1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường Mầm non ngoài công lập Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

106 2,9K 46
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 800,5 KB

Nội dung

theo Qui định của Bộ GD&ĐT, giáo viên chưa biết phát triển và thực hiệnChương trình giáo dục phù hợp với trẻ.- Công tác quản lý trườngMNNCL của các cơ quan chức năng chưa c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THANH TUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ

Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh

Nghệ An, 2015

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp của đề tài 3

8 Cấu trúc luận văn 4

NỘI DUNG: CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu của vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 10

1.3 Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non ngoài công lập 16

1.3.1 Trường mầm non ngoài công lập 16

1.3.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe 18

1.3.3 Hoạt động giáo dục trẻ 21

1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ 23

1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động 23

1.4.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý 31

Kết luận chương 1 36

CHƯƠNG 2 Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập 2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh 37

2.2 Thực trạng hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập tại quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh 44

2.2.1 Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm 44

2.2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh 46

Trang 3

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường

mầm non ngoài công lập tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Lập kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ 47

2.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc - giáo dục 52

2.3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc - giáo dục 55

2.3.4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch 56

2.3.5.Thực trạng các biện pháp đã được thực hiện để quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công 59

2.4 Đánh giá chung về thực trạng 62

Kết luận chương 2 64

CHƯƠNG 3 Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường Mầm non ngoài công lập Quận Bình Tân, TPHCM. 3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 65

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục 67

3.2.1 Đổi mới công tác lập kế hoạch chăm sóc- giáo dục trẻ 67

3.2.2 Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN 71

3.2.3 Chỉ đạo sát sao các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ ở các nhóm, lớp 74

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ 76

3.2.5 Đảm bảo tốt chế độ đãi ngộ cho CBQL và GVMN .80

3.3 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biệnpháp được đề xuất 83

Kết luận chương 3 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

1 Kết luận 86

2 Kiến nghị 87

Tài liệu tham khảo 90

Phụ lục

NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 4

CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CS – GD Chăm sóc - Giáo dục

CSVC Cơ sở vật chất

DCBP Dư cân béo phì

DDSK Dinh dưỡng sức khỏe

HĐVC Hoạt động vui chơi

LLLĐ Lực lượng lao động

KT – XH Kinh tế - xã hội

QLGD, QLGDMN Quản lý giáo dục, Quản lý giáo dục mầm non XHCN Xã hội chủ nghĩa

VSDD Vệ sinh dinh dưỡng

VSMT Vệ sinh môi trường

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trang 5

Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định “phát triển giáo dục và đào tạocùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” Quan điểm đó được thểhiện thống nhất trong các văn kiện của Đảng qua các giai đoạn, từ Nghị quyết

TW 4 (khoá VII) đến Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) cho đến ngày nay Trong

văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định: “Xuấtphát từ nhận thức chăm lo cho con người, cho cộng đồng xã hội là tráchnhiệm của toàn xã hội, của mỗi đơn vị, của từng gia đình, là sự nghiệp củaĐảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, sựnghiệp cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” Luật Giáo dục năm 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam ở điều 14 “Quản lý nhà nước về giáo dục” đã thể hiện rõ: công tác quảnlý chỉ đạo, phát triển Giáo dục Mầm non cần gắn với công tác vận động xãhội mới đem lại hiệu quả cao

Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách cho trẻ vàolớp Một, góp phầnxây dựng thế hệ mới vừa hồng vừa chuyên cho đất nước.Để đạt được mục tiêu GDMN thì trường mầm non nói chung và trườngMNNCL nói riêng cần kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng và giáo dục, giúp cơthể trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối, trẻ biết tự bảo vệ và giữ gìn sức khỏecho bản thân

Thực tế hiện nay công tác chăm sóc- giáo dục trẻ ở các trường MNNCLQuận Bình Tân còn nhiều hạn chế, bất cập:

- Số lượng trường mầm non ngoài công lập phát triển khá ồ ạt (48trường) trong khi nguồn nhân lực (giáo viên) chưa đáp ứng nhu cầu tuyểndụng tại các trường Đa số các trường sử dụng bảo mẫu đứng lớp

- Chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ tại các trường MNNCL chưa đảmbảo (chế độ dinh dưỡng, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị không đúng

Trang 6

theo Qui định của Bộ GD&ĐT, giáo viên chưa biết phát triển và thực hiệnChương trình giáo dục phù hợp với trẻ).

