1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non thực hành, trường cao đẳng sư phạm trung ương

138 62 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THANH HUẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ MẪUGIÁO

TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH,TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THANH HUẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ MẪUGIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH,

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNGChuyên ngành: Quản lí giáo dục

M s : 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngư i hư ng dẫn ho học: GS TS Ph n Văn Kh

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của bảnthân Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khôngtrùng lặp với các đề tài khác và chưa từng được công bố dưới bất cứ hìnhthức nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Th nh Huế

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất

tới GS TS Ph n Văn Kh – người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng

dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình.

Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giámhệu, khoa sau đại học và các giảng viên của Trường Đại học sư phạm Hà Nội2 đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập tạitrường.

Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo trường Cao đẳng Sư phạmtrung ương, khoa giáo dục mầm non, Ban giám hiệu các trường mầm nonthực hành và toàn thể giáo viên, cha mẹ học sinh các trường MNTH đã nhiệttình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã độngviên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này Tuyđã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn không tránhkhỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được ý kiếnđóng góp của các quý thầy cô và tất cả những ai quan tâm tới luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2018Tác giả luận văn

Nguyễn Th nh Huế

Trang 5

LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠNMỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu đề tài 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 7

2 Một s hái niệm cơ bản 12

1.2.1 Quản lý 12

1.2.2 Giáo dục mầm non 14

1.2.3 Quản lý giáo dục mầm non 15

1.2.4 Quản lý trường mầm non 16

1.2.5 Hoạt động chăm sóc trẻ mầm non 16

1.2.6 Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non 17

Trang 6

3 Hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo trong trư ng mầm non 17

1.3.1 Mục tiêu của giáo dục mầm non 17

1.3.2 Nội dung hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo181.3.3 Hình thức tổ chức chăm sóc trẻ trong trường mầm non 28

4 Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo trong trư ngmầm non 30

1.4.1 Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ mẫu giáo 30

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc trẻ mẫu giáo 33

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo 35

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc trẻ 37

5 Những yếu t ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáotrong b i cảnh hiện n y 40

2.1 Khái quát về các trư ng MNTH, trư ng C o đẳng Sư phạmTrung ương 43

2.1.1 Khái quát về Trường CĐSP Trung ương 43

2.1.2 Khái quát về các trường MNTH của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 46

2.2 Gi i thiệu về hảo sát hoạt động chăm sóc trẻ tại các trư ngMNTH, trư ng CĐSP Trung ương 50

2 3 Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ tại các trư ng mầm non thực hành, Trư ng C o đẳng Sư phạm Trung ương 52

2.3.1 Nhận thức của CBQL và đội ngũ giáo viên về vai trò của hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non trong giai đoạn hiện nay 52

Trang 7

2.3.2 Thực trạng về chương trình và nội dung nuôi dưỡng chăm

2.4.1 Về lập kế hoạch, mục tiêu tổ chức hoạt động chăm sóc tại cáctrường MNTH, Trường CĐSP Trung ương 61

2.4.2 Về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc trẻ tại cáctrường MNTH, Trường CĐSP Trung ương 64

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non thực hành, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương 67

2.4.4 Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non thực hành, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương 70

2 5 Các yếu t ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại cáctrư ng MNTH, trư ng CĐSP Trung ương 73

2 6 Kết luận chương 2 76

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG 77

3 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 77

3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu 77

3.1.2 Nguyên tắc toàn diện và hệ thống 77

3.1.3 Nguyên tắc phát triển 78

Trang 8

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi 78

3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chăm sóc trẻ cho đội ngũ GVNV trong các nhà trường 84

3.2.3 Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ 87

3.2.4 Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáoviên, nhân viên trong các trường mầm non thực hành 94

3.2.5 Đổi mới công tác kiểm tra để phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục các hạn chế của hoạt động chăm sóc trẻ 96

3 3 M i qu n hệ giữ các biện pháp 100

3 4 Tổ chức hảo nghiệm sự cần thiết và tính hả thi 100

3.4.1 Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm 100

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 101

3 5 Kết luận chương 3 104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108PHỤ LỤC

Trang 9

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

Trang 10

Bảng 2.4 Chuẩn cho điểm 51

Bảng 2 5: Thực trạng về chương trình và nội dung nuôi dưỡng chăm sóc trẻ ở trư ng mầm non 53

Bảng 2 6 Thực trạng mức độ hiệu quả phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 56

Bảng 2 7: Mức độ hiệu quả thực hiện hình thức chăm sóc, nuôidưỡng cho trẻ mầm non 58

Bảng 2 8: Về lập ế hoạch tổ chức hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻở trư ng mầm non 61

Bảng 2 9: Về tổ chức thực hiện ế hoạch hoạt động chăm sóc trẻ trongtrư ng 64

Bảng 2 : Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ trongtrư ng MNTH, Trư ng CĐSP Trung ương 67

Bảng 2 : Thực trạng quản lý iểm tr đánh giá hoạt động chăm sóc trẻ tại các trư ng MNTH, Trư ng CĐSP Trung ương 70

Bảng 2 2: Về các yếu t ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trư ng MNTH, trư ng CĐSP Trung ương 75

Bảng 3 Kết quả hảo nghiệm tính cần thiết củ các biện pháp 101

Trang 11

Bảng 3 2 Đánh giá củ CBQL, GV về tính hả thi củ các biện pháp quản lý 102

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ Cấu trúc hệ th ng củ hoạt động quản lý 13Sơ đồ 2 M i qu n hệ các chức năng quản lý 14Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy trư ng C o đẳng Sư phạm

trung ương 45Biểu đồ 2 Nhận thức củ CBQL và đội ngũ giáo viên về v i trò củ

hoạt động chăm sóc trẻ 52

Trang 13

Chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúccủa mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng Tinh thần đó được thể hiệntrong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn hiện nay đó là nhấn mạnh đến

chất lượng giáo dục toàn diện Điều 22, Luật Giáo dục khẳng định: “Mục tiêu

của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻem vào học lớp một” Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm

sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi Đây là độ tuổi hết sức nhạy

Trang 14

cảm, trẻ bị tác động mạnh mẽ từ môi trường sống vì khả năng tự bảo vệ bảnthân hạn chế Hầu hết thời gian trong ngày của trẻ là ở trường mầm non, trẻnhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ từ các cô giáo, và chịu ảnhhưởng rất lớn từ các hoạt động tại trường mầm non Chính vì vậy chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non hết sức quan trọng và cần thiết, làđiều mà phụ huynh học sinh, cả xã hội và đặc biệt là những người làm côngtác giáo dục mầm non cần quan tâm Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáodục trẻ ở trường mầm non tốt có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và pháttriển nhân cách của trẻ.

