ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ CHẮC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺỞ TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỔNG HỢP
VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ CHẮC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺỞ TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỔNG HỢP
VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Thị Hằng
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Chắc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tớiLãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Côgiáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạođiều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
PGS.TS Phùng Thị Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Sở Lao động - TB&XH, Trungtâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội, Trung tâm Điều dưỡng Ngườicó công tỉnh Bắc Kạn cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian,vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bảnthân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếmkhuyết Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạnđồng nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Chắc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỔNG HỢP VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CẤP TỈNH 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục 9
1.2.2 Trẻ em 10
1.2.3 Chăm sóc, giáo dục trẻ 11
1.2.4 Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 12
1.2.5 Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 12
1.3 Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổnghợp và công tác xã hội cấp tỉnh 13
Trang 61.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công
1.4.1 Lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 26
1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 27
1.4.3 Chỉ đạo triển khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 29
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 30
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh 32
2.1 Khái quát về Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hộitỉnh Bắc Kạn 35
2.1.1 Sự hình thành Trung tâm Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và côngtác xã hội tỉnh Bắc Kạn, cơ cấu tổ chức 35
2.1.2 Tình hình trẻ tại Trung tâm 37
2.2 Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát 38
2.2.1 Mục đích khảo sát 38
2.2.2 Nội dung khảo sát 39
2.2.3 Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu 39
2.3 Thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xãhội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 40
Trang 72.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan
trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 40
2.3.2 Thực trạng nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trungtâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 41
2.3.3 Thực trạng phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợxã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 46
2.3.4 Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ởTrung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 48
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâmBảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 50
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 50
2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 53
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 55
2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 57
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc,giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hộitỉnh Bắc Kạn 60
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 67
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 67
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 67
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 67
Trang 83.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tiếp cận dựa trên Quyền trẻ em 68
Trang 93.2 Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm
Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 68
3.2.1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và côngtác xã hội tỉnh Bắc Kạn 68
3.2.2 Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ởTrung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 73
3.2.3 Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chămsóc, giáo dục trẻ và phản hồi thông tin để cải tiến hoạt động chămsóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnhBắcKạn 77
3.2.4 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và cán bộtham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xãhội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn dựa vào năng lực 79
3.2.5 Xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, không rào cản đối với trẻở Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 81
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 84
3.4 Khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ởTrung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 85
3.4.1 Những vấn đề chung về khảo nghiệm 85
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 85
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL: Cán bộ quản lýCB, NV: Cán bộ, nhân viên
BLĐTB & XH: Bộ Lao động Thương binh & Xã hộiCBQL: Cán bộ quản lý
BTXH & CTXH: Bảo trợ xã hội và công tác xã hộiGD: Giáo dục
GV: Giáo viên
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Khảo sát số trẻ em được chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm Bảotrợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 37Bảng 2.2 Đánh giá của khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ 40Bảng 2.3 Khảo sát của khách thể điều tra về mức độ thực hiện các nội
dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợxã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 42Bảng 2.4 Đánh giá của khách thể điều tra về kết quả thực hiện các nội
dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợxã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 44Bảng 2.5 Đánh giá của khách thể điều tra về phương pháp chăm sóc,
giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội
tỉnh Bắc Kạn 47Bảng 2.6 Đánh giá của khách thể điều tra về hình thức chăm sóc, giáo
dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hộitỉnh
Bắc Kạn 49Bảng 2.8 Đánh giá của khách thể điều tra về tổ chức thực hiện hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ 53Bảng 2.9 Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp chỉ đạo triển
khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 55Bảng 2.10 Đánh giá của khách thể điều tra về kiểm tra, đánh giá hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ 57Bảng 2.11 Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợxã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 60Bảng 3.1 Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ cần thiết của các biện
pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảotrợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 85Bảng 3.2 Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo
Trang 12trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 87
Trang 131 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ emcủa Liên Hợp Quốc năm 1990 Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật
như: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991 và sửa đổi tháng 4/2004,
Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 để thể hiện sự cam kết với cộng đồng quốctế, thể hiện sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Bên cạnh đó,nhằm tạo điều kiện chăm sóc trẻ em tại cộng đồng, tại các Trung tâm bảo trợ xãhội trên cả nước đã tích cực hướng dẫn và vận động người thân của trẻ nhậnchăm sóc thay thế dưới hình thức cá nhân nhận nuôi dưỡng nhận đỡ đầu, nuôicon nuôi, hoặc gia đình nhận nuôi Mặt khác, những trẻ mồ côi được các Trungtâm bảo trợ được tiếp tục chăm sóc, giáo dục đến khi học xong chuyên nghiệp;nếu không học chuyên nghiệp trẻ được định hướng sang học nghề, do vậy, hếttuổi nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, trẻ trở về cộng đồng được họhàng và cộng đồng giúp đỡ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có khoảng 2.624 trẻ em có hoàn cảnhkhó khăn, trong đó có 1.896 trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nươngtựa; 728 trẻ em bị khuyết tật, bị ảnh hưởng của chất độc hóa học, nhiễmHIV/AIDS, bị xâm hại tình dục, nghiện ma tuý, vi phạm pháp luật [31] Những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Bắc Kạn thuộc các gia đình ngườidân tộc thiểu số, hộ nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa Những trẻ em này ít đượctiếp cận các thành tựu phát triển khoa học và xã hội cùng với các điều kiệnchăm sóc của cộng đồng Các chế độ chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnhkhó khăn được tỉnh Bắc Kạn quan tâm và thực hiện trợ cấp cho khoảng 150 đốitượng là trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em bị bỏ rơi không nơinương tựa, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa họctại cộng đồng Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh BắcKạn, hiện nay chăm sóc
30 trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi tại; hàng năm chăm sóc 25 đến 30 trẻ có hoàncảnh khó khăn Vào các ngày lễ tết, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, tết trung thu, ngày
Trang 14người khuyết tật, khai giảng năm học mới,… trung tâm đều tổ chức và thăm hỏi,động viên kịp thời tới trẻ.
Trang 15Tuy nhiên, tình trạng quá tải tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp vàcông tác xã hội tỉnh Bắc Kạn đang diễn ra do nhu cầu được vào chăm sóc tạiTrung tâm của trẻ rất lớn mà khả năng đáp ứng tại Trung tâm lại rất hạn chế.Chi phí cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi trẻ kể cả quản lý hành chính, xâydựng và duy trì bảo dưỡng Trung tâm khoảng từ 5 - 6 triệu/ năm, tốn kém hơnchăm sóc ở cộng đồng Một thách thức đặt ra về quản lý chăm sóc trẻ ở Trungtâm đó là, làm thế nào để trẻ tái hòa nhập cộng đồng và khi trưởng thành, trẻ cóthể tự lập trong cuộc sống, trong khi nguồn lực thì hạn hẹp, chưa tự cân đốiđược ngân sách Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác xã hộiđối với trẻ em còn yếu về kỹ năng, thiếu về số lượng, chưa được đào tạo, tậphuấn đầy đủ về phương pháp, hình thức chăm sóc trợ giúp trẻ em, chưa có tínhchuyên nghiệp trong chăm sóc đối với trẻ em tại Trung tâm bảo trợ xã hội.
Xuất phát từ những điều nêu trên, việc góp phần nghiên cứu một cách
toàn diện, sâu sắc về vấn đề “Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ởTrung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn” là cần
thiết đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động chămsóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnhBắc Kạn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻnhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này ở Trung tâm Bảo trợxã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, giáodục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợxã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.
Trang 164 Giả thuyết khoa học
Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp vàcông tác xã hội tỉnh Bắc Kạn còn có những hạn chế nhất định như: nội dung,phương pháp giáo dục trẻ chưa phù hợp; cách thức tổ chức các hoạt động chămsóc và giáo dục trẻ chưa đạt hiệu quả tốt… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thựctrạng trên, trong đó nguyên nhân cơ bản thuộc về công tác quản lý Do đó, nếuđề xuất và thực hiện đồng bộ một số biện pháp quản lý phù hợp với tình hìnhthực tiễn thì hiệu quả của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợxã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn sẽ được nâng cao.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dụctrẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh.
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tạiTrung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trungtâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạtđộng chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi đi học sinh ở Trung tâm Bảo trợ xãhội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nhóm phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệthống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận có liên quan đến vấn đề chămsóc, giáo dục trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảotrợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh để xây dựng khung lý thuyếtcho luận văn.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động chăm sóc, giáodục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn đểthu thập thông tin thực tiễn cho luận văn.
Trang 17- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu gồm cáccâu hỏi đóng/mở về vấn đề giáo dục, chăm sóc trẻ và quản lý hoạt động giáodục, chăm sóc trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnhBắc Kạn Đối tượng khảo sát gồm giáo viên, cán bộ quản lí và trẻ được chămsóc, giáo dục tại Trung tâm và gia đình trẻ Mục đích chủ yếu là thu thập các sốliệu nhằm xác định thực trạng quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ, phân tích cácnguyên nhân dẫn đến thành công, hạn chế của thực trạng này Đây là phươngpháp chính
được sử dụng trong đề tài.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp một số cán bộquản lý, giáo viên, trẻ được chăm sóc, giáo dục tại TT nhằm bổ sung thông tincho kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia nhằm khảo nghiệmtính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.3 Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu củaluận văn.
