1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận phân tích báo cáo tài chính phân tích tài sản cố định của 1 số công ty ngành thực phẩm và đồ uống

16 477 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 4,66 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH TÀI SẢN CỐ ĐỊNHDựa theo số liệu trong báo cáo tài chính, xác định được tỉ lệ TSCĐ/TTS của 5 công ty như bảng sau: Cách ghi nhận tài sản chung Nhìn chung, các doanh nghiệp trong

Trang 1

Giới thiệu chung

Phân tích tài sản

cố định Nhận xét chung về

ngành Phụ lục

01

02 03 04

Trang 2

GIỚI THIỆU CHUNG

Vinamilk

Đường Quảng Ngãi

VNM

QNS

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Sản xuất và kinh doanh

Công ty CP Đường Quảng Ngãi là doanh nghiệp

sữa đậu nành, sữa hộp, sữa bột và các sản phẩm từ sữa khác Là

một doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực với các sản

biến sữa chiếm lĩnh hơn 50% thị phần cả nước VNM có

phẩm chủ lực như: đường mía, sữa đậu nành, nước

hệ thống phân phối khá lớn, không chỉ trong nước

khoáng, bia, bánh kẹo và các hoạt động kinh

màcòn xuất khẩu đi nhiều quốc gia khác.

doanh hỗ trợ như: giống mía, sản phẩm cơ khí, nông nghiệp Năm 2016, QNS là 1 trong

88 doanh nghiệp có sản phẩm đạt danh hiệu

"Thương hiệu quốc gia"

Vang Thăng Long

VTL

Công ty Cổ phần Vang Thăng Long Sản xuất;

kinh doanh đồ uống có cồn và không cồn, chế biến;

kinh doanh lương thực; thực phẩm; buôn bán tiêu dùng

và vận tải hàng hóa, kinh doanh bất động sản…

Vang Thăng Long đang không ngừng phấn đấu trở thành công ty cung cấp rượu vang hàng đầu Việt Nam và hướng tới xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường quốc tế.

Trang 3

2

Trang 4

PHÂN TÍCH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Dựa theo số liệu trong báo cáo tài chính, xác định được tỉ lệ TSCĐ/TTS của 5 công ty như bảng

sau:

Cách ghi nhận tài sản chung

Nhìn chung, các doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm- Đồ uống có cách ghi nhận tài sản cố định khá giống nhau:

Sử dụng vốn hóa chi tiêu: Chỉ tiêu dự kiến mang lại lợi ích kinh tế tương lai cho nhiều kì kế toán, tính vào giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán, chứ không phải vào chi phí Cụ thể, TSCĐ hữu hình, vô hình, tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo nguyên tắc nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại Trong đó, giá trị còn lại của tài sản được ghi nhận thường bằng nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế

Khấu hao: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước

tính của tài sản

Trang 5

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Cơ cấu tài sản

Từ những dữ liệu như bảng trên, em rút ra một số nhận xét về tài sản cố định của

Vinamilk như sau:

Tài sản cố định hữu hình trong những năm 2014, 2015, 2016 nhìn chung thay đổi không lớn nhưng năm 2017, 2018 có sự tăng trưởng khá mạnh Điều này xảy ra một phần do Vinamilk có chiến lược đầu tư cao về tài sản cố định như nhà cửa kiến trúc, máy móc thiết bị và số lượng bò sữa nhưng chủ yếu là do Vinamilk có hợp nhất công ty: Vào tháng 11 năm 2017, Công ty đã hoàn thành việc mua 65% vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa (“KSC”) Điều này dẫn đến tổng tài sản của Vinamilk tăng lên đáng kể (1465.8 tỷ đồng) đồng thời tổng tài sản cố định hữu hình cũng tăng lên khá lớn (1605 tỷ đồng) Trong năm 2018, công ty hoàn thành việc mua 51% vốn chủ sở hữu Lao-Jagro Development Xieng Khouang Co, Ltd (LDX) dẫn đến có sự thay đổi về tài sản cố định hữu hình ( tăng