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non là công việc quan trọng, hết sức cần

thiết để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh “Không thể có một cái đầu minh

mẫn trong một cơ thể ốm yếu”; Nhưng đáng tiếc vẫn còn những tồn tại trong

công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mầm non Bậc học mầm non cònnhiều vướng mắc trong quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng do nhiềunguyên nhân Nhất là vào thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đạichúng đã đưa tin rất nhiều về những hiện tượng tiêu cực, bạo hành trẻ, đối xửthiếu công bằng tôn trọng trẻ, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ chưa thực sự bảo đảmở một số nơi: Điển hình gần đây là vụ cô giáo ở Thành phố Tuyên Quang tỉnhTuyên Quang đạp trẻ gẫy xương đùi do bé không ngủ trưa được báo đưa tinngày 19/6/2016 hay vụ cô giáo ở Tứ Hiệp Thanh Trì (Hà Nội) tát xối xả vàomặt trẻ khi cho trẻ ăn ngày 22/6/2016 , Vụ trường Mầm Xanh Quận 12Thành phố Hồ Chí Minh và xa hơn nữa là rất nhiều vụ bạo hành trẻ Mầm nonxẩy ra ở khắp nơi trên cả nước như ở Hà Đông, Đồng Nai, thành phố Hồ ChíMinh, Lạng Sơn mà càng kể ra chúng ta càng thấy xót xa và đau lòng,những sự việc này đã làm dậy sóng dư luận và làm tổn hại nghiêm trọng tớilòng tin của phụ huynh học sinh cũng như toàn xã hội, ảnh hưởng xấu tới sựphát triển sức khỏe và tâm lý của trẻ Một trong những nguyên nhân chínhảnh hưởng đến hoạt động này là phương pháp cách thức quản lý chế độ chămsóc trẻ trong các trường mầm non chưa thực sự hiệu quả.

Trang 15

Xuất phát từ những lí do trên, bản thân là người quản lý trong trườngmầm non cùng với trách nhiệm lớn lao của người nhà giáo em luôn suy nghĩlàm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ được tốt tạo tiền đề vữngchắc cho tương lai trẻ cũng như sự phát triển của đất nước do đó xin lựa chọn

đề tài “Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

thực hành, Trường cao đẳng sư phạm trung ương” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ bản chất vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm nontrong điều kiện phát triển của nước ta hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất đượccác biện pháp thực hiện quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trườngMNTH, Trường CĐSP Trung ương nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dụcmầm non ở Thủ đô Hà Nội nói chung và của các trường MNTH TrườngCĐSP Trung ương nói riêng.

3 Khách thể và đ i tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường MNTH, Trường CĐSP Trungương

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ của các trường MNTH, Trường CĐSPTrung ương

4 Giả thuyết ho học

Chất lượng chăm sóc trẻ sẽ được nâng cao và góp phần hoàn thành tốtmục tiêu cụ thể của giáo dục mầm non nếu trường mầm non có những biệnpháp quản lý cụ thể, khả thi về hoạt động chăm sóc trẻ.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở cáctrường MNTH, Trường CĐSP Trung ương

5.2 Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại cáctrường MNTH, Trường CĐSP Trung ương

Trang 16

5.3 Nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngchăm sóc tại các trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương và khảo nghiệmtính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp.

6 Phạm vi nghiên cứu đề tài

6.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lí chăm sóc trẻ mẫu giáo trong bốicảnh đổi mới và đánh giá thực trạng để đề xuất các biện pháp quản lý hoạtđộng chăm sóc trẻ tại các trường MNTH - Trường CĐSP Trung ương nhằmthực hiện tốt mục tiêu GDMN.

6.2 Thời gian: Từ năm học 2016 - 2017 đến năm 2017-2018

6.3 Địa bàn khảo sát: Các trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích và khái quát chủ trương của Bộ GD&ĐT về hoạt động chămsóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.

Nghiên cứu và phân tích những khái niệm cơ bản có liên quan đến đềtài nghiên cứu: biện pháp, biện pháp quản lí, hoạt động chăm sóc trẻ mầmnon, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu chăm sóc, giáo dục của trẻmầm non…

Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đềnghiên cứu.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm cán bộ quản lí, giáo viên

mầm non, nhân viên, giảng viên; phiếu đánh giá chất lượng chăm sóc.

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ban giám hiệu, giảng

viên, giáo viên và nhân viên trong trường.

7.2.3 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động thực hiện chăm sóc trẻ của

giáo viên, nhân viên mầm non theo các yêu cầu của Qui chế nuôi dạy trẻ,Điều lệ trường mầm non, các thông tư về chăm sóc sức khỏe và an toàn của

Trang 17

trẻ mầm non, yêu cầu của đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm nonThành phố Hà Nội.

7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu phân tích

các sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng trưởng, sổ tính khẩu phần ăncho trẻ, sổ ghi nhật kí hàng ngày, sổ theo dõi công tác y tế học đường….

7.3 Phương pháp toán thống kê:

Xử lý các số liệu khảo sát bằng thống kê toán học.

8 Những đóng góp củ đề tài

Về mặt lý luận: Xác định được khung lý thuyết về chăm sóc trẻ và để

quản lý hoạt động này tại trường mầm non.

Về mặt thực tiễn: Đưa ra các biện pháp chăm sóc trẻ mẫu giáo phù

hợp có hiệu quả giúp trẻ trong trường MNTH, Trường CĐSP Trung ươngđược chăm sóc tốt hơn.

9 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dungluận văn được trình bày trong 3 chương như sau:

Trang 18

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓCTRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Tổng qu n nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Việc “lấy trẻ làm trung tâm” và “tất cả cho trẻ em” được đặt lên đầutiên của các nền giáo dục nước ngoài Trong hoạt động quản lý của nhàtrường, nhà quản lý và nhà giáo dục phối hợp chặc chẽ với nhau, cùng chungmột tiếng nói.

Với kinh nghiệm trong việc quản lý nhà trường, V.A Xukhomlinxki,trong tác phẩm của cuộc đời mình “Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường‟‟đã nói lên tầm quan trọng của một hiệu trưởng trong công tác quản lý nhàtrường Hiệu trưởng là người chỉ đạo các hoạt động quản lý, phối hợp với cáchiệu phó và đội ngũ giáo viên, nhân viên Tác giả nhấn mạnh tính quản lý tậpthể trong các hoạt động của trường mầm non.

Tác giả cho rằng để nâng cao chất lượng quản lý, chuyên môn nghiệpvụ giáo viên thì cần tổ chức các hội thảo khoa học Thông qua hội thảo, giáoviên có những điều kiện trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ đểnâng cao trình độ của mình.

