1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khung pháp lý về hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.pdf

53 750 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 669,8 KB

Nội dung

Khung pháp lý về hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) những làn sóng đầu tư lớn đang đổ vào Việt Nam tạo nên sức cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong nước từ đó nảy sinh nhu cầu của nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, gia tăng thị phần Trong bối cảnh đó không ít doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng khó khăn hay phải đối mặt với nguy cơ phá sản và mua bán sáp nhập doanh nghiệp trở thành một giải pháp hiệu quả đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng này

Cũng như hầu hết các công cụ, giải pháp của thị trường, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng tồn tại những lợi ích quan trọng lẫn những tác động tiêu cực đối với các bên tham gia và đối với nền kinh tế Sự tồn tại và phát triển của thị trường mua bán doanh nghiệp có phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hay không là tùy thuộc nhiều vào sự định hướng, quản lý của nhà nước để hoạt động này phát triển đúng hướng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế

Mục đích đề tài này tìm hiểu về các luật mua bán sáp nhập trên thế giới cũng như tại Việt Nam Tuy rằng hiện nay doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về các điều kiện, thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam chưa được quy định cụ thể, chưa có Luật chống độc quyền như các nước trên thế giới, thông tin về các vụ mua bán sáp nhập công ty chưa được cập nhật đầy đủ, thiếu tính minh bạch nhưng thông qua luật đầu tư, luật cạnh tranh, luật chứng khoán, luật doanh nghiệp và các thông tư nghị định, nhà nước cũng đã thể hiện sự bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước sự thôn tính của các doanh nghiệp nước ngoài Đề tài đã nghiên cứu sự bảo vệ doanh nghiệp trong nước thông qua hệ thống khung pháp lý và qua đó đề ra một số định hướng phát triển, hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng phù hợp với xu thế phát triển của hoạt động mua bán sáp nhập trong tương lai

Trang 2

Tuy nhiên, về số lượng những vụ sáp nhập, con số năm 2006 (tổng cộng 28.312 thương vụ) lại giảm so với năm 2000 (31.019 thương vụ)

Năm 2006, nước Mỹ vẫn là trung tâm của những vụ sáp nhập, chiếm tới 36% tổng giá trị của những vụ sáp nhập trên toàn cầu, với giá trị tuyệt đối đạt 1.220 tỷ USD, giảm so với mức 46%, tương đương 1.530 tỷ USD của năm 2000

Trong những năm vừa qua, hoạt động M&A cũng đã diễn ra khá sôi động ở nhiều nước trên thế giới, cụ thể là ở các quốc gia châu Á Hãng kiểm toán toàn cầu Price Waterhouse Coopers (PwC) cũng đã công bố một bảng số liệu tổng quan về hoạt động M&A của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2006, trong đó đề cập và đưa ra nhiều thông tin về giá cả, số lượng các vụ M&A ở 14 nước trong khu vực

Trang 3

Biểu đồ 1.1

Tuy làn sóng sáp nhập đã có từ nhiều năm qua, nhưng năm 2007 mới thực sự diễn ra nhiều thương vụ lớn, mà giá trị của chúng vượt xa dự đoán của nhiều người Hoạt động M&A thế giới trong năm này đã chứng kiến những kỷ lục mới Tổng trị giá của các vụ mua bán sáp nhập đạt 4.400 tỷ, tăng 21% so với mức 3.600 tỷ USD vào năm 2006 Mặc dù cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ đã khiến cỗ máy M&A quay chậm lại trong nửa cuối của năm, tuy nhiên, nhìn trên tổng thể năm 2007, hoạt động M&A đã gặt hái được nhiều thành công

- Đáng kể nhất là vụ một nhóm ba ngân hàng do Ngân hàng Hoàng gia Scotland dẫn đầu mua lại Ngân hàng ABN Amro của Hà Lan với giá 99 tỷ USD, đánh dấu thỏa thuận mua lại lớn nhất đã hoàn thành trong năm

- Trong khi đó, “đại gia” khai thác mỏ BHP Billiton cũng đưa ra đề nghị mua lại đối thủ Rio Tinto với mức giá chưa từng có: 193 tỷ USD Một khi hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận mua lại lớn nhất từ trước đến nay

Trang 4

- Khủng hoảng tín dụng ở Mỹ cũng khiến nhiều tập đoàn ngân hàng lớn ở nước này phải bán cổ phần cho các nhà đầu tư đến từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới Điển hình là Citigroup bán cổ phần trị giá 7,5 tỷ USD cho cơ quan đầu tư Abu Dhabi (ADIA) của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Merrill Lynch bán cổ phần 6,2 tỷ USD cho tập đoàn Temasek của Singapore và một công ty khác của Mỹ, còn Morgan Stanley bán cổ phần trị giá 5 tỷ USD cho công ty đầu tư vốn của Nhà nước Trung Quốc

- Các công ty đầu tư vốn tư nhân và các quỹ lợi ích quốc gia là hai lực lượng mới nổi trên thị trường M&A trong năm qua Với nguồn tiền dồi dào từ bán dầu mỏ, các nhà đầu tư vùng Vịnh cũng tiến hành các vụ mua lại khắp thế giới Tính ra, hiện các nước giàu có tài nguyên năng lượng này đã đầu tư tới 4.000 tỷ USD trên toàn cầu

- Năm 2007 cũng chứng kiến vụ "ly hôn” của “gia đình” ôtô DaimlerChrysler Ngày 4/10, DaimlerChrysler đã quyết định đổi tên thành Daimler, trút bỏ những tàn tích cuối cùng của vụ mua lại hãng Chrysler vào năm 1998 với giá 40 tỷ USD

Bảng số liệu tổng quan về hoạt động M&A của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nửa đầu năm 2007:

Trang 5

Các vụ sáp nhập và mua lại lớn trên thế giới trong giai đoạn 2000-2007

(Xếp theo giá trị của các vụ mua lại và sáp nhập)

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/merger

Quý 1/2008, số lượng những thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) thấp nhất trong 4 năm Giá trị của những thương vụ sáp nhập và mua lại này trong quý 1 cũng chỉ là 652 tỷ USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2007 Đây là quý có hoạt động sáp nhập và mua lại kém nhất từ năm 2004 theo tính toán của Dealogic - công ty phân tích dữ liệu tài chính toàn cầu

1.1.2 Xu hướng M&A trong thời gian tới

Đầu năm 2008 thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp rất ảm đạm khi thị

trường thế giới biến động và chính sách tín dụng thắt chặt

STT Năm Bên mua Bên bị mua Giá trị giao dịch (triệu USD) 1 2000 Fusion: America Online

Inc (AOL)

