1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

126 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c .tnu.edu.vnĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRƯƠNG HOÀI THƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SUY DINH

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRƯƠNG HOÀI THƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SUY

DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG

MẦM NON HUYỆN ĐỊNH HÓA,

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, 2020

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRƯƠNG HOÀI THƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SUY

DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG

MẦM NON HUYỆN ĐỊNH HÓA,

TỈNH THÁI NGUYÊNNgành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS NÔNG KHÁNH BẰNG

THÁI NGUYÊN, 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác.Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả luận văn

Trương Hoài Thương

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn Tôi xin

bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Nông Khánh Bằng, người đã tận tâm, trực

tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiêncứu luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lý -Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảngdạy lớp Thạc sỹ QLGD K26A

Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của cácđồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ họcsinh và học sinh các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã tạođiều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có được các thông tin cần thiết,hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình

Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một sốthiếu sót Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp

và bạn bè

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020

Tác giả luận văn

Trương Hoài Thương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MN 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 7

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.2.1 Quản lý 9

1.2.2 Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng 11

1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng 12

1.3 Mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non 13

1.3.1 Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non 13

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

1.3.2 Mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

ở trường mầm non 15

1.3.3 Nội dung, hình thức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non 16

1.4 Nội dung quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non 18

1.4.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non 18

1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non 19

1.4.3 Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non 20

1.4.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non 21

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non 22

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 22

1.5.2 Các yếu tố khách quan 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 27

2.1 Khát quát về tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 27

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 29

2.2.1 Mục đích khảo sát 29

2.2.2 Đối tượng khảo sát 29

2.2.3 Nội dung khảo sát 29

Trang 7

2.2.4 Phương pháp khảo sát 302.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 302.3 Thực trạng hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trườngmầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 312.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về hoạt động phòng chống

suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa 312.3.2 Thực trạng nội dung hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 342.3.3 Thực trạng các hình thức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng chotrẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 382.3.4 Thực trạng về kết quả hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 432.4 Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở

các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 462.4.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

ở trường mầm non 462.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở

trường mầm non 502.4.3 Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

ở trường mầm non 542.4.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non 572.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng

chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa,

tỉnh Thái Nguyên 602.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phòng chống suy dinhdưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái

Nguyên 63

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

2.6.2 Những hạn chế 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 66

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .66

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 66

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống 66

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 67

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 67

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 68

3.2.1 Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV, NV và các lực lượng tham gia về tầm quan trọng của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non 68

3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động PCSDD cho CBQL, GV, NV và các lực lượng tham gia hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non 71

3.2.3 Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh tại trường mầm non 74

3.2.4 Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non 77

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 79

3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 80

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 80

3.4.2 Hình thức và tiến trình khảo nghiệm 80

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 81

Trang 9

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Kiến nghị 86

2.1 Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Định Hóa 86

2.2 Đối với Ban giám hiệu trường mầm non 86

2.3 Đối với giáo viên các trường mầm non 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

: Suy dinh dưỡng SDDTE :

Suy dinh dưỡng trẻ em

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô các trường mầm non địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2016-2018 27Bảng 2.2 Ý nghĩa của điểm số bình quân 31Bảng 2.3: Tầm quan trọng của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho

trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa 32Bảng 2.4: Đánh giá CBQL, GV về thực trạng nội dung hoạt động phòng

chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện

trẻ ở các trường MN huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 44Bảng 2.7: Thực trạng lập kế hoạch về hoạt động phòng chống suy dinh

dưỡng cho trẻ ở trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái

Nguyên 47Bảng 2.8: Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống suy dinh

dưỡng cho trẻ ở trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái

Nguyên 51Bảng 2.9: Thực hiện chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh

dưỡng cho trẻ ở trường mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa,

tỉnh Thái Nguyên 55Bảng 2.10: Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phòng chống

suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non ở huyện Định Hóa,

tỉnh Thái Nguyên 58

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ g tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

Bảng 2.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống suy

dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnhThái Nguyên 61Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt

động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non huyện ĐịnhHóa 81Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động

phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non huyện Định Hóa 82

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sức khoẻ là yếu tố không thể thiếu của con người, để thế hệ trẻ đượckhoẻ mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới củađất nước trong giai đoạn hiện nay thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là đặc biệtquan trọng

Có thể nói: “Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày

mai”, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định

đến sự phát triển của trẻ sau này Việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em làmột chiến lược mang ý nghĩa quốc gia dân tộc đã được Đảng nhà nước chútrọng đầu tư vì tương lai của chất lượng dân số Việt Nam

