Bên cạnh đó, tại hội thảo “Cơ sở khoa học và định hướng đổi mớichương trình giáo dục mầm non sau năm 2020” cũng đưa ra nhận định chươngtrình giáo dục mầm non hiện hành còn gặp một số bất
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂNCHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN
MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN
ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂNCHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN
MẦM NON Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN
ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÍ THỊ HIẾU
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác.Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn Tôi xin
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phí Thị Hiếu, người đã tận tâm, trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiêncứu luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lý -Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảngdạy lớp Thạc sỹ QLGD K26
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của cácđồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ họcsinh và học sinh các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã tạođiều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có được các thông tin cần thiết,hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình
Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một sốthiếu sót Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệpvà bạn
bè
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trang 53 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Giới hạn nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 6
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 8
1.2 Một số khái niệm 11
1.2.1 Quản lý giáo dục 11
1.2.2 Bồi dưỡng 11
1.2.3 Năng lực 12
1.2.4 Chương trình giáo dục mầm non 12
1.2.5 Phát triển chương trình giáo dục mầm non 13
Trang 61.2.6 Chương trình nhà trường, phát triển chương trình nhà trường ở trườngmầm non 151.2.7 Năng lực phát triển chương trình nhà trường của giáo viên mầm non 161.2.8 Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viênmầm non 171.2.9 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non 171.3 Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực phát triển chương trìnhnhà trường cho giáo viên mầm non 181.3.1 Vai trò của hoạt động bồi dưỡng phát triển chương trình nhà trườngcho giáo viên mầm non 181.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên mầm non 191.3.3 Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên mầm non 201.3.4 Hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chươngtrình nhà trường cho giáo viên mầm non 211.3.5 Chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên mầm non 241.4 Lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non 241.4.1 Hiệu trưởng trường mầm non với hoạt động quản lý bồi dưỡng nănglực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non 241.4.2 Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non 251.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chươngtrình nhà trường cho giáo viên mầm non 311.5.1 Các yếu tố chủ quan 31
Trang 71.5.2 Các yếu tố khách quan 33
Kết luận chương 1 35
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊNỞ CÁC TRƯỜNG MẦM NON 36
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 36
2.2.2 Thực trạng năng lực phát triển chương trình nhà trườngcủa giáo viêncác trường mầm non huyện Định Hóa 43
2.2.3 Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnhThái Nguyên 46
2.2.4 Thực trạng hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triểnchương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên 49
2.2.5 Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 55
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chươngtrình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnhThái Nguyên 57
Trang 82.3.1 Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên 57
2.3.2 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 60
2.3.3 Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 63
2.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực phát triển chươngtrình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnhThái Nguyên 67
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực pháttriển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyệnĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên 69
2.6 Đánh giá kết quả quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 78
2.6.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 78
2.6.2 Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế 80
Kết luận chương 2 82
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GV Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 83
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 83
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 83
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 83
Trang 93.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển 84
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 84
3.2 Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa 84
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầmquan trọng của bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên ở các trường mầm non 84
3.2.2 Tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và đánh giá năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non trước khi bồi dưỡng 86
3.2.3 Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường sát với năng lực và nhu cầu của giáo viên ở các trường mầmnon 90
3.2.5 Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác để tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên ở các trường mầm non 94
3.2.6 Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức và phương pháp bồi dưỡng phùhợp với chế độ làm việc của giáo viên ở các trường mầm non 97
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 99
3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 100
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý GDĐT : Giáo dục đào tạo GDMN : Giáo dục mầm nọGV : Giáo viên
PTCT : Phát triển chương trình
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Trình độ đào tạo của giáo viên ở các trường mầm non huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 37Bảng 2.2 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về vai trò của hoạt độngbồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên
40Bảng 2.3 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên về mục tiêu bồi dưỡngnăng
lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên 42Bảng 2.4 Thực trạng năng lực phát triển chương trình nhà trường của GV
ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 44Bảng 2.5 Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên 47Bảng 2.6 Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyệnĐịnh
Hóa, tỉnh Thái Nguyên 50Bảng 2.7 Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyệnĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên 53Bảng 2.8 Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên 56
Trang 12Bảng 2.9 Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyệnĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên 58
Trang 13Bảng 2.10 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên 61Bảng 2.11 Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên 64Bảng 2.12 Thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 68Bảng 2.13 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 70Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và khả thi của những biện pháp
quản lý bồi dưỡng năng lực PTCT nhà trường cho GV các trường mầm non huyện Định Hóa 101
Trang 141 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dânViệt Nam, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em từ batháng tuổi đến sáu tuổi Thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các địaphương trên cả nước đã quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ, sắp xếp vị tríviệc làm bố trí đủ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quảcông tác quản lý chuyên môn để triển khai thực hiện một cách chất lượngchương trình giáo dục mầm non Các hoạt động giáo dục được tổ chức nhẹnhàng, linh hoạt gây được sự hứng thú, tạo nhiều cơ hội cho trẻ tích cực thamgia hoạt động, quan sát, trải nghiệm và thực hành Điều kiện cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy và học của các nhà trường ngày càng được đầu tư đầy đủ, hiệnđại nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển 5lĩnh vực về thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ hình thành nhữngyếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một Như vậy Giáodục mầm non tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảngcho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời
Phát triển chương trình nói chung và chương trình giáo dục mầm non nóiriêng đã được thực hiện ở nhiều nước phát triển Các quốc gia trên thế giới cũngđã xây dựng mô hình phát triển chương trình giáo dục phù hợp với điều kiệnthực tế của đất nước mình Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trước sựphát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng côngnghệ 4.0 và thực hiện Nghị quyết 29 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIvề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong những năm gần đây, việc pháttriển chương trình nhà trường ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến theo hướngmở, trao thêm quyền tự chủ cho các địa phương và giáo viên…
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GDĐT, trong những năm qua, các trường mầmnon trong cả nước đã xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển chương trình
Trang 15giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực lấy trẻ làm trung tâm và đã thu đượcnhững kết quả tích cực Các trường mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa-Một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng đã quan tâm đến việcphát huy năng lực của mỗi người giáo viên trong phát triển chương trình nhàtrường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ Tuynhiên, việc phát triển chương trình tại mỗi nhà trường vẫn còn những hạn chế,khó khăn xuất phát từ nguyên nhân như nhận thức của cán bộ quản lý các cấpvà của đội ngũ giáo viên chưa đúng mức; năng lực của đội ngũ giáo viên và cácđiều kiện cơ sở vật chất, môi trường giáo dục ở một số nhà trường còn hạn chế;Thói quen của việc thụ động thực hiện một chương trình và một bộ sách tài liệuhướng dẫn đã quá lâu ngày tạo nên sức ỳ của cả các cấp quản lý và đội ngũ giáoviên trong nhà trường , trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý bồi dưỡnggiáo viên Bên cạnh đó, tại hội thảo “Cơ sở khoa học và định hướng đổi mớichương trình giáo dục mầm non sau năm 2020” cũng đưa ra nhận định chươngtrình giáo dục mầm non hiện hành còn gặp một số bất cập, cần phải chỉnh sửađể giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn như nội dung giáo dục trong chươngtrình khung quá cụ thể, chi tiết dẫn đến nhiều giáo viên thiếu tính sáng tạotrong việc xây dựng nội dung giáo dục cho trẻ, không dựa trên khả năng, nănglực, sự hứng thú tích cực của trẻ và đặc điểm địa văn hóa tại địa phương [26].