Tác giả Xverxlerơ, ông nhấn mạnh đến biện pháp dự giờ, phân tích bàigiảng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn Xverxlerơ cho rằng việc dự giờ vàphân tích bài giảng là rất quan trọng trong công tác quản lý chuyên mônnghiệp vụ của giáo viên nhìn thấy và khắc phục các thiếu sót, phát huy điểmmạnh.

Những nghiên cứu khác của tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đềcốt lõi của quản lý và quản lý giáo dục như: F.W Taylor, G Mayor, P.Druckev…Liên quan đến các vấn đề tâm lý trẻ em có các công trình như:

Tác giả V.X Mukhina với công trình “Tâm lí học mẫu giáo” nghiêncứu về đặc trưng tâm lí của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.

Trang 19

Tác giả Erik Erikson với “Trẻ em và xã hội” nghiên cứu về sự pháttriển của trẻ em, cách đối xử và giáo dục trẻ.

Jonh B Watson với công trình “Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh vàtrẻ nhỏ” đã nghiên cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chămsóc chúng.

Một số nhà tâm lý học Xô viết như: L.X Vuwgotsxki, A.N Lêônchievđã nghiên cứu quá trình hình thành hành động trí tuệ ở trẻ em, nhờ đó đã pháthiện ra cơ chế chuyển từ hành động vật chất bên ngoài thành hành động trí tuệbên trong và đặc điểm, các giai đoạn của sự hình thành các hành động trí tuệở trẻ em.

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về GDMN, đặc biệt có một số côngtrình đề cập đến những vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầmnon Điển hình như:

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số: B2004-CTGD-02: “Cácgiải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục mầm non” do tác giả Trần ThịLan Hương (2005) [34] làm chủ nhiệm đã xác định những yếu tố cơ bản nângcao chất lượng giáo dục mầm non; xây dựng tiêu chí và công cụ đánh giá chấtlượng giáo dục mầm non; tổ chức đánh giá thực trạng chất lượng giáo dụcmầm non; xây dựng tiêu chí lựa chọn những giải pháp cơ bản nâng cao chấtlượng giáo dục mầm non và đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượnggiáo dục mầm non.

“Cẩm nang một số vấn đề chăm sóc – giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng,môi trường cho trẻ mầm non” (2005) [57] do Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT ban

hành Công trình đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn chăm sóc, giáodục trẻ, đồng thời hướng dẫn cho các giáo viên ở các trường mầm non trongcác hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số: B2009-37-71TĐ: “Nghiên

cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0

Trang 20

đến 6 tuổi ở gia đình” do tác giả Trần Thị Bích Trà (2011) [51] làm chủ

nhiệm đã tổng quan và phân tích những vấn đề lí luận cốt yếu về chất lượngchăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình: Một số quan niệm về giáodục gia đình đối với trẻ từ 0 đến 6 tuổi; chất lượng giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổiở gia đình; tổng quan một số kinh nghiệm quốc tế ở Singapore, Úc, Mĩ, cộnghòa liên bang Đức về giáo dục mầm non gia đình Đề tài đã đánh giá thựctrạng thực hiện các biện pháp giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình; đi sâuphân tích một số nét về thực trạng phát triển giáo dục mầm non ở nước ta vàgiáo dục mầm non gia đình tại các tỉnh điều tra; khảo sát thực trạng một sốyếu tố cơ bản của gia đình ảnh hưởng tới giáo dục mầm non và thực trạnggiáo dục mầm non ở gia đình cùng thực trạng thực hiện phối hợp các biện pápgiáo dục gia đình đối với trẻ mầm non Đề tài tổng kết những quan điểm,nguyên tắc chỉ đạo phát triển giáo dục mầm non, đồng thời đưa ra 7 nguyêntắc đề xuất biện pháp Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng vànhững nguyên tắc đã đề ra, đề tài đề xuất 5 nhóm biện pháp nâng cao chấtlượng giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình.

Tác giả Nguyễn Thúy Hiền (2005) trong luận văn thạc sĩ giáo dục

học: “Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ

trong các trường mầm non ngoài công lập thành phố Hải Phòng trong giaiđoạn hiện nay” [29] đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng

chăm sóc - giáo dục trẻ trong các trường mầm non ngoài công lập thành phốHải Phòng, bao gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức đúng về loại hình giáodục mầm non ngoài công lập; định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của các cấpquản lý đối với các trường mầm non ngoài công lập; tham mưu xây dựng cácchính sách cụ thể hỗ trợ các trường mầm non ngoài công lập có điều kiện hoạtđộng tốt hơn đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ; củng cố,tăng cường công tác quản lý các trường mầm non ngoài công lập; tăng cườngcông tác đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên ở cáctrường mầm non ngoài công lập; phối hợp các lực lượng xã hội, làm tốt côngtác chăm sóc - giáo dục trẻ.

Trang 21

Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (2009) trong luận văn thạc sĩ QLGD:

“Các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng cáctrường mầm non công lập quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh” [32] đã

đánh giá thực trạng quản lý của hiệu trưởng ở các trường mầm non quận PhúNhuận thành phố Hồ Chí Minh đối với các hoạt động nuôi dưỡng trẻ, đề xuấtcác biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡngtrẻ.

Tác giả Lê Minh Hà (2010) trong công trình nghiên cứu: “Tiếp tục đổi

mới công tác quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ” [24] đã đề

cập đến thực trạng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non, đề xuất cácgiải pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáodục trẻ ở các trường mầm non Tác giả đã đề xuất những phương hướng đổimới công tác quản lý từ đổi mới kế hoạch; đổi mới quản lý giáo viên tới đổimới đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường.

Tác giả Nguyễn Thị Ly (2010) trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành

QLGD: “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục

trẻ của các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố Vĩnh Long, tỉnhVĩnh Long” [40] đã đánh giá thực trạng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở

các trường mầm non ngoài công lập thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, đềxuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻnhư nâng cao chất lượng hoạt động của giáo viên mầm non, quản lý chặt chẽnội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; tăng cường đầu tư cơ sở vậtchất cho các trường mầm non ngoài công lập

Tác giả Lê Thị Thái Hạnh (2013) trong luận văn thạc sĩ QLGD: “Biện

pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm nonthành phố Hạ Long”[27] đã đề xuất các nhóm biện pháp quản lý hoạt động

chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, gồm:Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻcho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường; nhóm biện pháp nâng cao năng lực

Trang 22

chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và nhómbiện pháp bổ trợ.

