Vụ kiện chống bán phá giá thực chất là một quy trình Kiện- Điều tra-Kếtluận-Áp dụng biện pháp chống bán phá giá nếu có mà nước nhập khẩu tiến hànhđối với 1 loại hành hóa nhập khẩu từ mộ
Trang 12.1 Nguồn gốc Hiệp định chống bán phá giá của WTO 10
2.3 Trình tự kiện chống bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá 13
3.1 Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối chiếu với
3.2.2 Vụ “DS404 - Việt Nam kiện Hoa Kỳ về một số biện pháp mà nước này sử dụng
3.3 Một số hạn chế trong pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá và đề xuất kiến
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh
tế khu vực, kinh tế quốc tế là xu thế không thể đi ngược lại đối với mỗi quốc gia
Nhờ mở của hội nhập mà Việt Nam đạt được những thành tựu khá ngoạnmục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Những mặt hàng xuất khẩu của ViệtNam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới nhưng vẫn còn một số trường hợphàng hóa xuất khẩu của nước ta vẫn bị điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá
và một số biện pháp tự vệ thương mại khác của nước nhập khẩu Khi tham gia vàoASEAN, APEC, WTO… những chính sách thương mại của Việt Nam cũng thayđổi để phù hợp với trạng thái của nền kinh tế trong nước và quốc tế Tuy vậy, nhữngcáo buộc bán phá giá và việc áp dụng biện pháp tự vệ lên hàng hóa xuất khẩu từViệt Nam càng tăng gây ra những tổn thất lớn cho các nhà xuất khẩu, nhà sản xuấtnội địa và uy tín của quốc gia
Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu luật chống bán phá giá và việc
áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO) Đây là nhiệm vụ mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu
cầu của đất nước Vì lí do trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT
NAM”.
Bài tiểu luận của chúng em gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung
Chương II: Hiệp định bán phá giá của WTO
Chương III: Thực tiễn đối với Việt Nam
Do chưa có được những hiểu biết sâu và tốt nhất nên chắc chắn bài tiểu luận
sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em hi vọng sẽ nhận được những ýkiến đóng góp của cô và các bạn để hoàn thiện bài tiểu luận này tốt hơn Chúng emxin chân thành cảm ơn
Trang 3CH ƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG NG I: KHÁI QUÁT CHUNG 1.1 Khái ni m ệm
1.1.1 Bán phá giá
Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP) bán phá giá là việcbán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa củanước xuất khẩu Nói một cách đơn giản, để xác định hành động bán phá giá ta phải
so sánh giá cả ở hai thị trường Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá hàng hoá ởthị trường nước xuất khẩu (giá trị bình thường) và giá ở thị trường nước nhập khẩu(giá xuất khẩu) để tạo ra cơ sở chính xác cho sự so sánh giá trên hai thị trường làkhá phức tạp
Theo WTO, giá trị bình thường (giá thông thường) của hàng hoá là giá củahàng hoá đã được ấn định phụ thuộc vào sức tiêu thụ trên thị trường nước xuấtkhẩu Khi không có giá nội địa để so sánh thì gía trị bình thường được coi là tổngcác chi phí sản xuất, tiêu thụ hàng hoá cộng với một phần lợi nhuận nào đó Hoặctheo cách khác, giá trị bình thường có thể là giá xuất khẩu sang một nước thứba.Trong trường hợp khi nước xuất khẩu chưa được công nhận là có nền kinh tế thịtrường thì giá trị bình thường được xác định trên cơ sở giá hàng hoá tương tự củamột nước thứ ba có nền kinh tế thị trường
Phân loại bán phá giá:
Căn cứ theo thông lệ quốc tế:
Theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bánphá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng nhậpkhẩu Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết theo hai bộluật riêng biệt
- Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá nhânhoặc tổ chức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp hơn giá thành tại thị trường trong nước.Mục tiêu của hành động bán phá giá này là nhằm loại bỏ khỏi thị trường, hoặc ngăncản sự thâm nhập thị trường, của một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanhnghiệp
Trang 4- Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóadưới chi phí tại nước nhập khẩu
Căn cứ theo Hiến chương Havana:
Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thươngmại quốc tế, những nước tham gia đã chia việc phá giá thành 4 loại:
- Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định GATT(“sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nướckhác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”)
- Phá giá dịch vụ: Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch
vụ vận tải biển
- Phá giá hối đoái: Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạtđược lợi thế cạnh tranh
- Phá giá xã hội: Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp
do tù nhân hay lao động khổ sai sản xuất
Hoặc căn cứ theo mục đích và biểu hiện cũng có thể phân thành 3 loại bán phá giá:
