Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao LAS Tên công ty: Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao Mã chứng khoán: LAS Vốn điều lệ: 1.128.564.000.000 VND Khối lượng
Trang 1PHẦN I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
I Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS)
Tên công ty: Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Mã chứng khoán: LAS
Vốn điều lệ: 1.128.564.000.000 VND
Khối lượng cổ phiếu lưu hành và niêm yết: 112.856.400
Với mục tiêu hàng đầu là giữ vững và phát triển các sản phẩm truyền thống phục
vụ nông nghiệp, mở rộng và phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác mà Công ty đang có ưu thế, tạo sự phát triển ổn định lâu dài và vững chắc, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã và đang triển khai sản xuất
và kinh doanh trong một số lĩnh vực sau đây:
1 Sản xuất và kinh doanh phân bón, hóa chất, điện, nước, xi măng, xăng dầu mỡ
2 Thiết kế xây dựng các công trình; thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị, dây
chuyền sản xuất hóa chất
3 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng
4 Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật cho phép
Công ty bao gồm 69.82% vốn nhà nước, 4.97% thuộc về nhà đầu tư nước ngoài
và 25.21% là thành phần khác Các cổ đông lớn là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với
tỷ lệ sở hữu 69.82% (25/01/2017) và Vietnam Investment Limited sở hữu 4.17% (04/08/2016)
II Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS)
Tên công ty: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình
Mã chứng khoán: QBS
Vốn điều lệ: 214.92 tỷ đồng
Khối lượng cổ phiếu lưu hành và niêm yết: 69,329,928
Trụ sở: số 23, lô 1, khu 97 Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
Thành lập từ năm 2007, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình được biết đến như một nhà xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam về phân bón và hóa chất Công ty
có Trụ sở tại thành phố Hải Phòng và Văn phòng đại diện tại một số tỉnh thành trong
và ngoài nước như: Quảng Ninh, Quảng Bình, khu vực Tây Nguyên (Việt Nam), Xavannakhet (Lào)…
TCH424.1
Lớp tín chỉ:
Trang 22
Trang 3Về kinh doanh thương mại: Công ty là nhà xuất khẩu lớn nhất cả nước về mặt hàng phân bón DAP với khoảng 60% thị phần xuất khẩu phân DAP và khoảng 20% thị phần xuất khẩu các loại phân bón còn lại của cả nước, đồng thời là nhà nhập khẩu và phân phối hàng đầu về Lưu huỳnh và axit Sulfuric với khoảng 50% thị phần nhập khẩu, phân phối lưu huỳnh và 40% thị phần nhập khẩu phân phối axit Sulfuric tại Việt Nam
Về hoạt động sản xuất: Công ty đã đầu tư xây dựng Nhà máy NPK Đình Vũ tại Thủy Nguyên – Hải Phòng, chuyên sản xuất phân NPK và phân lân mang thương hiệu Đình Vũ với công suất 80.000 tấn/năm Bên cạnh đó, Công ty cũng góp vốn đầu tư xây dựng Nhà máy Barite tại Xavannakhet – Lào, chuyên sản xuất bột Barite xuất khẩu với công suất 50.000 tấn/năm Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của Viện Dầu mỏ Mỹ Ngoài ra Công ty cũng là cổ đông chiến lược duy nhất của Công ty DAP Đình Vũ - công ty sản xuất phân bón DAP lớn nhất Việt Nam, trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Về dịch vụ kho bãi ngoại quan và xuất nhập khẩu: Công ty hiện đã đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi ngoại quan, điểm tập kết hàng hóa với diện tích rộng và cơ sở vật chất hiện đại tại các cảng biển và cửa khẩu lớn như: Kho ngoại quan tại Hải Phòng, diện tích 15.000m2; Kho ngoại quan tại thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai, diện tích trên 8.000m2; Bãi tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu với diện tích trên 25.000m2 tại khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, Cao Bằng; Bãi trung chuyển và kiểm hóa tại Mường Chà, Mường Nhé tỉnh Điện Biên, tổng diện tích lên đến 12.000 m2… Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, dịch vụ xuất nhập khẩu của Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tiếp nhận vận tải, thông quan hàng hóa cho hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước với khối lượng hàng chục nghìn container mỗi năm
III Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM)
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) DCM được thành lập ngày 9-3- 2011 với nhiệm vụ quản lý, vận hành và kinh doanh sản phẩm của nhà máy Đạm Cà Mau tọa lạc tại Khu công nghiệp Khí-Điện-Đạm, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Hiện nay DCM hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân urea (loại phân bón được tiêu thụ nhiều thứ 2 ở nước ta) với năng lực sản xuất 800.000 tấn/năm.Dự án đầu tư sản xuất phân bón NPK phức hợp từ urê nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm khởi công vào tháng 11/2017 có tiến độ tổng thể đến hiện tại đạt 74,36% so với tổng tiến độ
dự án Dự kiến hoàn thành đưa Nhà máy vận hành vào Quý II/2019, nâng tổng năng lực sản xuất lên 1,1 triệu tấn/năm
Urea hạt đục 1 là sản phẩm đóng góp nhiều nhất vào doanh thu DCM với tỷ trọng 87% năm 2018, hoạt động kinh doanh thương mại các loại phân bón nhập khẩu như DAP, Kali,… chiếm 11%, tỷ trọng còn lại thuộc về mảng kinh doanh hóa chất ammonia (NH3) và hoạt động khác
Mô hình hoạt động của DCM khá đơn giản, Công ty mẹ sẽ đảm nhận khâu sản xuất
và kinh doanh phân urea Cà Mau trong khi công ty con PBP sẽ sản xuất bao bì cung cấp cho công ty mẹ và quản lý nhà máy sản xuất phân Urea Humate công suất 30.000 tấn/năm
Trang 4PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS)
Ta có bảng sau:
Đơn vị: triệu VNĐ
Tài sản cố định hữu hình 191,015 193,480 171,235 305,270
Nguyên giá 1,245,686 1,327,640 1,366,550 1,553,498
Khấu hao lũy kế -1,054,671 -1,134,160 -1,195,315 -1,248,228
Khấu hao lũy kế -4,808 -5,107 -5,377 -5,474
Tổng tài sản 2,471,950 2,509,674 2,493,425 2,645,724
Theo bảng trên ta thấy tổng tài sản có xu hướng tăng, đặc biệt giai đoạn 2017 –
2018, tài sản cố định hữu hình tăng khoảng 40%, đây là do Nhà máy NPK số 4 Lâm Thao đi vào hoạt động vào quý 2 năm 2018, cùng với đó là tài sản vô hình tăng từ 0 lên 360 triệu VNĐ đây cũng là nguyên nhân tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS của công ty có xu hướng tăng lên 11.55%
So sánh tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản với một số doanh nghiệp trong ngành ngành:
Đơn vị: Triệu VND
Trang 5Tổng TS 2,471,950 2,509,674 2,493,425 2,645,724
BFC Tổng TS 3,569,542 3,425,642 3,840,851 3,717,502
TSCĐ 9,848,606 8,754,407 7,501,543 6,336,415
DCM Tổng TS 14,478,619 12,967,052 12,456,164 11,030,586
SFG Tổng TS 1,351,547 1,166,567 1,237,932 1,241,945
TSCĐ 1,853,676 1,910,477 1,834,694 5,313,225
DPM Tổng TS 11,626,173 11,134,257 10,767,445 11,098,139
QBS Tổng TS 2,464,515 2,234,564 2,030,075 1,950,558
Có thể thấy Tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS của các công ty trong ngành phân bón không đều nhau, có những công ty có xu hướng tăng lên như DPM, QBS, SFG, LAS, thậm chí là tăng khá mạnh như DPM Xét về tổng thể ngành, Tỷ lệ này có chiều đi lên theo thời gian trong giai đoạn 2016 – 2018, trong đó LAS, dù chiếm tỷ trọng TSCĐ trên Tổng tài sản khá thấp đối với một công ty sản xuất, không phải ngoại lệ do nhu cầu cao trong những năm sắp tới, các công ty mở rộng sản xuất, đưa vào hoạt động các dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại Tỷ lệ này của LAS thấp hơn trung bình ngành do khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn so với Tổng tài sản
Trang 6* Cách ghi nhận tài sản cố định của doanh nghiệp
Việc ghi nhận Tài sản cố định hữu hình, vô hình và khấu hao tài sản cố định thực hiện theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 (đối với TSCĐ hữu hình và khấu hao TSCĐ hữu hình) và 04 (đối với TSCĐ vô hình và khấu hao TSCĐ vô hình), Thông tư