75 tỷ đồng) và tổng tài sản Đặc biệt trong năm 2018, có một khoản mục tiền chuyển từ tài sản xây dựng cơ bản dở dang sang tài sản cố định hữu hình khá lớn (3506.1 tỷ đồng) so với năm 2017 là 1505.8 tỷ đồng dẫn đến giá trị TSCĐHH cũng tăng mạnh

Tài sản cố định vô hình: Nhìn chung tài sản cố định vô hình của VNM giảm dần đều theo thời gian Tuy nhiên có năm 2015, 2017 tài sản cố định vô hình giảm mạnh hơn so với các năm khác: năm 2015 tài sản cố định vô hình giảm 22.3%, tài sản cố định vô hình năm 2017 giảm 21.23% so với các năm

2016 giảm 3.36%, 2018 giảm 0.38% Lý do dẫn đến sự giảm sâu vào năm 2015, 2017 là do khoản mục

“Phân loại lại” đã làm giảm TSCĐVH 143,7 tỷ đồng (2015), 90.4 tỷ đồng (2017) Việc phân loại lại này phản ánh giá trị còn lại của quyền sử dụng đất đối với đất thuê dài hạn sau ngày 1 tháng 7 năm 2004, ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo Thông tư 45 Các tài sản này được phân loại lại là chi phí trả trước dài hạn

Trang 6

Tỷ lệ Tài sản cố định/ Tổng tài sản của Vinamilk cao hơn tỷ lệ ngành trong tất cả các

năm, điều này chứng tỏ chiến lược của Vinamilk là chú trọng đầutư vào cơ sở vật chất,

trang thiết bị máy móc, số lượng bò sữa, hợp nhất doanh nghiệp cùng ngành… để càng

ngày càng mở rộng các mặt hàng, đồng thời cải hiện chất lượng sản phẩm góp phần tăng

thị phần trong ngành Chiến lược của Vinamilk đã đem đến kết quả rất thành công, cụ thể

Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp đầu ngành của ngành sữa, chiếm hơn một nửa thị

phần ngành sữa

Cách ghi nhận tài sản

Nhìn chung cách ghi nhận tài sản cố định của Vinamilk khá giống cách ghi nhận của ngành,

tuy nhiên vẫn còn một số khác biệt như sau:

Cơ cấu về tài sản cố định của từng doanh nghiệp lại khác nhau Cơ cấu tài sản cố định

Vinamilk bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình Tài sản cố định hữu hình

của VNM bao gồm: Nhà cửa và vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, thiết bị

văn phòng và gia súc và các tài sản khác Tài sản vô hình của Vinamilk bao gồm chủ yếu là quyền

sở hữu đất, ngoài ra còn có phần mềm máy vi tính khác và những tài sản vô hình khác Tài sản cố

định vô hình khác phản ánh thương hiệu và giá trị quan hệ khách hàng, có được thông qua hợp

nhất kinh doanh, ban đầu được ghi nhận theo giá trị hợp lý

Các chi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã đưa vào hoạt động như chi phí sửa

chữa, bảo dưỡng và đại tu đã được ghi nhận vào các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng

trong năm mà chi phí phát sinh Trong các trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng rằng

các khoản chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng tài

sản cố định hữu hình vượt lên mức hoạt động tiêu chuẩn theo như đánh giá ban đầu, thì các chi

phí này được vốn hóa như một khoản nguyên giá tăng thêm của tài sản cố định hữu hình

Khấu hao: Thời gian hữu dụng của từng doanh nghiệp lại khác nhau:

Nhà cửa và vật kiến trúc: 5-10 năm Máy móc và thiết bị: 2-15 năm Phương tiện vận chuyển: 6-10 năm Thiết bị văn phòng: 3-10 năm

Thiết bị văn phòng: 3-10 năm Phần mềm máy vi tính: 2-6 năm Thương hiệu và giá trị quan