- Bán phá giá dai dẳng, thì hàng hóa liên tục được bán với một giá thấp hơn sovới giá cả trong nước nhập khẩu Tình trạng này là tình trạng mà trong đó hàng hóađơn giản là hàng nhập khẩu khác được bán dưới những điều kiện tối đa hóa lợinhuận Bất kỳ hàng rào thương mại nào cũng sẽ dẫn đến một giá cả cao hơn đối vớingười tiêu dùng trong nước nhập khẩu và ảnh hưởng của phúc lợi xã hội
- Bán phá giá thường xuyên: một xí nghiệp nước ngoài sẽ bán tại giá cả thấpcho đến khi những nhà sản xuất trong nước bị loại ra khỏi thị trường; lúc đó giá cả
sẽ gia tăng bởi sự độc quyền xuất hiện Những nhà sản xuất trong nước lúc đó cóthể được lôi kéo trở lại thị trường cho đến khi giá cả giảm xuống trở lại Có mộttranh luận có giá trị cho việc bảo hộ với việc bán phá giá thường xuyên do việc dichuyển nguồn lực lãng phí Khi những nhân tố sản xuất di chuyển vào và ra mộtngành bởi ảnh hưởng của giá cả nhập khẩu thì chi phí và và sự lãng phí đổ dồn cho
xã hội
Trang 5- Bán phá giá không thường xuyên sẽ xuất hiện khi nhà sản xuất nước ngoài(hoặc chính phủ) với một thặng dư sản phẩm tạm thời xuất khẩu số này tại bất cứgiá nào mà nó cần Việc bán phá giá theo kiểu này có thể có những ảnh hưởng xấutạm thời đến việc cạnh tranh với những nhà cung cấp trong nước chủ nhà bởi việclàm gia tăng rủi ro trong hoạt động của ngành Những rủi ro này cũng như sự mấtmát phúc lợi từ việc di chuyển nguồn lực tạm thời có thể được tránh khỏi bởi việcđưa ra chính sách bảo hộ, mặc dù những ảnh hưởng phúc lợi khác có thể được đưavào trong phân tích khi xem xét những hạn chế thương mại Tuy nhiên, việc bánphá giá thường xuyên dường như không biện hộ được việc bảo hộ trong ngắn hạn
1.1.2 V ki n ch ng bán phá giá và đi u ki n áp d ng bi n pháp t v ụ kiện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ụ kiện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ự vệ ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
ch ng bán phá giá ống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
Khái niệm về chống bán phá giá
Hiện tượng bán phá giá có nguồn gốc khá sớm trong thực tiễn thương mạiquốc tế Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đềucoi đây là một trong những hành vi thương mại không lành mạnh Do đó chính phủnhiều nước cho rằng họ cần phải có hành động chống lại hành vi đó nhằm bảo vệngành công nghiệp trong nước
Vụ kiện chống bán phá giá thực chất là một quy trình Kiện- Điều tra-Kếtluận-Áp dụng biện pháp chống bán phá giá ( nếu có) mà nước nhập khẩu tiến hànhđối với 1 loại hành hóa nhập khẩu từ một nước nhất địn khi có những nghi ngờ rằngloại hàng hóa đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể chongành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu
Mặc dù thường được gọi là vụ kiện ( theo cách gọi ở Việt Nam), đây khôngphải là thủ tục tố tụng tại tòa án mà là một thủ tục hành chính và do cơ quan hànhchính nước nhập khẩu thực hiện Thủ tục này nhằm giải quyết một tranh chấpthương mại giữa một bên là nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; nó không liên quanđến quan hệ cấp chính phủ giữa hai nước xuấy khẩu và nhập khẩu
Vì trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống nhưtrình tự tố tụng xử lý mọt vụ kiện tại tòa nên thủ tục này còn được xem là “thủ tụcbán tư pháp” Ngoài ra, khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối
Trang 6cùng của cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Tòa án ( lúc này, vụ việc xử lýtại tòa án thực sự là một thủ tục tố tụng tư pháp).
Vấn đề chống bán phá giá lần đầu tiên được Hiệp hội các quốc gia nghiêncứu ngay từ năm 1922 Đến năm 1947, với sự ra đời của tổ chức GATT, các biệnpháp chống bán giá chính thức được đặt dưới sự chi phối của pháp luật quốc tế Lúc
ấy, đề tài này chưa được chú ý nhiều mà chỉ về sau, khi thương mại phát triển ngàycàng nhanh, sự cạnh tranh trở nên ráo riết hơn, và các nước thành viên của GATTcũng ngày càng đông đảo hơn, thì chống bán phá giá mới trở thành một mối quantâm thật sự Năm 1967, một số quy định về chống bán phá giá tại GATT đượcchuẩn hoá trong Hiệp định về thi hành điều VI của GATT (Agreement on theImplementation of Article VI), thường được gọi tắt là Hiệp định chống bán phá giá.Thời gian sau đó, Hiệp định về chống bán giá được bổ sung thêm nhiều nội dungquan trọng
Sau vòng đàm phán Uruguay, cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mạithế giới (WTO) các bên đã ký kết Hiệp định về thực thi Điều VI GATT 1994,thường được gọi với tên “Hiệp định về chống bán phá giá của WTO” Là một trongnhững hiệp định thương mại đa biên của WTO, Hiệp định chống bán phá giá cóhiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của WTO
Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý giúp các nước bảo hộ quyềnlợi chính đáng của các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra hiện tượng bán phá giá.Năm 1995, WTO đã thành lập Uỷ ban về chống bán phá giá để giám sát việc điềutra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước thành viên Sau khi pháthiện ra hàng hoá bị bán phá giá có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất trong nước,các ngành đó đề nghị những cơ quan hữu trách thực hiện việc điều tra và đưa ra kếtluận về việc có thực hiện hay không thuế chống bán phá giá để bảo vệ sản xuấttrong nước
Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định các biện pháp chống bánphá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng được 4điều kiện sau:
Trang 7- Sản phẩm đang bán phá giá: Sản phẩm của nước xuất khẩu đang được bán ởthị trường của nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn giá bán thông thường của sảnphẩm đó ở trên thị trường nước xuất khẩu
- Có sự thiệt hại về vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe doạ gây
ra đối với các doanh nghiệp nội địa đang sản xuất các sản phẩm tương tự với sảnphẩm bán phá giá, hoặc gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập của một ngànhcông nghiệp trong nước
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất (hoặc đedoạ gây ra thiệt hại vật chất) do chính hành động bán phá giá đó gây ra Cơ quanđiều tra không được áp đặt cho hàng nhập khẩu những gì do các yếu tố khác gây ra
- Tác động của bán phá giá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng đồngrộng lớn
Xuất phát từ quan điểm cho rằng hành vi bán phá giá, ở một mức độ nghiêmtrọng nhất định là hành vi thương mại không công bằng, luật lệ của GATT trướcđây và WTO hiện nay đều cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp có tính trả đũa,
tự vệ thương mại Trong các biện pháp hạn chế thương mại như áp dụng hạn ngạch,hạn chế số lượng, tăng thuế, các biện pháp hạn chế có tính kỹ thuật, phi thuế quankhác, để chống lại hành vi bán phá giá, các quốc gia chỉ có quyền áp dụng biệnpháp tăng thuế nhập khẩu Nói cách khác, quốc gia bị thiệt hại chỉ có thể áp dụngthuế bổ sung (thuế chống bán phá giá) đối với hàng hóa nhập khẩu bị xác định làbán phá giá Các biện pháp hạn chế số lượng hay các biện pháp hạn chế phi thuếquan khác không được coi là hợp pháp
Quyền áp dụng thuế bán phá giá của quốc gia bị thiệt hại thực chất là quyền
có tính ngoại lệ đối với hai nguyên tắc trong thương mại đa biên: Thứ nhất, đó là
ngoại lệ đối với nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN) Thuế chống bán phá giá chỉ
áp dụng đối với hàng hóa cụ thể của quốc gia xuất khẩu cụ thể, đã bị xác định là đối
tượng của hành vi bán phá giá Thứ hai, áp dụng thuế bán phá giá cũng là ngoại lệ
đối với nguyên tắc tôn trọng các cam kết về cắt giảm thuế Quốc gia bị thiệt hạikhông có nghĩa vụ tôn trọng giữ nguyên mức thuế đã cam kết đối với các hàng hóanhập khẩu là đối tượng của hành vi bán phá giá bị cấm
Trang 8Việc xác định mức thuế chống bán phá giá phải dựa trên trên biên độ phá giácủa sản phẩm có liên quan Biên độ phá giá chính là sự chênh lệch về giá giữa giáxuất khẩu đang xem xét với giá thông thường của sản phẩm tại thị trường nội địa,hoặc giá xuất khẩu sang nước thứ ba, hoặc giá cấu thành của sản phẩm
Theo quy định của WTO, luật quốc gia một nước thành viên phải phù hợpvới các Hiệp định và quy định của WTO, những văn kiện này được coi như một bộphận của hệ thống pháp lý quốc gia Do đó các đạo luật khung về chống bán phá giácủa các nước thường lặp lại tất cả các nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá
Để áp dụng các nguyên tắc đó trong thực tế, mỗi nước có thể thêm một số điềukhoản chi tiết để thi hành, dựa theo thể chế pháp luật riêng của mình Như vậy, vềcác nguyên tắc chung thì luật các quốc gia phải đồng nhất nhưng về mặt áp dụngthực tiễn, về các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phágiá thì có thể có những điểm khác nhau Do đó, các quốc gia có quyền tự do trongviệc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện phápchống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình Tình trạng này lànguyên nhân chủ yếu để nhiều nước lợi dụng áp dụng pháp luật chống bán phá giánhư là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa
1.2 Tác đ ng c a bán phá giá ộng của bán phá giá ủa bán phá giá
1.2.1 Tác đ ng tiêu c c c a vi c bán phá giá ộng tiêu cực của việc bán phá giá ự vệ ủa việc bán phá giá ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
Bán phá giá gây ra nhiều tổn thất lớn trên cả mặt vĩ mô và vi mô
- Trên góc độ vĩ mô: Một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ khéo theo việc phá sảncủa nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làmcủa nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác
- Trên góc độ vi mô: Khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ
bị mất thị trường và lợi nhuận Đây thực sự là mối lo ngại của các nước đang pháttriển và các nước phát triển vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnhtranh trở nên gay gắt trên thị trường quốc tế Các doanh nghiệp sản xuất nội địaluôn muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá
Trang 9Việc bán phá giá sẽ kéo theo hàng loạt tác động xấu cho các ngành sản xuấttrong nước Nó dần triệt tiêu các ngành sản xuất non trẻ và thiếu sức cạnh tranh dẫnđến thất nghiệp, đe dọa an ninh quốc gia, Hơn nữa, một khi hàng hóa bán phá giá
đã chiếm lĩnh được thị trường thì các nhà xuất khẩu chắc chắn không dừng lại mà sẽnâng dần giá để tăng lợi nhuận bù những chi phí do việc bán phá giá Như vậy,người tiêu dùng ở nước nhập khẩu lại phải mua hàng với mức giá cao
1.2.2 Tác đ ng tích c c c a vi c bán phá giá ộng tiêu cực của việc bán phá giá ự vệ ủa việc bán phá giá ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
Xuất hiện từ các thành kiến cố hữu, việc bán phá giá thường được coi là mộtviệc làm có tác động tiêu cực vì nó giảm lợi nhuận của người bán hàng khác hoặcgây thiệt hại cho các nhà sản xuất của các nước nhập khẩu Tuy nhiên dưới góc độkinh tế, việc bán phá giá cũng đem lại những lợi ích nhất định:
- Dưới góc độ nước xuất khẩu bán phá giá tạo điều kiện cho nhà sản xuất pháthuy tối đa năng lực sản xuất, khả năng lợi nhuận và thâm nhập thị trường mới
- Khi bán phá giá, các doanh nghiệp thực hiện bán phá giá có khả năng đánhbại đối thủ, loại bỏ dần ác đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.Tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh và mức độ bán phá giá, có thể trở thành doanhnghiệp độc quyền, độc quyền nhóm, qua đó tận dụng lợi thế của doanh nghiệp đểtăng thêm lợi nhuận
- Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể giải phóng hàng tồn với mức
độ tồn kho lớn hoặc tìm kiếm ngoại tệ
Trong một số trường hợp, đối với nước nhập khẩu, bán phá giá cũng cónhững mặt tích cực như người tiêu dùng được tiêu dùng ở mức giá thấp hơn, ngànhsản xuất nội địa sẽ chuyên môn vào mặt hàng mình có LTSS do hiệu ứng từ “tạo lậpthương mại”,…
Tuy nhiên, bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệkinh doanh quốc tế Mặc dù người tiêu dùng có thể tiêu dùng hàng hóa với mức giá
rẻ hơn bình thường nhưng ngành sản xuất trong nước nhập khẩu lại bị tổn hại nặng
nề Chính vì thế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi biện pháp để chốngbán phá giá nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước
Trang 10CH ƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG NG II: HI P Đ NH CH NG BÁN PHÁ GIÁ C A WTO ỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO ỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO ỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO ỦA WTO 2.1 Ngu n g c Hi p đ nh ch ng bán phá giá c a WTO ồn gốc Hiệp định chống bán phá giá của WTO ốc Hiệp định chống bán phá giá của WTO ệm ịnh chống bán phá giá của WTO ốc Hiệp định chống bán phá giá của WTO ủa bán phá giá
Hiện tượng bán phá giá đã bắt đầu khá sớm trong thương mại quốc tế kể từthế kỷ XVII tại Châu Âu Cho đến nay bán phá giá luôn được coi là hành vi thươngkhông công bằng Các quốc gia và các tổ chức quốc tế vẫn đang rất tích cực trongviệc ngăn chặn bán phá giá nhằm xây dựng một môi trường thương mại trong sạch
và lành mạnh
Các bộ luật, quy định về chống bán phá giá đã được các quốc gia áp dụng từkhá lâu nhưng trên bình diện quan hệ thương mại đa bên, Hiệp định Chung về Thuếquan và Thương mại (GATT) năm 1947 là văn kiện pháp lý đầu tiên quy định vềvấn đề này tại điều VI của Hiệp định Mục đích của điều VI lúc đó là quy định vềviệc thi hành các biện pháp chống bán phá giá Về bản chất thì điều VI không lên ánhành vi bán phá giá từ nước xuất khẩu, mà chỉ cho phép nước nhập khẩu có cácbiện pháp phản ứng lại khi xảy ra tình trạng bán phá giá
Tuy nhiên những điều VI của GATT năm 1947 có nhiều điểm không rõ ràng,gây quan ngại cho các nước khi thực thi điều khoản này Các nước đã đàm phán vàxây dựng nên “Hiệp định về việc thực hiện điều VI của GATT” hay còn gọi là Bộluật chống bán phá giá, ra đời năm 1967 Bộ luật này giúp giải thích rõ ràng hơn cáckhái niệm còn mập mờ, đồng thời đưa ra các thủ tục chi tiết hơn làm cơ sở cho việc
áp đặt các biện pháp chống bán phá giá
Để tiếp tục khắc phục những bất cập trong Bộ luật chống bán phá giá năm
1967, tại vòng đàm phán Tokyo năm 1979, các nước đã bổ sung thêm các điều kiện
về quan hệ nhân quả để nước nhập khẩu dễ áp dung cùng với các quy định chặt chẽ
về quản lý giá và số lượng hàng nhập khẩu
Vòng đàm phán Uruguay bắt đầu năm 1986 đã đưa đến kết quả là “Thỏathuận Marrakesh” năm 1994 thành lập Tổ chức thương mại thế giới (viết tắt làWTO) Trong đó có Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT1994) và Hiệp định về việc thực hiện Điều VI của Hiệp định Chung về Thuế quan
và Thương mại 1994 (GATT 1994) (gọi tắt là Hiệp định ADP) Sau khi các vănkiện thành lập WTO chính thức có hiệu lực, điều VI của GATT 1994 và Hiệp định
Trang 11ADP đã thay thế điều VI của GATT 1947 và Bộ luật năm 1979 trong việc điềuchỉnh việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế Đócũng chính là bộ khung quy phạm pháp luật hiện hành của WTO điều chỉnh vềchống bán phá giá trong thương mại quốc tế.