2 2007 Schwebend: Barclays Plc

ABN-AMRO Holding NV

Trang 6

Con số trên cho thấy ảnh hưởng của sự bùng nổ tín dụng và sự hỗn loạn trong thị trường chứng khoán đã khiến những công ty ngần ngại ra sao khi bỏ tiền vào những thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) Đồng thời điều này cũng đồng nghĩa với việc nhân viên các ngân hàng đầu tư sẽ mất việc hàng loạt nếu hoạt động sáp nhập và mua lại không có những cải thiện nhất định trong thời gian tới

Sự sụt giảm trong số lượng thương vụ M&A gần đây đi kèm với sự đi xuống của thị trường chứng khoán Giá trị trái phiếu phát hành giảm một nửa trong quý 1

Tuy môi trường kinh doanh toàn cầu hiện rất ảm đạm, song cũng cho rằng hoạt động kinh doanh tại các thị trường mới nổi vẫn hết sức sôi động và giá hàng hóa tại các thị trường này cũng đang tăng cao

Một nguyên nhân nữa giúp các vụ sáp nhập trên thế giới không tuột dốc là do xu hướng cổ phần hoá, tư nhân hoá đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển, tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhàn rỗi

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương thường được lựa chọn để thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia nhiều nhất Tiếp đó là các khu vực Tây Âu, Đông Âu và Mỹ Latinh

Nếu xét về quy mô trên mỗi vụ M&A người Mỹ vẫn tiếp tục thống trị, nhưng năm 2007 là năm hoạt động M&A nở rộ ở Châu Âu Theo những thống kê chưa đầy đủ, các vụ sáp nhập ở châu lục chiếm tới 1/3 tổng giá trị các vụ mua bán, đổi chác trên toàn cầu

Trong năm 2007, thành công lớn nhất của các doanh nghiệp M&A quốc tế là hoạt động thôn tính trên địa bàn Đông Âu Khi phương Tây "Đông tiến" về chính trị thì cũng là lúc các hoạt động kinh doanh M&A nở rộ về Đông Hơn thế nữa với các nước Đông Âu, mà trực tiếp là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, những ngày tháng của năm 2007 cũng là lúc hoạt động kinh doanh chín mùi sau quãng thời gian chuyển đổi đau đớn Cũng trên khía cạnh địa lý, giới quan sát quốc tế, dự đoán trong năm 2008, xu hướng M&A vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhưng nó sẽ nhanh chóng lan đến Châu Á mà Trung Quốc và Ấn Độ là những cơ hội đầu tư tuyệt vời mà các

Trang 7

nhà đầu tư đều muốn nhòm ngó Khác với Đông Âu, tốc độ kinh tế ở khu vực diễn biến nhanh hơn, và các hoạt động M&A cũng đang diễn ra mạnh mẽ, theo sau các chương trình cổ phần hóa từ Trung Quốc tới Việt Nam Năm 2006 và đặc biệt là năm 2007 được coi là năm cổ phần hóa của các nền kinh tế này, tuy nhiên sang năm 2008 và những năm tiếp theo sẽ là những năm của hoạt động sáp nhập Bởi lúc đó doanh nghiệp sau cổ phần hóa không chỉ bị sức ép của hội nhập quốc tế, mà ngay nội tại doanh nghiệp áp lực phá khung, phá bỏ cơ cấu làm cũ cũng ngày một dữ dội

Theo đánh giá của giới quan sát quốc tế, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiêp ở Châu Âu, đặc biệt là khu vực Đông Âu đang ngày một khắt khe hơn Bởi sau những vụ mua bán chộp giật, kiếm lời, các hoạt động M&A để phát triển - cốt lõi của sáp nhập và mua bán - giờ mới tới thời Tuy nhiên, việc tranh mua - tranh bán đã diễn ra gay gắt, bởi thế người ta tin rằng nhanh chân tới Châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam là những quyết định đón đầu Tới trước sẽ không chỉ có được sự lựa chọn lớn hơn mà còn được trọng vọng Kinh nghiệm các vụ mua bán ở Đông Âu cho thấy, việc đi sau không chỉ tốn kém, mà hơn thế công cuộc tái cơ cấu hoạt động hậu M&A cũng diễn ra hết sức phức tạp Theo thống kê của tạp chí Doanh Nhân (the Entrepreneur) có tới 50% doanh nghiệp M&A thừa nhận họ đã sai lầm khi đánh giá thấp yếu tố thời gian trong quá trình đàm phát mua bán 4/10 doanh nghiệp tuy có may mắn tới đích, nhưng tất cả số này đều dự đoán hụt thời lượng có thể kết thúc thắng lợi đàm phán Và đương nhiên cùng với kéo dài thời gian, là tổn thất cả về giá cả, lẫn lỡ bước các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới Trong tổng số các hoạt động M&A 2007, chỉ có 20% trong số đó giành được những doanh nghiệp mà cơ cấu tổ chức, cũng như bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh "ổn" Điều này một lần nữa khẳng định tính chất căng thẳng của loại hình kinh doanh tri thức cao này Tuy nhiên, cũng theo tờ Entrepreneur, tất cả các doanh nghiệp Châu Âu vẫn tin tưởng vào hoạt động cổ phần sẽ tạo ra những cơ hội lớn để trẻ hóa hoạt động của họ trên thương trường quốc tế Cạnh tranh dữ dội đẩy hoạt động M&A mở rộng về địa lý, nhưng cũng chính sự mở rộng địa lý này đã mở ra nhiều cơ hội hơn so với những hoạt động M&A phình to về quy mô truyền thống.Có lẽ hơn cả người Châu Á, các doanh nghiệp M&A từ Châu Âu và cả Bắc Mỹ hiểu hơn câu nói "đi một ngày đàng học một sàng khôn" của chính người phương Đông Bởi mỗi cuộc phiêu lưu mạo

Trang 8

hiểm trong kinh doanh lại lóe lên nhiều ý tưởng mới cho các nhà quản lý doanh nghiệp

1.2 PHÁP CHẾ CHỐNG ĐỘC QUYỀN TRÊN THẾ GIỚI

Trên thế giới, sáp nhập, mua lại được xem xét, điều tiết chủ yếu từ góc độ của pháp luật về cạnh tranh theo cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế Kiểm soát tập trung kinh tế được thực hiện theo thủ tục hành chính, thủ tục xét xử tại toà án hoặc áp dụng đồng thời cả hai thủ tục Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy có nhiều cách thức điều chỉnh bằng pháp luật khác nhau đối với cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế: bằng những luật chống độc quyền riêng biệt (như ở Áo, Tây Ban Nha, Canada, Đức, Thuỵ Sỹ), bằng những luật chống độc quyền và những quy phạm chung trong Luật Dân sự (như ở Italia, Pháp), bằng những luật chống độc quyền và bằng án lệ (như ở Anh, Mỹ)