số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ và thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 về sửa đổi , bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC và thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12/04/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 45/2013/TT-BTC và thông tư số 147/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính
(Theo báo cáo tài chính năm 2018)
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với TSCĐ hữu hình, phân loại theo nhóm TSCĐ có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
Loại tài sản cố định Thời gian khấu hao (năm)
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 6 - 8
Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại
Tài sản cố định vô hình của Công ty gồm phần mềm kế toán và phần mềm khác, được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong thời gian từ 3 đến 8 năm
Nhận xét với các doanh nghiệp cùng ngành:
Trang 7Về cơ bản, những doanh nghiệp trong ngành phân bón đều ghi nhận TSCĐ theo nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế và sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp có thời gian khấu hao khác nhau cho từng nhóm tài sản
II Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình
Đơn vị : triệu VNĐ
Tổng tài sản 2,464,515 2,234,564 2,030,075 1,950,558
Tài sản cố định hữu 87,296 185,900 265,187 255,359 hình
Tài sản cố định vô hình 83,941 86,775 89,348 89,298
-chính
-dang
trên tổng tài sản
Trang 8Trong cơ cấu tổng tài sản của công ty, tài sản cố định chỉ chiếm một phần nhỏ và có
xu hướng tăng lên qua từng năm, chững lại ở năm 2017 – 2018
Ta thấy tài sản cố định có xu hướng tăng từ năm 2015 – 2017 và ổn định từ 2017 –
2018 Việc tài sản cố định tăng mạnh trong khoảng từ 2015 – 2016 và 2016 – 2017 là
do 2 giai đoạn của dự án xây dựng và đưa vào hoạt động cảng ICD Quảng Bình – Đình Vũ
chỉ số
TS
TS
Tổng 14,478,619 12,967,052 12,456,164 11,030,586
TS
TS
Tổng 11,626,173 11,134,257 10,767,445 11,098,139
TS
TS
8
Trang 9So với trung bình ngành thì tỷ lệ tài sản cố định của công ty thấp hơn đáng kể
do tỉ trọng tài sản tập trung nhiều ở các khoản phải thu ngắn hạn và đầu tư tài chính
* Ghi nhận tài sản cố định của doanh nghiệp
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sử dụng, tài sản cố hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại
Khấu hao TSCĐ của Công ty được thực hiện theo phương pháp khấu hao đường thẳng: Thời gian khấu hao được xác định phù hợp với Thông tư số 203/2009/QĐ – BTC ngày 20/10/2009 và Thông tư số 45/2013/TT – BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản gồm:
(a) Nhà cửa, vật kiến trúc: 04 - 40 năm
(b) Máy móc, thiết bị: 05 - 15 năm
(c) Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: 06 - 10 năm
(d) Thiết bị, dụng cụ quản lý: 03 - 10 năm
Tài sản cố định vô hình và khấu hao: Quyền sử dụng đất
Tài sản cố định vô hình thể hiện giá trị quyền sử dụng đất và được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế, được phân bổ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng lô đất
* Nhận xét với các doanh nghiệp cùng ngành:
Các doanh nghiệp trong ngành phân bón có cách ghi nhận TSCĐ theo nguyên tắc giá gốc, trình bày theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế trên bảng cân đối kế toán và sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng Tuy vậy có sự khác nhau ở thời gian tính khấu hao của từng nhóm tài sản
Trang 10III Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
a) Cơ cấu tài sản cố định:
Tổng tài sản 14,478,619 12,967,052 12,456,164 11,030,586
Tài sản cố định 9,848,605 8,754,407 7,501,544 6,336,415 1.Tài sản cố định hữu hình 9,780,140 8,691,967 7,469,584 6,297,636 Nguyên giá 13,678,066 13,861,770 13,931,184 14,052,806
Khấu hao lũy kế (3,897,926) (5,169,803) (6,461,600) (7,755,170)