- Công tác quản lý trườngMNNCL của các cơ quan chức năng chưa chặtchẽ dẫn đến tình trạng các trường hoạt động chưa đạt hiệu quả cao

- Mặt khác, vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc - giáo

dục trẻ tại các trường MNNCL quận Bình Tân, thành phố Hồ

Chí Minh chưa được quan tâm nghiên cứu 1 cách hệ thống

Chính vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động

chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động chăm

sóc- giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận Bình Tân, thànhphố Hồ Chí Minh

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc - giáo

dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc

-giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận Bình Tân, thành phố

Hồ Chí Minh

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp quản lý mang tính khoahọc, khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ởcác trường mầm non ngoài công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

5 NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 7

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc - giáodục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập.

- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở cáctrường mầm non ngoài công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ởcác trường mầm non ngoài công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Phân tích - tổng hợp, phân loại - hệ thống hóa và cụ thể hóa các vấn đềlý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, tổng

kết kinh nghiệm giáo dục, lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng cơ sở thực tiễncủa đề tài và tổ chức thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lýđược đề xuất

6.3 Phương pháp thống kê toán học: để xử lý số liệu thu được.

7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động chămsóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập

- Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở cáctrường mầm non ngoài công lập Quận Bình Tân

Trang 8

- Đề ra được các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ởcác trường mầm non ngoài công lập Quận Bình Tân Từ đó có các kiến nghịcần thiết cho các đối tượng và cấp quản lý có liên quan.

8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc- giáodục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở cáctrường mầm non ngoài công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ởcác trường mầm non ngoài công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC- GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã và đang tồn tại rất nhiều loại hình cơ sở GDMN Hệthống những cơ sở GDMN NCL phát triển rất nhanh để cung ứng những dịchvụ chăm sóc- giáo dục trẻ theo yêu cầu của xã hội

1.1.1.1 Tại Hoa kỳ

Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên bang,tiểu bang, và địa phương ở Hoa Kỳđiều hành và cung cấp tài chính Việc giáodục trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo mang tính chất bắt buộc cơ bản đượcthực hiện thông qua nền giáo dục công Hầu hết trẻ em Hoa Kỳ đi học trongcác cơ sở giáo dục công lập ở tuổi lên 5 hay 6 Năm học thường bắt đầu vàotháng 8 hay tháng 9, sau kỳ nghỉ mùa hè Trẻ em được phân thành từng nhóm

xếp theo năm học gọi là lớp (grade), bắt đầu với các lớp mầm non, sau đó là

mẫu giáo, và tích lũy dần lên lớp 12 Tuy vậy, trẻ em chậm phát triển có thể ởlại lớp hay học sinh tài năng có thể học lên lớp nhanh hơn so với các bạn họccùng tuổi

Hoa Kỳ không có các chương trình nhà trẻ và mẫu giáo quốc gia có tínhchất bắt buộc, mà ở mỗi bang xây dựng Chương trình GDMN riêng phù hợpvới điều kiện cụ thể của mình Chính phủ liên bang hỗ trợ tài chính cho

chương trình Head Start - chương trình nhà trẻ và mẫu giáo dành cho các gia

đình có thu nhập thấp Còn hầu hết các gia đình tự tìm trường và trả chi phínhà trẻ và mẫu giáo cho con cái mình Ở những thành phố lớn, đôi khi cónhững nhà trẻ và trường mẫu giáo phục vụ nhu cầu của các gia đình có thunhập cao

Trang 10

1.1.1.2 Tại Singapore

Chương trình giáo dục mầm non được thực hiện qua hệ thống các nhàtrẻ, mẫu giáo và các trung tâm chăm sóc trẻ em từ 3 đến 6 tuổi Hệ thống nhàtrẻ ở Singapore do các tổ chức doanh nhân và xã hội điều hành và đăng ký với

Bộ Giáo dục Các trung tâm nuôi dạy trẻ phải được Bộ Phát triển Cộng đồngvà Thể thao cấp giấy phép hoạt động

Phần lớn các trường mẫu giáo hoạt động 2 buổi trong ngày và 5 ngàytrong tuần Chương trình học thông thường bao gồm các chương trình Anhngữ và một ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, tuy nhiên cũng có các trường mẫu giáodành riêng cho học sinh ngoại quốc Hệ thống giáo dục bậc mầm non giúp trẻ

em phát triển về ngôn ngữ và các kỹ năng đọc, các khái niệm về khoa học vàsố học, các kỹ năng về xã hội và sự thưởng thức âm nhạc, các hoạt động vàcách thức vui chơi

