0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Quy định hoạt động tham gia xét xử đối với người làm chứng chưa thành niên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CHỨNG CHƯA THÀNH NIÊNTHỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 34 -54 )

5. Kết cấu của đề tài

2.1.4 Quy định hoạt động tham gia xét xử đối với người làm chứng chưa thành niên

cùng với bị can, bị cáo và các bên liên quan sẽ hỏi từng người một, thay vì hỏi cùng lúc như hiện nay. Các Cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần thực hiện các bước để đảm bảo bị can, bị cáo và người làm chứng chưa thành niên không phải tiếp xúc nhau trong suốt quá trình đối chất.

Trong đối chất cũng rất cần các biện pháp thân thiện đối với các em, lưu ý đối với người chứng chưa thành niên cần nhớ rằng những điều không thống nhất chỉ đơn giản là do các em hiểu nhằm không cố ý hoặc cán bộ lấy lời khai không dùng đúng dạng câu hỏi phù hợp chứ không hẳn do các em cố ý nói dối, không nên phản biện trực tiếp đối với một điểm không thống nhất trong lời khai của các em hoặc gọi đó là lời nói dối. Thay vào đó mong muốn làm sáng tỏ những điểm không thống nhất cần được ngụy trang bằng sự ngạc nhiên của người lấy lời khai và thể hiện rằng mình muốn hiểu rõ hơn những gì các em đã nói. Ví dụ như có thể hỏi các em về những điểm không thống nhất bằng cách nói nhẹ nhàng hơn như “ Cháu đã nói rằng…nhưng sau đó cháu lại nói rằng…chú chưa hiểu rõ lắm. Cháu có thể nói lại cho chú biết việc đó xảy ra như thế nào không.” Với các em việc đối chất như thế sẽ mang lại nhiều kết quả như mong muốn hơn.10

2.1.4 Quy định hoạt động tham gia xét xử đối với người làm chứng chưathành niên thành niên

Về giải thích quyền, nghĩa vụ và cách ly người làm chứng theo khoản 1, Điều 204 Bộ Luật Tố tụng hình sự có quy định “Sau khi người làm chứng được giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ. Người làm chứng phải cam đoan không khai báo gian dối. Riêng người làm chứng chưa thành niên thì không phải cam đoan” đây có thể nói là một đặc ân của người làm chứng chưa thành niên khi tham gia xét xử tại Toà án, nếu người làm chứng bình thường buộc phải cam đoan về lời khai của mình và chịu trách nhiệm về lời khai đó, kể cả chế tài của pháp Luật. Riêng người làm chứng chưa thành niên thì không cần phải cam đoan và nhất thiết không chịu sự chế tài của pháp Luật như người làm chứng thông thường khác.

10 Tài liệu tập huấn “Người chưa thành niên phạm tội, nạn nhân và nhân chứng”,

29 Nếu người làm chứng là người chưa thành niên, Thẩm phán (Chủ toạ phiên toà) có thể phải tìm kiếm sự giúp đỡ của cha mẹ, cố vấn hay giáo viên trong khi xét hỏi(Theo quy định tại khoản 3, Điều 211 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003). Đây cũng là điểm quy định hợp lý của Luật vì nếu Thẩm phán hỏi thường làm các em lúng túng, sợ hãi thậm chí quên mất lời khai, vì đôi khi không gian cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các em khi ở pháp đình, do đó Thẩm phán có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi sẽ giúp các em cảm thấy tự tin gần gũi hơn và lời khai cũng chính xác hơn. Trong quá trình xét xử cần đảm bảo cho người làm chứng chưa thành niên có các quyền sau đây: Quyền nhận giúp đỡ về pháp lý hoặc sự giúp đỡ thích hợp khi cần thiết để người làm chứng chưa thành niên trình bày ý kiến của mình trước phiên Toà; quyền được giám hộ trong suốt quá trình xét xử; quyền được trình bày ý kiến của mình và ý kiến đó phải đảm bảo được nhìn nhận nghiêm túc và được xem xét thoả đáng.

Về trình tự tố tụng người làm chứng chưa thành niên phải được giải thích đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình; cho phép họ tham gia đầy đủ và bày tỏa ý kiến của mình.

Phải đảm bảo rằng người làm chứng chưa thành niên phải được tiếp cận công lý một cách thích hợp; được xử công bằng; được phục hồi, bồi thường và hưởng tất cả chế độ của người làm chứng một cách đầy đủ nhất.

Tất cả các hoạt động liên quan đến người làm chứng chưa thành niên phải được tiến hành một cách thân thiện, nhạy cảm và trong môi trường phù hợp; tuỳ theo độ tuổi và khả năng nhận thức thì công việc tiến hành tố tụng phải phù hợp không vượt quá khả năng của các em.

Việc giải quyết các vụ án có liên quan đến người làm chứng chưa thành niên phải được giải quyết càng nhanh càng tốt; trừ việc chậm trễ là vì lợi ít của người làm chứng chưa thành niên.

Đảm bảo phòng xử án phải phù hợp với các em về độ tuổi, khả năng tham gia của người làm chứng chưa thành niên; cần cách ly các em khỏi bị cáo khi cần thiết nếu điều đó làm ảnh hưởng đến các em.