Nhìn chung, trên thế giới tồn tại hai mô hình chính của cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế là mô hình Mỹ và mô hình châu Âu

- Mô hình Mỹ cấm tập trung kinh tế và độc quyền về mặt hình thức, được áp dụng ở Mỹ, Canada, Arghentina và nhiều nước khác

- Mô hình Châu Âu được xây dựng dựa trên nguyên tắc kiểm soát tập trung kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực của nó Mô hình châu Âu kiểm soát tập trung kinh tế cho phép đăng ký những dự án tập trung kinh tế không hạn chế đáng kể cạnh tranh Nhìn chung các điều khoản về sáp nhập, mua lại trong Luật Cạnh tranh ở các nước theo mô hình Châu Âu không có tính bắt buộc Cụ thể là không cần thiết phải rà soát một cách hệ thống và thông qua tất cả các vụ sáp nhập, mua lại Yêu cầu thông báo về mọi vụ sáp nhập, mua lại sẽ tạo ra gánh nặng không đáng có cho cơ quan quản lý, làm phát sinh các khoản chi phí không hợp lý và làm chậm quá trình sáp nhập, mua lại Mô hình châu Âu được áp dụng ở các nước Tây Âu, ở Úc, ở New Zeland, Nam Phi

1.2.1 Tóm tắt pháp chế chống độc quyền của Mỹ

Nước Mỹ được coi là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh thông thoáng, trật tư, ổn định và khá bình đẳng Nhờ môi trường

Trang 9

kinh doanh - cạnh tranh quốc gia này, một số doanh nghiệp của Mỹ đã đạt tới tầm cỡ thống trị, thao túng, khống chế, kiểm soát một số ngành sản xuất - kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới Để có được môi trường kinh doanh - cạnh tranh như vậy là do hệ thống luật pháp, chính sách của Mỹ trong lĩnh vực này nhằm vào 4 mục tiêu kinh tế quan trọng nhất như sau:

- Trước hết, bảo vệ và duy trì cạnh tranh là mục tiêu trọng tâm bằng cách không cho phép độc quyền, cấm cạnh tranh không lành mạnh và loại bỏ hành động phân biệt và câu kết về giá

- Thứ hai là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bằng cách cấm những hình thức kinh doanh, cạnh tranh thiếu công bằng, mang tính lừa dối

- Thứ ba là bảo vệ những hãng kinh doanh với quy mô nhỏ và hoạt động độc lập, tránh khỏi sức ép kinh tế do sự cạnh tranh của các hãng lớn gây ra

- Thứ tư là nhằm vào điều chỉnh nhiều hơn tới các yếu tố chính trị và xã hội có liên quan so với vấn đề kinh doanh và kinh tế

Môi trường kinh doanh - cạnh tranh trong nước ở Mỹ được coi là trật tự, khá ổn định ở chỗ đã áp dụng hình sự hoá các chế tài trong luật chống độc quyền và mặc dù hầu hết các bang đều ban hành luật chống độc quyền, song các đạo luật như Sherman năm 1890, Clayton năm 1914 (bổ sung làm rõ đạo luật Sherman); đạo luật của Uỷ ban thương mại liên bang năm 1914; đạo luật cải tiến lĩnh vực chống độc quyền năm 1976 của toàn liên bang vẫn được coi là cơ sở quyết định đối với tất cả các quy định cạnh tranh - chống độc quyền tại nước Mỹ Điều đáng lưu ý là đạo luật cải tiến lĩnh vực chống độc quyền là một đạo luật tách biệt nhằm tăng cường quyền lực của chính phủ Mỹ trong việc thi hành ba luật nêu trên Tuy nhiên, ở Mỹ không phải tất cả mọi tổ chức đều phải tuân thủ theo 4 đạo luật về chống độc quyền trên đây Nghị Viện Mỹ đã miễn trừ việc áp dụng một số quy định về chống độc quyền đối với những công đoàn nỗ lực độc quyền trong việc cung cấp lao động; những hợp tác xã nông nghiệp đôi khi tham gia vào những hành vi phản cạnh tranh; các công ty bảo hiểm chịu sự điều chỉnh theo luật cạnh tranh của bang chứ không phải theo luật của liên bang ; một số vụ giao dịch kinh doanh nhỏ liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh và những hoạt động nghiên cứu phát triển của các hợp tác xã

Trang 10

Luật chống độc quyền của Mỹ được coi là thông thoáng ở chỗ quan điểm của các toà án trong thực tiễn xét xử không coi việc tăng cường quy mô công ty bằng cách sáp nhập, tập trung quyền lực kinh tế thống trị một ngành hay một thị trường một cách chính đáng là vi phạm luật cạnh tranh, chống độc quyền Đối với các công ty Mỹ, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, thống trị kinh tế ngành và thị trường quốc tế là việc sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập các tập đoàn Việc này gần như trở thành xu thế chính với tốc độ cao và số lượng lớn Ví dụ, chỉ một thời gian ngắn từ 1981 - 1982 đã có tới 8 vụ sáp nhập doanh nghiệp lớn với giá trị giao dịch từ 1 tỷ USD đến 7,8 tỷ USD Tính riêng năm 1981, đã có tới 2.800 trường hợp sáp nhập công ty lớn, nhỏ với tổng số tiền 82,6 tỷ USD được chi tiêu vào các hoạt động sáp nhập

Tuy nhiên, giải pháp này phát huy tác dụng trong điều kiện một nền kinh tế phát triển và tạo lợi thế về quy mô trong cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế Nhưng với một nền kinh tế đang phát triển và việc sáp nhập công ty để đối phó với cạnh tranh trên thị trường nội địa là chính (tiến tới độc quyền) thì không thể nâng cao được năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các công ty Vì không có sự cạnh tranh trên thị trường nội địa một cách gay gắt để tồn tại thì doanh nghiệp làm sao nâng cao được năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế

Trang 11

Đạo Luật Clayton ra đời nhằm cứu vãn luật Sherman, theo đó luật đưa những vụ sáp nhập bằng cổ phiếu vào đối tượng bị cấm Mặc dù vậy, các công ty Mỹ lại dễ dàng lách luật bằng cách thực hiện sáp nhập mua lại tài sản (vụ Thatcher Manufacturing Co v FTC - 1926)

1.2.1.3 Đạo luật Ủy ban thương mại liên bang

Quốc hội (bao gồm Thượng nghị viện và hạ nghị viện ) ban hành đạo luật Ủy

Ban thương mại Liên bang năm 1914

Nó thiết lập một cơ quan điều chỉnh độc lập - Ủy ban thương mại liên bang và tạo cho tổ chức này quyền lực để làm cho luật Clayton và luật Robinson Patman có hiệu lực (trừ luật Sherman) và không thừa nhận “hành vi cạnh tranh không công bằng ngay cả khi hành vi này xâm phạm đến nội dung hay tinh thần của luật chống tờ rớt”