Sức khoẻ là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạtđộng thì con người cần phải có sức khoẻ Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi mầmnon thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể các em đang pháttriển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoànthiện Trẻ có khoẻ mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như: Hoạtđộng học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động Muốn có cơ thể khoẻmạnh đòi hỏi phải có sự đầu tư tốn kém lâu dài Những bài học kinh nghiệmcho thấy những can thiệp trực tiếp trên trẻ đã bị suy dinh dưỡng như phục hồi trẻsuy dinh dưỡng thường khó có thể đạt kết quả cao Đối với loại bệnh này tuykhông phải bệnh vô phương cứu chữa nhưng cũng không thể xem nhẹ vì trẻ bịsuy dinh dưỡng nặng nguyên nhân diễn biến rất phức tạp Khi trẻ bị suy dinhdưỡng và kéo theo các bệnh liên quan khác và kéo theo sự sa sút về kinh tế giađình và kinh tế xã hội

Xác định được tầm quan trọng của công tác này trong thời gian qua, cáccấp Đảng uỷ, chính quyền, các trường học, đã triển khai chiến lược một cách

rộng khắp Giáo dục mầm non đã xác định rõ mục tiêu giáo dục là: “Trẻ khoẻ

mạnh hồn nhiên, bước đầu giao tiếp với người xung quanh có thói quen ăn

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

uống” (Quyết định 55 quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường

mẫu giáo của Bộ Giáo dục Đào tạo)

Trang 15

Định Hóa là huyện miền núi, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên 50 km vềhướng Tây Bắc Tổng diện tích tự nhiên là 52.272 ha, trong đó rừng núichiếm

85% diện tích toàn huyện Dân số trên 88 200 người Huyện có 23 xã và 01 thịtrấn với 435 thôn bản Có 14 dân tộc anh em chung sống Đồng bào dân tộcthiểu số chiếm 70.13% dân số toàn huyện Có 10/24 xã thuộc xã 135, tỷ lệ hộnghèo và cận nghèo toàn huyện trên 50%; 24/24 xã, thị trấn được công nhận là

xã ATK Địa hình phức tạp, giao thông còn khó khăn, dân cư không tập trung,trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế còn nhiều khó khăn nên có ảnh hưởngkhông nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp giáo dục và đào tạo Cơ cấukinh tế của huyện là nông lâm nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ Được sựgiúp đỡ quan tâm của Trung ương, Tỉnh, sự lãnh đạo của cấp Uỷ và sự điềuhành của Chính quyền, tốc độ phát triển kinh tế của huyện những năm qua luônđạt mức tăng trưởng khá, đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân ngàycàng được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữvững

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng thiếu hay thừa về các chỉ tiêu cânnặng, chiều cao do thiếu hay thừa năng lượng và thiếu hụt các vi chất dinhdưỡng Theo báo cáo Sở y tế tỉnh Thái Nguyên 2018, 2019 về tình trạng suydinh dưỡng cho trẻ mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa như sau: Năm 2018

có 126 em (chiếm tỷ lệ 10,89%), và 2019 có 114 em (chiếm tỷ lệ 9,45%), mặc

dù giảm nhưng so với các huyện khác trong tỉnh chiếm vẫn còn cao, đứng sauhuyện Võ Nhai 16,21%; cao hơc các huyện như huyện Đại Từ chiếm 6,37%,huyện Phú Bình 5,41%, huyện Phổ Yên 5,02%

Trong thời gian qua, mặc dù Hiệu trưởng các trường mầm non huyệnĐịnh Hóa đã thực hiện quản lý phòng chống suy dinh dưỡng trong nhà trường,tuy nhiên kết quả chưa thực sự cao, công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,chỉ đạo và kiểm tra đánh giá còn gặp nhiều bất cập Đối với huyện Định Hóa,

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

còn gặp nhiều khó khăn, việc quản lý tổ chức các hoạt động phòng chống suydinh dưỡng cho

Trang 17

trẻ mầm non còn nhiều hạn chế, vì vậy tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động

phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu nhằm góp phần cao chất lượng giáo

dục trong các nhà trường

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về công tác quản lýhoạt phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng caochất lượng tổ chức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trườngmầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động phòng chống suy dinh

dưỡng cho trẻ ở trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động phòng chống suy dinh

dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

4 Giả thuyết khoa học

Công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm nonhuyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây đã được các cơquan quản lý giáo dục và đội ngũ CBQL của các trường mầm non chú trọngthực hiện và thu được một số kết quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượngsức khỏe cho trẻ mầm non; tuy nhiên so với yêu cầu của Chính phủ hiện nayvẫn còn rất nhiều bất cập Nếu đề xuất và triển khai có hiệu quả các biện phápquản lý dựa trên thực trạng về xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo vàđánh giá kết quả hoạt động thì sẽ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ ở các trường

mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

5 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động phòng chống suydinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

- Về không gian: Khảo sát được tiến hành tại 24 trường mầm non tại huyện

Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Về thời gian: Việc tiến hành nghiên cứu đề tài được thực hiện từ tháng

2 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống suy dinhdưỡng cho trẻ ở các trường mầm non

6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phòng chống suy dinhdưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

6.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡngcho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