30

2.1.5 Dẫn giải người làm chứng chưa thành niên trong Tố tụng hình sự

Về việc dẫn giải người làm chứng: Pháp Luật quy định người làm chứng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án triệu tập mà không đến mà không có lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải; nếu từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 308 của Bộ Luật hình sự năm 1999, khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ Luật hình sự năm 1999. Trong thực tiễn hiếm có vụ án hình sự nào mà thiếu người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và được các Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để làm khai báo về những sự việc cần chứng minh trong vụ án (khoản 1 Điều 55 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003). Trong giai đoạn xét xử người làm chứng được Toà án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003. Theo Điều 134 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa có quy định cụ thể về dẫn giải người làm chứng chưa thành niên tuy nhiên theo Thông tư số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định do người chưa thành niên là người chưa phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần dễ bị tổn thương nên khi tham gia vào quá trình tố tụng thì tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của các em mà áp dụng các biện pháp có hiệu quả11. Do đó nếu việc dẫn giải cũng phải áp dụng theo quy định của pháp Luật nhưng phải dùng phương pháp thích hợp để tránh sự tổn thương cho các em đến buổi xét xử. Theo Điều 9 Quyết định Số: 1502/2008/QĐ-BCA dẫn giải người làm chứng.12

1. Thủ tục trước khi dẫn giải

a) Yêu cầu chủ nhà hoặc người có mặt tại nơi người cần dẫn giải đang cư trú, làm việc cho gặp người cần dẫn giải; kiểm tra, đối chiếu ảnh, các giấy tờ tùy thân, xác định đúng là người có tên trong quyết định dẫn giải thì mới tiến hành các thủ tục tiếp theo;

11Thông tư số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLDTBXH.

31 b) Đọc quyết định dẫn giải, giải thích cho người bị dẫn giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị dẫn giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của người bị dẫn giải (nếu có);

c) Lập biên bản về việc dẫn giải người làm chứng.

Qua Điều 9 Quyết định này cho thấy pháp Luật vẫn chưa quy định cụ thể về quá trình dẫn giải người làm chứng chưa thành niên đến phiên Toà là như thế nào chỉ quy định chung về quá trình dẫn giải người làm chứng. Vì vậy trong thực tế cho thấy việc áp dụng dẫn giải người làm chứng chỉ quy định chứ thật sự chưa rõ ràng và đầy đủ nhất là đối với người làm chứng chưa thành niên cần có một cơ chế rõ ràng cụ thể hơn. Muốn vậy pháp Luật Tố tụng hình sự cần phải bổ sung những thiếu sót này để góp phần phấn đấu hoàn thiện hơn trong quá trình hoàn thiện cải cách Tư pháp như hiện nay.

Tuy Luật quy định như vậy nhưng thiếu cụ thể là thế nào là cần thiết và việc quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn lại là do Hội đồng xét xử quyết định chứ không phải từ phía người người làm chứng. Và cũng chưa có một văn bản dưới Luật quy định các biện pháp cần thiết và phù hợp để thực hiện quy định bảo đảm quyền cho người làm chứng và những người thân thích của họ được an toàn về tính mạng, sức khỏe. Vì những quy định này không có cơ chế bảo đảm cụ thể và trong thực tế đã không có tác dụng lớn.

Những lý do nêu trên đã là những yếu tố khách quan làm cho quyền của người làm chứng không được bảo đảm và là sự vi phạm nghiêm trọng quyền của họ. Và sự vi phạm này đã góp phần dẫn đến những sự oan sai vẫn còn tồn tại trong Tố tụng hình sự. Do đó việc bảo đảm quyền của người làm chứng trong Tố tụng hình sự còn là một trong những điều kiện hạn chế những án oan sai vừa thể hiện sự dân chủ trong Tố tụng hình sự, thực hiện hiệu quả cải cách Tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết 08 và 49 của Bộ chính trị trong tình hình hiện nay, đó cũng là tín hiệu thể hiện sự tiến bộ trên thực tế của pháp Luật Tố tụng hình sự của Việt Nam so với các nước trên thế giới và trong Khu vực góp phần ngày càng hoàn thiện hơn nữa Bộ Luật Tố tụng hình sự trong giai đoạn hiện nay.

32

2.2 Thực tiễn hoạt động Tố tụng hình sự đối với người làm chứng chưa thành niên và hướng hoàn thiện

2.2.1 Thực tiễn người làm chứng chưa thành niên khi tham gia hoạt động Tố tụng hình sự

Hiện nay Pháp luật tố tụng hình sự chưa có quy định thật sự rõ ràng về sự tham gia của người làm chứng chưa thành niên trong quá tình tố tụng, chưa có quy định đặc biệt đối với người làm chứng chưa thành niên để các em thấy an tâm, thoải mái nhất khi tham gia tất cả các quá trình tố tụng được mạnh dạn, thẳng thắng hơn góp phần đấu tranh bảo vệ lẽ phải, sự công bằng cho pháp Luật. Thực tế pháp luật Tố tụng hình sự chưa có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng chưa thành niên là như thế nào, chưa có quy định về lấy lời khai cụ thể đối với người làm chứng chưa thành niên, cách thức triệu tập, giám hộ, lấy lời khai, dẫn giải, cam đoan của người làm chứng chưa thành niên chưa tổ chức được cách thức thân thiện để tiếp cận với các em như địa điểm, môi trường lấy lời khai, hội trường xét xử thân thiện với các em để các em không phải lo lắng, bối rối, sợ hải khi tham gia vào các quá trình tố tụng để các em tham gia tích cực bảo vệ chính nghĩa, góp phần đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật có hiệu quả hơn.