Xuất phát từ những lý do trình bày trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáoviên mầm non ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”
làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lựcphát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyệnĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nângcao hiệu quả bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho đội
Trang 16giáo viên này, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên mầmnon
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trườngcho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh TháiNguyên
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lựcphát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non
4.2 Đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chươngtrình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnhThái Nguyên
4.3 Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chươngtrình nhà trường cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên
5 Giả thuyết khoa học
Hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên còn gặpnhiều khó khăn, bất cập, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễnvà đổi mới giáo dục mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do hạn chếtrong công tác quản lý Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡngnăng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non huyện ĐịnhHóa một cách phù hợp, khoa học, có tính hệ thống thì sẽ nâng cao năng lựcPTCT nhà trường cho giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctrẻ trong các trường mầm non
6 Giới hạn nghiên cứu
Trang 17Đề tài luận văn nghiên cứu các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lựcphát triển chương trình nhà trường cho giáo viên của Hiệu trưởng các trườngmầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên CBQL - GV mầm non thuộc cáctrường mầm non Đồng Thịnh, Bảo Cường,Bình Thành, Bình Yên, Chợ Chu,Định Biên trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ năm học 2018-2019 đến hết năm học 2019-2020
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phân tích, phân loại, tổng hợp, hệthống hoá, mô hình hoá, phân tích tài liệu, tham khảo các công trình nghiên cứucó liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triênchương trình nhà trường cho giáo viên mầm non
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra giáo dục
Xây dựng các phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý, giáo viên nhằm thuthập số liệu về thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực phát triểnchương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhóm đối tượng phỏng vấn tập trung vào CBQL, giáo viên của cáctrường mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên Chủ đề phỏngvấn là công tác quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trườngcho giáo viên tại trường mình đang công tác
7.2.3 Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo nghiệm tính cần thiết vàtính khả thi của các biện pháp được đề xuất
7.3.5 Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu
Trang 18Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng các công thứcthống kê toán học.
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo,Phụ lục, cấu trúc luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên
Trang 19Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT
TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN Ở
TRƯỜNG MẦM NON1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Phát triển chương trình là hướng nghiên cứu được quan tâm trên thế giới.Trong tài liệu “Phát triển chương trình giáo dục - Hướng dẫn thực hành”, JonWiles và Joseph Bondi đã chủ yếu tập trung vào phần thực hành trên cơ sở đãcó sẵn khung lý thuyết, hai ông đã đưa ra các điều kiện để thực hiện việc pháttriển chương trình giáo dục
Phát triển chương trình được nhìn nhận với góc độ qui mô rộng hơn,nhấn mạnh đến sự phát triển kỹ năng và các giá trị khác mà người học đạt đượctrong trường học Điều này được thể hiện qua quan điểm của tác giả Ronald C.Doll (1996) về phát triển chương trình giáo dục nhà trường: Phát triển chươngtrình học của nhà trường là nội dung giáo dục và các hoạt động chính thức vàkhông chính thức; quá trình triển khai nội dung hoạt động, thông qua đó ngườihọc thu nhận được kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các kỹ năng, thái độ, tìnhcảm và các giá trị đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường
Có cùng quan điểm về chương trình nhà trường, Raph Tyler cho rằngphát triển chương trình nhà trường phải bao gồm 4 yếu tố cơ bản sau: 1) Mụctiêu đào tạo; 2) Nội dung đào tạo; 3) Phương pháp hay qui trình đào tạo; và 4)Đánh giá kết quả đào tạo Và tương tự, bất luận định nghĩa thế nào về chươngtrình, tác giả Kelly cho rằng chương trình giáo dục nhà trường cũng cần có 4yếu tố cấu thành: 1) Ý định của người xây dựng ch ương trình; 2) Qui trình thựchiện ý định đó; 3) Kinh nghiệm, kiến thức mà người dạy cung cấp cho ngườihọc trong khi thực hiện ý định của người thiết kế chương trình; và 4) Một sảnphẩm phụ của chương trình giáo dục được thể hiện qua khả năng học tập “ẩn”của người học [dẫn theo 12]
Trang 20Tại trường đại học sư phạm Portland (Thuộc ĐH Concordia) đã đưa ra hệthống các kỹ năng cụ thể để phát triển CTGD, như: Kỹ năng phân tích để kiểmtra dữ liệu của HS và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện CT giảng dạy vàgiảng dạy; Kỹ năng viết hiệu quả; Kỹ năng giao tiếp tốt để thiết lập mối quanhệ làm việc hiệu quả với giáo viên và quản trị viên trường học; Kỹ năng sángtạo (có thể nghĩ ra những cách mới để thu hút học sinh); Kỹ năng lãnh đạo đểhuấn luyện GV về các chiến lược giảng dạy hiệu quả.