Tác giả Vũ Thị Hồng Loan (2014) trong luận văn thạc sĩ QLGD:

“Hiệu trưởng trong quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm noncông lập quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” [38] đã đề xuất 6 biện pháp quản

lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường mầm noncông lập quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, bao gồm: Kế hoạch hóa quản lýhoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quyhoạch và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non của trường;chỉ đạo đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng an toàn, chấtlượng và hiệu quả; chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyênmôn; quản lý các điều kiên bảo đảm cho việc thực hiện nhiêm vụ chăm sóc,giáo dục trẻ; kiểm tra đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ phụ huynh học sinh.

Tác giả Dương Thị Hiền (2014) trong luận văn thạc sĩ QLGD: “Quản

lý hoạt động chăm sóc - giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non thànhphố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” [30] đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm

nâng cao hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên mầm non Thành phốVĩnh Yên: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt độngchăm sóc, giáo dục trẻ; tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên về chămsóc, giáo dục trẻ; tăng cường quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch chămsóc, giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên; đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giágiáo viên; tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên pháthuy năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ của mình.

Tác giả Bùi Thị Băng Tuyết (2015) trong luận văn thạc sĩ QLGD:

“Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của giáo viên ở cáctrường mầm non quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” [50] trên cơ sở

luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đề xuất các biện pháp quản lýhoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của giáo viên ở các trường mầm nonquận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Nâng cao nhận thức về

Trang 23

hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt độngchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; đổi mới tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạtđộng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; đổi mới kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạchhoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ; đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt độngchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Qua việc nghiên cứu, tham khảo các công trình nghiên cứu nêu trên,có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là, các công trình nghiên cứu và các luận văn nêu trên đã luậngiải ở nhiều khía cạnh khác nhau về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở cáctrường mầm non trên những địa bàn, địa danh cụ thể của cả nước Các côngtrình đều khẳng định tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc trẻ ở các trườngmầm non Đã làm rõ được nhiều vấn đề cơ sở lý luận thực tiễn của quản lýhoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non.

Hai là, vấn đề giáo dục và quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo ởcác trường mầm non được nhiều tác giả nghiên cứu chủ yếu ở góc độ lý luận.Còn ít những công trình quan tâm giải quyết những đòi hỏi cấp bách của thựctiễn để quản lý một cách khoa học chăm sóc trẻ mẫu giáo ở các trường mầmnon, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, đáp ứng yêu cầu ngày càngcao của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội.

Ba là, vấn đề giáo dục và quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo ởcác trường mầm non tuy đã có những công trình nghiên cứu ở các khía cạnhkhác nhau về quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; quản lý chăm sócgiáo dục trẻ… nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt độngchăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương.

Do đó, đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các

trường mầm non thực hành, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương” là

một nội dung mới, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết từ thực tế hoạt động chămsóc nuôi dưỡng trẻ mầm non và quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tạicác trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương hiện nay.

Trang 24

2 Một s hái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Các quan điểm truyền thống hay các học thuyết quản lý cổ điển, họcthuyết

Các quan điểm truyền thống hay các học thuyết quản lý cổ điển, học thuyếtquản lý thời văn minh công nghiệp, hay hậu công nghiệp đều có những nétchung của tổ chức quản lý là: cai quản, chỉ huy, lãnh đạo Theo góc độ điềukhiển quản lý là: điều chỉnh, điều khiển Theo cách tiếp cận hệ thống thì quảnlý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm tổ chức phốihợp các quá trình sản xuất, phát triển xã hội để đạt được mục đích đã định.

Theo Henry Fayon (1841-1925) người Pháp: Trong tác phẩm “Quản lý

công nghiệp và quản lý tổng quát, Ông khẳng định “Quản lý là quá trình đạt

đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kếhoạch hóa, tố chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” "Khi con người lao độnghiệp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họphải hoàn thành, và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt nênmục tiêu của tổ chức”

Các tác giả như Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, cho rằng:

„„Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thế quản

lý (người quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạtđược mục tiêu đề ra” [21].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong cuốn Quản lý hành chính nhà

nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo thì “Quản lí là sự tác động có ý thức

của chủ thế quản lí lên đối tượng quản lí nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫncác quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt độngchung và phù hợp với quy luật khách quan” [44]

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức thông qua kế

hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã

Trang 25

hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu, đúng ý chícủa người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan

Theo cách tiếp cận trên thì quản lý có các thành tố cơ bản sau: Chủ thể quản lý; Đối tượng quản lý; Mục tiêu quản lý; Công cụ quản lý; Phương phápquản lý.

Sơ đồ 1.1 Cấu trúc hệ th ng của hoạt động quản lý

1.2.1.2 Chức năng quản lý

Chức năng quản lý là các chức năng gắn với hoạt động quản lý của chủthể quản lý làm sao cho hoạt động của từng đối tượng quản lý và cả tổ chứcđạt được mục tiêu đã đề ra.

Một cách khái quát: chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lýchuyên biệt mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lýnhằm đạt mục tiêu đề ra Quản lý bao gồm các chức năng sau: Kế hoạch hóa,tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

Chức năng thứ nhất: Kế hoạch hóa là khởi điểm của một quá trình quảnlý Kế hoạch hóa là quá trình vạch ra các mục tiêu và quy định phương thứcđạt được mục tiêu.

Chức năng thứ hai: Tổ chức là một quá trình phân công và phối họpcác nhiệm vụ, sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảothực hiện tôt các mục tiêu đã được vạch ra.

Trang 26

Chức năng thứ ba: Chỉ đạo là phương thức tác động của chủ thể quảnlý tới đối tượng quản lý nhằm điều khiển tổ chức vận hành theo đúng kếhoạch để đạt được mục đích, mục tiêu đề ra.

Chức năng thứ tư: Hoạt động kiểm tra bao gồm việc kiểm tra, giám sát,theo dõi, phát hiện, xử lý tình huống và kết quả hoạt động kiểm tra cũng làmột quá trình tự điều khiển.

Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

+ Nhà trẻ nhận các cháu từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng.

+ Trường, lớp mẫu giáo nhân các cháu từ 36 tháng đến 72 tháng.

+ Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp cả nhà trẻ và mẫu giáo,nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng vào học.

Trang 27

Nội dung giáo dục ở trường mầm non được thiết kế phù hợp với yêucầu phát triển tâm sinh lí trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng và giáo dục, giúptrẻ em phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe, hoạt bát nhanh nhẹn, lễ phépvới ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, yêu quý anh, chị em, bạn bè, thật thà, mạnhdạn hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học, nhà trường dạycác cháu những hiểu biết sơ đẳng về cuộc sống xung quanh, chuẩn bị tâm lí, ýthức về một số kĩ năng cần thiết cho trẻ em vào học các trường tiểu học.