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, Khuyến nghị; Danh mục tài liệu thamkhảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh.
- Chương 2: Thực trạng quản lý quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.
Trang 181.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Vào năm 1907, tiến sĩ Maria Montessori đã tiến hành lập trường mẫu giáotại Roma, trong trường mẫu giáo này bà đặc biệt chú trọng đến chất lượng giáodục, chăm sóc trẻ Bà đưa ra phương pháp Montessori, một phương pháp có ảnhhưởng lớn đến giáo dục ngày nay, phương pháp này quan tâm giáo dục cho trẻvề hứng thú, nhu cầu, đặt nền tảng tự do của trẻ lên hàng đầu Phương pháp nàycũng chú trọng đến tâm lý, thể chất và trí tuệ của trẻ Khi các nhu cầu của trẻđược đáp ứng, trẻ phát triển cân đối về thể chất, trí tuệ, tâm lý Đặc biệt, trẻđược tạo động lực để có hứng thú trong việc học và cư xử hoà nhã lịch sựvới mọi
người Phương pháp Montessori sau đó được phát triển và mở rộng ở các nướcchâu Âu và Mỹ cho đến tận ngày nay (dẫn theo [2]).
Ở Canada, để đảm bảo nhu cầu học tập, chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo dụcCanada đảm bảo các điều kiện về tài chính cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng vàgia đình trẻ Đó là dịch vụ ECEC (Early Childhood Education and Care - Chămsóc và giáo dục mầm non) chính là nhà trẻ và chăm sóc trẻ em Chăm sóc, giáodục trẻ do tư nhân điều hành trên một cơ sở phi lợi nhuận của các nhóm phụhuynh, ban giám đốc tự nguyện, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận khác hoặc trêncơ sở lợi nhuận của cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Moss và Pence (1999) trong “Xác định giá trị chất lượng trong dịch vụ trẻem: Phương pháp tiếp cận mới để xác định chất lượng”, các ông đã đưa ra các
tiêu chí về chăm sóc, giáo dục trẻ em và các phương pháp tiếp cận mới về chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ (dẫn theo [3]).
Tác giả Sower Michelle Denise trong công trình nghiên cứu: “Đánh giáhiệu quả của một chương trình nuôi dạy chất lượng áp dụng trên một số trẻ em
Trang 19ở các gia đình bình thường” đã khảo sát thực trạng và xây dựng các tiêu chí
đánh
Trang 20giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở các gia đình bình thường ở Mỹ (dẫntheo [2]).
Tác giả: Callahan Darragh (Trường Walden University- Mỹ) trong công
trình: “Chất lượng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ: vấn đề chất lượng chính là chìakhóa để đánh giá và quyết định lựa chọn trên thực tiễn” đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của vấn đề chăm sóc, giáo dục đối với sự phát triển toàn diện của trẻ(dẫn theo [3]).
Tuyển tập công trình với tiêu đề “Bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em - giữ gìntương lai của chúng ta” được xuất bản dưới sự bảo trợ của Quĩ “Quyền trẻ em”
Chủ biên S.Pronina, 2012 Trong công trình này, tác giả công bố rất nhiềunghiên cứu liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các quyền trẻem, các nhóm quyền trẻ em thường bị vi phạm và các giải pháp phòng ngừa(dẫn theo [27]).
Liên quan đến các nghiên cứu về trẻ em và quyền trẻ em, Quĩ Bảo trợ trẻem có hoàn cảnh khó khăn Liên Bang Nga vào năm 2012, xuất bản nghiên cứu
về “Trẻ em trong các hoàn cảnh khó khăn: loại trừ những sự khác biệt xã hộiđối với trẻ em mồ côi”, ở công trình nghiên cứu này, đánh giá thực trạng trẻ em
bị bỏ rơi, bị phân biệt theo số liệu ở các khu vực, bên cạnh đó, các tác giả cònđưa ra những đánh giá của các nghiên cứu khác về tình trạng trẻ em này của cácnhà nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của Nga, từ đó đưa ra những lập luậnvề tính khả thi của các biện pháp bảo vệ quyền của nhóm trẻ em mồ côi, bị chamẹ bỏ rơi nhưng bị phân biệt đối xử (dẫn theo [27]).
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những khía cạnh cơbản của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung như: trẻ em, các quyềncủa trẻ em; vấn đề đánh giá hiệu quả của hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảovệ trẻ em.