6.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lýhoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyệnĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu, văn bản, tài liệu, công trình khoa học có liên quan đến công tácquản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm nonnhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động phòng chống suy

dinh dưỡng của cán bộ quản lý, GV, NV tại các trường mầm non trên địa bànhuyện Định Hóa nhằm thu nhập thông tin

7.2.2 Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống các câu hỏi để khảo sát

trên CBQL, GV, NV các trường mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa nhằmtìm hiểu hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non

Trang 19

7.2.3 Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với một số CBQL, GV, NV

với nội dung xoay quanh vấn đề hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng vàthực trạng hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em mầm non trên địabàn huyện Định Hóa

7.2.4 Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, ý kiến lãnh đạo,

chuyên viên phòng Giáo dục và những nhà giáo dục trực tiếp làm công tác giáodục trẻ về các biện pháp quản lý phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non

và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

ở các trường mầm non

7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ

Sử dụng các công thức thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử

lý kết quả nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo

và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống suy dinhdưỡng cho trẻ ở trường mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡngcho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡngcho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Trong vòng 15 năm trở lại đây, SDDTE có xu hướng giảm trên phạm vitoàn cầu Thống kê của Qũy Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), WHO vàNgân hàng thế giới năm 2011 về SDDTE dưới 5 tuổi thấy châu Á vẫn là châulục đứng đầu về tỷ lệ 19,3% nhẹ cân (69,1 triệu) và tỷ lệ 10,1% gầy còm (36,1triệu) Riêng trẻ thấp còi, châu Phi trở thành châu lục chiếm tỷ lệ cao nhất với35,6% (56,3 triệu); tiếp theo là châu Á: 26,8% (98,4 triệu) Hai châu lục nàychiếm trên 90% trẻ thấp còi trên toàn cầu

Hiện nay, theo kết quả nghiên cứu trẻ em dưới 5 tuổi của tổ chức Cứu trợtrẻ em Mỹ năm 2012, trên thế giới còn hơn 100 triệu (15,7%) nhẹ cân, 171,0triệu (27,0%) thấp còi và hơn 60 triệu (10,0%) gầy còm Các khu vực Nam Á,cận hoang mạc Sahara có tỷ lệ SDDTE cao nhất Những quốc gia còn tỷ lệSDDTE cao và rất cao cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm tương ứng nhưTimor Leste năm 2010 (44,7%, 58,1%, 18,6%); Niger năm 2011 (38,5%,51,0%, 12,3%); Pakistan năm 2011 (31,5%, 43,7%, 15,1%); Bangladeshnăm 2011 (36,4%,

41,3%, 15,6%)

Các số liệu SDDTE trên toàn cầu chủ yếu phân theo các châu lục, vùnglãnh thổ và theo từng quốc gia; chưa chú trọng đúng mức việc xác định SDDTEtheo từng từng chủng tộc, tộc người trong các báo cáo thường niên của WHO vàUNICEF Nghiên cứu của Larrea C và Freire W tại các nước Nam Mỹ chothấy tỷ lệ trẻ em thấp còi năm 1999 ở các tộc người bản xứ liên quan chặt chẽvới điều kiện kinh tế đói nghèo và cao hơn cách biệt so với trẻ em không thuộc

Trang 21

tộc người bản xứ, như ở Ecuador (58,2% so với 24,2%); ở Peru (47,0%/22,5%)

và Bolivia

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

(50,5%/23,7%) tương ứng Tổ chức xã hội học Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu

về mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với các yếu tố chủng tộc, dân tộc tạichính quốc năm 2005 thấy có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trẻ em ở năm đầuđời của người Mỹ gốc Phi cao gấp 2 lần trẻ em da trắng Trẻ em Mỹ gốc Nhật

có tỷ lệ tử vong thấp hơn 8,2 lần so với tộc người Hawaiians

Bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng, việc thiếu hụt

vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng hơn hai tỷ người, khoảng một phần ba dân số thếgiới hiện nay Bất cập về thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, kẽm đã đượcbáo cáo ở nhiều nước đang phát triển Số liệu WHO giai đoạn 1993-2005 có47,4% (293,1 triệu) trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu bị thiếu máu Châu Phi có67,6% trẻ thiếu máu, cao nhất các châu lục Đông Nam Á có 65,5% trẻ thiếumáu Nhiều nước có tỷ lệ trẻ thiếu máu rất cao như Burnica Faso 91,5%(2003); Sudan 84,6% (1995); Cộng hòa Trung Phi 84,2% (1999); Ấn Độ 74,3%(2000), Tanzania 71,8% (2005) Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 1/3dân số thế giới thiếu kẽm, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triển, lànguyên nhân dẫn đến 450.000 trẻ em tử vong hàng năm Thực trạng thiếu kẽmcao nhất ở khu vực phía nam Châu Á, châu Phi cận Sahara, Trung Mỹ và NamMỹ