2.2 Các n i dung v bán phá giá ộng của bán phá giá ề bán phá giá
2.2.1 Đi u ki n hàng hóa đ ều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ược coi là bán phá giá c coi là bán phá giá
Trong rất nhiều trường hợp, không phải lúc nào có hiện tượng hàng hóa nướcngoài bán phá giá thì nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phágiá đối với hàng hóa đó
Theo điều 2 Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định rõ việc áp dụngcác biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyềncủa nước nhập khẩu sau khi tiến hành điều tra chống bán phá giá và rút ra kết luậnkhẳng định sự tồn tại đồng nhất của cả 03 điều kiện sau:
• Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%)
• Ngành sản xuất mặt hàng tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kểhoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sảnxuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”)
• Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và nhữngthiệt hại nói trên
Việc chứng minh quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá
và thiệt hại đối với sản xuất trong nước được dựa trên việc kiểm tra tất cả các bằngchứng có liên quan trước các cơ quan có thẩm quyền Các cơ quan có thẩm quyềncũng phải tiến hành điều tra các nhân tố được biết đến khác cũng đồng thời gây thiệthại đến ngành sản xuất trong nước và thiệt hại gây ra bởi những nhân tố đó khôngđược tín vào ảnh hưởng do hàng hóa bị bán phá giá gây ra Không kể những yếu tốkhác, các nhân tố có thể tính đến trong trường hợp này bao gồm: số lượng và giácủa những hàng hóa nhập khẩu không bị bán phá giá, giảm sút về nhu cầu hoặc thayđổi của hình thức tiêu dùng, các hành động hạn chế thương mại hoặc cạnh tranh
Trang 12giữa nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, phát triển của công nghệ, khả năngxuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước.
2.2.2 Cách xác đ nh biên đ phá giá và thi t h i ịnh biên độ phá giá và thiệt hại ộng tiêu cực của việc bán phá giá ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ại
Biên độ phá giá được tính theo công thức:
Trong đó :
- Giá thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuấtkhẩu hoặc giá bán của sả phẩm tương tự sang một nước thứ ba, hoặc tổng chi phísản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý
Sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra là: sản phẩm giống hệt ( có tất cảcác đặc tính giống sản phẩm đang bị điều tra) hoặc sản phẩm gần giống ( có nhiềuđặc điểm gần giống với sản phẩm đang bị điều tra, được sử dụng trong trường hợpkhông có sản phẩm giống hệt)
- Giá xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhànhập khẩu ( hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên)
Xác định thiệt hại:
Trong Hiệp định chống bán phá giá, khái niệm “thiệt hại” được hiểu là thiệthại vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước hoặc ảnh hưởng vật chật làmchậm quá trình thành lập một ngành sản xuất
Việc xác định thiệt hại là một bước không thể thiếu trong một vụ điều trachống bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể chongành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc
Trang 13- Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất
cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa ( ví dụ như tỷ
lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi vềdoanh số, sản lượng, năng suất, nhân công,…)
2.3 Trình t ki n ch ng bán phá giá và bi n pháp ch ng bán phá ự kiện chống bán phá giá và biện pháp chống bán phá ệm ốc Hiệp định chống bán phá giá của WTO ệm ốc Hiệp định chống bán phá giá của WTO giá
2.3.1 Ki n bán phá giá ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
Hiệp định chống bán phá giá (Anti-Dumping Agreement – ADA) của Tổchức Thương mại quốc tế (WTO) được quy định trong Điều VI của Hiệp địnhchung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 Theo đó, các hành động phảnứng lại việc bán phá giá chỉ có thể được áp dụng theo nội dung đã nêu trong điềunày (từ việc định nghĩa bán phá giá, xác định các bên liên quan, thu thập chứng cứ,đến khởi kiện, phán quyết và giải quyết tranh chấp) Trong đó, một số nội dungquan trọng về việc kiện bán giá giá được nêu như sau:
Đối tượng khởi kiện: Đối tượng được khởi kiện là các chủ thể có quyền khởi
kiện, bao gồm:
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện củangành đó)
- Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu
Điều kiện khởi kiện: Trong đơn kiện, chủ thể khởi kiện phải có bằng chứng
Trình tự vụ kiện chống bán phá giá: Một số giai đoạn chính của một vụ kiện
chống bán phá giá như sau
- Bước 1: Chủ thể khởi kiện (nước nhập khẩu) nộp đơn kiện và các bằngchứng ban đầu
Trang 14- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền đánh giá đơn kiện về độ chính xác, tínhđầy đủ của bằng chứng Nếu đơn kiện đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ thôngbáo cho phía bị đơn, sau đó tiến hành điều tra Nếu đơn kiện không đạt yêu cầu, cơquan có thẩm quyền sẽ vô hiệu đơn kiện Ngoài ra, quá trình điều tra sẽ bị hủy bỏnếu, sau đó, cơ quan có thẩm quyền xác định không có tình trạng bán phá giá.