Trang 7

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI

Cơ cấu tài sản

Qua bảng dữ liệu trên, ta thấy từ năm 2016, tài sản cố định hữu hình có xu hướng tăng mạnh Giai đoạn 2016-2017, TSCĐ hữu hình tăng khoảng 1,025 tỉ đồng trong khi TSCĐ hữu hình tăng khoảng 2,832 tỉ đồng giai đoạn 2017-1018 Lý do dẫn đến sự tăng này là do khoản mục Đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành tăng lớn trong năm 2017 (1280.7 tỷ), 2018 (1977.9 tỷ) Do các dự án trước của QNS đã hoàn thành nên được ghi vào TSCĐ, còn trước đấy thì hạch toán ở mục Chi phí xây dựng

cơ bản dở dang (không phải TSCĐ)

Tài sản cố định vô hình cũng có xu hướng tăng cao khoảng 7 tỉ đồng vào năm 2017 và tăng khoảng 26 tỉ đồng vào năm 2018 Công ty đã sử dụng tiền để đầu tư vào các phần mềm máy tính để phục vụ quá trình quản lý doanh nghiệp Bên cạnh đó, tài sản cố định cho thuê tài chính không có sự thay đổi nhiều qua các năm Tuy nhiên, vào năm 2018, công ty đã mua lại toàn bộ tài sản cho thuê tài chính và khoản này được hạch toán vào mục tài sản cố định hữu hình

Trang 8

Cơ cấu tài sản

Tỷ lệ Tài sản cố định/ Tổng tài sản của QNS cao hơn tỷ lệ ngành trong tất cả các năm Điều này

chứng tỏ được rằng QNS đang thực hiện chiến lược đầu tư tập trung tối đa vào tài sản cố định, góp

phần làm giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Đây là một chiến lược

đúng đắn với tình hình kinh tế hiện nay, đặc biệt khi hầu như các doanh nghiệp cùng ngành đều đang

tập trung đầu tư vào tài sản cố định để tăng thị phần Tuy nhiên, QNS cũng nên chú ý đến vẫn đề lãng

phí tài sản cố định, không tận dụng hết công suất tài sản

Cách ghi nhận tài sản

Cách ghi nhận TSCĐ của QNS khá giống với cách ghi nhận chung tài sản cố định của ngành

Tuy nhiên QNS cũng có một số điểm khác biệt như sau:

Cơ cấu tài sản cố định của từng doanh nghiệp cũng khác nhau: Tài sản cố định hữu hình bao

gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc,Máy móc thiết bị, Phương tiện vận tải, Thiết bị, dụng cụ quản lý; tài sản cố

định vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất, phần mềm máy tính và các tài sản cố định vô hình khác; tài

sản cho thuê tài chính gồm những máy móc thiết bị đi thuê

Khấu hao: Công ty thực hiện khấu hao nhanh tối đa 2 lần đối với máy móc thiết bị, dụng cụ quản

lý và phương tiện vận tải Đặc biệt thời gian khấu hao cụ thể của từng công ty lại khác nhau như sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc: 5-25 năm Máy móc thiết bị: 6-12 năm Phương tiện vận tải: 3-4 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý: 1,5-3 năm Phần mềm máy tính: 1,5 năm Quyền sử dụng đất