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

SDDTE ở nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt theo giớitính [12], nhưng lại liên quan chặt chẽ đến nhóm tuổi của trẻ Một vài nghiêncứu cho rằng nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là 6-24 tháng Tuy nhiên,nhiều nghiên cứu lại cho thấy khuynh hướng SDDTE tăng dần theo nhóm tuổi[7] Chênh lệch rõ rệt về SDDTE theo vùng sinh thái: miền núi thường cao hơnđồng bằng [8]; nông thôn cao hơn thành thị [11] Những vùng có tỷ lệ trẻ nhẹcân cao cũng là những vùng có tỷ lệ trẻ thấp còi và gầy còm cao hơn tương ứngnhư Tây Nguyên (25%, 36,8%, 8,1%); vùng miền núi phía Bắc (20,9%, 31,9%,

Trang 23

7,4%) Ở các thành phố, SDDTE thấp hơn nhiều so với trung bình chung cảnước, như tỷ

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

lệ nhẹ cân, thấp còi và gầy còm tương ứng ở thành phố Hồ Chí Minh (5,3%,7,6%, 3,5%); Hà Nội (8,1%, 16,9%, 3,3%) [24]

Đến nay, các tỉnh thuộc vùng khó khăn có tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi vàgầy còm cao tương ứng như Kon Tum (26,3%, 40,6%, 9,2%); Hà Giang(23,1%,

35,0%, 7,9%) [24] Vùng miền núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,SDDTE

luôn cao hơn hẳn các vùng khác [15] Lê Danh Tuyên và cộng sự khảo sát năm

2011 tại huyện miền núi Tuyên Hóa, Quảng Bình thấy cả 3 thể đều rất cao: nhẹcân 57,7%, thấp còi 43,7% và gầy còm 19,2%

Điều tra của Nguyễn Hoàng Linh Chi năm 2011 ở trẻ em 12-36 thángđồng bào dân tộc Pakoh và Vân Kiều tại Quảng Trị thấy tỷ lệ SDD rất cao ở 3thể: nhẹ cân 53,9%; thấp còi 67,1% và gầy còm 14,5% [2] Khu vực duyên hảimiền Trung là một trong những vùng có tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi và gầy còmtương ứng còn trung bình và cao (19,5%, 31,2%, 7,5%), trong đó có QuảngNam (16,0%, 30,1%, 6,8%) Phân bố SDD ở Quảng Nam cũng không đồng đềugiữa các vùng: trẻ nhẹ cân (2007) ở Hội An 10,1%, Tam Kỳ 12,4 %; NamTrà My

31,0% và Bắc Trà My cao nhất tỉnh 32,2% [23]

Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộngđồng ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nhiên vàcộng sự năm 2008 ở trẻ em nông thôn Việt Nam trước tuổi đến trường thấy có55,6% thiếu máu và 86,9% thiếu kẽm Khảo sát của Nguyễn Xuân Ninh vàcộng sự năm 2008, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là29,2%; thấp nhất vùng Đông Nam Bộ (22,8%); cao nhất vùng miền núi TâyBắc (43,0%); tỉnh Hải Dương có tỷ lệ thấp nhất (8,7%); các tỉnh có tỷ lệ rấtcao là Tây Ninh (52,7%); Lai Châu (62,0%) và cao nhất là Quảng Nam(67,3%) [19] Tình trạng thiếu máu thiếu sắt thường kèm theo thiếu axit folic[1]

Trang 25

Nghiên cứu của Trương Duy Thắng (2017), “Thực trạng suy dinh dường

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số yếu tố liên quan tại hai xã vùng cao tỉnh Lào Cai”, luận văn thạc sĩ y học, kết quả nghiên cứu chỉ ra các

chỉ số y học về SDD thể thấp còi của trẻ, SDD thể gầy còm, SDD thể nhẹ cân,các yếu tố liên quan đến SDD thể thấp còi ở trẻ em

Tác giả Phạm Thị Bích Hồng (2019), nghiên cứu “Thực trạng suy dinh

dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại hai xã huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”, chuyên ngành y học dự phòng, chỉ ra các chỉ số

nghiên cứu về SDD thấp còi và các yếu tố liên quan đến SDD thấp còi, từ đóđưa ra gải pháp và khuyến nghị về suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5tuổi người dân tộc Mông tại hai xã huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Như vậy, qua việc tổng quan một số công trình nghiên cứu trong nước vàngoài nước cho thấy chủ yếu các công trình chỉ tập trung đánh giá thực trạngsuy dinh dưỡng của trẻ em dưới góc độ y học Trong hoạt động quản lý nhàtrường, công tác quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng với chủ thểquản lý là Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng chưa có công trình nào đề cập đến Đểnâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi cả việc nâng cao công tác quản lý trườnghọc về mọi khía cạnh của trẻ em ở bậc mầm non nói chung và hoạt động phòng

chống SDD nói riêng Chính vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt

động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” nhằm lấp đầy khoảng trống nghiên cứu mà các

công trình nghiên cứu trước chưa đề cập đến

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

K.Marx đã viết: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào

được thực hiện ở qui mô tương đối lớn đều cần đến một chừng mực nhất định của sự quản lý”

Trang 27

Quản lý là sự xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoànthành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động đối với các bộ phậnriêng lẻ của nó.

Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theonhững cách tiếp cận khác nhau Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến

sự phong phú về quan niệm Sau đây là một số khái niệm thường gặp:

- Khi nói đến quản lý, K.Marx ví hoạt động này như là công việc của

người nhạc trưởng, ông viết: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn

dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”.[18]

Theo từ điển giáo dục học, quản lý là hoạt động tác động có định hướng,

có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người

bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đíchcủa tổ chức

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”.

[20]

- Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành

vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với qui luật, đạt tớimục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý

- Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý

để tạo ra một sự chuyển biến toàn bộ hệ thống nhằm đạt đến một mục đíchnhất định

Qua các khái niệm trên về quản lý, chúng ta có thể quan niệm về quản lýnhư sau:

- Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản

lý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thống

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý

Như vậy, rõ ràng “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ

thuật” và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa có tính chất chủ quan, vừa có tính chất pháp luật nhà nước, vừa có tính chất xã hội rộng rãi

…chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất” [13]

- Quản lý có hai chức năng cơ bản: duy trì và phát triển Để đảm bảođược hai chức năng này, hoạt động quản lý phải bao gồm 4 chức năng cụ thể làlập kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo điều hành thực hiện kếhoạch; Kiểm tra, đánh giá

Như vậy, Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ

thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với qui luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.

1.2.2 Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi conngười, một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ tạo nên một sức khoẻ tốt cho trẻsau này Vì vậy, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì hậu quả để lại sau này rất lớn.Trẻ sẽ bị thiệt thòi về khả năng phát triển trí não, thể lực, ảnh hưởng đến tâm lý,sức khoẻ và cả kinh tế của gia đình làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, lànguyên nhân lớn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số

Trẻ bị béo phì và suy dinh dưỡng là cân nặng và chiều cao không đạtmức chuẩn quy định

Trang 29

Thể béo phì (dư cân) là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do sự dưthừa năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày so với nhu cầu tiêu hao của cơthể Béo phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp, tiểu

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

đường, viêm xương khớp…Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sáng tạo và sựphát triển của trẻ

Trẻ bị suy dinh dưỡng là thiếu dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể Biểuhiện suy dinh dưỡng ở 2 thể: Thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi), thể thấp còi (chiềucao/tuổi)

Ngoài ra còn có biểu hiện giao tiếp hạn chế, nếu trẻ nặng hơn là trẻ gầyđét, da bọc xương, bắp teo nhẽo, bụng lép không có khả năng vận động Điềuđáng chú ý là thể thấp còi, suy dinh dưỡng mãn tính sẽ ảnh hưởng lớn đến sựphát triển lâu dài của đứa trẻ

Như vậy có thể hiểu:

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng thiếu hay thừa về các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao do thiếu hay thừa năng lượng và thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em là hoạt động, biện pháp của nhà quản lý nhằm chống các nguy cơ liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em

Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng là hoạt động cung cấp, chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức giữa cộng tác viên, nhân viên y tế và các nhóm đối tượng (chủ yếu là bà mẹ có con dưới 5 tuổi, các thành viên trong gia đình và giáo viên các trường mầm non) nhằm thuyết phục động viên và giúp đỡ họ có cách thức hành đúng trong chăm sóc và nuôi trẻ tại nhà hoặc tại trên lớp.

1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng

Quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng của trẻ em các trườngmầm non về thực chất là quản lý mục tiêu, nội dung, quản lý phương pháp vàcác hình thức tổ chức phòng chống suy dinh dưỡng, huy động tổng thể cácnguồn lực (con người, kinh phí, thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất…) đểthực hiện có hiệu quả các hoạt động này Trọng tâm của quản lý hoạt độngphòng chống suy dinh dưỡng là công tác quản lý chất lượng các hoạt động này

Trang 31

Như vậy, Quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở

trường mầm non là hệ thống các tác động hướng đích của Hiệu trưởng các trường mầm non đến GV, trẻ em ở trường mầm non nhằm đảm bảo hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ diễn ra đúng hướng, thực hiện thành công mục tiêu chăm sóc sức khỏe trẻ tại các trường mầm non.

Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng trường mầm non

Đối tượng được quản lý: Giáo viên mầm non, Trẻ em trường mầm non

Sự phối hợp trong quản lý: Trong nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệutrưởng, Giáo viên mầm non, Nhân viên phục vụ nhà trường,…), ngoài nhàtrường (phụ huynh, cơ sở y tế, dự án tài trợ,…)

1.3 Một số nội dung cơ bản của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non

1.3.1 Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non

a Đặc điểm sinh lý

- Vào thời kì từ 01-06 tuổi mỗi năm trẻ tăng trung bình 2.000g Chứcnăng các bộ phận bắt đầu hoàn thiện và tổ chức não trưởng thành 100% lúc trẻđược

b Đặc điểm tâm lý

- Ở lứa tuổi này, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ yếu của trẻ, trẻ sẽhọc được chức năng của đồ vật xung quanh, nhờ đó mà tâm lí của trẻ phát triển

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

mạnh và cũng học được những quy tắc hành vi trong xã hội; Từ những hoạtđộng

Trang 33

đó, trẻ nảy sinh nhu cầu dùng ngôn ngữ giao tiếp với người lớn Cho đến tuổimẫu giáo thì trò chơi là hoạt động chủ yếu của trẻ giúp hình thành trí tưởngtượng, nhân cách và tư duy.