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Trong báo cáo Khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật
tại Việt Nam có đề cập đến “Khảo sát trẻ em mồ côi trên địa bàn Hà Nội” và“Mô hình chăm sóc trẻ em mồ côi ở Hà Nội” của nguyên Giám đốc làng trẻ em
Trang 21SOS Hà Nội Nguyễn Thị Thanh đã cung cấp thông tin về tình hình trẻ mồ côivà
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi tại Hà Nội [28].
Trong báo cáo của tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng về “ Đánh giá tình hìnhchăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi tại Việt Nam trong thời gian qua” đã phân
tích thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam và cácchính sách hỗ trợ trẻ mồ côi và một số biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côiở nước ta hiện nay [10].
Cũng trong một chuyên đề của tác giả Vũ Kim Hoa về “ chăm sóc trẻ mồcôi, bỏ rơi thông qua chăm sóc thay thế” [9] Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ
được thực tế tình trạng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi không nơi nương tựa , các nhucầu cơ bản không được đáp ứng và gặp nhiều nguy hiểm khi các em phải sốnglang thang Cũng trong bài viết của mình, tác giả đã trình bày cụ thể về các môhình gia đình chăm sóc trẻ thay thế ở trên thế giới và ở Việt Nam Song songvới những thuận lợi của mô hình chăm sóc thay thế đó là những hạn chế vàhướng khắc phục những hạn chế đó.
Trong nghiên cứu “ Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu, chính sách pháttriển các cơ sở trợ giúp xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam giaiđoạn đến 2010” của Cục Bảo trợ xã hội [6] Đây là một đề tài lớn, khái quát
toàn bộ hệ thống hoạt động và chính sách đối với các cơ sở trợ giúp xã hội trêncả nước Nghiên cứu đã phân tích những kinh nghiệm quốc tế trong công tácbảo trợ xã hội tại Việt Nam hiện nay và đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoànthiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp đối tượng trong các cơsở tập trung hiện nay.
Các nguồn tài liệu nêu trên đã đề cập đến quyền trẻ em, nội dung chăm sócvà giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tác giả cũng tiến hành tìm hiểu các đề tài liên quan đến hoạt động chămsóc, giáo dục trẻ như:
Trong công trình nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý hoạt động chămsóc và giáo dục trẻ tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh” [29], tác giả Phan Thị
Trang 22Mộng Thủy đã xây dựng cơ sở lý luận của công tác chăm sóc, giáo dục trẻ vàthực trạng
Trang 23chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng,tác giả đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế và đề xuất một sốbiện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non nhưtăng
cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tăngcường quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của đội ngũ GV; tăng cườngkiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tác giả Huỳnh Thị Thái Hằng, khi nghiên cứu đề tài “Một số giải phápnâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Quận 5, thànhphố Hồ Chí Minh” [11], tác giả đã đề cập đến các vấn đề như khái niệm hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ; vấn đề quản lý nội dung, phương pháp giáo dục trẻmầm non Tác giả đã xác định các nội dung công tác quản lý của Hiệu trưởngtrường mầm non trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ như xây dựng kế hoạchquản lý chăm sóc, giáo dục trẻ; chỉ đạo chăm sóc, giáo dục trẻ và kiểm tra, đánhgiá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Bên cạnh đó, tác giả xác định các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ bao gồm đội ngũ GV, cán bộquản lý, cơ sở vật chất, quan điểm của Đảng và Nhà nước Từ đó, tác giả đềxuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non trong chăm sóc,giáo dục trẻ, luận văn đưa ra các giải pháp về nâng cao nhận thức cho đội ngũCBQL, GV về chăm sóc, giáo dục trẻ; về kinh phí, cơ sở vật chất trong hoạtđộng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Tác giả Lê Thị Thái Hạnh với công trình “Biện pháp quản lý hoạt độngchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long” [12], đã
xác định nội dung của công tác quản lý trường mầm non trong hoạt động chămsóc, giáo dục trẻ bao gồm các khía cạnh cơ bản như: nguyên tắc quản lý trườngmầm non; phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý, công tác xây dựng kế hoạch,chỉ đạo thực hiện kế hoạch, và công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc,giáo dục trẻ ở trường mầm non Tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạtđộng chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đánh
Trang 24giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực chăm sóc, giáodục trẻ cho đội ngũ GV.