Được sửa đổi vào năm 1937 bởi Wheeler-Lea Amendments, đạo luật FTC hiện nay cũng ngăn cấm những đạo luật hay thủ đoạn cạnh tranh không công bằng hay dối trá

Đạo luật FTC là centerpiece của chế độ bảo vệ người tiêu dùng Liên bang Thêm vào đó, Ủy ban thương mại Liên bang còn bắt buộc thi hành những đạo luật bảo vệ người tiêu dùng khác, bao gồm đạo luật Truth- in- Lending, đạo luật Fair Credit Reporting, đạo luật Fair Packaging and Labeling Nói chung quyền lực của FTC nhằm phân tích những giới hạn về luật bằng cách đặt ngoài vòng pháp luật những cách thức cạnh tranh không công bằng mặc dù không vi phạm luật Sherman hay Clayton về khía cạnh technical, tuy nhiên có vẻ như vi phạm những chính sách của những đạo luật đó

Trang 12

1.2.1.4 Celler Kefauver

Đạo luật Celler Kefaufer là một đạo luật của liên bang được thông qua vào năm 1950 nhằm sửa đổi và củng cố cho đạo luật Clayton ( ra đời năm 1914, bổ sung cho Sherman Act năm 1890) Celler Kefauver Act được thông qua nhằm chấm dứt thủ thuật tránh thuế khi tiến hành mua lại công ty bằng tài sản và các vụ mua lại những công ty không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp Trong khi Clayton Act ngăn chặn việc sáp nhập bằng mua bán chứng khoán có thể làm giảm tính cạnh tranh, đạo luật Celler Kefeuver có thể ngăn chặn việc mua lại công ty bằng tài sản nếu việc này làm giảm tính cạnh tranh

Celler Kefauver Act giúp cho chính phủ có khả năng chống lại sự sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập hỗn hợp

Điều 7- Đạo luật Clayton:

Section 7 of the Clayton Act là đạo luật điều chỉnh Được ban hành lần đầu vào năm 1914, và được củng cố lại vào các năm 1914, 1950, 1980, vì thế hiện nay đạo luật này ngăn cấm bất cứ vụ mua bán sáp nhập nào mà làm giảm tính cạnh tranh và tạo ra xu hướng độc quyền

Đạo luật được phân tích để đưa ra không chỉ là những tác động thực tế, có thể nhận ra được của hành động phi cạnh tranh mà còn là hậu quả của mua bán sáp nhập

Không có sự khác biệt khi mà sáp nhập là mua lại chứng khoán, mua lại tài sản, hay sáp nhập thẳng theo luật Không có sự khác biệt khi mà những thực thể có liên quan là công ty kỹ thuật, công ty liên danh, công ty liên doanh, hoặc các loại công ty khác

Không ai có thể cam kết trong thương mại hoặc trong bất cứ hoạt động nào ảnh hưởng đến thương mại bằng cách mua trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần cổ phiếu hoặc vốn cổ phần khác và theo pháp quyền của Ủy Ban Thương mại liên bang không ai có thể mua một phần hay toàn bộ tài sản của những bên cam kết khác trong thương mại hoặc trong bất cứ hoạt động nào ảnh hưởng đến thương mại, trong bất cứ ngành nào và bất cứ khu vực lãnh thổ nào của quốc gia Tác động mà việc mua lại công ty có thể đem lại là giảm tính cạnh tranh và tạo ra xu hướng độc quyền

Trang 13

Điều luật này không chỉ áp dụng với những người chỉ đầu tư một cách duy nhất bằng cổ phiếu và không sử dụng đến quyền bầu phiếu hoặc cách khác để làm giảm tính cạnh tranh hoặc cố gắng thử để làm giảm tính cạnh tranh

1.2.1.5 Đạo luật Robinson-Patman

Luật Thương mại Liên bang nhằm ngăn chặn những hành vi phi cạnh tranh bởi những nhà sản xuất, đặc biệt là sự phân biệt về giá, phát sinh từ việc một chuỗi các cửa hàng được phép mua hàng hóa với giá thấp hơn các cửa hàng bán lẻ khác Đạo luật này sửa đổi, bổ sung cho điều 2 của Đạo luật Clayton Nhìn chung, Đạo luật Clayton nhằm chống lại sự phân biệt giá khi bán hàng hóa nhằm tạo ra một tình trạng cân bằng giữa những nhà sản xuất khi mà tác động của những vụ mua bán trên làm giảm tính cạnh tranh

1.2.1.6 Đạo luật Scott-Hart-Rodino (1980)

Củng cố những luật trước đó nhằm cover các loại hình doanh nghiệp khác nhau: công ty, doanh nghiệp cá thể, DBAs,…

Luật này được lập ra nhằm giới hạn cạnh tranh độc quyền, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

1.2.1.7 Đạo luật cải tiến ủy ban Thương mại liên bang (FTC) năm 1975

Quy định “ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh đe dọa tính cạnh tranh của thị trường” và trao cho cơ quan hành pháp này chức năng độc lập thực thi các luật chống độc quyền của liên bang Tiếp theo, năm 1976 Luật chống độc quyền Hart-Scott-Rodino (HSR) bắt buộc các bên liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ thẩm tra lên FTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ sáp nhập Quy định này được áp dụng đối với tất cả những vụ sáp nhập mà một trong hai bên có doanh thu trên 100 triệu USD và bên còn lại trên 10 triệu USD, với giá trị chuyển nhượng vượt quá 15 triệu USD Nếu các công ty thuộc đối tượng như trên thực hiện sáp nhập mà không qua thẩm tra của FTC và Bộ Tư pháp sẽ bị hủy thỏa thuận chuyển nhượng và có thể bị phạt lên đến 10000 USD/ngày

Cũng theo Luật HSR, thời hạn thẩm tra là 15 ngày đối với một vụ sáp nhập qua chào thầu bằng tiền mặt, và 30 ngày đối với các vụ khác Cơ quan quản lý nhà nước

Trang 14

có thể yêu cầu các bên bổ sung thông tin một lần thứ 2 và gia hạn thêm tối đa là 10 ngày đối với sáp nhập chào thầu và 20 ngày đối với các vụ sáp nhập theo hình thức khác Qua thời hạn trên, các bên mới có thể kết thúc thủ tục cho vụ chuyển nhượng và đi vào hoạt động chung Sau thời hạn này, cơ quan liên bang không có cơ hội để có thể kiện ra tòa đòi hủy bỏ vụ sáp nhập Mặc dù vậy, các bên liên quan vẫn có thể bị kiện bởi chính quyền bang và một cá nhân khác

Từ những năm đầu thập niên 80, dưới chính quyền Reagan, chính quyền liên bang đã thực hiện điều chỉnh nhiều chính sách theo hướng cho phép các vụ sáp nhập rộng rãi hơn Bản hướng dẫn M&A đã được Bộ Tư pháp và FTC thiết kế năm 1992 nhằm cung cấp thêm công cụ để tất cả các bên có cơ sở trong việc phân tích các vụ sáp nhập được đề xuất Bản hướng dẫn đưa ra 5 câu hỏi phổ quát:

(i) Vụ sáp nhập có tạo ra thay đổi nào lớn theo hướng tập trung hóa thị trường không?