Mc.Crea nhấn mạnh, quản lý bồi dưỡng GV thế kỉ 21 là bồi dưỡng các kĩnăng để giáo viên phát triển các năng lực của công dân thế kỉ 21 (năng lực sángtạo, làm việc hợp tác, giải quyết vấn đề…), nhà quản lý tiến hành bồi dưỡng GVvới các hình thức, phương pháp dạy học mới: dạy học bằng dự án, dạy học kiếntạo, khám phá (theo hình thức nghiên cứu khoa học) và có sự liên thông giữacác môn học, liên thông với địa phương và cộng đồng nơi học sinh đang sinhsống và với thế giới bên ngoài, toàn cầu [dẫn theo 9]
Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho giáo viên và cán bộ quảnlý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm Tùy theothực tế của từng đơn vị cá nhân mà các cấp quản lý giáo dục đề ra các phươngthức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định Cụ thể làmỗi trường cử từ 3 đến 5 giáo viên được đào tạo lại một lần theo chuyên mônmới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học
Tóm lại, các công trình này tập trung giải quyết một số vấn đề lí luận liênquan đến phát triển chương trình nhà trường, như định nghĩa chương trình nhàtrường, các nguyên tắc, luận cứ, vai trò của nhà nước, nhà trường trong đó cónhấn mạnh vai trò của giáo viên trong phát triển chương trình nhà trường.Nhiều công trình đề cập tới vai trò của cộng đồng, trong đó có vai trò của chamẹ học sinh, của các bên liên quan, các chuyên gia trong phát triển chươngtrình nhà trường; có công trình nhấn mạnh đến sự phát triển kỹ năng và các giátrị khác mà người học đạt được trong trường học hay người học muốn chiếm
Trang 21thức thì họ phải tự tìm hiểu, tự khám phá và sáng tạo, hay nói cách khác, họ cầnlàm chủ quá trình tự bồi dưỡng.
Tuy nhiên,có thể thấy vẫn thiếu vắng các nghiên cứu về bồi dưỡng vàquản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên,đặc biệt là giáo viên các trường mầm non
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
Các tác giả Nguyễn Đức Chính và Vũ Lan Hương trong “Phát triểnchương trình giáo dục” đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của chương trình
giáo dục như khái niệm chương trình giáo dục và chương trình nhà trường, pháttriển chương trình giáo dục và chương trình nhà trường, các cách tiếp cận vàmột số mô hình phát triển chương trình Các tác giả cũng đã nghiên cứu chutrình phát triển chương trình giáo dục, trong đó đề cập đến năng lực và chuẩnđầu ra dưới dạng năng lực khi xác định mục đích, mục tiêu; vấn đề đánh giáchương trình [6]
Trong cuốn sách chuyên khảo “Phát triển chương trình giáo dục nhàtrường phổ thông” [15] tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền và các cộng sự đã phân
tích các vấn đề về chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục,các mô hình phát triển chương trình giáo dục Đặc biệt, các tác giả đã đi sâuphân tích vấn đề phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theohướng tiếp cận năng lực, trong đó xác định qui trình phát triển chương trìnhgiáo dục nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực, vấn đề phát triểnchương trình giáo dục nhà trường phổ thông trên cơ sở chương trình giáo dụcnhà trường phổ thông hiện hành
Luận án tiến sĩ Quản lý phát triển chương trình nhà trường phố thông theohướng tiếp cận năng lực của Nguyễn Thị Kim Chi (2017) [7] đề xuất các giải
pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận nănglực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổimới căn bản, toàn diện GD ĐT, trong đó giải pháp: Tổ chức bồi dưỡng nâng
Trang 22phát triển chương trình giáo dục nhà trường và năng lực quản lý phát triểnchương trình giáo dục nhà trường phổ thông cho đội ngũ giáo viên, CBQL nhàtrường nhằm nâng cao năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường vàquản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo tiếp cậnnăng
lực
Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo “Cơ sởkhoa học và định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non sau năm2020” Tại hội thảo, các đại biểu đề xuất về định hướng đổi mới chương trìnhGDMN sau năm 2020, theo đó, chương trình GDMN cần bổ sung những nộidung giáo dục về tin học, ngoại ngữ; có những điều chỉnh về chế độ chính sáchvà cơ chế thực hiện thúc đẩy phát triển khối nhà trẻ; rà soát, xem xét lược bỏcác nội dung quá cụ thể, chi tiết dẫn đến giáo viên triển khai dễ bị khuôn mẫu,cứng nhắc
Tác giả Cao Thị Hiên với bài viết Bồi dưỡng năng lực xây dựng và pháttriển chương trình giáo dục nhà trường cho giáo viên trung học cơ sở nhằmđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đã phân tích quy trình xây dựng và phát triển
chương trình giáo dục cho giáo viên ở trường trung học cơ sở gồm: Tìm hiểukinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển chương trình giáo dục, Tìmhiểu về quan điểm tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục trung học cơsở, Phân tích bối cảnh, đánh giá nhu cầu giáo dục, xác định mục tiêu, Rà soátchương trình giáo dục hiện hành, thiết kế nội dung chương trình mới, Lựa chọnphương pháp và hình thức tổ chức dạy học, thẩm định chương trình, triển khaichương trình., đánh giá chương trình Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp triểnkhai bồi dưỡng năng lực xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhàtrường cho giáo viên [14, tr 1-5]
Tác giả Đỗ Anh Dương trong công trình nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực
Trang 23học tỉnh Tuyên Quang đã phân tích nội dung bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng và
đánh
Trang 24giá kết quả của công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trườngcho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang để đưa ra cácbiện pháp như: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trìnhnhà trường; Tổ chức hội thảo và lựa chọn phương án bồi dưỡng năng lực pháttriển chương trình nhà trường cho đội ngũ Hiệu trưởng; Tăng cường công táckiểm tra, giám sát quy trình bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhàtrường cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang [8].