- Vào giai đoạn này, trẻ tiếp xúc rộng rãi với môi trường nên dễ mắccác bệnh truyền nhiễm như: sởi, ho gà, VGSV… nếu không được tiêm chủngđầy đủ;

- Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn, các bệnh nhiễm trùng giảmnhưng dễ mắc các bệnh dị ứng như viêm cầu thận cấp, hen suyễn;

- Do đó, để phòng ngừa các bệnh lí có thể mắc phải, trẻ cần được cungcấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung iot trong khẩu phần ăn mỗi ngày; thamgia các chương trình tiêm chủng bảo vệ sức khỏe cũng như tuân thủ khám sứckhỏe định kì Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được tham gia các lớp học kĩ năng,phòng ngừa các tình huống khẩn cấp cũng như tai nạn xảy đến bất ngờ trongcuộc sống [9,] [10]

c Đặc điểm trong tính cách

- Nếu trẻ em dưới 01 tuổi hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc củangười lớn thì ở lứa tuổi từ 01 đến 06 tuổi (thời kì răng sữa), trẻ bắt đầu có nhucầu học hỏi và nhận thức nhiều hơn Đây là thời điểm bố mẹ có thể hướng dẫncho trẻ tự chăm sóc bản thân mình Bố mẹ nên tập trung thôi thúc khả năng tìmhiểu nguyên nhân - kết quả Bên cạnh đó là tìm hiểu nguyên nhân tiếng khóccủa trẻ (trẻ khóc vì vấn đề sức khỏe, đói, khát, hoảng sợ, nhớ mẹ, mè nheo,… )

và xử lí khéo léo, tránh tạo cho bé thói quen xấu “trả thù và đổ lỗi”;

- Trong độ tuổi mầm non, trẻ luôn cho mình là trung tâm và thường chưabiết đặt mình vào vị trí của người khác Trẻ sẽ có biểu hiện như không muốnchia sẻ bất cứ những gì là của mình cho người khác (giữ khư khư hoặc giành đồchơi từ tay người khác) Lúc này, cần dạy cho trẻ học cách quan tâm và sẻ chiavới những người xung quanh hơn là trách mắng trẻ;

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

- Cũng vào độ tuổi này, khả năng chấp nhận ấm ức của trẻ sẽ tăng lên vàtrẻ có thể chờ đợi để cho đến khi có được thứ mà mình thích Vì thế, người lớnnên có cách bảo ban, dạy dỗ mềm mỏng nhưng phải thật cứng rắn để đạt đượchiệu quả giáo dục cao [9,] [10]

1.3.2 Mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạtđộng của trẻ là rất cao Hơn thế nữa cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, tínhtheo cân nặng ở trẻ nhỏ cân từ 100 - 120Kcal cân nặng/ ngày Nhưng ở ngườilớn chỉ cần 100 Kcal cân nặng/ ngày Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏiphải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp, hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩmtrong một ngày Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻthường hiếu động thích chạy nhảy Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò làhoạt động chủ đạo của trẻ mầm non Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc nuôidưỡng tốt ngay từ đầu, ngay từ khi rất nhỏ thì khi trẻ mới được vào trườngmầm non thì trẻ luôn được khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau Tạođiều kiện cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cũng là tiền đề tốt chotrẻ bước vào ngưỡng cửa của trưòng tiểu học

Trang 35

Suy dinh dưỡng trẻ em mà chủ yếu suy dinh dưỡng protein năng lượng

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

đang còn là vấn đề thời sự ở các nước nghèo và đang phát triển Suy dinh duỡnglàm cho trẻ em dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm trùng, nhất là các bệnhđường hô hấp, đường ruột và khi mắc thì diễn biến xấu hơn, gia tăng tỉ lệ tửvong SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, làm chotrẻ em ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng nên SDD ngày càng trở nênnặng nề hơn SDD làm trẻ em kém phát triển về thể chất Mức độ chậm pháttriển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh và nhóm tuổi của trẻ Nhưvậy, SDD vừa ảnh hưởng trước mắt, trực tiếp đến phát triển của trẻ; vừa dẫnđến các hậu quả không khắc phục được như tầm vóc người trưởng thành thấp

bé, kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động người lớn và ảnh hưởng tớithu nhập quốc dân Mặt khác, điều trị SDD phức tạp, tốn kém, trong khi việcphát hiện sớm và dự phòng SDD có thể thực hiện được nhờ các biện pháp chămsóc sức khoẻ ban đầu

