- Các vụ M&A chủ yếu là mua bán doanh nghiệp (toàn bộ hoặc một phần) Hầu
2.2.2 Luật Doanhnghi ệp 2005 ( thực hiện từ tháng 7 năm 2006)
Luật Doanh Nghiệp hiện nay đã tạo điều kiện pháp lý để các chủ thể kinh doanh trong khu vực nhà nước, tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài cùng hoạt động dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, và thực hiện những thủ tục quản trị công ty tương đối đồng nhất. Các công ty được quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần để thâu tóm quyền sở hữu hoặc tham gia quản lý công ty mục tiêu. Phần vốn góp, cổ phần đã trở thành “hàng hóa” có thể chuyển nhượng một cách tương đối tự do, đơn giản và hợp pháp.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp lý duy nhất điều chỉnh cả loại hình công ty trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các giao dịch M&A. Giao dịch M&A được Luật Doanh nghiệp 2005 ghi nhận trong điều 145, điều 152, điều 153, tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ hơn, cho phép các chủ doanh nghiệp được quyền định đoạt doanh nghiệp trong việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất.
Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định về phân loại khái niệm và thủ tục, hồ sơ đăng ký chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp trong các điều 150-153. Về tỷ lệ biểu quyết trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông để thông qua quyết định đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty đã được Luật Doanh nghiệp 2005 nâng từ 65% (Luật Doanh nghiệp1999) lên 75% (điều lệ công ty có thể quy định mức thấp hơn). Như vậy, đã có sự điều chỉnh theo hướng bảo vệ cổ đông thiểu số trong các quyết định quan trọng của công ty.
“Trong thời hạn ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông”.
Luật Doanh nghiệp 2005 đã cho phép chuyển nhượng cổ phần trong 3 năm đầu doanh nghiệp mới hình thành. Điều này tiến bộ hơn hẳn luật cũ. Quy định này cho phép cổ đông vẫn có thể bán lại 80% cổ phần cho bên mua nếu muốn chuyển nhượng quyền kiểm soát công ty của mình. Việc quyết định mua bán chỉ phụ thuộc vào ý chí của những người sở hữu doanh nghiệp đó. Việc bắt buộc cổ đông sáng lập phải cùng nắm giữ tối thiểu 20% cổ phần trong vòng 3 năm có ý nghĩa tăng cường trách nhiệm của cổ đông sáng lập mà thực chất không ảnh hưởng đến M&A trong quãng thời gian này.
Các quy định của Việt Nam trong lĩnh vực mua bán sáp nhập chuyển nhượng doanh nghiệp: chuyển nhượng doanh nghiệp phải được nhìn nhận trên tổng thể chung và nhiều hình thái khác nhau. Một doanh nghiệp chuyển nhượng có thể bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần hoặc chuyển nhượng tài sản. Có thể là chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trên đây là những nội dung chính mà Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về họat động mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Những điều khoản trên nhằm có sự hướng dẫn rõ ràng hơn về các quy định cũng như hình thức áp dụng.
Trong phần quy định về tỷ lệ cổ phần phổ thông khi thông qua biểu quyết tại khoản 2 điều 52 quy định:
Quyết định của hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:
A) được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.
B) được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty và việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.
Khoản 3 điều 104 quy định:
Quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây:
A) được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.
B) đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.
Quy định đã trích dẫn trên gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi trong lộ trình mở cửa của việt nam theo cam kết gia nhập WTO, ở một số lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn đến tỷ lệ cao nhất là 49%. Như vậy các doanh nghiệp trong nước đang được bảo vệ trước nguy cơ thôn tính. Nhưng một trong những cam kết của Việt Nam liên quan đến vấn đề này trong WTO là: "sửa lại quy định về tỷ lệ cổ phần phổ thông khi thông qua biểu quyết tại điều 52 và 104 Luật Doanh nghiệp đối với liên doanh là cho các bên liên doanh thỏa thuận tỷ lệ cụ thể trong điều lệ công ty". Chính vì vậy trong thời gian sắp tới, các doanh nghiệp trong nước sẽ không còn được bảo vệ bởi quy định về tỷ lệ cổ phần phổ thông khi thông qua biểu quyết.
Một quy định trong Luật Doanh nghiệp qua đó thể hiện sự bảo vệ của nhà nước đối trước nguy cơ các doanh nghiệp trong nước có thể bị thâu tóm là việc ấn định quyền bầu cử trong hội đồng quản trị. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát hành cổ
phiếu không đi kèm quyền bầu cử hoặc ngược lại, cho phép nhân đôi quyền bầu cử đối với một số loại cổ phiếu đặc biệt kèm theo những điều kiện đặc biệt. Khi nhân đôi quyền lực lãnh đạo vào việc góp vốn, doanh nghiệp có thể khuyến khích được những cổ đông chiến lược gắn bó mật thiết với doanh nghiệp.