Tác giả Phạm Thị Huyền trong luận án Rèn luyện kỹ năng phát triểnchương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên cao đẳng sư phạmmầm non ngành giáo dục đặc biệt, đưa ra các giải pháp như đưa các nội dung
thành phần rèn luyện kỹ năng vào các môn trong chương trình đào tạo: Tâm lýtrẻ em, Giáo dục mầm non; các học phần phương pháp GDMN, kế hoạch giáodục cá nhân, Tổ chức thực hiện chương trình… ; Hướng dẫn tư vấn xây dựng vàPTCT; Thiết kế các hoạt động thực hành quan sát, đánh giá và xây dựng, tổchức thực hiện chương trình giáo dục cá nhân và hướng dẫn thực hiện rèn luyệnkỹ năng PTCT giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên trong các giờ họctại trường sư phạm và thực hành ở các cơ sở có trẻ khuyết tật; Hướng dẫn đánhgiá việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục cá nhân [16]
Trong Bài giảng chương trình - phát triển và tổ chức thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non của tác giả Lê Thị Hằng Nga đã đưa ra các hình thức
thiết kế chương trình giáo dục mầm non: Chương trình được tổ chức theo mônhọc; Chương trình được tổ chức theo các chủ đề; Chương trình được tổ chứctheo các sự kiện; Chương trình tổ chức theo các hoạt động; Chương trình khung.Bên cạnh đó, tác giả đã tìm hiểu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 thángđến 6 tuổi (Chương trình chỉnh lý nhà trẻ và chương trình cải cách mẫu giáo) làchương trình được tổ chức theo môn học, tìm hiểu chương trình đổi mới (Hướngdẫn thực hiện đổi mới các hình thức tổ chức giáo dục trẻ theo chủ đề: 3-4 tuổi,4-5 tuổi, 5-6 tuổi, nhà trẻ) là chương trình được tổ chức theo các chủ đề để từ đó
Trang 25kiện để thực hiện chương trình và phát triển chương trình [18].
Nhìn tổng thể, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nàođề cập đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhàtrường cho giáo viên các trường mầm non một cách có hệ thống và phù hợp vớiđặc điểm văn hóa theo vùng miền của các địa phương Vì vậy, việc nghiên cứuthực trạng, xác lập các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực pháttriển chương trình nhà trường cho giáo viên tại các trường mầm non trên địabàn cụ thể là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong nhàtrường, đáp ứng được yêu cầu giáo dục bậc mầm non nói chung và mục tiêugiáo dục của các trường mầm non nói riêng
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Quản lý giáo dục
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục nói chung là thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưanhà trường vận hành tiến tới mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục” [5]
Tác giả Trần Kiểm lại có cách nhìn khác, ông đưa ra khái niệm “quản lýgiáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục(được tiến hành bởi giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ của các lực lượng xãhội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêuđào tạo của nhà trường” [17]
Với sự thống nhất trên, có thể hiểu: Quản lý giáo dục là quá trình tácđộng có định hướng của người quản lý giáo dục trong việc vận dụng nhữngnguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáodục nhằm đạt được mục tiêu mà giáo dục đề ra Quản lý giáo dục không nhữnglà nhân tố quyết định đến sự phát triển của giáo dục mà còn là yếu tố quantrọng tác động đến chất lượng GDĐT.
1.2.2 Bồi dưỡng
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: "Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng
Trang 26lực và phẩm chất" [23, tr.79].
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: "Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cậpnhật kiến thức và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc họcvà thường được xác nhận bằng một chứng chỉ" [9, tr.14]
Từ các khái niệm nêu trên, theo chúng tôi: bồi dưỡng là quá trình tácđộng có mục đích, có kế hoạch của chủ thể bồi dưỡng nhằm bổ sung, bồi đắpthêm những kiến thức, kỹ năng cho đối tượng được bồi dưỡng, làm giàu vốnhiểu biết, nâng cao hiệu quả trong quá trình lao động.
1.2.3 Năng lực
Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì: “Năng lực là thuộc tính cá nhân chophép cá nhân thực hiện thành công các hoạt động nhất định, đạt kết quả mongmuốn trong điều kiện cụ thể “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thầntương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân(sinh học, tâm lí và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quảphù hợp với trình độ thực tế của hoạt động” [13]
Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể giải thích khái niệm năng lựcnhư sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chấtsẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợpcác kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ýchí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mongmuốn trong những điều kiện cụ thể” [4]
Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn khái niệm năng lực được trìnhbày trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 làm khái niệm công cụ đểnghiên cứu
1.2.4 Chương trình giáo dục mầm non
Chương trình giáo dục mầm non được ban hành kèm theo Thông tư số:
28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo [2]
Điều 25 Luật Giáo dục ghi rõ: “Chương trình giáo dục mầm non phải bảo
Trang 27yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thứctổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻem; c) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợpvới điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở GDMN” [20].