có thời hạn: 15 năm

Trang 9

CÔNG TY CỔ PHẦN VANG THĂNG LONG

Cơ cấu tài sản

Qua bảng trên ta thấy rằng, tỉ lệ của TSCĐ/ TTS trong 5 năm gần đây nhìn chung tăng Theo số liệu thực tế ghi nhận được, tỉ lệ này tăng từ 9.3 % ( năm 2014) lên đến 13.84% ( năm 2018) Đặc biệt năm 2018 có sự xuất hiện của tài sản cố định thuê tài chính thế chỗ một phần TSCĐ vô hình và hữu hình của doanh nghiệp Sự tăng lên và xuất hiện mới này là do doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư TSCĐ phục vụ sản xuất, tăng quy mô và mở rộng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cần thiết từ thị trường và nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ TSCĐ/TTS trong giai đoạn 2014-2018 của công ty VTL vẫn còn thấp, chỉ chiếm hơn một nửa so với tỉ lệ ngành VTL vẫn còn là 1 doanh nghiệp quy mô nhỏ nhỏ, có thị phần chưa lớn đối với thị trường trong nước trong khi 1 số công ty cùng ngành khác Mặc dù có nhiều công ty con và công ty liên kết trong nhiều lĩnh vực, nhưng tỉ lệ TSCĐ/ TTS thấp hơn rất nhiều so với trung bình toàn ngành cũng gây sức ép cạnh tranh không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 10

Cách ghi nhận tài sản

TSCĐ hữu hình, vô hình, tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận cơ bản giống với các công ty cùng ngành khác Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính: TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính Cụ thể như sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc 10 – 30 năm Máy móc, thiết bị 06 – 10 năm Phương tiện vận tải, truyền dẫn 08 – 10 năm Thiết bị, dụng cụ quản lí 03 – 06 năm TSCĐ hữu hình khác 08 – 12 năm Phần mềm máy vi tính 08 năm Website 08 năm

TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận theo nguyên giá theo giá trị hợp lí hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu ( không bao gồm thuế GTGT) và các ghi chép trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến TSCĐ thuê tài chính được trích khấu hao như TSCĐ của công ty Đối với TSCĐ thuê tài chính không chắc chắn sẽ được mua lại thì sẽ được tính trích khấu hao theo thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của nó

Trang 11

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH CÔNG- BIÊN HÒA

Cơ cấu tài sản

Qua bảng trên ta thấy rằng, tỉ lệ của TSCĐ/ TTS trong 5 năm gần đây nhìn chung tăng Theo số liệu thực tế ghi nhận được, tỉ lệ này tăng từ 19.64 % ( năm 2014) lên đến 26.55% (năm 2018) Đặc biệt

từ năm 2016 đến năm 2018 Công ty có thêm TSCĐHH cho thuê tài chính nên tài sản cố định tăng lên đáng kể, giúp tỉ lệ TSCĐ/ TTS tăng cao Riêng năm 2017 Công ty Thành Công sáp nhập với Công ty Biên Hòa nên Tài sản cố định có giảm một chút trong khi Tổng tài sản vẫn tăng khiến tể lệ này giảm

Trong giai đoạn 2014-2018, Công ty cổ phần Mía Đường Thành Công – Biên Hòa chưa giữ được mức ổn định ở tỉ lệ TSCĐ/TSS lớn hơn tỉ lệ trung bình của ngành nhưng trung bình của các năm vẫn tương đương với tỉ lệ của ngành Có thể nói tỉ lệ này ở doanh nghiệp giữ được ở mức ổn định nhờ vào việc sáp nhập giữa 2 công ty

Trang 12

Cách ghi nhận tài sản

TSCĐ hữu hình, vô hình, tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận cơ bản giống với các công

ty cùng ngành khác

Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính: TSCĐ được khấu

hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính Cụ thể như sau:

Quyền sử dụng đất 44 – 50 năm Nhà cửa và vật kiến trúc 5 – 30 năm Máy móc và thiết bị 2 - 20 năm Thiết bị văn phòng 3 – 5 năm Phần mềm máy tính 2 – 6 năm Phương tiện vận tải 5 – 6 năm Tài sản khác 4 -15 năm