Trang 25Như vậy, vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc,giáo dục trẻ đã được nhiều nhà khoa học và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứuở nhiều khía cạnh khác nhau Các tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của hoạtđộng chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời đề xuất các biện pháp để quản lý tốt hoạtđộng này Tuy nhiên, còn rất ít công trình nghiên cứu về quản lý hoạt độngchăm sóc, giáo dục trẻ ở các Trung tâm Bảo trợ xã hội cụ thể Chúng tôi nhậnthấy cần tiếp tục được quan tâm, nghiên cứu.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục
- Quản lý:
Quản lý được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Theo Trần Kiểm “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đíchđến tập thể người- thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi vàđạt tới mục đích dự kiến” [16, tr.28].
Theo Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung làkhách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [26, tr.34].
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tính hướng đích của chủthể quản lý tác động đến khách thể quản lý theo cơ chế quản lý nhất định nhằmđạt được mục tiêu đề ra, đồng thời đảm bảo cho tổ chức ổn định, phát triển lâudài.
- Quản lý giáo dục:
Theo các tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo thì "quảnlý nhà nước về giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhànước (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục), chủ yếu bằng pháp luật tớicác đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra" [15, tr.114-115].
Theo Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thư: Quản lý nhà nước về giáo dục "làsự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt
Trang 26động giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) do các cơ quan có trách nhiệm về quản lýgiáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chứcnăng nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệpGD&ĐT, duy trì kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu được GD&ĐT của nhân dân, thựchiện mục tiêu GD&ĐT của nhà nước" [17, tr.6].
Như vậy, Quản lý giáo dục là quá trình chủ thể quản lý tiến hành nhữngtác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật ở các cấp khác nhau lên cácđối
tượng quản lý trực thuộc, thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý đểthực hiện những mục tiêu dự kiến.
1.2.2 Trẻ em
Trong các công trình nghiên cứu, khái niệm trẻ em được nhìn nhận mộtcách đa chiều, có thể dưới góc độ triết học, xã hội học, tâm lý học hay luậthọc, tuy nhiên, tùy theo sự tiếp cận khác nhau về trẻ em mà có thể đưa ranhững định nghĩa khác nhau.
Dưới góc độ triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện chứngvới sự phát triển xã hội Con người sáng tạo ra lịch sử và trẻ em là con đẻ củathời đại, của xã hội Trong mọi thời đại, tương lai của một quốc gia, dân tộc đềutùy thuộc vào việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Dưới góc độ xã hội học, xác định trẻ em là người có vị thế, vai trò xã hộikhác với người lớn Điều này thể hiện ở chỗ trẻ em được xã hội quan tâm tạođiều kiện sinh thành, bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển thành ngườilớn Trẻ em là người chưa đạt tới sự trưởng thành về thể chất cũng như về tinhthần để được coi là người lớn.
Dưới góc độ tâm lý học, khái niệm “trẻ em” được dùng để chỉ một thời kỳphát triển của một thế hệ người, trẻ em bao gồm các độ tuổi từ lọt lòng đến 12,18 tuổi.
Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa mộtđứa trẻ là “mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ
Trang 27Luật số 25/2004/QH11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [21] vàLuật số 102/2016/QH13 (Luật trẻ em) của Quốc hội quy định tại điều 1, trẻ em“Là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [21].
Trong nghiên cứu này, để đáp ứng nhu cầu hội nhập đề tài lựa chọn kháiniệm trẻ em theo Luật số 102/2016/QH13 (Luật trẻ em) của Quốc hội.
Vậy, có thể hiểu: Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, chỉ giai đoạn đầu củasự phát triển tâm lý-nhân cách con người, là người chưa đạt tới sự trưởngthành về thể chất cũng như về tinh thần để được coi là người lớn.
1.2.3 Chăm sóc, giáo dục trẻ
Chăm sóc, giáo dục là hai hoạt động cơ bản đối với trẻ, thông qua hai hoạtđộng này, trẻ được tạo điều kiện phát triển về mặt tinh thần và thể chất, đượcđảm bảo an toàn, trẻ được giáo dục để hình thành những phẩm chất, năng lực vànhững kỹ năng cần thiết để thích nghi với cuộc sống.