Theo tác giả Trần Thị Minh Huế [11], chương trình giáo dục mầm non làsự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động chăm sóc, giáo dụtrẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi được tổ chức trong cơ sở GDMN trong một thời gianxác định, trong đó nêu lên các mục tiêu trẻ MN cần đạt được, xác định rõ phạmvi, mức độ nội dung giáo dục, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổchức, cách thức đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục cũng như những điều kiệnnhằm đạt được các mục tiêu GDMN đã đề ra
Từ các khái niệm trên chúng tôi hiểu, Chương trình giáo dục mầm non làsự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động chăm sóc, giáodục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi được tổ chức tại cơ sở GDMN trong một thời gianxác định Chương trình giáo dục mầm non nêu lên các mục tiêu trẻ mầm noncần đạt được, xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung giáo dục, các phươngpháp, phương tiện, cách thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả chăm sóc,giáo dục cũng như những điều kiện nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Chương trình giáo dục mầm non được xem là bản kế hoạch tổng thể quyđịnh toàn bộ các vấn đề liên quan tới giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi Nộidung giáo dục trong chương trình gồm 5 lĩnh vực chính sau đây: giáo dục thểchất, giáo dục nhận thức, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục tình cảm- xã hội và giáodục thẩm mĩ 5 lĩnh vực giáo dục này có thể được cấu trúc thành 9 chủ đề họctập chính, bao gồm: Bản thân, Gia đình, Trường mầm non, Nghề nghiệp, Thựcvật, Động vật, Giao thông, Nước và các Hiện tượng Tự nhiên, Quê hương, đấtnước, Bác Hồ, Trường Tiểu học (Dành cho trẻ 5 tuổi) Theo các chủ đề trọngnăm học, chương trình được xây dựng theo hướng mở rộng, phát triển dần quamỗi độ tuổi
1.2.5 Phát triển chương trình giáo dục mầm non
* Phát triển chương trình giáo dục
Trang 28Phát triển chương trình giáo dục là một phạm trù quan trọng trong quátrình định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục, làm cho giáo dục nói chungvà chương trình giáo dục nói riêng ngày càng trở nên hoàn thiện và hiệu quảhơn.
Theo diễn giải của Nguyễn Đức Chính, chương trình giáo dục khôngdừng lại ở việc thiết kế mà là một quá trình liên tục phát triển nhằm hoàn thiệnkhông ngừng Do vậy, chương trình giáo dục là một thực thể không phải đượcthiết kế một lần và dùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiệntuỳ theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành tựu khoahọc - kĩ thuật và công nghệ, của thị trường sử dụng lao động Nói cách khác,PTCT giáo dục thực chất chính là những đợt cải cách giáo dục để đổi mới điềuchỉnh chương trình [dẫn theo 6]
Vậy, Phát triển chương trình giáo dục là quá trình làm thay đổi một hoặcmột số hoặc toàn bộ các thành tố của chương trình giáo dục hiện tại nhằm tạora một chương trình giáo dục phù hợp hơn, đáp ứng sự phát triển của ngườihọc và xu thế phát triển của xã hội.
* Phát triển chương trình giáo dục mầm non
Theo tác giả Trần Thị Minh Huế: “Phát triển chương trình giáo dục mầmnon là một quá trình liên tục điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, làm mới toàn bộhoặc một số thành tố của chương trình giáo dục mầm non, bảo đảm khả năngphát triển và ổn định tương đối của chương trình đã có, làm cho việc triển khaichương trình theo mục tiêu đặt ra đạt được hiệu quả tốt nhất, phù hợp với đặcđiểm, nhu cầu phát triển của xã hội và phát triển của cá nhân trẻ Phát triểnchương trình giáo dục mầm non bao gồm xây dựng chương trình, tổ chức thựchiện, đánh giá, chỉnh sửa và hoàn thiện chương trình” [11]
Vậy, Phát triển chương trình giáo dục mầm non là quá trình làm thay đổimột hoặc một số hoặc toàn bộ các thành tố của chương trình giáo dục mầm nonhiện hành nhằm tạo ra một chương trình giáo dục mầm non phù hợp hơn, đápứng sự phát triển của trẻ và xu thế phát triển của xã hội.
Trang 291.2.6 Chương trình nhà trường, phát triển chương trình nhà trường ở trường mầm non
* Chương trình nhà trường
Theo Nguyễn Thị Kim Chi: “chương trình nhà trường là chương trìnhgiáo dục quốc gia được giữ nguyên hoặc điều chỉnh một phần, được lựa chọnvà sắp xếp lại, hoặc thiết kế mới với sự tham gia của giáo viên, các chuyên giahoặc các bên liên quan cho phù hợp với đối tượng học sinh trong bối cảnh giáodục cụ thể” [7]
Bộ Giáo dục New Zealand đưa ra định nghĩa sau về chương trình nhàtrường: “Chương trình nhà trường bao gồm những cách thức nhà trường thựchiện các tuyên bố trong chương trình giáo dục quốc gia Chương trình nhàtrường có tính đến nhu cầu, ưu tiên, các nguồn lực của địa phương và được thiếtkế với sự tham gia của cộng đồng nhà trường” [dẫn theo 6]
Chúng tôi cho rằng: Chương trình nhà trường là chương trình giáo dụcquốc gia được cải biến, điều chỉnh bởi tập thể giáo viên của nhà trường, đảmbảo phù hợp với thực tiễn, truyền thống, thế mạnh của nhà trường, đáp ứng nhucầu, hứng thú của người học, yêu cầu chung của quốc gia và nhu cầu thực tế ởđịa phương
* Phát triển chương trình nhà trường ở trường mầm non
Theo OECD (1979), "Phát triển chương trình nhà trường là một quá trìnhtrên cơ sở các hoạt động bên trong nhà trường hoặc trên cơ sở nhu cầu của nhàtrường trong việc thực thi chương trình giáo dục nhằm tạo ra sự phân quyền,trách nhiệm và sự kiểm soát giữa chính quyền trung ương và địa phương để nhàtrường có được quyền tự chủ hợp pháp về hành chính, nghề nghiệp để có thể tựquản lí quá trình phát triển chương trình”
Theo Trần Thị Minh Huế, phát triển chương trình nhà trường mầm nonđược hiểu là từ chương trình mầm non địa phương (Sở GD & ĐT, Phòng GD &ĐT) nhà trường nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lí thực hiện chương
Trang 30trình giáo dục chi tiết, cụ thể, phù hợp với thực tiễn môi trường và điều kiệngiáo dục
Trang 31của nhà trường - gọi là chương trình giáo dục nhà trường Chương trình giáodục nhà trường đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục chung đề ra, đáp ứngnhu cầu GDMN của địa phương và tiếp cận được với xu thế phát triển củaGDMN song chứa đựng và thể hiện triết lí riêng của nhà trường, gắn với điềukiện giáo dục của nhà trường [11].