Bên cạnh đó, thực hiện hoạt động phòng chống SDD cho trẻ ở trườngmầm non giúp cho đối tượng tự nhận ra các hoạt động liên quan đến một vấn đềsức khoẻ, dinh dưỡng; Giúp các lực lượng tự chọn giải pháp thích hợp nhất đểgiải quyết vấn đề sức khoẻ đó; Những thay đổi về nhận thức, thái độ, niềm tin

và thực hành đối với một vấn đề sức khoẻ để nhằm tạo nên thói quen mới, nếpsống mới lành mạnh hơn có lợi hơn cho sức khoẻ

Chính vì vậy, hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trườngmầm non là rất quan trọng Nhà trường sẽ định hướng và can thiệp các biệnpháp nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ mầm non, thực hiện biệnpháp giáo dục, tuyên truyền cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng sức khỏecho trẻ để phát triển cả thể chất và tinh thần

1.3.3 Nội dung, hình thức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non

Trang 37

* Nội dung phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Nội dung phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non được thể hiệnqua các hoạt động mà CBQL, GV triển khai tại nhà trường gồm:

- CBQL, GV mầm mon biết được được tầm quan trọng của hoạt độngphòng chống suy dinh dưỡng trẻ mầm non, cách nhận biết và nguyên nhânthường gặp;

- Vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong hoạt động phòng chống suydinh dưỡng trẻ mầm non;

- CBQL, GV phổ biến kế hoạch chương trình hoạt động phòng chống suydinh dưỡng trẻ mầm non trong nhà trường;

- CBQL, GV phối hợp với phụ huynh về chương trình phòng chống suydinh dưỡng cho trẻ mầm non

* Các hình thức phòng chống suy dinh dưỡng, đó là:

Truyền thông trực tiếp: Truyền thông trực tiếp là quá trình tương tác mặt

đối mặt giữa người với người bằng ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời giữangười làm truyền thông với đối tượng nhằm giúp đối tượng thay đổi hành vi sứckhoẻ Truyền thông trực tiếp đã được thừa nhận là phương pháp có hiệu quảnhất để giúp đối tượng thay đổi hành vi Đối tượng của truyền thông trực tiếp

có thể là một người hay một nhóm người Các hoạt động truyền thông trựctiếp trong phòng chống suy dinh dưỡng như: tuyên truyền, tập huấn, hội thảocho giáo viên mầm non, thảo luận nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ phòng chống suy

dinh dưỡng,… Truyền thông gián tiếp: Truyền thông gián tiếp là quá trình

chuyển tải cácthông điệp từ nguồn phát đến người nhận thông qua các phương tiện truyềnthông; có thể bằng chữ viết (tài liệu, sách, báo, internet…), lời nói hoặc âmthanh (băng tiếng, phát thanh), có thể bằng hình ảnh (tranh ảnh, đèn chiếu…),hoặc vừa có hình ảnh động vừa có lời giải thích, thuyết minh hình ảnh (băng

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

hình, phim nhựa…) Là phương thức truyền thông được thực hiện qua cácphương tiện thông tin đại

Trang 39

chúng (tivi, đài phát thanh, loa truyền thanh, báo, tạp chí, bản tin…) và các tàiliệu truyền thông khác (áp phích, tranh gấp, tranh lật, sách hướng dẫn…) vớimục đích cho giáo viên nắm được bài học kinh nghiệm trong chăm sóc trẻ, thựctrạng về hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong nhàtrường.

1.4 Nội dung quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non

1.4.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, cần xác định nhữngvấn đề như: nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo khả năng; lựachọn, xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biệnpháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình Trong mỗi kế hoạch thườngbao gồm nội dung như: xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo vềcác điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyếtđịnh xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra Lập kế hoạchquản lý hoạt động phòng chống SDD cho trẻ ở trường mầm non, người cán bộquản lý trường học cần thực hiện các nội dung sau:

- Đánh giá thực trạng của nhà trường liên quan đến hoạt động phòng chống SDD, làm rõ điều kiện nguồn lực đáp ứng cho hoạt động phòng chốngSDD;

- Xác định các mục tiêu có tính khả thi của hoạt động phòng chống SDD;

- Lựa chọn được những hoạt động phòng chống SDD tiến hành theotháng, kỳ, năm học, cách thức tiến hành, quan tâm đến nội dung của hoạt độngtruyền thông SDD cho giáo viên, phụ huynh

- Kế hoạch về nguồn lực của nhà trường, cơ sở vật chất, tài chính tronghoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non;

- Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động phòng chống suy dinh

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

đột xuất, thường xuyên), bộ máy nhân sự tham gia đánh giá

1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non

Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống SDD cho học sinh mầm non cóliên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng sức khỏe cả thể chất, tinh thần,giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất trong nhà trường Quá trình tổ chứcthực hiện kế hoạch gồm:

- Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động phòng chống SDD

do Hiệu trưởng làm trưởng ban, và đại diện của các giáo viên ở các lớp mầmnon, các tổ chức trong và ngoài nhà trường có liên quan

- Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch hoạt động phòng chốngSDD Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch phòng chống SDD sao cho cóhiệu quả

- Sắp xếp, bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sởvật chất, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch Khi sắp xếp bố trí nhân sựthực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống SDD, Hiệu trưởng phải biết đượcphẩm chất và năng lực của từng người, điểm mạnh, điểm yếu, nếu cần có thểphân công theo từng “ê kíp” để công việc được tiến hành một cách thuận lợi và

có hiệu quả

- Giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống SDD trongtrường mầm non là trách nhiệm của mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường,song đặc biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy dỗ là rất quan trọng trong quátrình phát hiện trẻ SDD, chậm lớn,…

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động phòng chống SDD cho giáo viên,huy động và phân phối các nguồn lực để tiến hành hoạt động phòng chống SDDcho trẻ em mầm non

Ngày đăng: 07/08/2020, 01:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế (2012), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến 2030, Ban hành kèm theo Quyết định số 226/QĐ/Ttg, ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội, tr. 18-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2010-2020,tầm nhìn đến 2030
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2012
2. Nguyễn Hoàng Linh Chi (2011), Tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun và một số yếu tố liên quan của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ khoa, Đại học Y Hà Nội, tr.68-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun vàmột số yếu tố liên quan của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrôngtỉnh Quảng Trị
Tác giả: Nguyễn Hoàng Linh Chi
Năm: 2011
6. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Giáo dục học, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kĩthuật giáo dục
7. Đinh Thanh Huề (2005), “Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh năm 2003”, Tạp chí Y học thực hành, số 1 (502), tr. 33-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và cácyếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh năm2003”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Đinh Thanh Huề
Năm: 2005
8. Phạm Hoàng Hưng (2008), Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đa dạng hóa bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà Nội, tr. 143-145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của truyền thông tích cực đến đadạng hóa bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em
Tác giả: Phạm Hoàng Hưng
Năm: 2008
9. Lê Thu Hương - Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo lớn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non
Tác giả: Lê Thu Hương - Lê Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
10. Lê Thu Hương (2007), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (Trẻ nhà trẻ), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáodục trong trường mầm non theo chủ đề (Trẻ nhà trẻ)
Tác giả: Lê Thu Hương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
11. Vũ Thị Thanh Hương (2010), Đặc điểm tăng trưởng và hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu dinh dưỡng trên trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Tóm tắt luận án tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà Nội, tr. 23-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tăng trưởng và hiệu quả bổ sungsản phẩm giàu dinh dưỡng trên trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tại huyệnSóc Sơn, Hà Nội
Tác giả: Vũ Thị Thanh Hương
Năm: 2010
12. Phạm Huy Khôi (2005), Nhận xét tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa năm 2005, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y Dược Huế, tr. 89-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5tuổi tại huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa năm 2005
Tác giả: Phạm Huy Khôi
Năm: 2005
13. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lý trường học. Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và quản lý trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
15. Hoàng Khải Lập, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Ngọc Bảo (2008), “Tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tập quán nuôi dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc sán chay tại Thái Nguyên”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 4 (3+4), tr. 85-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạngdinh dưỡng và mối liên quan với tập quán nuôi dưỡng trẻ em dưới 5 tuổidân tộc sán chay tại Thái Nguyên”, "Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm
Tác giả: Hoàng Khải Lập, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Ngọc Bảo
Năm: 2008
19. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thanh Hương, Phạm Thị Ngần, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Trường Duy, Lê Danh Tuyên (2010), “Thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam-năm 2008”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6 (3+4), tr. 65-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiếu vitamin A tiềnlâm sàng, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam-năm 2008”", Tạpchí Dinh dưỡng và thực phẩm
Tác giả: Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thanh Hương, Phạm Thị Ngần, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Trường Duy, Lê Danh Tuyên
Năm: 2010
20. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục-đào tạo TW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lýgiáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1998
22. Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Hồng Trường (2012), “Ảnh hưởng của lũ lụt đến tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn trẻ em tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Y học thực hành, số 4 (815), tr. 15-1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởngcủa lũ lụt đến tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn trẻ em tỉnh QuảngBình”", Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Hồng Trường
Năm: 2012
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động dự án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2007 và kế hoạch hoạt động năm 2008 tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống SDDTE năm 2007, tr. 9-1066 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động dựán phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2007 và kế hoạch hoạt độngnăm 2008 tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
Năm: 2008
24. Viện Dinh dưỡng, Tổng cục Thống kê (2013), “Số liệu suy dinh dưỡng trẻ em năm 2012”, h tt p :/ / v i e n di n hd u on g . v n/ , 2013, tr.1-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Số liệu suy dinh dưỡng trẻem năm 2012”
Tác giả: Viện Dinh dưỡng, Tổng cục Thống kê
Năm: 2013
25. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2000
26. Nguyễn Như Ý (2010), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcQuốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2010
3. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w