Thực tế hiện nay pháp Luật Tố tụng hình sự chưa có quy định thật sự rõ ràng về sự tham gia hay vắng mặt của người làm chứng chưa thành niên khi tham gia Tố tụng hình sự chẳn hạn người làm chứng chưa thành niên khi tham gia phiên toà để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, nếu người làm chứng chưa thành niên vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai trước tại cơ quan điều tra thì chủ Tọa có công khai lời khai đó hay không, nếu người làm chứng chưa thành niên vắng mặt thì Chủ tọa quyết định như thế nào pháp luật thật sự chưa có quy định rõ để đảm bảo quyền của người làm chứng chưa thành niên khi tham gia vào các quá trình của Tố tụng hình sự.

Trường hợp người làm chứng chưa thành niên được triệu tập đến toà mà không đến và không có lý do chính đáng và việc vắng mặt đó gây trở ngại cho xét xử thì theo Luật các cơ quan tố tụng đều có quyền ra quyết định dẫn giải, thủ tục theo Điều 134 của Bộ Luật Tố tụng hình sự nhưng đây chỉ là quy định chung đối

33 với tất cả người làm chứng mà chưa có quy định áp dụng thủ tục dẫn giải đối với người làm chứng chưa thành niên cụ thể chỉ áp dụng chung theo Luật hiện hành.

Về độ tuổi người làm chứng chưa thành niên khi tham gia Tố tụng hình sự Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng chưa quy định cụ thể lúc thì nói là người làm chứng chưa đủ 16 tuổi, lúc lại nói là người làm chứng chưa thành niên và việc giám định độ tuổi cho người làm chứng cũng chưa có quy định cụ thể, Luật chỉ có quy định giám định độ tuổi của bị can, bị cáo và bị hại còn người làm chứng chưa thành niên cũng chưa có quy định nào thể hiện. Do đó Bộ Luật Tố tụng hình sự cần bổ sung hoàn thiện hơn nữa về quy định đối với người làm chứng chưa thành niên.

Thực tiễn địa điểm lấy lời khai người làm chứng chưa thành niên chưa ấn định cụ thể là tại nơi làm việc của cơ quan điều tra, nơi cư trú của người làm chứng chưa thành niên hoặc ấn định và nhân rộng mô hình phòng lấy lời khai thân thiện đối với người làm chứng chưa thành niên như một số tỉnh hiện nay đã áp dụng, Bộ Luật cần quy định cụ thể hơn địa điểm cụ thể cần ấn định khi tiến hành lấy lời khai.

2.2.2. Thực tiễn về bảo đảm quyền của người làm chứng chưa thành niên trong Tố tụng hình sự

Về bảo đảm quyền của người làm chứng chưa thành niên. Trong giới hạn bài viết này người viết xin tập trung phân tích về sự bảo đảm quyền của người làm chứng chưa thành niên một vấn đề pháp lý mà trong Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 còn đang là một khoảng trống Pháp Luật Tố tụng hình sự quy định người làm chứng là người không thể thay thế trong tố tụng, tức là không thể tham gia tố tụng thông qua chế định ủy quyền mà phải tham gia tố tụng để trực tiếp khai báo cho cơ quan tiến hành tố tụng về những điều mình biết liên quan đến vụ án và khi cần thiết thì tham gia đối chất với người bị hại, với các người làm chứng khác khi có mâu thuẫn trong lời khai, khi cần thiết có thể tham gia thực nghiệm điều tra để giúp làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và pháp Luật Tố tụng hình sự cũng không quy định về độ tuổi của người tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng miễn là người đó phải có khả năng nhận biết sự việc và khai báo về sự việc đó. Như vậy là bất cứ người nào kể cả trẻ em, người già, người tàn tật, người bị hạn chế về thể chất nhưng chưa đến nỗi bị mất khả năng nhận thức về sự việc, thậm chí cả những người thực

34 tế có tham gia vào việc phạm tội nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 12 và Điều 25 Bộ Luật hình sự năm 1999 ví dụ: họ là trẻ em từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi không chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng theo quy định tại khoản 2, Điều 12 Bộ Luật hình sự. Đương nhiên là họ sẽ được cơ quan điều tra triệu tập để khai báo về những gì mà họ biết. Nếu xét thấy sự có mặt của họ tại phiên tòa là cần thiết để khai báo và đối chất với các bị cáo khác trong vụ án. Điều bất cập là

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CHỨNG CHƯA THÀNH NIÊNTHỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 34 -54 )

×