Chúng tôi cho rằng: PTCT nhà trường ở trường mầm non là quá trìnhlàm thay đổi một hoặc một số vấn đề của chương trình mầm non quốc gia vàchương trình mầm non địa phương (nếu có) nhằm tạo ra một chương trình phùhợp với điều kiện thực tại của nhà trường mầm non, đáp ứng sự phát triển củatrẻ em trong nhà trường đó.
1.2.7 Năng lực phát triển chương trình nhà trường của giáo viên mầm non
Từ các khái niệm, năng lực, phát triển chương trình, phát triển chương
trình nhà trường ở trường mầm non, chúng tôi hiểu: Năng lực phát triển chươngtrình nhà trường của giáo viên mầm non là một thuộc tính tâm lý cá nhân thểhiện ở khả năng giáo viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm củabản thân để phát triển chương trình nhà trường góp phần tạo ra một chươngtrình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tại của nhà trường mầm non, đápứng sự phát triển của trẻ em trong nhà trường đó.
Theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GVMN ban hành kèm theoThông tư số12/2019/TT-BGDĐT, nội dung tiêu chuẩn 2 Phát triển chuyên mônnghiệp vụ sư phạm, ở modul 7 đã xây dựng nội dung bồi dưỡng phát triểnChương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địaphương Mục tiêu của modul giúp giáo viên hiểu khái niệm Chương trình giáodục, phát triển Chương trình giáo dục của cơ sở GDMN và sự cần thiết và yêucầu đối với phát triển Chương trình giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻem và bối cảnh địa phương [3]
Theo chúng tôi, năng lực phát triển chương trình nhà trường của giáoviên mầm non bao gồm:
Trang 32- Có kiến thức, kỹ năng về quy trình phát triển chương trình nhà trườngtheo năm học cho từng độ tuổi
- Năng lực phân tích bối cảnh, điều kiện thực tế của nhà trường, của địaphương Đây là việc xác định, xem xét tất cả các yếu tố như: sứ mạng, tầm nhìncủa nhà trường, môi trường giáo dục, nguồn nhân lực, đặc điểm kinh tế-xã hộiđịa phương, đặc điểm của trẻ, cơ sở vật chất, nguồn tài chính, khả năng xã hộihoá giáo dục để có thể đưa ra các quyết định thích hợp về mục tiêu, cấu trúc,nội dung của chương trình giáo dục nhà trường
- Năng lực phân tích chương trình giáo dục mầm non hiện hành- Năng lực xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, giá trị, thái độ của các hoạtđộng giáo dục trong chương trình
- Năng lực xây dựng các chủ đề tích hợp: phòng chống xâm hại, phòngchống tai nạn thương tích như ngã, rơi vực, đuối nước
- Năng lực xây dựng các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm.- Năng lực xây dựng các chủ đề giáo dục theo sự kiện như Lễ Hội Lồngtồng, Lễ Hội Chè tại địa phương
1.2.8 Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viênmầm non
Từ các khái niệm: Bồi dưỡng, phát triển chương trình nhà trường ở trườngmầm non, năng lực phát triển chương trình nhà trường của giáo viên mầm non,
theo chúng tôi: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên mầm non là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năngphát triển chương trình cho giáo viên mầm non để họ có thể thực hiện thànhcông việc phát triển chương trình nhà trường đáp ứng chuẩn hay quy định đãxác lập.
1.2.9 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhàtrường cho giáo viên mầm non
Trang 33trường cho giáo viên, theo chúng tôi:
Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáoviên mầm non là quá trình Hiệu trưởng nhà trường tác động có mục đích, có kếhoạch đến các thành tố của hoạt động bồi dưỡng nhằm trang bị, cập nhật, nângcao kiến thức, kỹ năng phát triển chương trình giúp giáo viên mầm non có thểtạo ra một chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tại của nhà trườngmầm non, đáp ứng sự phát triển của trẻ em trong nhà trường đó.
1.3 Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực phát triển chương trìnhnhà trường cho giáo viên mầm non
1.3.1 Vai trò của hoạt động bồi dưỡng phát triển chương trình nhà trườngcho giáo viên mầm non
Hoạt động bồi dưỡng phát triển chương trình nhà trường cho giáo viênmầm non giúp cho giáo viên các trường mầm non được bồi dưỡng nội dungkiến thức mới, được rèn luyện kỹ năng và nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻtheo các độ tuổi nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học ở cấp học mầm non Nếugiáo viên nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng họ sẽ áp dụng các kiến thứcvào công tác lập kế hoạch tổ chức các hoạt động, dự kiến được các công việccần chuẩn bị như lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổchức và theo dõi đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ Năng lực của giáoviên được thể hiện khi trực tiếp tổ chức hoạt động bao gồm các bước lên lớpnhư ổn định tổ chức, tổ chức và kết thúc hoạt động có hiệu quả
Phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non giúp cho giáoviên các trường mầm non phát huy năng lực của mình trong hoạt động dạy học,với phương châm lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực hoạt động củatrẻ, giáo viên là thang đỡ, là điểm tựa, tổ chức, hướng dẫn, khai thác tiềm năngvốn có của đứa trẻ, cho phép người giáo viên chủ động, sáng tạo trong côngviệc: tự lựa chọn nội dung, phương pháp…tự thiết kế các hoạt động chăm sóc,giáo dục trẻ