(ii) Vụ sáp nhập có khả năng gây ra những hệ quả xấu cho tính cạnh tranh? (iii) Liệu khả năng gia nhập thị trường của các chủ thể mới có thể kịp làm thay đổi lại tình trạng thiếu cạnh tranh của thị trường?

(iv) Vụ sáp nhập có làm tăng hiệu suất và hiệu quả mà các bên trong đó không thể làm được bằng một cách khác?

(v) Nếu vụ sáp nhập không xảy ra, tài sản của một trong các bên có bị thanh lý khỏi thị trường không?

1.3 PHÁP CHẾ CHỐNG ĐỘC QUYỀN CỦA CHÂU ÂU 1.3.1 Luật cạnh tranh của EU

Hoạt động cạnh tranh tự do và không bị làm sai lệch hiện đang được phát huy và trở thành một trong số các mục tiêu mà Liên minh châu Âu hướng tới Uỷ ban châu Âu được giao thẩm quyền kiểm soát các dự án tập trung kinh tế quan trọng trong Liên minh châu Âu Ngày 21/12/1989 Quy chế số 4064/89 về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế được thông qua (mô phỏng theo mô hình Đức và thuộc loại hệ thống pháp luật cạnh tranh tập hợp những hệ thống pháp luật cạnh tranh mà trong đó cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế được xây dựng dựa trên suy đoán rằng tập trung kinh tế có

Trang 15

hệ quả hạn chế cạnh tranh khi chúng tạo ra hoặc tăng cường vị trí thống lĩnh, hoặc gây thêm rào cản gia nhập thị trường) Uỷ ban châu Âu cũng đã ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Quy chế nói trên và một số nội dung của Quy chế đã được sửa đổi bổ sung bởi Quy chế số 1310/97 ngày 30/6/1997 Do nhu cầu cải cách cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế và đúc kết những kinh nghiệm thu được, Quy chế số 139/2004 được ban hành ngày 20/1/2004 thay thế Quy chế 4064/89 Ngày 7/4/1004, Uỷ ban châu Âu ban hành Nghị định số 802/2004 hướng dẫn thi hành Quy chế số 139/2004

Điều 2 của Quy chế 139/2004 theo hướng xích gần hơn với tiêu chí của Mỹ, theo đó thủ tục kiểm soát không chỉ áp dụng đối với những dự án tập trung kinh tế tạo ra hoặc tăng cường vị trí thống lĩnh mà còn đối với các dự án gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh

Điều 3 Quy chế 139/2004 định nghĩa hoạt động tập trung kinh tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế là hoạt động sáp nhập, hợp nhất và các hình thức khác mà qua đó một hoặc nhiều doanh nghiệp làm thay đổi lâu dài cơ cấu quyền kiểm toàn toàn bộ hoặc một phần của một hay nhiều doanh nghiệp khác Một số hoạt động mua cổ phần do các tổ chức tín dụng, ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm không thuộc phạm vi áp dụng Quy chế 139/2004 Việc mua lại tạm thời một số cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán (phải bán lại trong thời hạn một năm kể từ ngày mua) không bị coi là hoạt động tập trung kinh tế với điều kiện đây là một trong những hoạt động thường xuyên của tổ chức tài chính và tổ chức tài chính không thực hiện quyền bỏ phiếu phát sinh từ số cổ phần mà họ nắm giữ để xác định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp liên quan

Điều 4 Quy chế 139/2004 quy định mọi dự án tập trung kinh tế thuộc phạm vi áp dụng thủ tục kiểm soát của Liên minh châu Âu đều phải được thông báo trước Hồ sơ thông báo phải được lập theo mẫu và nộp cho Uỷ ban châu Âu ngay sau khi các bên giao kết với nhau về việc tập trung kinh tế - ngay sau khi ký thoả thuận liên kết, thoả thuận mua quyền kiểm soát Hành vi không thực hiện nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế, cung cấp thông tin không chính xác có thể bị xử lý phạt tiền lên đến 1% tổng doanh số của doanh nghiệp có liên quan

Trang 16

Trong một số lĩnh vực, sự phát triển của tập trung kinh tế trong một thời điểm nhất định có thể gây nguy cơ đặc biệt Vì vậy ở từng nước trong Liên minh châu Âu có những quy định riêng về thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế

Ví dụ ở Pháp có những quy định riêng về kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực báo chí, thông tin nghe nhìn, điện ảnh, ngân hàng

 Các dự án tập trung kinh tế trong lĩnh vực báo chí phải được đánh giá không phải dưới góc độ quyền sở hữu mà phải được đánh giá dưới góc độ quyền kiểm soát hoặc sự tập hợp các phương tiện thiết yếu đối với báo chí như việc thu gom hợp đồng quảng cáo hoặc việc in ấn

 Cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực thông tin nghe nhìn theo quy định của Luật “Leotard” ngày 30/9/1986 (đã được sửa đổi bổ sung bởi các luật ngày 27/11/1986, ngày 17/1/1989, ngày 1/1/1994, ngày 1/8/2000) là một cơ chế phức tạp, nhà lập pháp đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể như giới hạn vốn hoặc quyền bỏ phiếu mà một người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ một công ty được phép khai thác dịch vụ nghe nhìn, hạn chế khả năng góp vốn cũng lúc vào nhiều công ty khai thác cùng một phương tiện truyền thông…

 Theo Luật an toàn về tài chính số 2003-706 ngày 1/8/2003, trong trường hợp giải quyết vụ tập trung kinh tế có liên quan đến một tổ chức tín dụng, một công ty đầu tư vốn hoặc một công ty bảo hiểm thì Bộ trưởng kinh tế bắt buộc phải tham khảo ý kiến Hội đồng cạnh tranh

1.3.2 Đạo luật cạnh tranh của Vương quốc Anh

Cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế và chống độc quyền của Vương quốc Anh là điển hình cho mô hình châu Âu Hoạt động cạnh tranh ở Vương quốc Anh được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật lần đầu tiên thông qua Luật về độc quyền và hoạt động hạn chế năm 1948 Từ đó đến nay hệ thống pháp luật về cạnh tranh ở Vương quốc Anh đã được sửa đổi, bổ sung qua các văn bản quy phạm sau Luật Thương mại công bằng năm 1973, Luật về Toà án hành vi thương mại hạn chế năm 1976, Luật về giá bán lại năm 1976, Luật Hành vi thương mại hạn chế năm 1976, Luật Hành vi