Hoạt động chủ đạo của trẻ em ở lứa tuổi này là vui chơi, vì vậy phươngpháp giáo dục chủ yếu ở trường mầm non là thông qua tổ chức hoạt động vuichơi để rèn luyện phát triển thể lực và tình cảm, chú trọng nêu gương, khíchlệ, động viên trẻ em tự giác học tập và tham gia các hoạt động.

1.2.3 Quản lý giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống công tác quản lý nhưng kháchthể là các cơ sở GDMN, nơi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 3tháng đến 72 tháng tuổi Cũng như các bậc học khác trong hệ thống giáo dụcquốc dân, GDMN cũng có mạng lưới quản lý chuyên môn của bậc học từ trênxuống; Từ cấp Bộ xuống Sở, Phòng, tới các Trường, các Lớp mầm non.

Quản lý giáo dục mầm non cũng có nhiều tác giả định nghĩa:

Theo tác giả Đinh Văn Vang (1997), Một số vấn đề quản lý trường mầm

non: “Quản lý trường mầm non là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể

quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên nhằm thực hiện có chấtlượng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, trên cơ sở tận dụngcác tiềm lực vật chất và tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình” [53].

- Theo tác giả Phạm Thị Châu - Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề

quản lý giáo dục mầm non: “Quản lý trường mầm non là quá trình tác động

có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cánbộ, giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dụctrẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chungcủa từng bậc học” [18].

Trang 28

Tóm lại: Quản lý giáo dục mầm non sát với đề tài hơn cả là: “Quản lý

giáo dục mầm non là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch củacác cấp quản lý đến các cơ sở giáo dục mầm non nhằm tạo ra những điềukiện tối ưu cho việc thực hiện những mục tiêu đào tạo”.

1.2.4 Quản lý trường mầm non

Điều 21 của Luật Giáo dục:“GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm

sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi” Điều này đã khẳng định vị trí của

GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân, đó là khâu đầu tiên, đặt nền móngcho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em[43].

Trường MN là nơi thực hiện mục tiêu GDMN Quản lý trường mầmnon là một khâu quan trọng của hệ thống quản lý ngành học Chất lượngquản lý trường có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ, góp phần tạo nên chất lượng quản lý của ngành Vì thế, trườngmầm non trở thành khách thể cơ bản nhất chủ yếu nhất của các cấp QLGDmầm non Mọi hoạt động chỉ đạo của ngành đều nhằm tạo điều kiện tối ưucho sự vận hành và phát triển của các cơ sở GDMN.

Như vậy, quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên để chính họ tác độngtrực tiếp đến quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáodục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

1.2.5 Hoạt động chăm sóc trẻ mầm non

- Việc chăm sóc trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quyđịnh của chương trình giáo dục mầm non.

- Hoạt động chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc sứckhỏe.

- Việc chăm sóc trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biếnkiến thức khoa học về chăm sóc trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng (kiếnthức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi, chăm sóc giấc ngủ, chăm sócvệ sinh, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn…)

Trang 29

Như vậy, hoạt động chăm sóc trẻ mầm non là hoạt động nhằm giúp trẻem phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tốđầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1 ; hình thành và pháttriển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tínhnền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và pháttriển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếptheo và cho việc học tập suốt đời.

1.2.6 Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non trong trường mầm non lànhững tác động của nhà quản lý vào hoạt động chăm sóc trẻ được tiến hànhbởi giáo viên, trẻ mẫu giáo và sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằmthực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục cụ thể là nâng cao chất lượng chăm sóctrẻ.

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như:mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, giáo dục trẻ em từ 0 đến 6tuổi, kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ Các nhân tố của quá trình chăm sóc trẻcó quan hệ tương hỗ, trong đó mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữ vai trò địnhhướng cho sự vận động phát triển của toàn bộ quá trình và cho từng nhân tố.Giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻ, họ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáodục của nhà trường Vì thế, giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếpchất lượng giáo dục mầm non.

Tóm lại: quản lý chăm sóc trẻ trong trường mầm non là quá trình tác

động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý để tác động đến thực hiệnlập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá nhằm đạt được mục tiêuquản lý chăm sóc trẻ trong nhà trường đề ra.

1.3 Hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo trong trư ng mầm non

1.3.1 Mục tiêu của giáo dục mầm non

Trang 30

Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáodục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3tháng đến 72 tháng tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2005) [43].

“Mục tiêu giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình

cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩnbị cho trẻ em vào lớp một, hình thành và phát triển trẻ em những chức năngtâm lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cầnthiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềmẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốtđời” [43].

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,

tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một [43] Theo đó nuôi dưỡng, chăm sóc

cho trẻ là việc vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển về thể chất tinh thần đủsức khỏe để lĩnh hội các tri thức mà nhà giáo dục đề ra nhằm đạt đựợc mụctiêu giúp trẻ phát triển toàn diện.

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu về thực phẩmtăng cao, nên việc cải thiện bữa ăn, chất dinh dưỡng của trẻ được chú trọng.Dựa trên nền tảng dinh dưỡng, việc chăm sóc thể chất cũng được quan tâm,có nhiều chuyển biên tích cực Chính hoạt động chăm sóc diễn ra thuận lợinên đã tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục diễn ra tốt hơn Vì vậy, hoạt độngchăm sóc có vị trí rất quan trọng trong GDMN.

Mục tiêu của nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mầm non là giúp trẻ em hìnhthành và phát triển thể chất, thẩm mỹ Tạo động lực tích cực cho việc giáodục trẻ Đặt nền tảng, tạo động lực cho các bậc học tiếp theo.

1.3.2 Nội dung hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo

Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm tính khoa học, tính vừa sức vànguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữacác độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất gia]sx nội

Trang 31

dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm củatrẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.

Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chămsóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn;cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêumến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quí anh, chị, em, bạnbè; thật thà, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết,thích đi học.[43].

Nội dung hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ mẫu giáođược xác định theo chương trình giáo dục mầm non quy định tại chương trìnhGiáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐTngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thông tư28/2016/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng BGD&ĐTsửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non) baogồm những nội dung sau:

- Tổ chức ăn:

+ Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi

+ Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa: chính và phụ+ Nước uống

+ Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.- Tổ chức ngủ

- Vệ sinh:

+ Vệ sinh cá nhân

+ Vệ sinh môi trường: vệ sinh phòng nhóm, đồ dung, đồ chơi Giữ sạchnguồn nước và sử lý rác, nước thải.

- Chăm sóc sức khỏe an toàn

+ Khám sức khỏe định kì Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cânnặng, chiều cao theo lứa tuổi Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.