Trang 13

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN

Cơ cấu tài sản

Dựa vào bảng trên có thể thấy, tài sản cố định qua các năm không có sự thay đổi

quá lớn trừ năm 2015, tài sản cố định tăng lên đáng kể, chủ yếu là do sự tăng lên

trong mục tài sản cố định vô hình Trong năm 2015, công ty đã thực hiện mua lại 3

công ty SNF, MNS, và QNW, kiến cho mục thương hiệu và quan hệ khách hàng tăng

lên 3,89 lần

Từ năm 2016-2018, tài sản cố định không thay đổi nhiều nhưng tổng tài sản lại

giảm, dẫn đến tỉ lệ tài TSCĐ/TTS có xu hướng tăng

Trong giai đoạn 2014-2018, CTCP Tập đoàn Masan luôn có tỉ lệ TSCĐ/TSS lớn hơn tỉ lệ trung bình của ngành Có thể thấy, Masan là một công ty tập đoàn, có rất nhiều công ty con trong nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng về ngành thực phẩm đồ uống, nên hợp nhất báo tài chính khiến cho tỉ lệ TSCĐ/TTS của công ty càng lớn, đặc biệt là sự tăng lên của những tài sản vô hình như thương hiệu, quan hệ khách hàng,…

Trang 14

Cách ghi nhận tài sản

- Các cách ghi nhận của hầu hết các loại tài sản của

Masan đều giống các công ty trên.

- Tuy nhiên, có các máy móc, thiết bị và giá trị hợp lý của trữ

lượng khoán sản liên quan trực tiếp đến hoạt động khai

thác khoáng sản (của công ty con) được khấu hao dựa trên

trữ lượng theo phương pháp khối lượng sản phẩm.

- Hơn nữa, thời gian hữu dụng mà công ty ước tính cũng

khác biệt so với những công ty khác.

Tài sản cố định

hữu hình

Tài sản khai khoáng 15-20 năm

Nhà cửa và vật kiến trúc 4-30 năm

Nâng cấp tài sản thuê 3-5 năm

Thiết bị văn phòng 3-12 năm

Máy móc và thiết bị 3-25 năm

Phương tiện vận chuyển 3-10 năm

Tài sản cố định

vô hình

Quyền sử dụng đất 19-50 năm Phần mềm vi tính 3-10 năm Thương hiệu 10-20 năm Quan hệ khách hàng 5-20 năm Tài nguyên nước khoáng 10-37 năm Công nghệ 5 năm

Quyền khai thác mỏ vòng đời kinh tế

của trữ lượng mỏ Quyền khai thác tài

9-30 năm nguyên nước khoáng

Trang 15

vào sản xuất là điều cần thiết cho công cuộc chiếm lĩnh thị trường Từ những số liệu trên, ta thấy tỷ lệ TSCĐ/TTS của ngành thực phẩm đồ uống khá cao so với các ngành khác Thêm nữa, sự chênh lệch tỉ trọng này giữa công ty lớn và nhỏ trong ngành cũng rõ rệt hơn vì một số lí do sau đây:

Ngành thực phẩm - đồ uống

thuộc lĩnh vực sản xuất, do đó

các công ty trong ngành này

thường được đầu tư nhiều máy

móc thiết bị Mặt khác nhu cầu sử

dụng những sản phẩm này là

thường xuyên, liên tục do đó

được sản xuất với số lượng lớn

và có tính cạnh tranh về giá nên

cần đầu tư máy móc chuyên

nghiệp, chuỗi cung ứng nên cần

đầu tư máy móc công nghệ cao

để chuyên môn hóa sản xuất do

đó tỉ lệ TSCĐ/TTS cao hơn

những ngành khác

Các công ty lớn thường có tỷ lệ TSCĐ/ TTS lớn hơn cách biệt với các công ty vừa và nhỏ bởi các công ty này đã có mặt lâu đời,

có nhiều công ty con với động

cơ muốn đa dạng hóa sản phẩm.

Việc đầu tư vào các công ty con làm cho tài sản cố định của công

ty mẹ cũng như tổng tài sản tăng theo.

Một số mặt hàng trong ngành Thực phẩm - đồ uống, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp có tính mùa vụ cao Sản phẩm chỉ có thể sản xuất tại một thời gian cố định trong năm, tuy nhiên TSCĐ lại được ghi nhận

cả năm Do đó việc quản lí nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ cần được doanh nghiệp quan tâm hơn.

Ngày đăng: 17/08/2020, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w