Quy định hoạt động đối chất đối với người làm chứng chưa thành niên

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số hoạt động tố tụng hình sự đối với người làm chứng chưa thành niênthực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.3Quy định hoạt động đối chất đối với người làm chứng chưa thành niên

niên

Theo khoản 1, Điều 138 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định “ Trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì Điều tra viên tiến hành đối chất”

Còn theo khoản 1, Điều 93 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Tố tụng hình sự cũng quy định “ Trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người, nếu xét thấy cần thiết, thì Điều tra viên tiến hành đối chất”. Dự thảo Luật mới có nhiều tiến bộ hơn không áp dụng rập khuôn khi đối chất là ở chổ nếu xét thấy thật cần thiết thì mới đối chất, chứ không phải có mâu thuẫn là có đối chất, lời khai ở đây là lời khai của người làm chứng với bị can, người làm chứng với bị hại…mà trong từng lời khai đó có sự mâu thuẫn không thống nhất với nhau thì Điều tra viên có thể tiến hành đối chất. Ví dụ như trong cùng một vụ án mà lời khai bị hại khai khác một số tình tiết so với lời khai của người làm chứng, hai lời khai có mâu thuẫn nhau thì Điều tra viên cho tiến hành đối chất để xác minh tính khách quan của vụ án. Hoạt động đối chất đối với người làm chứng chưa thành niên pháp luật lại không có quy định rõ ràng nên áp dụng chung như người làm chứng bình thường.

Tuy nhiên việc tham gia đối chất là một khía cạnh trong thủ tục Tố tụng hình sự có thể đặc biệt gây căng thẳng cho người làm chứng chưa thành niên, nhất là khi các em được yêu cầu tham gia vào việc đối chất với bị can, bị cáo. Trong các buổi đối chất các em thường gặp bất lợi hơn so với người làm chứng đã trưởng thành do các em bị hạn chế về khả năng giao tiếp và nhận thức. Các em có thể dễ dàng bị lẫn lộn khi bị đối chất về những điều không thống nhất hoặc trái ngược với lời khai của người khác và nhiều khi sẽ đồng ý với những gì mà người trưởng thành nói cho dù đó không phải là sự thật, vì các em thường được dạy dỗ không nên bất đồng với ý kiến người lớn hoặc các em muốn làm hài lòng cán bộ điều tra.

Vì các lý do trên các Cơ quan tiến hành tố tụng cần tránh ở mức tối đa có thể việc đối chất khi xử lý các trường hợp liên quan đến người làm chứng chưa thành niên. Khi cần thiết đối chất để làm sáng tỏ lời khai chưa rõ ràng hoặc tình tiết vụ

28

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số hoạt động tố tụng hình sự đối với người làm chứng chưa thành niênthực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện (Trang 33 - 34)