Trang 17

thương mại hạn chế năm 1977 Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh ở Vương quốc Anh bao gồm Luật Thương mại công bằng năm 1973, Luật Cạnh tranh năm 1980, Luật Cạnh tranh năm 1998

Luật cạnh tranh 1998 là một nguồn quan trọng của chính sách cạnh tranh của

Vương quốc Anh cùng với Luật Doanh nghiệp 2002

Một trong những mục đích chính của đạo luật này là nhằm hòa hợp chính sách cạnh tranh của Anh với Ủy ban châu Âu

Trong hệ thống luật Anh có 3 cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực cạnh tranh gồm: Ban Thương mại công bằng, Uỷ ban tư vấn bảo vệ người tiêu dùng, Uỷ ban cạnh tranh

 Ban Thương mại công bằng: xác định trường hợp có liên quan hành vi độc quyền và phi cạnh tranh ở Anh

 Uỷ ban tư vấn bảo vệ người tiêu dùng: chỉ giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng

 Uỷ ban cạnh tranh lúc đầu có tên là Uỷ ban hành vi hạn chế và độc quyền (Luật hành vi hạn chế và độc quyền năm 1948), sau được đổi là Uỷ ban độc quyền (Luật hành vi thương mại hạn chế năm 1976), Uỷ ban sáp nhập và độc quyền (Luật cạnh tranh 1980) đến Luật cạnh tranh 1998 được lấy tên là Uỷ ban cạnh tranh Uỷ ban cạnh tranh điều tra và báo cáo về các vấn đề mà luật quy định phải trình lên Uỷ ban gồm: về việc tồn tại hay khả năng tồn tại tình trạng độc quyền, về việc chuyển nhượng cơ quan báo chí, về việc tạo ra hay khả năng tạo ra tình trạng sáp nhập

1.3.3 Luật cạnh tranh của Đức

Pháp luật của Đức về kiểm soát tập trung kinh tế được xếp vào giữa hai mô hình Mỹ và mô hình châu Âu vì bên cạnh những quy định chung cấm tập trung kinh tế và độc quyền có một loạt những trường hợp ngoại lệ, giảm nhẹ

Trước chiến tranh thế giới II, nước Đức là nước của các tập đoàn và cartel (Các Ten) Sau chiến tranh, những cartel bị giải tán Những tư tưởng của pháp luật chống

Trang 18

độc quyền của Mỹ đã có tác động mạnh đến việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Đức Luật Chống hạn chế cạnh tranh ra đời năm 1957 và đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần Nội dung cơ bản của Luật Chống hạn chế cạnh tranh Đức bao gồm cấm cartel, kiểm soát sáp nhập và giám sát việc lạm dụng vị trí thống lĩnh

Đối tượng áp dụng của Luật Chống hạn chế cạnh tranh Đức là các doanh nghiệp Khái niệm "doanh nghiệp" được hiểu theo nghĩa rộng, tức là bất kỳ hoạt động nào trong lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng hoá và dịch vụ Doanh nghiệp không nhất thiết phải có hình thức pháp lý cụ thể, hay phải hoạt động vì mục đích lợi nhuận Luật áp dụng cho cả các tổ chức nghề nghiệp, các hiệp hội hay các Viện Các doanh nghiệp thuộc sở hữu công cộng cũng chịu sự điều chỉnh của Luật này trừ khi doanh nghiệp đó thuộc sự điều chỉnh của luật công cộng

Các Luật về cạnh tranh của Đức nằm trong một hệ thống tổng thể gồm nhiều đạo luật khác nhau Trong một số đạo luật khác cũng có các qui định liên quan đến cạnh tranh nhưng cạnh tranh được bảo hộ chủ yếu bằng luật chống hạn chế cạnh tranh và Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh

Luật Chống hạn chế cạnh tranh được hỗ trợ bởi Hiệp ước thiết lập Cộng đồng Châu Âu về Than đá và Thép (Hiệp ước ECSC) và Hiệp ước thiết lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (Hiệp ước EC) Các qui định về chống cạnh tranh không lành mạnh được qui định trong Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh và một loạt các đạo luật liên quan như Pháp lệnh Giá, Luật Nhãn hiệu thương mại, Luật Chiết khấu và hạ giá

Theo Luật Chống hạn chế cạnh tranh Đức, các giao dịch sau đây được coi là hợp nhất, sáp nhập: mua phần tài sản cơ bản của doanh nghiệp khác; mua cổ phần và quyền bỏ phiếu của doanh nghiệp để chiếm 25 tới 50% cổ phần hoặc bảo đảm có quyền lợi chính; một số hình thức liên doanh nhất định; thoả thuận thành lập tập đoàn; hoặc tiếp tục hoạt động vì quyền lợi của doanh nghiệp khác; hoặc chuyển lợi nhuận cho doanh nghiệp khác; hoặc cho thuê hay chuyển thiết bị cho doanh nghiệp khác; Ban quản trị phối hợp (các doanh nghiệp có ít nhất nửa thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc là trùng nhau) Việc hợp nhất, sáp nhập bị kiểm soát hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức vốn của công ty Vượt quá mức vốn nhất định theo qui định của luật này, hợp nhất, sáp nhập phải được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền

Trang 19

trước hoặc sau khi hoàn thành việc hợp nhất Các mức vốn đặc biệt được áp dụng cho các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, xuất bản Các dự án hợp nhất, sáp nhập phải được thông báo trước khi được Văn phòng Chống độc quyền Liên Bang cho phép Các giao dịch vi phạm các qui định cấm là vô hiệu và có thể bị xử phạt Việc hợp nhất, sáp nhập bị cấm nếu tạo ra hoặc thúc đẩy một ví trí thống trị trên thị trường

Trang 20

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A) VÀ KHUNG PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG M&A TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Diễn biến mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong thời gian qua

Hoạt động M&A ở nước ta đã được khởi động từ năm 2000, đến năm 2005 cả nước có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la

Năm 2006, số vụ M&A là 32 với tổng giá trị là 245 triệu USD Một số vụ mua bán, sáp nhập lớn trong năm 2006 ở Việt Nam theo thống kê của PricewaterhouseCoopers:

- Công ty Asia Pacific Breweries Ltd (APB) trụ sở ở Singapore, chủ sở hữu của Công ty Vietnam Brewery Ltd (VBL), đã mở rộng mạng lưới sản xuất và bán hàng bằng cách mua 80% cổ phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn VBL Quảng Nam - công ty liên doanh với Công ty Xây dựng điện Quảng Nam VBL Quảng Nam có tổng vốn đầu tư là 13,2 triệu USD và công suất 25 triệu lít/năm, hiện đang cung cấp bia Tiger và Heineken cho thị trường nội địa