Hao mòn lũy kế (12,703) (33,432) (53,814) (67,111)
3 Tài sản thuê mua
Nguyên giá
Khấu hao lũy kế
4.chi phí xây dựng dở dang 95,438 79,197 104,447 346,374
Trong cơ cấu tài sản của DCM, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đang giảm mạnh do khấu hao Chi phí khấu hao hàng năm khoảng 1.300 tỷ, đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau chi phí nguyên vật liệu Theo nguyên tắc khấu hao của DCM, máy móc và thiết bị sẽ được khấu hao từ 12 năm, nhà cửa và kiến trúc là
5-25 năm Do nhà máy của DCM hoàn thành năm 2012 nên đến nay vẫn còn khấu hao rất cao
Trang 11Ta thấy chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh từ 104 – 346 tỷ, chủ yếu là
do dây chuyền sản xuất phân bón phức hợp từ công ty nóng chảy tăng từ 59 tỷ lên 282
tỷ, cho thấy doanh nghiệp đang đẩy mạnh quá trình hoàn thành nhà máy để kịp với dự tính hoàn thành trong năm 2019
b) So sánh tỷ lệ so với ngành:
LAS Tổng TS 2,471,950 2,509,674 2,493,425 2,645,724
BFC Tổng TS 3,569,542 3,425,642 3,840,851 3,717,502
TSCĐ 9,848,606 8,754,407 7,501,543 6,336,415
DCM Tổng TS 14,478,619 12,967,052 12,456,164 11,030,586
SFG Tổng TS 1,351,547 1,166,567 1,237,932 1,241,945
TSCĐ 1,853,676 1,910,477 1,834,694 5,313,225
Trang 12TSCĐ 171,237 272,675 354,535 344,657
QBS Tổng TS 2,464,515 2,234,564 2,030,075 1,950,558
Nhìn bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS của DCM nằm ở mức 57 – 68%, vượt trội so với ngành khi tổng tài sản đến cuối năm 2018 đạt 11030 tỷ do nhà máy urea của DCM mới được xây dựng nên giá trị tài sản cố định lớn Trong năm 2019, tài sản cố định của DCM sẽ còn tăng lên khi tổ hợp nhà máy phân bón NPK công nghệ urea nóng chảy hoàn thành
c) Cách ghi nhận TSCĐ của DCM:
Tài sản cố định hữu hình và khấu hao
Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế
Nguyên giá tài sản cố định hình thành do mua sắm bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Đối với tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu hoặc tự xây dựng và sản xuất, nguyên giá là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có) Trường hợp dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng quyết toán chưa được phê duyệt, nguyên giá tài sản cố định được ghi nhận theo giá tạm tính trên cơ sở chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản cố định Nguyên giá tạm tính sẽ được điều chỉnh theo giá quyết toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng
dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể như sau:
Số năm:
Nhà cửa và vật kiến trúc 5 - 25
Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn 5 - 8
Các tài sản cố định hữu hình của Công ty đã được đánh giá lại khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, khấu hao điều chỉnh được bắt đầu khi Công ty chính thức chuyển sang công ty
cổ phần
Các khoản lãi, lỗ phát sinh khi thanh lý, bán tài sản là chênh lệch giữa thu nhập từ thanh lý và giá trị còn lại của tài sản và được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất
Trang 13Tài sản cố định vô hình và khấu hao
Tài sản cố định vô hình thể hiện giá trị quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng sáng chế
và phần mềm máy tính được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế Quyền sử dụng đất tăng do thực hiện đánh giá lại giá trị và chuyển sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng khi chuyển sang công ty cổ phần được ghi tăng khoản phải trả Nhà nước
Tài sản cố định vô hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên
thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể như sau:
Số năm:
Quyền sử dụng đất 20–50
Bản quyền, sáng chế 3
Phần mềm máy tính 3
Các tài sản cố định vô hình của Công ty đã được đánh giá lại khi thực hiện cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, khấu hao điều chỉnh được bắt đầu khi Công ty chính thức chuyển sang công ty cổ phần