Quy định hoạt động lấy lời khai đối với người làm chứng chưa thành niên

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số hoạt động tố tụng hình sự đối với người làm chứng chưa thành niênthực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.1 Quy định hoạt động lấy lời khai đối với người làm chứng chưa thành niên

VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Do quy định của pháp Luật về người làm chứng chưa thành niên còn nhiều hạn chế, pháp Luật chưa quy định nhiều nên khi tìm hiểu quy định của pháp Luật về hoạt động Tố tụng hình sự đối với người làm chứng chưa thành niên là rất khó khăn. Để hiểu rõ hơn về quy định của pháp Luật về hoạt động Tố tụng hình sự đối với người làm chứng chưa thành niên khi tham gia vào Tố tụng hình sự là như thế nào, trước hết ta tìm hiểu một số quy định cụ thể hoạt động về hoạt động Tố tụng hình sự đối với người làm chứng chưa thành niên như sau: Hoạt động lấy lời khai, hoạt động đối chất, nhận dạng, hoạt động tham gia xét xử và dẫn giải người làm chứng chưa thành niên...Cụ thể về người làm chứng chưa thành niên, về sự tham gia của người đại diện hợp pháp trong một số hoạt động Tố tụng hình sự cụ thể, những hoạt động phù hợp với lứa tuổi các em, cách thức tiến hành lấy lời khai, triệu tập người làm chứng chưa thành niên và vấn đề trợ giúp pháp lý cho các em khi tham gia vào Tố tụng hình sự ra sao trước hết ta tìm hiểu về một số hoạt động Tố tụng hình sự cụ thể của người làm chứng chưa thành niên như sau:

2.1 Quy định pháp Luật về một số hoạt động Tố tụng hình sự đối với ngườilàm chứng chưa thành niên làm chứng chưa thành niên

2.1.1 Quy định hoạt động lấy lời khai đối với người làm chứng chưathành niên thành niên

Lấy lời khai là một cuộc nói chuyện có lập kế hoạch trước, không mang tính buộc tội được thực hiện với nạn nhân hoặc nhân chứng nhằm thu thập các thông tin sự thật một cách công bằng về những gì mà người làm chứng chưa thành niên đã chứng kiến hoặc nghe thấy, các buổi lấy lời khai nhằm mục đích để các Điều tra viên đưa ra câu hỏi và thu thập thông tin7.

Bộ Luật Tố tụng hình sự không hạn chế độ tuổi làm chứng, vì vậy trong trường hợp biết các tình tiết liên quan đến vụ án, người chưa thành niên có thể được

7 Tài liệu tập huấn “Người chưa thành niên phạm tội, nạn nhân và nhân chứng”,Vụ 1, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Hà Nội năm 2012.

22 triệu tập làm chứng trong vụ án. Tuy nhiên do đặc điểm lứa tuổi của họ, để đảm bảo cho việc làm chứng của họ đạt hiệu quả cao, ngoài việc quy định các quyền và nghĩa vụ chung đối với người làm chứng, Bộ Luật Tố tụng hình sự còn có một số quy định đối với người làm chứng ở độ tuổi dưới 16. Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định, đối với người làm chứng dưới 16 tuổi thì giấy triệu tập họ đến làm chứng phải được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ8. Quy định như vậy để với sự giúp đỡ, giáo dục của gia đình bảo đảm sự có mặt của họ cũng như để gia đình họ tạo điều kiện về mặt thời gian cũng như ổn định về tâm lý giúp người làm chứng ở độ tuổi này nhận thức rõ trách nhiệm của mình, qua đó sẽ tạo ra cho họ thái độ khai báo có trách nhiệm hơn.

Theo quy định tại Điều 55, Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 “Người làm chứng là người biết được các tình tiết có liên quan đến vụ án, được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để lấy lời khai về các tình tiết đó”. Tại khoản 5, Điều 135 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 “Khi lấy lời khai của người chứng dưới 16 tuổi, cha mẹ hay người đại diện hợp pháp hoặc giáo viên phải được mời tham dự”. Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Thông tư liên tịch số 01 người giám hộ cho người làm chứng chưa thành niên có thể là cha mẹ, giáo viên, đại diện cơ quan Lao động thương binh và xã hội, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên hoặc một người được huấn luyện để hỗ trợ cho các em theo thứ tự như sau:

Thứ nhất: Trong mọi trường hợp cha mẹ thường là người giám hộ, đại diện cho người làm chứng chưa thành niên trong khi lấy lời khai, tuy nhiên đối với người làm chứng chưa thành niên mồ côi hoặc không có nơi ở cố định; cha mẹ từ chối tham gia; cha hoặc mẹ chính là thủ phạm trong vụ án thì không được giám hộ cho người làm chứng chưa thành niên.

Thứ hai: Khi cha mẹ hoặc những người giám hộ khác không đủ điều kiện để giám hộ hoặc có thể theo nguyện vọng của người làm chứng chưa thành niên thì giáo viên sẽ là người đại diện cho các em vì đây là những người trực tiếp dạy dỗ, gần gũi với các em, tuy nhiên cần xem xét lại việc giáo viên tham gia giám hộ cho

23 các em trong một số vụ án đặc biệt như xâm hại tình dục thì các em không muốn hợp tác vì cảm thấy xấu hổ trước giáo viên mình.

Thứ ba: Khi cha mẹ hoặc giáo viên không đủ điều kiện giám hộ cho các em thì Cơ quan điều tra cần triệu tập người hỗ trợ trung lập cho người làm chứng chưa thành niên như đại diện cơ quan Lao động thương binh và xã hội, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên hoặc một người được huấn luyện để hỗ trợ cho các em.