- Tháng 12-2006, Citigroup Inc ký một biên bản ghi nhớ về việc mua 10% cổ phần ở Ngân hàng thương mại Đông Á

- Prudential mua lại cổ phần của Công ty GreenFeed (Vietnam) Co Ltd 65% cổ phần của Công ty Giảng Võ cũng về tay Prudential từ Samsung Corp

Nửa đầu năm 2007 đã có 46 vụ giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, với tổng giá trị lên tới 626 triệu USD, gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2006 và 15 lần so với cùng kỳ năm 2005 Trong số các vụ giao dịch trên, 30 vụ có yếu tố nước ngoài, các doanh nghiệp thực hiện giao dịch chủ yếu đến từ châu Á với 22 vụ trong đó các công ty của Singapore chiếm 9 vụ Tài chính, ngân hàng, thực phẩm, giải khát là những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp khi thực hiện việc mua bán, sáp nhập

- Vụ M&A tại Ngân hàng Eximbank được xem là vụ mua bán doanh nghiệp đình đám nhất trong 46 hợp đồng M&A thực hiện trong nửa đầu năm 2007 Tháng 6, Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã bán 17,8% cổ phần cho 16 đối

Trang 21

tác chiến lược, trong đó có ngân hàng Á châu, Công ty cổ phần Kinh Đô, Công ty cổ phần Chế tạo máy Sinco, PVFC với tổng giá trị 248 triệu USD Tuần đầu tháng 8/2007, Eximbank cũng đã chọn được đối tác chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) và bán 15% vốn cổ phần cho đối tác này, đem lại cho Eximbank số tiền 225 triệu USD

- Cũng trong tháng 6, Indochina Capital mua 20% cổ phiếu Cty CP Địa ốc Hoàng Quân (20 triệu USD) và Cty CP Tư vấn, Thương mại và Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân – Mekong (12 triệu USD) Đầu năm 2007, Indochina Capital cũng đã mua 20% cổ phần của Vinamit

- Tháng 6, HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được chấp thuận mua 15% Cổ phần của Techcombank và đang nộp đơn để mua thêm 5% nữa Deutsche Bank cũng đạt được thỏa thuận mua 20% cổ phần của Habubank và nếu được chấp thuận từ ngân hàng nhà nước, họ sẽ có đại diện trong hội đồng quản trị của Habubank

Ngoài ra còn một số vụ M&A đáng chú ý khác như:

- Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) mua 20% cổ phần của Interflour Vietnam (80 triệu USD) – công ty bột mỳ lớn thứ 2 của VN (tháng 6)

- Tháng 5, VinaCapital mua 70% cổ phần của khách sạn Omni Saigon (21 triệu USD)

- Tháng 4, Qantas Airlines (Australia) ký với SCIC mua 30% cổ phần của Pacific Airlines

- Tháng 4-2007, Công ty cổ phần ANCO, một tập đoàn thực phẩm và đồ uống của các nhà đầu tư tư nhân VN, chính thức công bố mua lại nhà máy sữa của Nestlé tại Ba Vì, Hà Tây ANCO sẽ thừa hưởng thương hiệu Nestlé cho hai sản phẩm sữa tươi thanh trùng và sữa chua ăn liền trong vòng một năm Sau đó, một thương hiệu mới sẽ ra đời, được sản xuất hoàn toàn trên dây chuyền công nghệ của Nestlé

- Tháng 3, NatSteel Asia (Singapore – công ty con của Tata Steel) – chào mua toàn bộ cổ phần của nhà máy cán thép SSE Steel và 70% Vinausteel Ltd (tổng giá trị 41 triệu USD) Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, vụ chào mua phải dừng lại vì chào mua

Trang 22

Sau đây là biểu đồ thể hiện giá trị và số lượng các vụ M&A từ đầu năm 2005 đến giữa năm 2007:

Biểu đồ 2.1

Năm 2007 là một năm mà thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng phát triển với một tốc độ rất nhanh trong đó hoạt động mua bán và sáp nhập là một trong những hoạt động có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với nhiều hình thức đa dạng Thị trường M&A cũng diễn ra sôi động với khá nhiều

Trang 23

các thương vụ lớn được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là việc góp vốn đầu tư vẫn thường thấy trong thời gian trước

2.1.2 Xu hướng mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong thời gian tới

Hoạt động M&A là một hoạt động cực kỳ tiềm năng đã, đang và sẽ phát triển nhanh chóng trong thời gian tới cả về mặt số lượng, hình thức, lĩnh vực và qui mô bởi đây là xu hướng phát triển của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp tăng vốn một cách nhanh nhất 5 năm trở lại đây hình thức này càng trở nên phổ biến Tùy theo chiến lược kinh doanh, nhà đầu tư tìm kiếm, săn lùng những doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ Ngân hàng ANZ mua cổ phần của Sacombank là nhắm đến mạng lưới bán lẻ của ngân hàng này, đồng thời với việc tích lũy lợi nhuận từ cổ tức, thị giá tăng Theo đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) hoạt động mua bán sáp nhập doanh

nghiệp (M&A) sẽ tăng trưởng với tốc độ 30-40%/năm

- Xu thế M&A trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc các công ty đổ vốn, đầu tư vào nhau (trở thành đối tác chiến lược) và mở rộng các mô hình tập đoàn Các lĩnh vực được dự đoán có lượng giao dịch nhiều nhất là tài chính, ngân hàng, thực phẩm, giải khát là những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp khi thực hiện việc mua bán, sáp nhập Gần đây, làn sóng mua lại cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam diễn ra khá sôi động Những nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào các ngân hàng thương mại Việt Nam không ai khác chính là các tập đoàn ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới (HSBC, Dragon Capital, Deutsch Bank, Standard Chartered Bank, ANZ…) Bên cạnh đó phân phối cũng là một lĩnh vực không kém phần sôi động Trên thị trường phân phối Việt Nam hiện đã có mặt một số nhà đầu tư quốc tế như Metro Cash & Carry, Big C, Parkson, Lotte Shopping… và đây là một xu hướng tất yếu Là thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện cam kết mở cửa thị trường, trong đó có lĩnh vực phân phối

- Một đặc điểm đáng chú ý của thị trường M&A của Việt Nam đó là hoạt động M&A có xu hướng diễn ra ngay trong nội bộ ngành tài chính chứng khoán khi hàng loạt các ngân hàng và các công ty chứng khoán mở ra và nhiều công ty hoạt động với lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí Cùng với lộ trình hội nhập và theo những cam kết

