sản cố định hữu hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.5.2 Tài sản cố định vô hình
- Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến
- Các chi phí nâng cấp và đổi mới tài sản cố định vô hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản và các chi phí khác được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
độ khi phát sinh
Trang 9- Khi tài sản cố định vô hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.5.3 Khấu hao và hao mòn
- Khấu hao tài sản cố định hữu hình và hao mòn tài sản cố định vô hình được trích theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:
Nhà cửa và vật kiến trúc 5 - 27 năm
2 Nhận xét về tỷ lệ Tài sản cố định / Tổng Tài sản của doanh nghiệp
2.1 Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô (KDC)
Từ Bảng cân đối kế toán của Tập đoàn KIDO trong giai đoạn 2014-2018, ta có bảng tỷ lệ Tài sản cố định/Tổng tài sản như sau:
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ
TSCĐ 1.613.382 662.259 1.193.317 2.332.220 2.930.190
Tổng TS 7.875.876 6.724.109 8.849.020 11.307.175 12.511.540
Bảng 1 Tỷ lệ tài sản cố định so với tổng tài sản của CTCP Tập đoàn Kinh Đô
Trang 10Triệu VNĐ Tỷ lệ TSCĐ / Tổng TS
14,000,000 12,000,000 10,000,000
8,000,000
TSCĐ 6,000,000
Tổng TS 4,000,000
2,000,000
Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE)
Nhận xét:
- Nhìn vào bảng 1 và biểu đồ về tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS ta có thể thấy tỷ trọng TSCĐ của Tập đoàn KIDO chiếm 1 phần nhỏ trong tổng tài sản, dao động qua các năm từ 9% -23% Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Nói cách khác một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ Năm 2015, Tập đoàn đã có sự giảm mạnh về TSCĐ Các năm còn lại TSCĐ tăng tương đối ổn định Tổng Tài sản tăng qua các năm chủ yếu là do công ty đầu tư vào tài chính
- Ngày 30/6/2015, Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) chính thức chia tay mảng bánh kẹo khi công ty hoàn tất chuyển nhượng 80% cổ phần của CTCP Kinh Đô Bình Dương cho tập đoàn Mondelez Mondelez giờ đây đã tiếp quản phần lớn quyền lợi và nghĩa
vụ với bánh trung thu Kinh Đô Phía Kinh Đô đã không còn ghi nhận doanh thu từ hoạt động bánh kẹo kể từ ngày 1/7/2015 mà chỉ ghi nhận lợi nhuận tương ứng với tỷ
lệ sở hữu 20% Đây chính là lý do khiến cho Tài sản cố định của KIDO giảm đáng kể trong năm 2015 Trong năm 2015, KIDO đã thanh lý các máy móc thiết bị, nhà
Trang 11xưởng, …, thanh lý và sáp nhập các công ty con khiến phần Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm mạnh từ 1.903.912 triệu VNĐ xuống còn 434.244 triệu VNĐ
- So sánh tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của Tập đoàn KIDO với một số công ty cùng ngành:
Năm
Công ty
đoàn KIDO
Việt Nam
Vinamilks
Thủy Tạ
Bảng 2 Tỷ lệ Tài sản cố định / Tổng tài sản của 1 số công ty cùng ngành Thực phẩm
và đồ uống
Nhận xét: Nhìn chung, tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của KIDO so với các công ty khác cùng
ngành còn thấp
2.2 Công ty Cổ phần GTNfoods (GTN)
Từ Bảng cân đối kế toán của CTCP GTNFoods trong giai đoạn 2014-2018, ta có bảng tỷ
lệ Tài sản cố định/Tổng tài sản như sau:
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ
Trang 12Tổng TS 1.081.646 2.100.978 3.206.350 4.801.777 4.729.665 (TTS)
Bảng 3 Tỷ lệ tài sản cố định so với tổng tài sản của CTCP GTNFoods
Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE)
Tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản của CTCP GTNFoods
Triệu VNĐ 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000
1,000,000
-Năm
TSCĐ Tổng TS
Nhận xét:
- Nhìn vào Bảng 3 và biểu đồ ta thấy, tổng tài sản của CTCP GTNFoods tăng tương đối
ổn định qua các năm từ 2014 đến 2017 Tuy nhiên, năm 2018 giảm nhẹ so với năm 2017
- Tổng tài sản tăng qua các năm chủ yếu là do công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tỷ lệ TSCĐ chỉ chiểm trọng số nhỏ trong tổng tài sản, giai đoạn 2014-2018 tỷ lệ TSCĐ/TTS cao nhất là 20.9% và thấp nhất là 6.75% Chỉ tiêu này phản ánh mức độ
Trang 13giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ Tỷ suất càng lớn chứng tỏ doang nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ Đây cũng là một đặc trưng của ngành Thực phẩm và đồ uống
- Theo BCTC hợp nhất đã kiểm toán của CTCP GTNFoods năm 2018, 82% doanh thu thuần từ bán hàng ra bên ngoài của GTNFoods đến từ hoạt động chế biến sữa nên em
sẽ so sánh tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của GTNFoods với một số công ty cùng ngành
Công ty
Bảng 4 Tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ ở một số công ty cùng ngành
Nhận xét: Nhìn chung, tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của công ty GTNFoods còn thấp hơn so với các công ty cùng ngành
2.3 Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS)
Từ Bảng cân đối kế toán của CTCP Mía đường Lam Sơn trong giai đoạn 2016-2018, ta
có bảng tỷ lệ Tài sản cố định/Tổng tài sản như sau:
Đơn vị: 1.000.000 VND
TSCĐ 1.432.501 1.368.799 1.275.911
Tổng TS 2.704.500 2.608.170 2.864.429