- Bước 3: Cơ quan tiến hành điều tra tình trạng bán phá giá thông qua bảnghỏi được gửi cho các bên liên quan, sau đó xác minh thông tin, và báo lại cho cácbên cung cấp
- Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền kết luận sơ bộ Kết luận này có thể kèmtheo yêu cầu áp dụng một số biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với bị đơnnhư đặt cọc, ký quỹ
- Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền điều tra lần 02 đối với vụ việc bán phágiá Một biện pháp có thể được sử dụng trong lần điều tra thứ 02 là điều tra thực địatại nước xuất khẩu
- Bước 6: Cơ quan có thẩm quyền đưa ra kết luận cuối cùng
- Bước 7:Cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định áp dụng biện pháp chốngbán phá giá nếu kết luận cuối cùng khẳng định thiệt hại do việc bán phá giá gây ra
- Bước 8: Cơ quan có thẩm quyền ra soát biện phá chống bán phá giá thôngqua việc tái điều tra thường niên biên độ phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu Cơquan này sẽ yêu cầu một số điều chỉnh về mức thuế trong trường hợp biên độ phágiá vượt quá ngưỡng mục tiêu
- Bước 9: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành rà soát sau một khoảng thời gianhợp lí, và quyết định sự cần thiết của việc duy trì các biện pháp chống bán phá giá.Trách nhiệm thi hành các biện pháp chống bán giá có hiệu lực dưới 05 năm kể từngày thực hiện (Article 11) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không đưa ra quyếtđịnh về việc duy trì hoặc hủy bỏ trách nhiệm thi hành, bên liên quan có thể đề trìnhyêu cầu duy trì hoặc hủy bỏ trách nhiệm này
2.3.2 Bi n pháp ch ng bán phá giá ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
Một số biện pháp tạm thời
Trang 15Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng nếu cơ quan có thẩm quyền (i) điều tratheo đúng quy trình, thông báo và tạo điều kiện cho các bên liên quan cung cấpthông tin và trình bày ý kiến; (ii) đã đưa ra kết luận sơ bộ về tình trạng bán phá giá
và thiệt hại do việc bán phá gây ra; và (iii) yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời đểngăn chặn thiệt hại trong quá trình điều tra
Biện pháp tạm thời áp dụng cho nước xuất khẩu có thể là chịu thuế chốngbán phá giá (hàng hóa từ nước xuất khẩu mà được xác định là bán phá giá sẽ chịu 1mức thuế nhất định khi đưa vào nước nhập khẩu), buộc đặt cọc (bị đơn phải đặt cọcmột khoản tiền tương đương khoản tiền thuế chống bán phá giá dự kiến), bảo lưuquyền đánh thuế (hàng hóa nước xuất khẩu được thông quan nhưng chịu một mứcthuế chống bán phá giá nhất định trong tương lai
Cam kết về giá
Quá trình điều tra có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không kèm theobắt buộc thi hành biện pháp chống bán phá giá nào nếu nhà xuất khẩu tự nguyệncam kết tăng giá đến mức tiêu chuẩn hoặc ngừng xuất khẩu theo hướng phá giá vàonước nhập khẩu
Cam kết về giá không được chấp nhận nếu cơ quan có thẩm quyền nhận thấycam kết này không khả thi Cơ quan này sẽ gửi thông tin về việc không chấp nhậnđến nhà xuất khẩu
Trường hợp cam kết về giá được chấp nhận, việc điều tra bán phá giá và điềutra về thiệt hại của bán phá giá có thể hoàn tất khi cơ quan có thẩm quyền và nhàxuất khẩu đi đến thỏa thuận chung
Cam kết về giá sẽ kết thúc nếu kết quả điều tra kết luận, không tồn tại việcbán phá giá hoặc việc bán phá giá không gây thiệt hại
Áp dụng thuế chống bán phá giá
Cách thức áp dụng:
Cơ quan điều tra của nước nhập khẩu quyết định việc đánh thuế chống bánphá giá hay không và đánh thuế tương đương hay nhỏ hơn biên độ phá giá Mứcthuế này đươc tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không caohơn biên phá giá của nước này
Trang 16Trường hợp nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không có quyền lựa chọntham gia điều tra, mức thuế chống bán phá giá được áp dụng không quá biên giátrung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn thamgia điều tra Thuế chống bán phá giá được áp dụng dựa trên cơ sở không phân biệtđối xử giữa hàng hóa nhập khẩu từ các nguồn được xác định là gây thiệt hại Không
áp dụng thuế chống bán phá giá cho trường hợp đã cam kết giá
Cách thức tính thuế:
Thuế hồi tố (áp dụng bởi Hoa Kỳ): mức thuế được tính toán dựa trên số liệu
từ 06 tháng đến 01 năm trước khi tiến hành điều tra Sau một thời gian hợp lí kể từngày thực hiện nghĩa vụ chịu thuế, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu cơ quan có thẩmquyền đánh giá lại mức thuế phải nộp (quá trình này có thể mất 12-18 tháng sau khi
cơ quan có thẩm quyền nhận được yêu cầu từ nhà nhập khẩu) Ngoài ra, sau 01 năm
kể từ ngày ra quyết định áp dụng thuế, cơ quan này cũng xác định lại biên phá giáthực tế và mức thuế chính thức cho nhà xuất khẩu Việc hoàn thuế (nếu có) sẽ đượcthi hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày xác định lại mức thuế cuối cùng phải nộp
Thuế ấn định (áp dụng bởi Liên minh Châu Âu): biên độ phá giá được xácđịnh dựa trên số liệu thu thập được trước khi điều tra việc bán phá giá Biên độ này
cố định cho cả quá trình áp dụng thuế chống bán phá giá Sau một thời gian hợp lí,
cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét việc hoàn phần thuế cao hơn biên độ phá giánếu nhận được đề nghị hoàn thuế và bằng chứng từ nhà nhập khẩu Quá trình xemxét có thể kéo dài 12-18 tháng Việc hoàn thuế (nếu có) sẽ được thực hiện trongvòng 90 ngày kể từ ngày ra quyết định hoàn thuế
Nghĩa vụ thuế không kéo dài quá 05 năm kể từ ngày có quyết định áp dụngthuế đầu tiên hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại việc bán phá giá
Tính hiệu lực:
Chỉ có hàng hóa liên quan được nhập khẩu từ bị đơn chịu sự điều chỉnh củaquy định thuế chống bán phá giá Các nhà xuất khẩu mới và người chưa từng xuấtkhẩu hàng hóa được xác định là phá giá cũng chịu sự điều chỉnh của quy định Nhàxuất khẩu mới có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tính toán mức thuế riêng chomình Chỉ cho đến khi có quyết định chính thức, nhà nhập khẩu mới mới được áp