- Chăm sóc trẻ:
Theo Lê Thị Thu Ba, “hoạt động chăm sóc bao gồm rất nhiều những hànhđộng khác nhau với những kết quả cụ thể khác nhau nhưng cùng thực hiện mụctiêu chung: đảm bảo cho trẻ an toàn và phát triển bình thường về mặt thể chấtvà tâm lý Hoạt động chăm sóc trẻ thường được gọi là nuôi, bao gồm: giữ chotrẻ an toàn, cho trẻ ăn, uống, làm vệ sinh, giúp trẻ sống hợp vệ sinh ” [4,
Như vậy, chăm sóc trẻ là những hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu cầnthiết của trẻ Hoạt động chăm sóc trẻ cần đảm bảo những điều kiện về cơ sở vậtchất như phòng học, phòng ở, chế độ dinh dưỡng cho trẻ để trẻ an toàn, thoảimái về tâm lí, phát triển thể chất, trải nghiệm để có kỹ năng sống Chăm sóccòn
được hiểu là hoạt động nuôi trẻ, trong đó chế độ dinh dưỡng khoa học để trẻ ăn,uống sạch sẽ, vệ sinh Nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Giáo dục trẻ:
+ Giáo dục (Theo nghĩa rộng): Là sự hình thành nhân cách được tổ chứcmột cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa
Trang 28nhà giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếmlĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người (dẫn theo [8, tr.15]).
Trang 29+ Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, làquá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lýtưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cưxử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực Chức năngtrội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực hiện trên cơ sở vừatác động đến ý thức, vừa tác động đến tình cảm và hành vi (dẫn theo [8, tr.15]).
Như vậy, Giáo dục trẻ là quá trình hình thành ở trẻ niềm tin, lý tưởng,động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cưxử đúng đắn trong xã hội.
1.2.4 Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
Chăm sóc trẻ và giáo dục trẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau Đứa trẻcần được chăm sóc để phát triển tốt về mặt thể lực, đồng thời cần được giáo dụcđể phát triển toàn diện về nhân cách Do đó, có thể hiểu: Chăm sóc, giáo dục trẻlà quá trình tác động đến trẻ đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường về thể chấtđồng thời tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển nhân cách.
Mục đích của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là nhằm đem lại sự an toàncho trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển bình thường về tâm lý, thể chất; giáo dụctrẻ về những kỹ năng sống cần thiết; giúp trẻ định hướng nghề nghiệp để trẻthích nghi và hòa nhập với cộng đồng.
Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có nội dung cụ thể và phương pháp tácđộng phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của từng lứa tuổi.
Như vậy, có thể hiểu: Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là quá trình tácđộng của nhà giáo dục đến trẻ, giúp cho sự phát triển thể chất và tâm lý, nhậnthức, cảm xúc và hành động của trẻ diễn ra một cách thuận lợi, chuẩn bị tốtcho việc trẻ có thể học tập tốt ở các bậc học sau này.
1.2.5 Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
Từ các khái niệm quản lý, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đã nêu ở trên,
có thể hiểu Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là sự tác động có chủ
Trang 30đích của nhà quản lí lên hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua các chứcnăng:
Trang 31lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá nhằm đạt được các mụctiêu của quá trình quản lý.
1.3 Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợpvà công tác xã hội cấp tỉnh
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và côngtác xã hội cấp tỉnh
- Chức năng:
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội cấp tỉnh là đơn vị sựnghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tổ chứcthực hiện việc quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội;phòng và điều trị rối nhiễu tâm trí; Cung cấp các dịch vụ công tác xã hội chocác đối
tượng xã hội và cộng đồng.- Nhiệm vụ:
+ Tiếp nhận và quản lý chăm sóc các đối tượng theo quy định tại Điều 25Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chínhsách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Giới thiệu trẻ em làm connuôi đối với người Việt Nam và người nước ngoài theo quy định của Pháp luậtnước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Tổ chức các hoạt động chăm sóc về sức khỏe, chăm sóc về dinh dưỡngcho trẻ, tổ chức lao động sản xuất; trợ giúp trẻ trong các hoạt động tự quản, họctập, thể thao rèn luyện sức khỏe và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi vàsức khỏe của từng nhóm đối tượng.
+ Tổ chức dạy nghề và giáo dục hướng nghiệp cho trẻ Phối hợp với cáctrường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn để đưa trẻđến trường học văn hóa nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất vànhân cách; tổ chức mai táng khi chết đối với các đối tượng được cấp kinh phímai táng theo quy định của pháp luật.
+ Đối với trẻ đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hộiđể tái hòa nhập cộng đồng hoặc về với gia đình trẻ; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối
Trang 32tượng ổn định cuộc sống cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương.
Trang 33+ Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, trị liệu tâm lý và cung cấp dịch vụ về côngtác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở cộng đồng Phối hợp vớicác trường Đại học, Cao đẳng và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn nângcao năng lực, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội các cấp; tậphuấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp, nghiệp vụ chăm sóc đốitượng tại gia đình Trợ giúp gia đình và tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Laođộng - Thương binh và Xã hội giao và theo quy định của pháp luật.
