Khung pháp lý

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.pdf (Trang 43 - 44)

- Các vụ M&A chủ yếu là mua bán doanh nghiệp (toàn bộ hoặc một phần) Hầu

3.1.1Khung pháp lý

Khung pháp lý của thị trường mặc dù đã được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn còn những khoảng trống về pháp lý, về các quy trình thực hiện hoạt động này nhất là việc định giá tài sản, xác định nghĩa vụ thuế, chính sách đối với người lao động, khách hàng…

- Hiện nay, Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp lý duy nhất điều chỉnh cả loại hình công ty trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các giao dịch M&A.

- Liên quan đến người lao động, hiện tại, bộ Luật Lao động chỉ có một điều khoản quy định về việc bàn giao người lao động liên quan đến các giao dịch M&A. Điều này khá hạn chế dưới góc độ người sử dụng lao động. Nói rộng hơn, Luật Lao động của Việt Nam quá thiên về người lao động và vì vậy gây khó khăn cho các nhà

đầu tư nước ngoài…

- M&A tại nước ta đang diễn ra chậm chạp do Luật Đầu tư có trước khi Việt Nam gia nhập WTO nên vẫn còn sự khác biệt giữa luật và cam kết tuy ít nhiều đã có sự điều chỉnh từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Hiện vẫn chưa có hướng dẫn nào về việc mua lại một công ty bị thua lỗ hoặc doanh nghiệp trong nước khi mua cổ phần của công ty nước ngoài phải cần các thủ tục, điều kiện như thế nào do quy định về việc đầu tư ra nước ngoài chưa cụ thể.

Tuy vậy, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động này phù hợp với thực tiễn phát triển. Việc kiểm soát các hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp mới dừng ở mức giám sát thông qua Luật Chứng khoán và Luật Cạnh tranh, và cũng mới chỉ dừng ở vấn đề giao dịch nội bộ, giao dịch của cổ đông lớn.

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.pdf (Trang 43 - 44)