Trang 17dụng mức thuế riêng Thuế hồi tố chỉ được áp dụng nếu ngành sản xuất nội địa chịuthiệt hại thực tế từ việc bán phá giá lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hànhquyết định.
Trang 18CH ƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG NG III: TH C TI N Đ I V I VI T NAM ỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM ỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM ỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO ỚI VIỆT NAM ỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO
3.1 Pháp l nh ch ng bán phá giá hàng hóa nh p kh u vào Vi t Nam ệm ốc Hiệp định chống bán phá giá của WTO ập khẩu vào Việt Nam ẩu vào Việt Nam ệm
và đ i chi u v i Hi p đ nh c a WTO ốc Hiệp định chống bán phá giá của WTO ếu với Hiệp định của WTO ới Hiệp định của WTO ệm ịnh chống bán phá giá của WTO ủa bán phá giá
Tháng 4 năm 2004 Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vàoViệt Nam chính thức có hiệu lực Pháp lệnh này đã quy định và văn bản quan trọngnhất, phù hợp nhất với thông lệ quốc tế quy định rõ ràng về các hành vi bán phá giá
và các chế tài nhất định của việc bán phá giá tại Việt Nam Việc ra đời pháp lệnhnày đã góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước xây dựng được môi trường lànhmạnh hơn cho các doanh nghiệp nội địa phát triển
Tham chiếu giữa pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam có thể thấychúng ta đã có những quy định thống nhất với Hiệp định chống bán phá giá củaWTO đồng thời có những quy định khác phù hợp với tình hình thực tế của thịtrường nội địa
3.1.1 Tham chi u v căn c đ xác đ nh hàng hóa nh p kh u bán phá giá ếu về căn cứ để xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá ều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ứ để xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá ể xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá ịnh biên độ phá giá và thiệt hại ập khẩu bán phá giá ẩu bán phá giá
● Cách xác định biên độ phá giá:
Theo khoản 2 và 3 điều 2 Pháp lệnh chống bán phá giá, biên độ phá giá làkhoảng cách chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường của hàng hóa so vớigiá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam Biên độ phá giá có thể là một số tuyệt đốihoặc tỷ lệ phần trăm trên giá xuất khẩu Biên độ bán phá giá không đáng kể là biên
độ bán phá giá không vượt quá 2% giá hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam Cho đếnnay, pháp lệnh chống bán phá giá và NĐ 90/2005/NĐ-CP chỉ mới quy định về kháiniệm và những yêu cầu cơ bản mà chưa đưa ra được phương pháp, công thức tínhbiên độ phá giá một cách cụ thể như Hiệp định chống bán phá giá WTO
● Căn cứ về xác định thiệt hại:
Theo khoản 2 điều 6 Pháp lệnh chống bán phá giá đã quy định hai mức độcủa thiệt hại là thiệt hại đáng kể và đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
trong nước Theo khoản 2 điều 7, thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng về sản lượng, mức giá,mức tiêu thụ hàng hoá, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm của người lao
Trang 19động, đầu tư và các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc là tình trạngdẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước Theo khoản
8 điều 2, đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là khả năng
trước mắt, rõ ràng và chứng minh được sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sảnxuất trong nước
Việc xác định ngành sản xuất trong nước là điều kiện đầu tiên để điều tra vềthiệt hại trong các vụ kiện chống bán phá giá.Về cơ bản, pháp luật Việt Nam tươngthích với những quy định tương ứng trong pháp luật chống bán phá giá WTO vềkhoản mục này Tuy nhiên pháp luật Việt Nam chỉ mới đưa ra khái niệm mà chưaquy định căn cứ xác định nguy cơ đe dọa thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trongnước trong khi pháp luật của WTO có những quy định cụ thể hơn
3.1.2 Tham chi u v th t c đi u tra, x lý v vi c ch ng bán phá giá ếu về căn cứ để xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá ều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ủa việc bán phá giá ụ kiện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ử lý vụ việc chống bán phá giá ụ kiện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
Điều 8 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định 2 trường hợp để cơ quan cóthẩm quyền tiến hành điều tra vụ việc là:
● Điều tra theo yêu cầu của ngành sản xuất trong nước
● Điều tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại
Về thẩm quyền ra quyết định điều tra, điều 9 pháp lệnh chống bán phá giáquy định Bộ trưởng Thương mại có thẩm quyền quyết định điều tra vụ việc
Theo điều 12 pháp luật chống bán phá giá, nội dung điều tra để áp dụng biệnpháp chống bán phá giá bao gồm: xác định hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam vàbiên độ phá giá, xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể chongành sản xuất trong nước và quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hoá vào Việt Namvới thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trongnước
Pháp lệnh chống bán phá giá 2004 quy định thời hạn đưa ra quyết định điềutra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá 30 ngày và thời hạn điềutra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá mười hai tháng, kể từngày có quyết định điều tra Pháp lệnh chống bán phá giá không trực tiếp phân chiaquá trình điều tra thành những giai đoạn cụ thể Dựa trên quy định về trình tự công
Trang 20bố các loại kết luận điều tra của cơ quan có thẩm quyền, có thể chia quá trình điềutra thành 02 giai đoạn là điều tra để có kết luận sơ bộ (gọi là điều tra sơ bộ) và điềutra để có kết luận cuối cùng (điều tra cuối cùng).