- Đối với Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh:Chủ thể quản lý - Giám đốc và Phó giám đốc TT; Đối tượng quản lý là hoạtđộng của Phòng giáo dục - tư vấn; Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động củaPhòng giáo dục
- tư vấn và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực Quá trình quản lý hoạt độngcủa Phòng giáo dục - tư vấn diễn ra trong môi trường Trung tâm Bảo trợ xã hộitổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh với đầy đủ các yếu tố bên trong: nhân sự,cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất… và các yếu tố bên ngoài:cộng đồng, chính sách, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương…
1.3.2 Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợpvà công tác xã hội cấp tỉnh
1.3.2.1 Đặc điểm về trẻ được chăm sóc, giáo dục ở Trung tâm Bảo trợ xã hộitổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh
- Hoàn cảnh và cuộc sống của trẻ ở Trung tâm:+ Hoàn cảnh của trẻ:
Trẻ được chăm sóc, giáo dục ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và côngtác xã hội cấp tỉnh có đặc điểm là trẻ dưới 16 tuổi, trẻ không có nguồn nuôidưỡng vì trẻ bị bỏ rơi, không nơi nương tựa và chưa có người nhận làm connuôi Có những trẻ mồ côi cả cha và mẹ hoặc người còn lại mất tích theo quyđịnh của pháp luật, có những trẻ trẻ mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đanghưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội hoặcđang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
Trang 34quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắtbuộc, cơ sở cai nghiện
Trang 35bắt buộc Mặt khác, trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại TT BT XH & CTXHcấp tỉnh còn có những trẻ mà cả cha và mẹ mất tích theo quy định của phápluật hoặc cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảotrợ xã hội, nhà xã hội hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trạigiam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáodưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Có những trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ bị nhiễm HIV, trẻ emkhuyết tật thuộc hộ nghèo mà người thân của trẻ không còn khả năng lao độngmà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãingười có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
+ Cuộc sống của trẻ:
Trẻ ở khắp nơi đến Trung tâm và mỗi trẻ lại có hoàn cảnh khác nhau, khisống tại Trung tâm biết yêu thương nhau, sẻ chia những nỗi buồn trong cuộcsống để vơi bớt đi nỗi tủi phận Dù kinh phí của TT có hạn, nhân lực thiếu doyêu cầu tinh giảm bộ máy, song bằng tình yêu thương, gắn liền với trách nhiệm,các Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh nỗ lực đểchăm sóc, giáo dục để trẻ được sống trong ngôi nhà chung của những tấm lòngnhân ái Trẻ được sống trong tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, niềm tinvào những điều tốt đẹp, mơ ước về tương lai tươi sáng.
- Đặc điểm tâm lý của trẻ ở độ tuổi đi học:
+ Về nhận thức: Đối với trẻ trong lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi thì cơ thể cónhững thay đổi và phát triển, bộ não của lứa tuổi này đang hoàn thiện cả vềchức năng lẫn mặt giải phẫu Do vậy, bộ não trẻ giai đoạn này không chịu đượcáp lực, có thể để lại những dấu ấn không tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ 12 đến 16 tuổi có sự biến đổi của về cơ thể, sự phát triển của tự ý thức,sự thay đổi về kiểu quan hệ với người lớn và bạn cùng tuổi, của hoạt động họctập, hoạt động xã hội đã làm xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành,xuất hiện cả tình trạng “khủng hoảng” của tuổi “dậy thì” Trẻ muốn khẳng địnhgiá trị về phẩm chất và năng lực của bản thân, muốn sống tự lập, mong muốn
Trang 36làm những việc có ý nghĩa Điều đó có tác dụng làm tăng thêm tính tích cựchoạt
Trang 37động của các em, thu hút các em vào đời sống xã hội và đây là cơ sở để hìnhthành xu hướng xã hội của trẻ Trẻ muốn khẳng định giá trị và năng lực củamình, các em sống tự lập, mon muốn được trở thành người lớn, đó là kh tự ýthức của các em phát triển, các em có tâm lý nâng cao giá trị và năng lực củamình, vì vậy thể hiện ra ở hành động bướng bỉnh, và bất trị Lúc này các emmuốn tự khẳng định mình nhưng các em vẫn chưa đủ độ chín để tránh đượcnhững tình huống trong cuộc sống và những cám dỗ mà các em phải đối mặt,nếu người lớn đánh giá thấp khả năng của các em và không khéo léo trong ứngxử, giao tiếp dẫn đến khó khăn trong quá trình giáo dục.