Theo quy định như vậy nhằm giúp đỡ ổn định tinh thần, tạo ra tâm lý được bảo vệ cho người làm chứng để họ có thể bình tĩnh, tự tin khi khai báo về các tình tiết có liên quan đến vụ án mà họ đã biết được. Đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình lấy lời khai như dọa nạt, dụ dỗ người làm chứng khai báo, thậm chí là dùng nhục hình buộc họ phải khai sai sự thật. Nếu không có sự tham gia của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người làm chứng dưới 16 tuổi trong khi lấy lời khai của họ thì lời khai, thông tin mà họ cung cấp không được coi là chứng cứ của vụ án.

Như vậy theo quy định của Luật thì việc tiến hành quá trình lấy lời khai của người làm chứng chưa thành niên bắt buộc phải có cha mẹ hoặc người được cha mẹ cử làm giám hộ cho con (Theo Điều 39, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000); Còn theo Khoản 1, Điều 18 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định “1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (Sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Do người làm chứng chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần nên pháp luật quy định phải có người giám hộ cho các em trong tất cả các quá trình tố tụng đặc biệt trong quá trình lấy lời khai để các em luôn thấy tự tin hơn trong hoạt động điều tra.

Về địa điểm lấy lời khai người làm chứng, Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định có thể được thực hiện tại nơi tiến hành điều tra (nơi làm việc của Cơ quan điều tra, hiện trường vụ án...) hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người làm chứng(Theo khoản 1, Điều 135 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003) tại điều này Luật chưa quy định cụ thể đối với người làm chứng chưa thành niên nên tiến hành ở đâu là thích hợp nhất,

24 Luật chỉ quy định chung chung việc lấy lời khai tiến hành tại nơi điều tra hoặc nơi cư trú của người làm chứng mà không có đề cập việc lấy lời khai người làm chứng chưa thành niên cụ thể diễn ra tại đâu do đó chúng ta thấy được sự khiếm khuyết của luật, cần có một chế định rõ hơn quy định cụ thể hơn về địa điểm lấy lời khai đối với người làm chứng là người chưa thành niên. Hiện nay một số địa phương bắt đầu thiết lập các phòng lấy lời khai thân thiện đối với trẻ em tại một số Cơ quan điều tra được lựa chọn, các phòng lấy lời khai thân thiện phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là: Phải đảm bảo được sự riêng tư, yên tĩnh và không bị bên ngoài gây mất tập trung gián đoạn cho các em, như có cửa đóng kín, phải tách biệt với công chúng để bảo vệ sự riêng tư và bí mật danh tính của các em.

Hai là: Ghế ngồi phải được sắp xếp sao cho cán bộ lấy lời khai có thể ngồi cạnh hoặc gần với người làm chứng chưa thành niên mà không có gì chắn ở giữa. Người làm chứng chưa thành niên cảm thấy dễ nói chuyện hơn nếu người lấy lời khai không ngồi đối diện với các em và không nhìn thẳng vào các em trong khi lấy lời khai.

Ba Là: Phòng lấy lời khai phải có đồ chơi, trò chơi xếp hình, sách tô màu và bút chì, sáp màu để các em chơi trong khi chờ đợi sẽ giảm bớt được sự lo lắng cho các em.

Bốn là: Phòng lấy lời khai phải có máy quay video và micro để có thể ghi âm và ghi hình lại quá trình lấy lời khai giúp tăng cường độ chính xác trong hồ sơ và loại trừ được việc phải lấy lời khai nhiều lần.

Trong một vụ án có thể có một hoặc nhiều người làm chứng với những khả năng nhận thức, trạng thái tâm lý, mối quan hệ khác nhau. Lời khai của họ rất dễ tác động lẫn nhau. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan trong quá trình lấy lời khai của người làm chứng đặc biệt đối với người làm chứng chưa thành niên trong vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai. Do đặc điểm tâm lý nên cần lấy lời khai riêng đối với người làm chứng chưa thành niên với các nhân chứng khác cần được biệt lập để đảm bảo sự khách quan ở lời khai các em không bị tác động, không

25 bị áp lực bởi các lời khai của nhân chứng khác

Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ và ghi vào biên bản về việc giải thích này; cần phải làm cho người làm chứng hiểu được việc khai báo, cung cấp các tình tiết mà họ biết về vụ án là nghĩa vụ, hành vi từ chối khai báo hoặc cố tình khai báo sai sự thật đều cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ Luật hình sự9. Thông thường, tính chất mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan của các thông tin mà người làm chứng cung cấp nếu người làm chứng có mối quan hệ thân thiết với bị can dễ có khuynh hướng bao che, bênh vực cho bị can; nếu người làm chứng có mối quan hệ thân thiết với bị hại dễ có khuynh hướng khai báo có lợi cho người bị hại; hoặc vì sợ bị can trả thù, người làm chứng cũng có thể khai báo không trung thực. Do đó, để có cơ sở cho việc đánh giá chính xác, khách quan lời khai của người làm chứng nhất là người làm chứng chưa thành niên, trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại và tìm hiểu các tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý với người làm chứng, tức là không được đưa ra câu hỏi trong đó chứa đựng những sự kiện có sẵn và định hướng cho người làm chứng trình bày theo quan điểm của mình. Cần nên hạn chế số lần và thời lượng buổi lấy lời khai của người làm chứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số hoạt động tố tụng hình sự đối với người làm chứng chưa thành niênthực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)