Trang 34Hiện nay, trong chương trình giáo dục mầm non đang thực hiện đã bộc lộmột số hạn chế như: có những bài soạn sẵn dẫn tới giáo viên thụ động, khôngsáng tạo, giáo dục đồng loạt trên toàn quốc, không phù hợp với từng trẻ, từngvùng miền Nội dung chương trình cũ thấp hơn so với khả năng thực của trẻtrong giai đoạn hiện nay, không hướng tới vùng phát triển gần của trẻ, khôngkhai thác được hết tiềm năng của trẻ Chương trình quá chú trọng đến hoạtđộng học tập làm cho chương trình mang tính phổ thông hoá và xây dựngchương trình với các hoạt động riêng rẽ, nội dung học chồng chéo Chưa thựcsự quan tâm đến môi trường hoạt động của trẻ, chưa quan tâm đến theo dõi,đánh giá kết quả hoạt động của trẻ Do vậy, hoạt động bồi dưỡng phát triểnchương trình nhà trường cho giáo viên mầm non giúp cho giáo viên các trườngmầm non phát huy năng lực của mình trong hoạt động dạy học, với phươngchâm lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, giáo viênlà thang đỡ, là điểm tựa, tổ chức, hướng dẫn, khai thác tiềm năng vốn có củađứa trẻ, cho phép người giáo viên chủ động, sáng tạo trong công việc: tự lựachọn nội dung, phương pháp…tự thiết kế các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa hiểu rõ bản chất quan điểm tích hợptrong chăm sóc, giáo dục trẻ dẫn tới cách thực hiện các chủ đề còn chưa phùhợp Giáo viên còn máy móc trong việc lựa chọn và tổ chức thực hiện chươngtrình, còn phụ thuộc nhiều vào sự định hướng của ban giám hiệu và tài liệuhướng dẫn Tài liệu hướng dẫn quá cụ thể, chi tiết nên giáo viên thụ động,không sáng tạo, chỉ thực hiện theo tài liệu hướng dẫn Vì vậy, bồi dưỡng nănglực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên mầm non giúp giáo viênphân tích tình hình thực tiễn của nhà trường từ đó xác định cách tiếp cận và hìnhthức thiết kế chương trình giáo dục của trường, địa phương mình Giáo viên chủđộng thiết kế nội dung và tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và cáchoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ để thực thi chương trình có hiệu quả
1.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
Trang 35giáo viên mầm non
Mục tiêu về kiến thức: Bồi dưỡng năng lực PTCT nhà trường cho giáoviên mầm non là giúp giáo viên hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng và pháttriển chương trình nhà trường, sự cần thiết phải bồi dưỡng năng lực này Mặtkhác, bổ sung, cập nhật những kiến thức về phát triển chương trình nhà trườngcho giáo viên mầm non (Kiến thức về phân tích bối cảnh, điều kiện thực tế củanhà trường cũng như điều kiện cụ thể của địa phương; về xây dựng các hoạtđộng giáo dục theo hướng trải nghiệm; về xây dựng các hoạt động giáo dụctheo hướng trải nghiệm; về xây dựng và tổ chức các chủ đề giáo dục theo sựkiện ), từ đó giáo viên có thể vận dụng trong quá trình phát triển chương trìnhnhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục
Về kỹ năng: GV vận dụng phẩm chất và năng lực trong quá trình pháttriển chương trình nhà trường như kỹ năng: phân tích bối cảnh, điều kiện thựctế của nhà trường cũng như điều kiện cụ thể của địa phương; kỹ năng xây dựngcác hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm; kỹ năng xây dựng các hoạtđộng giáo dục theo hướng trải nghiệm; kỹ năng xây dựng và tổ chức các chủ đềgiáo dục theo sự kiện ),
Về thái độ: Hình thành ở giáo viên thái độ tích cực và tinh thần tráchnhiệm cao trong quá trình bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực phát triển chươngtrình nhà trường cho bản thân
1.3.3 Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên mầm non
Căn cứ Thông tư số 2 8 /2 0 1 6/ T T-B GDĐ T n gày 30 tháng 12 năm 2016 sửađổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hànhkèm theo Thông tư số 1 7 /2 0 09 / TT -B GDĐ T n gày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [2],Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GVmầm non ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26 tháng8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [2] gồm các nội dung bồidưỡng: Phẩm
Trang 36chất nhà giáo, phát triển chuyên môn nghề nghiệp sư phạm, xây dựng môitrường giáo dục, phối hợp với gia đình và cộng đồng, sử dụng ngoại ngữ hoặctiếng dân tộc và công nghệ thông tin; thể hiện khả năng nghệ thuật trong chămsóc, giáo dục trẻ mầm non Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT quy định: Giáo viênmầm non lựa chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghềnghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, sốlượng mô đun tự chọn hằng năm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục IVcủa Chương trình
này
Căn cứ vào nội dung modul trên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôixác định các năng lực phát triển chương trình nhà trường cần bồi dưỡng chogiáo viên mầm non bao gồm:
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về quy trình phát triển chương trình nhàtrường theo năm học cho từng độ tuổi: Quy trình phát triển chương trình nhàtrường cần được thực hiện một cách khép kín, liên tục thông qua 6 bước sauđây:
1) Phân tích bối cảnh; 2) Phân tích chương trình hiện hành; 3) Phân công côngviệc; 4) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học; 5)Thiết kế chương trìnhnhà trường; 6) Thực hiện chương trình nhà trường; 7) Đánh giá, điều chỉnh
- Bồi dưỡng năng lực phân tích bối cảnh, điều kiện thực tế của nhàtrường, của địa phương
- Bồi dưỡng năng lực phân tích chương trình giáo dục mầm non hiện hành.- Bồi dưỡng năng lực xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, giá trị, thái độcủa các hoạt động giáo dục trong chương trình
- Bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ đề tích hợp phòng chống xâmhại, phòng chống tai nạn thương tích như ngã, rơi vực, đuối nước
- Bồi dưỡng năng lực xây dựng các hoạt động giáo dục theo hướng trảinghiệm
Trang 37- Bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ đề giáo dục theo sự kiện như:Lễ Hội Lồng tồng, Lễ Hội Chè tại địa phương
1.3.4 Hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chươngtrình
Trang 38nhà trường cho giáo viên mầm non
1.3.4.1 Hình thức bồi dưỡng
- Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng tập trung trong thời gian nghỉ hè và bồi