Trang 24

- Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có những nét rất riêng phù hợp với đặc thù doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số đông ở Việt Nam Doanh nghiệp nhỏ và vừa có điểm yếu là vốn nhỏ, chưa tiếng tăm, không nắm được nhiều về các vấn đề pháp lý, nhưng nhu cầu chuyển nhượng, tìm vốn đầu tư lại khá lớn

Xu hướng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng vì nhiều lý do Có thể kể đến một số lý do chính sau đây:

2.1.2.1 Sự phát triển nóng của nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7,5%/năm

Việc thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài cả gián tiếp và trực tiếp cùng với sự góp mặt của hàng loạt quỹ đầu tư trong và ngoài nước đã làm cho thị trường M&A nước ta nóng dần lên

Phát triển nhanh, đồng bộ các loại thị trường , đều là cơ sở quan trọng để hoạt động M&A phát triển Trong những năm qua thị trường tài chính Việt Nam đặc biệt là thị trường chứng khoán đã có bước tiến mạnh mẽ Thông qua thị trường này các hoạt động mua bán, sáp nhập sẽ có môi trường thuận lợi để phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn và có thể hình thành một thị trường M&A trong những năm tới ở Việt Nam

2.1.2.2 Khung pháp lý ngày càng thuận lợi

Việc ra đời các luật và nghị định về kinh doanh như Luật doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2006 và Luật chứng khoán 2007 giúp cho thị trường tài chính nói chung và thị trường M&A nói riêng trở nên minh bạch hơn thu hút được nhiều nhà đầu tư cả trong nước lẫn ngoài nước

Trang 25

Trên một sân chơi phổ biến hơn và khung pháp lý đã trở nên thuận lợi hơn, các doanh nghiệp Việt Nam của tất cả các thành phần kinh tế nhanh chóng làm quen và sử dụng M&A như một công cụ chiến lược để phát triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của mình, đối phó với sức nóng cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường Luật Doanh nghiệp hiện nay đã tạo điều kiện pháp lý để các chủ thể kinh doanh trong khu vực nhà nước, tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài cùng hoạt động dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, và thực hiện những thủ tục quản trị công ty tương đối đồng nhất

2.1.2.3 Sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới

Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới thì số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào tình trạng phá sản, giải thể sẽ ngày càng tăng nếu các doanh nghiệp không nâng cao năng lực cạnh tranh Thế nhưng, tình thế nguy nan này có thể được giải quyết bằng biện pháp sáp nhập hoặc mua bán doanh nghiệp, tìm các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài

Các giao dịch M&A cũng sẽ là sự lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư nước ngoài khi Việt Nam đã bắt đầu mở cửa các lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, ngân hàng và tài chính Việc phát triển nền kinh tế, đặc biệt là sự trỗi dậy của khu vực tư nhân và sự phát triển của thị trường vốn và tài chính đã tạo động lực cho việc gia tăng hoạt động M&A tại Việt Nam, bao gồm cả những giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công ty trong nước cũng như các giao dịch M&A nội địa giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam

2.1.2.4 Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là một nhu cầu thực tế, một thị trường rất phát triển trên thế giới

- Xuất hiện ngày càng nhiều nhu cầu bán và nhu cầu mua doanh nghiệp:

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 8/2007, cả nước hiện có khoảng 250.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp trong số đó kinh doanh thua lỗ, lợi thế kinh doanh ngày càng giảm sau một số năm hoạt động, không thích nghi với môi trường mới… Vì vậy khi cơ hội kinh doanh mới xuất hiện doanh nghiệp muốn chuyển hướng đầu tư hoặc nhận được lời đề nghị mua hấp

Trang 26

dẫn doanh nghiệp muốn bán mình đi nhưng cũng có thêm nhiều doanh nghiệp mới được thành lập để mở rộng hoạt động kinh doanh, để lập doanh nghiệp mới hoặc để thôn tính đối thủ cạnh tranh Cùng với mục tiêu đạt 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010 Đây chính là mảnh đất màu mỡ để hoạt động M&A ở Việt Nam phát triển mạnh

trong tương lai

- Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là xu thế tất yếu của một nền kinh tế phát triển: Các lĩnh vực thực hiện M&A nhiều nhất đều cùng chung đặc điểm

phát triển nhanh, cạnh tranh lớn như tài chính, ngân hàng, thực phẩm…Hiện nay, có một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài; yếu hơn về kinh nghiệm thương trường, về khả năng tài chính; thiếu đội ngũ nhân lực có khả năng quản trị doanh nghiệp Trong cuộc cạnh tranh không cân sức đó, việc liên kết nói chung và thông qua hoạt động M&A nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu vì đây cũng chính là một cách thức tạo nên động lực cho các doanh nghiệp trong nước Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế M&A đang diễn ra khá phổ biến trên thế giới

2.1.2.5 Một số lý do khác

Quá trình cổ phần hóa được đẩy nhanh, việc Việt Nam gia nhập WTO, những rào cản xung quanh Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) được dỡ bỏ, Nhà nước có thêm nhiều chính sách ưu đãi để thu hút vốn FDI cũng như thiện chí hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều tập đoàn kinh tế mạnh được thành lập cũng tạo điều kiện cho thị trường M&A tại Việt Nam tăng trưởng mạnh trong thời gian tới

2.1.3 Những đặc điểm của thị trường M&A Việt Nam

- Đa số các vụ M&A đều có yếu tố nước ngoài Cũng có một vài vụ sáp nhập

giữa doanh nghiệp trong nước như Ngân hàng ACB mua ngân hàng Đại á, Kinh Đô mua Tribeco hay Gạch Đồng Tâm mua Sứ Thiên Thanh Hầu hết những vụ còn lại đều có sự tham gia của ít nhất một bên là doanh nghiệp nước ngoài Trong đó, có trường hợp doanh nghiệp nước ngoài mua lại toàn bộ cổ phần hoặc cổ phần chiến lược của doanh nghiệp trong nước như vụ Daiichi Nhật Bản mua lại toàn bộ Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG, vụ AZN đầu tư vào Ngân hàng Sacombank và Công ty

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số liệu tổng quan về hoạt động M&A của khu vực châ uÁ -Thái Bình Dương trong nửa đầu năm 2007:  - Khung pháp lý về hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.pdf
Bảng s ố liệu tổng quan về hoạt động M&A của khu vực châ uÁ -Thái Bình Dương trong nửa đầu năm 2007: (Trang 4)
Bảng số liệu tổng quan về hoạt động M&A của khu vực châu Á - Thái Bình  Dương trong nửa đầu năm 2007: - Khung pháp lý về hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.pdf
Bảng s ố liệu tổng quan về hoạt động M&A của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nửa đầu năm 2007: (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w