+ Về tình cảm: Đối với lứa tuổi trẻ từ 6 đến 12 tuổi, đối tượng gây ra cảmxúc cho trẻ là những sự vật, hiện tượng, con người cụ thể, trực tiếp giúp chonhận thức của trẻ sinh động Vì vậy, trẻ dễ biểu hiện cảm xúc và khả năng kiềmchế cảm xúc rất kém Trẻ lứa tuổi này rất hồn nhiên, vô tư, cảm xúc hãnh diện,tự hào khi được khen, khi thấy điều mới lạ, khi được làm quen với bạn bè mới.Trẻ hãnh diện vì được gia nhập Đội thiếu niên tiền phong, vui tươi, phấn chấnkhi cô giáo hay người lớn khen nhưng lại buồn, thất vọng khi bị điểm kém, bịgóp ý phê bình Tình bạn gắn bó với bạn học chung lớp, ngồi cùng bàn, cùngvui chơi ở trường, tình bạn để chia sẻ nhu cầu về nỗi buồn, niềm vui trong họctập.
Trẻ được chăm sóc, giáo dục tại TT BT XH & CTXH cấp tỉnh thườngthiếu thốn về tình cảm, nên trẻ rất cần sự yêu thương của cán bộ, nhân viêntrong Trung tâm và mọi người xung quanh Khi trẻ sợ hãi, trẻ rất cần sự độngviên, ai ủi; khi trẻ bị tổn thương hoặc trẻ mắc sai lầm, nếu bị quát mắng trẻ dễhoảng sợ Đối với lứa tuổi 12 đến 16 tuổi, trẻ hình thành tình cảm đạo đức, tìnhcảm thẩm mỹ và tình cảm trí tuệ… vì vậy, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cầntế nhị, khéo lé o Sự biến đổi của cơ thể có ảnh hưởng đến sự phát triển tìnhcảm của trẻ, do đó trẻ dễ xúc động, dễ bị kích động, khả năng kiềm chế cảm xúckém Trong quá trình tham gia vào các hoạt động như trò chơi, hội thi/cuộc thi,tham quan trẻ thường có những xúc cảm như phấn khích khi tham gia, nhưng
Trang 38khi gặp thất bại có biểu hiện buồn chán hoặc thất vọng Tâm trạng vui, buồnthất thường, vì thế, xuất hiện mâu thuẫn trong tình cảm của trẻ.
Trang 39+ Về nhu cầu: Do trẻ có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn, thiếuthốn về mặt tình cảm, nên trẻ có nhu cầu về môi trường chăm sóc, nuôi dưỡngvà môi trường học tập thuận lợi Trẻ có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe chotrẻ nhằm đảm bảo sự phát triển về thể lực và trí tuệ, trẻ có nhu cầu được giáodục để phát triển về nhận thức, cảm xúc và hành động là nền tảng cho một sựphát triển toàn diện sau này Trẻ có nhu cầu được hình thành cảm xúc, hành vi,thị hiếu thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi.
Trẻ có nhu cầu được chăm sóc, giáo dục để trẻ “được hưởng chính sách hỗtrợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, caođẳng, đại học theo quy định của pháp luật” [18, điều 27] Trẻ có niềm khao khátđược đến trường, được gặp gỡ bạn bè, được học tập, được chia sẻ và được yêuthương trong vòng tay của thầy cô, trẻ mong muốn được người lớn quan tâm,được tôn trọng.
Mặt khác, trẻ có nhu cầu được cung cấp kỹ năng, kiến thức, trợ giúp chotrẻ để trẻ phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống để táihòa nhập cộng đồng Do vậy, để đáp ứng các nhu cầu của trẻ, đòi hỏi TTBTXH
& CTXH cấp tỉnh cần liên hệ, kết nối giới thiệu các địa chỉ cho trẻ có nhu cầuhọc văn hóa, học nghề, tìm việc làm, nơi nuôi dưỡng thay thế, dịch vụ phápluật, y tế, khám chữa bệnh, các dịch vụ can thiệp cần sự bảo vệ khẩn cấp tạicộng đồng, cứu trợ xã hội
1.3.2.2 Tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảotrợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh đối với trẻlà nơi cưu mang, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em yếu thế - đối tượng không có nơiđể đi, không có ai để nương tựa Sống tại đây, những số phận không may mắnấy được chăm sóc và nhận sự thương yêu, chia sẻ từ của cộng đồng xã hội Trẻem ở Trung tâm được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện tốt nhất với kết cấu hạtầng gồm các khu nhà ở, nhà y tế chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi và giáo dụcsức khỏe giới tính phù hợp với lứa tuổi của các em Trẻ em ở nhiều độ tuổi khác
Trang 40nhau, đang trong giai đoạn phát triển về thể lực và tâm lý nên việc quản lý,chăm sóc ở Trung