Xử lý vụ việc chống bán phá giá bao gồm hoạt động của các cơ quan cóthẩm quyền căn cứ vào kết luận cuối cung của cơ quan điều tra để đưa ra các quyếtđịnh giải quyết vụ việc chống bán phá giá Quá trình xử lí vụ việc chống bán phágiá được thực hiện qua hai giai đoạn:
● Giai đoạn thứ nhất, Hội đồng xử lý vụ việc xem xét hồ sơ vụ việc Theo pháplệnh chống bán phá giá, kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc là một tronghai cơ sở quan trọng để Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định xử lý vụviệc
● Giai đoạn thứ hai, Bộ trưởng Bộ Thương mại đưa ra quyết định xử lý vụviệc
Các quy định của Pháp luật Việt Nam về giai đoạn điều tra, xử lí vụ việc bánphá giá ghi nhận những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của các cơ quan có liênquan.Tuy nhiên so với Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Pháp lệnh vẫn chưachi tiết hóa quá trình điều tra, xử lí vụ việc Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề chưađược giải quyết triệt để như: cơ chế giải quyết mẫu thuẫn giữa kết luận điều tra vàquyết định của Hội đồng xử lý vụ việc, vấn đề về thời gian ra quyết định của Bộtrưởng…
3.1.3 Tham chi u v các bi n pháp ch ng bán phá giá ếu về căn cứ để xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá ều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ện chống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ ống bán phá giá và điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
● Áp dụng biện pháp cam kết:
Biện pháp cam kết được áp dụng khi các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoàiđưa ra cam kết sửa đổi mức giá bán, đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vựcđang điều tra và cam kết này được cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu chấpnhận Theo khoản 1 điều 21 của Pháp lệnh chống bán phá giá, có hai loại cam kếtđược áp dụng trong các vụ việc chống bán phá giá là điều chỉnh giá bán và tựnguyện hạn chế khối lượng, số lượng và giá trị hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam.Tuy nhiên pháp luật Việt Nam chỉ gọi tên mà chưa có những quy định chi tiết vềcác biện pháp trên
Trang 21Về cơ bản, các quy định trên phù hợp với những nguyên tắc được ghi nhậntrong Hiệp định chống bán phá giá WTO, song còn một số bất hợp lý: pháp luậtViệt Nam không trực tiếp quy định về các điều kiện để các cam kết được chấp nhận
mà chỉ quy định về các căn cứ xem xét cam kết; vai trò của các bên liên quan không
là người đưa ra cam kết khá mờ nhạt ( tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tựtrong nước, doanh nghiệp nhập khẩu, hiệp hội hành nghề, đại diện người tiêudùng, )
● Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời:
Theo pháp lệnh chống bán phá giá, biện pháp tạm thời được áp dụng là thuếchống bán phá giá tạm thời Thuế này có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiềnmặt đặt cọc hoặc bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật Bộtrưởng Bộ Công Thương có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm thời
Việc kết luận sơ bộ khẳng định hàng hóa nhập khẩu đã bán phá giá và gâythiệt hại cho ngành sản xuất nội địa không tự động dẫn đến việc áp dụng thuế tạmthời, chỉ khi nào thỏa mãn các điều kiện tại điều 20 Pháp lệnh chống bán phá giá, cơquan có thẩm quyền mới có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp này đối vớihàng hóa nhập khẩu
● Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức:
Điều 6 và khoản 1 điều 22 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định căn cứ vàokết luận cuối cùng của cơ quan điều tra và quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc,
Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi
có hai điều kiện sau: hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ phá giá phảixác định cụ thể, việc bán phá giá là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hạiđáng kể cho ngành sản xuất trong nước
Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá phải ấn định mức thuế chống bánphá giá chính thức cho khoảng thời gian có hiệu lực của quyết định đó.Thuế chốngbán phá giá có thể được áp dụng hồi tố