+ Phòng chống các bệnh thường gặp Theo dõi tiêm chủng

Trang 32

- Bảo vệ toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp

1.3.2.1 Tổ chức ăn

1.3.2.1.1 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Giữ vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của con người Nhằm giúp cơthể tránh được bệnh tật Theo thống kê của Bộ Y tế, nhiễm khuẩn đường ruộtqua đường ăn uống là nguyên nhân tử vong đứng thứ hai trên mười bệnh có tỷlệ tử vong cao ở nước ta.

Vệ sinh ăn uống bao gồm: ăn uống, đầy đủ và hợp lý.

+ Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ tuỳ theolứa tuổi và cân đối theo tỷ lệ các chất.

+ Ăn uống hợp lý, điều độ: ăn nhiều bữa và đầy đủ các chất trong từngbữa, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói.

+ Ăn sạch: đảm bảo thực phẩm sạch sẽ và chất lượng ngay từ khâu muavà sơ chế thức ăn Chế biến đảm bảo vệ sinh, yêu cầu dinh dưỡng và phù hợpvới chế độ ăn của trẻ theo từng độ tuổi.

Dụng cụ chế biến thức ăn phải sạch sẽ Cho trẻ ăn đúng giờ, thức ănnấu chín, thức ăn không để quá 2 tiếng đồng hồ, nguội phải đun sôi Thức ănphải có lồng bàn đậy kỹ không cho ruồi, bọ vào…

Nước uống phải đun sôi rồi để nguội mới cho trẻ uống Bình, cốc .đựng nước uống phải rửa sạch sẽ mỗi ngày.

Phải rèn cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tay bẩn Ănxong cho trẻ súc miệng, đánh răng và uống nước.

Cho trẻ dùng một số vắc-xin kháng khuẩn.

- Hiệu trưởng xét duyệt ký kết hợp đồng cung ứng thực phẩm tại đơn vị, tuânthủ các qui định về VSATTP của cơ quan y tế, cơ quan quản lý trên địa bànvà lưu ý những vấn đề sau:

* Đối với công ty trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm: Cần kiểm tra giấyđăng ký kinh doanh đúng tên công ty; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiệnVSATTP; Xác nhận công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP;

Trang 33

Những sản phẩm thực phẩm có đóng gói phải có công bố chất lượng sảnphẩm; Bao bì, nhãn mác đầy đủ thông tin và hạn sử dụng…

+ Yêu cầu đối với cơ sở trực tiếp giết mổ cung cấp thịt: Đăng ký kinhdoanh đúng tên công ty/cơ sở; Có chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.

+ Yêu cầu đối với cơ sở cung cấp rau an toàn Đăng ký kinh doanhđúng tên công ty/ cơ sở; chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

* Đối với cơ sở thu mua thực phẩm để cung cấp:

Có đầy đủ tư cách pháp nhân đăng ký kinh doanh được phép kinhdoanh lĩnh vực về thực phẩm đang cung cấp; Có hợp đồng mua bán thựcphẩm với nhà sản xuất, cơ sở giết mổ; có bản cam kết đảm bảo vệ sinh ATTP;Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; phân phối với các nhà sản xuấttrực tiếp Yêu cầu các nhà sản xuất phải có giấy tờ hợp lệ; Hợp đồng tiêu thụgiữa 02 bên đối với những cơ sở thu mua sản phẩm với đơn vị sản xuất;

- Lưu ý: Trong hợp đồng với cơ sở GDMN cần có bảng tổng hợp các loạithực phẩm đơn vị cung ứng cho cơ sở GDMN, thường xuyên kiểm tra chấtlượng nguồn gốc đơn giá, bản cam kết chất lượng sử dụng sữa cho trẻ tối đa02 hãng sữa uy tín trên thị trường, sản phẩm bao bì nhãn mác đủ thông tinquy định đảm bảo chất lượng VSATTP Ưu tiên sử dụng các loại rau củ quảtheo mùa Đảm bảo các cơ sở giáo dục mầm non có bếp ăn bán trú được kiểmtra giám sát định kỳ theo phân cấp 100% bếp ăn bán trú đủ điều kiện theoĐiều lệ trường mầm non được ký cam kết cấp giấy bếp ăn đủ điều kiệnVSATTP với cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh và đáp ứng yêucầu của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

1.3.2.1.2 Đảm bảo chất lượng bữa ăn

- Đảm bảo mức ăn tối thiểu

- Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ ở các độ tuổi đáp ứng nhu cầudinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28 / 2 0 16 / TT -B GDĐ T n gày

Trang 34

30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nộidung của Chương trình GDMN.

+ Thực đơn: Nghiêm túc thực hiện thực đơn riêng của từng lứa tuổi nhàtrẻ, mẫu giáo Chú trọng chế biến, phối hợp món ăn hợp lý.

Yêu cầu tối thiểu: Bữa chính đạt tối thiểu 5 - 7 loại thực phẩm và bao

gồm các món: cơm, món mặn, món canh.

Bữa chính tiêu chuẩn: Nếu đủ điều kiện, bữa chính nên đáp ứng các

tiêu chuẩn sau: có trên 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3 đến 5 loại rau, củ

và bao gồm các món: cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng.

+ Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P:15 - 25% (Tỷ lệ L động vật/ L thực

vật= 70% và 30%); L: 25 - 35%; G: 45- 52%) và tính thêm tỷ lệ Ca, B1

trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời (Nhu cầu Ca đối với trẻ 3tuổi: 350mg/ ngày/trẻ; mẫu giáo 4 - 6 tuổi: 420mg/ ngày/trẻ; Nhu cầu B1đốivới trẻ 1-3 tuổi: 0.41 mg/ ngày/trẻ; mẫu giáo 4 - 6 tuổi: 0.52mg/ ngày/trẻ) tạitrường mầm non.

1 Đảm bảo nước uống cho trẻ đủ, vệ sinh và phù hợp với thời tiết, sử dụngnước tinh khiết yêu cầu các đơn vị cung cấp nước có xét nghiệm mẫu nướcđịnh kì theo quy định (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn,uống theo Thông tư số 34/2010/TT- BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ ytế) Dùng cây nước nóng phải đảm bảo nhiệt độ nước an toàn và hướng dẫntrẻ sử dụng.

- Chế biến thực phẩm và chi ăn: Chế biến đúng thực đơn, đúng kỹ thuật,

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ định lượng theo xuất ăn hàng ngàycủa trẻ Không để thừa, thiếu quá 3 xuất ăn/ ngày (cộng dồn không quá 5 xuấtăn/tuần/ tháng) Thực phẩm thừa trong ngày phải trả lại nơi cung ứng, khôngđể lưu tại cơ sở giáo dục mầm non Chia định lượng thức ăn cho các nhóm,lớp ghi rõ số lượng lên bảng và sổ chia thức ăn chín, có ký giao nhận với giáoviên từng lớp.