dưỡng thường xuyên trong năm học, do đặc thù công việc nên giáo viên ở cáctrường mầm non dành thời gian cả ngày ở trên lớp thực hiện hoạt động chămsóc, giáo dục trẻ Vì vậy, hình thức bồi dưỡng tập trung là phù hợp nhất
- Bồi dưỡng tại chỗ: Nhà trường mầm non tổ chức các lớp bồi dưỡng,
mời các chuyên gia về nói chuyện chuyên đề năng lực PTCT nhà trường chogiáo viên mầm non Bên cạnh đó, với hình thức này các tổ chuyên môn đổi mớisinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn theo hình thức nghiên cứu các modul về nănglực PTCT cho giáo viên các trường mầm non
- Bồi dưỡng theo hình thức tự học (tự bồi dưỡng): với hình thức này cần
thiết phải có sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin để cho việc tự học, tựbồi dưỡng hiệu quả Giáo viên có thể khai thác nguồn học liệu mở ở trong nướcvà trên thế giới về năng lực PTCT nhà trường ở cấp mầm non, giáo viên có thểtải các tài liệu liên quan của Bộ GDĐT, Sở, Phòng GDĐT, chuyên gia về nănglực PTCT nhà trường Bên cạnh đó có thể kết hợp bồi dưỡng từ xa; Bồi dưỡngtrực tuyến
- Kết hợp cả hai hình thức bồi dưỡng tập trung và tự học cũng được coi
là hình thức bồi dưỡng phù hợp với giáo viên mầm non, các điều kiện đảm bảocho việc tự học gồm: Cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị dạy, tài liệu do báo cáoviên cung cấp
- Chú trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, hoạt động tự
học, tự bồi dưỡng của giáo viên là công việc mà giáo viên phải làm thườngxuyên để nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ nănggiảng dạy của người giáo viên
- Bồi dưỡng thông qua hội nghị, hội thảo, xêmina là cơ hội cho các giáo
viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm PTCT nhà trường, trao đổi với chuyên giavề các nội dung bồi dưỡng năng lực PTCT nhà trường ở bậc học mầm non
Trang 39- Bồi dưỡng trực tuyến là hình thức bồi dưỡng thông qua mạng Internet
với các chương trình bồi dưỡng vô cùng phong phú và với nguồn tài nguyênhọc tập vô tận để giáo viên thấy hứng thú trong quá trình học tập, trao đổi kinhnghiệm trong giờ học trực tuyến với các giáo viên khác, đặt câu hỏi cho chuyêngia về những kiến thức mới…
1.3.4.2 Phương pháp bồi dưỡng
- Phương pháp thuyết trình cung cấp kiến thức chuyên đề, phân tích, giải
thích, lý giải về kiến thức mới những vấn đề thuộc chuyên môn như quy trìnhphát triển chương trình giáo dục nhà trường theo năm học cho từng độ tuổi,phát triển chương trình giáo dục cho trẻ dưới 3 tuổi, 3 tuổi đến 6 tuổi, xây dựngvà thực hiện kế hoạch giáo dục trong ngày Đây là phương pháp đem lại hiệuquả nhất định nếu báo cáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệuquả thuyết trình, báo cáo viên có thể kết hợp thuyết trình với thảo luận để tránhtình trạng giáo viên tiếp thu thụ động, một chiều
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp mà báo cáo viên tạo
ra tình huống có vấn đề trong giảng dạy, báo cáo viên hướng dẫn, tổ chức,người học phát hiện ra vấn đề, từ đó chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề màbáo cáo viên đưa ra Các vấn đề như Năng lực tổ chức chương trình theo sựkiện; Năng lực phát triển chương trình nhà trường theo chủ đề phát sinh…
Chính quá trình tự giác, tích cực giải quyết vấn đề mà người học lĩnh hộiđược hệ thống tri thức, hình thành kỹ năng tư duy trong tình huống có vấn đề
- Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành là phương pháp thuyết trình
có kèm theo việc thực hành cho học viên trực tiếp thực hành xử lý tình huống,tự tổ chức các hoạt động trong việc phát triển chương trình nhà trường, trêncơ sở đó phân tích rút ra kinh nghiệm về tổ chức hiệu quả, nhằm nâng cao kiếnthức, kỹ năng, năng lực của học viên trong việc phát triển chương trình nhàtrường Báo cáo viên hướng dẫn giáo viên thực hành các kỹ năng như xâydựng kế hoạch năm học, xây dựng kế hoạch giờ học và chủ đề, xây dựng kế
Trang 40hoạch theo các giờ sinh hoạt, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động có chủđích.
Trong quá trình bồi dưỡng, giảng viên cần áp dụng nhiều phương phápđể tăng hiệu quả của hoạt động dạy học trong việc phát triển chương trình nhàtrường
1.3.5 Chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên mầm non
Chủ thể bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáoviên mầm non (lực lượng giảng viên và báo cáo viên) bao gồm giảng viên giảngdạy ở trường cao đẳng, đại học sư phạm; Chuyên gia ở các viện nghiên cứu;Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non; Giáo viên cốt cán đã đạt danhhiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên được Phòng GDĐT cử đi tập huấn vềphát triển chương trình nhà trường; chuyên viên của Phòng GDĐT Họ lànhững người có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệmtrong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường chogiáo viên mầm non và sẽ giúp GV nâng cao năng lực: Năng lực phân tích bốicảnh, điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; Năng lực phân tíchchương trình giáo dục mầm non hiện hành; Năng lực xác định chuẩn kiến thức,kỹ năng, giá trị, thái độ của các hoạt động giáo dục trong chương trình; Nănglực xây dựng các chủ đề giáo dục tích hợp Giảng viên giảng dạy ở trường caođẳng, đại học sư phạm; Chuyên gia ở các viện nghiên cứu chính là lực lượng“thiết kế” quá trình bồi dưỡng và “điều khiển” quá trình này vận hành theođúng kế hoạch để đạt được mục tiêu bồi dưỡng, họ là những người có kiến thứcchuyên ngành sâu, kiến thức sư phạm, có uy tín về chuyên môn trong phát triểnchương trình nhà trường cho giáo viên mầm non
1.4 Lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhàtrường cho giáo viên mầm non
1.4.1 Hiệu trưởng trường mầm non với hoạt động quản lý bồi dưỡng năng