Trang 35

- Lưu nghiệm thức ăn: Đủ 24h, được bảo quản trong tủ lạnh Có sổ lưu

nghiệm ghi ngày, giờ lưu nghiệm, tên và chữ ký người lưu nghiệm.

1.3.2.1.3 Dinh dưỡng bữa ăn

Trẻ em đang ở trạng thái đang phát triển, sự phân chia các giai đoạn lứatuổi giúp chúng ta hiểu về đặc điểm của trẻ để nuôi dưỡng và chăm sóc trẻphù hợp và tốt nhất.

Ăn uống là cơ sở của sức khoẻ, ăn uống đúng yếu cầu dinh dưỡng thìthể lực và trí tuệ mới phát triển, trẻ mới khoẻ mạnh đáp ứng yêu cầu đangphát triển Nếu dinh dưỡng mà thiếu đi, sẽ không đủ đáp ứng cho sự pháttriển, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm về trí tuệ, thể lực giảm sút, ảnh hưởngđến cuộc sống hiện tại và tương lai của trẻ.

Dinh dưỡng hợp lý là yêu cầu bắt buộc đối với trẻ, nếu khẩu phần dinhdưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật cho trẻ.

Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn ăn của một người trong một ngày, để đảmbảo nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Khẩu phần ăn cân đối và hợp lý đáp ứng 3 điều kiện sau :- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể- Các chất dinh dưỡng đảm bảo tỉ lệ cân đối và hợp lí

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể

Bảng 1.1 Nhu cầu về năng lượng củ trẻLứ tuổi Nhu cầu theo cân nặng

(Calo/kg/ngày)Nhu cầu đề nghịcủ Viện dinhdưỡng(C lo/trẻ/ngày)

Nhu cầu cần đápứng củ trư ng

mầm non(C lo/trẻ/ngày)

(N g uồ n : Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Tỷ lệ cân đối giữa các chất trong khẩu phần ăn của trẻ :

Trang 36

- Đảm bảo tỷ lệ cân đối và hợp lý năng lượng giữa các chất trong khẩuphần ăn của trẻ : Nhu cầu cân đối năng lượng giữa các chất, cung cấp trongkhẩu phần ăn của trẻ được Viện dinh dưỡng quốc gia đề nghị như sau :

+ Năng lượng chất đạm (Protein) : 12 - 15% khẩu phần ăn.+ Năng lượng chất béo (Lipit) : 15 - 20% khẩu phần ăn.

+ Năng lượng do chất bột đường (Gluxit) cung cấp : 65 - 73% khẩuphần ăn.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầucủa cơ thể trẻ : khẩu phần ăn của trẻ cần được đảm bảo cân đối các chất dinhdưỡng, sinh tố và muối khoáng Sự cân đối các chất của khẩu phần ăn là sựcân đối từ các thực phẩm có chứa các nhóm thực phẩm khác nhau.

- Bốn nhóm thực phẩm chính luôn được nhắc đến trong khẩu phần ăncủa chúng ta bao gồm :

+ Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm (Protein) : thịt, cá, trứng…+ Nhóm thực phẩm chất nhiều chất béo (Lipit) : mỡ động vật, bơ, dầuthực vật…

+ Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất nột đường (Gluxit) : gạo, khoai,sắn…

Bảng 2 Gi ăn củ trẻ

Cần đảm bảo nhu cầu về lượng nước cho trẻ Hằng ngày lượng nướccung cấp cho trẻ qua con đường ăn và uống như sau :

Trang 37

+ Chia thức ăn ra từng bát, trộn đều, để vừa ấm mới cho trẻ ăn.- Cho trẻ ăn:

+ Trẻ mẫu giáo: trẻ tự xúc ăn, có bao quát, hướng dẫn, nhắc nhở vàđộng viên, tiếp thêm cơm khi trẻ ăn hết.

Trong quá trình cho trẻ ăn, cô giáo có thể bày cho học sinh về các loạithức ăn, tên hoa quả, tên món…

- Sau khi ăn xong:

+ Trẻ lau rửa tay, lau miệng, cởi yếm, uống nước xúc miệng, chải răng,đi vệ sinh.

+ Cô thu dọn nơi ăn, bát, thìa, bàn ghế, lau nhà, giặt khăn mặt, khăn ăn…

1.3.2.2 Tổ chức giấc ngủ

Tổ chức ngủ cho trẻ mầm non theo từng độ tuổi là việc hết sức cần thiếtđối với việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em Giáo viên mầm non cần tìm hiểu nhucầu ngủ của trẻ theo từng độ tuổi và thực hành tổ chức giấc ngủ sao cho trẻđảm bảo nhu cầu đủ giấc, giấc ngủ sâu, an toàn khi ngủ…

Nhu cầu ngủ của trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sức khoẻ và đặcđiểm hoạt động của hệ thần kinh của trẻ Đối với trẻ có sức khoẻ và hệ thầnkinh bình thường, nhu cầu ngủ của trẻ trong một ngày theo độ tuổi.

Bảng 3 Nhu cầu ngủ củ trẻ trong một ngày theo độ tuổiLứ tuổi

S lần ngủ(ngày)

Th i gi n

Trang 38

Phương pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non:

- Mục đích: tạo điều kiện cho trẻ ngủ tốt, ngủ nhanh, sâu và đủ thờigian cần thiết.

Tổ chức rèn luyện những thói quen cho trẻ:

- Thói quen rửa mặt: khi ngủ dậy, đi ra ngoài về, bụi bẩn…

- Thói quen rửa tay: khi tay bẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, saukhi chơi…

- Thói quen đánh răng: sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ và ngủ dậy.- Thói quen chải tóc, gội đầu: khi ngủ dậy, trước khi đi chơi, rađường…

- Thói quen tắm rửa hằng ngày.

- Thói quen mặc quần áo sạch sẽ: sau khi tắm, bẩn, bị ướt…- Thói quen đội mũ, nón: trời nắng, mưa…

- Thói quen đi giày, dép: đi đúng cách, đi chơi…- Thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Thói quen khạc nhổ và bỏ rác đúng nơi quy định.

Trang 39

1.3.2.4 Chăm sóc sức khỏe và an toàn

- Thực hiện Thông tư số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT ngày12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT về công tác y tế trường học Nhàtrường chú trọng các nội dung:

+ Kiểm tra sức khỏe đầu năm học: Đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi: Đochiều cao, cân nặng Trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên: Đo chiều cao, cân nặng, đohuyết áp, nhịp tim, thị lực của trẻ.

+ Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giátình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới(cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng).

Trẻ dưới 24 tháng tuổi, đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởngmỗi tháng 1 lần.

Trẻ từ 24 tháng trở lên, đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởngmỗi quý 1 lần.

Riêng trẻ từ 60 tháng tuổi, theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) (Tổng hợp

kết quả theo dõi sức khỏe của trẻ ở nhà trẻ, mẫu giáo trong sổ theo dõi chấtlượng trường, nhóm lớp theo phụ lục đính kèm)

+ Cân đo cho trẻ vào 1 ngày cố định của cuối các tháng / quý để đảmbảo mọi trẻ đều được đủ tháng/ quý.

+ Sử dụng sổ sức khỏe và biểu đồ trong suốt quá trình học tại cơ sởgiáo dục mầm non Không thay sổ, biểu đồ theo từng năm học để theo dõi quátrình phát triển của trẻ và tránh lãng phí.

+ Khám sức khỏe, điều trị theo các chuyên khoa tổ chức 2 lần/ năm vàođầu năm và cuối năm học.

- Phân công cán bộ y tế theo đúng chức danh vị trí việc làm theo thông tư06/2015/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 16/3/ 2015 của Liên bộ quy định Cánbộ y tế thực hiện tốt các nhiệm vụ theo phân công, chịu trách nhiệm trướcHiệu trưởng về công tác y tế trường học, chú trọng kiểm soát thực hiện lịch vệ

Trang 40

sinh hàng ngày, tuần, tháng Quản lý hồ sơ theo dõi sức khỏe của trẻ tại phòngy tế.

- Cán bộ y tế của nhà trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ theo phâncông, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác y tế trường học theo quyđịnh Phối hợp cùng y tế địa phương thực hiện, công tác phòng chống dịchbệnh tại cơ sở giáo dục mầm non và thông báo kịp thời với các cấp quản lýkhi có dịch bệnh xảy ra Phối hợp với tổ bếp, giáo viên trên lớp thực hiện cácbiện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì vàtrẻ khuyết tật học hòa nhập.

- Phân công đủ giáo viên quản lý, theo dõi và đảm bảo an toàn cho trẻmọi lúc, mọi nơi đặc biệt giờ ăn, ngủ, đón trả trẻ Giáo viên phải thực hiệnnghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày theo độ tuổi của trẻ, chế độ chăm sócsức khỏe, vệ sinh, thực hiện đảm bảo các điều kiện tổ chức bữa ăn, giấc ngủ.Tối thiểu mỗi trẻ có 2 khăn riêng sử dụng/ ngày Tuyệt đối không cho trẻ ngủtrên chiếu trải tiếp dưới sàn nhà.

1.3.3 Hình thức tổ chức chăm sóc trẻ trong trường mầm non

Sử dụng hình thức chăm sóc trẻ phù hợp giúp cho thực hiện giáo dụcchăm sóc trẻ đạt mục đích GDMN Hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc trẻlà sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động chăm sóc trẻ mà cơ bản là đảmbảo trẻ phát triển thể chất toàn diện Có thể đưa ra một số hình thức chăm sóctrẻ như sau:

1.3.3.1 Tổ chức hoạt động chăm sóc theo mục đích và nội dung* Hoạt động có chủ đích của giáo viên và theo ý thích của trẻ

- Tổ chức hoạt động chăm sóc trẻ thông hoạt động giáo dục thể chất: Trẻ

được phát triển và củng cố các kỹ năng vận động như : đi, bò, ném, chạy,nhảy, trườn, trèo, bật…Chính vì vậy cô giáo phải sáng tạo nhiều hình thứchay, phù hợp độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, thu hút trẻ tham gia vàovận động thể chất.

Ngày đăng: 28/04/2019, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Quốc Anh (2006), Giáo dục mầm non thực trạng và vấn đề cần giải quyết, NXB Giáo dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non thực trạng và vấn đề cần giảiquyết
Tác giả: Vũ Quốc Anh
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà Nội
Năm: 2006
2. Ban khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và Đào tạo trong thời kì đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và Đào tạo trong thời kì đổimới
Tác giả: Ban khoa giáo Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tớitương lai - Vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
5. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển Giáo dục trong HDI - Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ số phát triển Giáodục trong HDI - Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền
Nhà XB: NXB Chínhtrị Quốc gia
Năm: 2005
6. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về QLGD, Trường CBQL Giáo dục – Đào tạo, Hà Nội. Bộ GD&ĐT (2006), Chiến lược phát triển giáo dục 2006 – 2015, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về QLGD
Tác giả: Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về QLGD, Trường CBQL Giáo dục – Đào tạo, Hà Nội. Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
15. Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng (2000), Hỏi đáp dinh dưỡng, Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp dinh dưỡng
Tác giả: Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng
Nhà XB: Nhà xuất bản yhọc
Năm: 2000
17. Nguyễn Hữu Châu (2010), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quátrình dạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
20. Nguyễn Đức Chính (2015), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2015
21. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận đại cương vềquản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2001
22. Nguyễn Quốc Chi, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những quan điểm giáo dục hiện đại. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quan điểm giáodục hiện đại
Tác giả: Nguyễn Quốc Chi, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2005
23. Trần Thị Kim Dung (2006), Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non trọng điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chấtlượng chăm sóc - giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non trọngđiểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Tác giả: Trần Thị Kim Dung
Năm: 2006
25. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2003), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học lứatuổi và sư phạm
Tác giả: Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2003
26. Phạm Minh Hạc (1998), Quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
27. Lê Thị Thái Hạnh (2013), Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long - Luận văn thạc sĩ QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôidưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long
Tác giả: Lê Thị Thái Hạnh
Năm: 2013
28. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2006), Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2006
29. Nguyễn Thúy Hiền (2005), Những biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ trong các trường mầm non công lập thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay – Luận văn thạc sĩ GDH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp nâng cao chất lượng chămsóc – giáo dục trẻ trong các trường mầm non công lập thành phố HảiPhòng trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thúy Hiền
Năm: 2005
30. Dương Thị Hiền (2014), Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc - Luận văn thạc sĩ QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục của hiệutrưởng các trường mầm non thành phố Vĩnh Yên
Tác giả: Dương Thị Hiền
Năm: 2014
31. Nguyễn Thu Hiền (2012), Cẩm nang chăm sóc sức khỏe trẻ em, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang chăm sóc sức khỏe trẻ em
Tác giả: Nguyễn Thu Hiền
Nhà XB: Nhà xuấtbản giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
32. Trần Thị Thu Huyền (2009), Các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non công lập quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh - Luận văn thạc sĩ QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp quản lý hoạt động nuôidưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non công lập quận Phú Nhuậnthành phố Hồ Chí Minh -
Tác giả: Trần Thị Thu Huyền
Năm: 2009
33. Trần Lê Thu Hương (2010), “Hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong trường MN theo chủ đề, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt độnggiáo dục trong trường MN theo chủ đề
Tác giả: Trần Lê Thu Hương
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w