1.1.1.3 Tại Canada

GDMN Canada không chỉ thuộc Bộ Giáo dục mà còn thuộc cả Bộ Giađình và Xã hội Trong những năm gần đây, GDMN Canada ngày càng pháttriển Do nhận thức được tầm quan trọng của bậc học này nên GDMN đượccoi là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân Ngoài chủtrương thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, Chính phủ Liên bang cóchính sách quốc gia về hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ thông qua việc cung cấp,

hỗ trợ tài chính hàng tháng đến từng gia đình Từng gia đình có thể lựa chọn

tự chăm sóc trẻ ở nhà hoặc gửi trẻ đến các trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ

Chính phủ các tỉnh bang cũng rất quan tâm đến các trung tâm chăm sóctrẻ ngoài công lập

Tóm lại, qua phân tích tình hình GDMN ở một số nước cho thấy:

Trang 11

Chính phủ các nước đều nhận thức được tầm quan trọng của công tácGDMN, nhằm chuẩn bị tốt về mọi mặt cho trẻ vào tiểu học và tạo cơ hội chocha mẹ trẻ tham gia lao động và các hoạt động XH, góp phần tạo công bằngtrong GD và phân công lại thu nhập.

Hầu hết ở các nước đều chú trọng đến XHH GDMN, Chính phủ khôngtrực tiếp tổ chức, quản lí các cơ sở GDMN mà có sự phân cấp rõ ràng giaotrách nhiệm cho các tổ chức Nhà nước, chính quyền địa phương, tư nhân tổchức quản lý Chính phủ có thể đóng vai trò tư vấn thêm về quản lí, chuyênmôn, GDMN có sự tham gia của liên ngành: Giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội vàgia đình, trong đó giáo dục là cơ quan chủ quản

Các nguồn kinh phí cho GDMN từ 3 nguồn:

 Nhà nước hỗ trợ một phần, ưu tiên khu vực khó khăn

 Từ tập thể doanh nghiệp, tư nhân

 Từ đóng góp của cha mẹ

Kinh phí cho GDMN được chia sẻ bởi từng cấp chính quyền địaphương Việc đóng góp có sự khác nhau giữa các nước và giữa các vùngtrong một nước

Nhiều nước đầu tư trên đầu trẻ (sử dụng “Phiếu học đường”) trong cácdịch vụ GDMN không phân biệt loại hình trường công lập, dân lập hay tưthục với điều kiện các trường phải đáp ứng được các chuẩn do Bộ GD&ĐTđưa ra (Thái Lan, Thụy Điển, New Zealand, Oxtraylia)

Đầu tư của Nhà nước, kết hợp các nguồn khác (từ các tổ chức phi Chínhphủ) tập trung cho vùng nghèo, vùng khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cáchgiàu- nghèo Tất cả những điều này thể hiện rõ chính sách đảm bảo sự côngbằng cho mọi trẻ em

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trang 12

Ở Việt Nam bậc học mầm non được xem là bậc học cơ sở của hệ thốnggiáo dục quốc dân Trong quá trình phát triển của bậc học này, nhiều chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được ban hành Những vấn đề cơbản của bậc học này cũng đã được qui định trong Luật Giáo dục Điều 24 LuậtGiáo dục năm 2005 đã qui định rõ về việc “Xây dựng chương trình CS - GDmầm non” Ngày 25 tháng 7 năm 2009 Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ban hành Chương trình GDMN.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương khuyến khích phát triểncác cơ sở giáo dục MNNCL của Chính phủ, nhiều tổ chức, cá nhân ở các địaphương đã tiến hành lập dự án xây dựng trường MN NCL Một số địa phương

đã ban hành các văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểmtra, giám sát, chỉ đạo sự phát triển của các trường, lớp đối với các cơ sở giáodục MNNCL phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, vùng miền,nhằm hướng tới nâng cao chất lượng CS-GD và đảm bảo an toàn cho trẻ

Bộ GD&ĐT đã ban hành Qui chế “Tổ chức và hoạt động trường MNTT”,ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ/ BGDĐT, ngày 25 tháng 7 năm

2008, của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Theo Qui chế này, các cơ sở MNTT được tựchủ, tự chịu trách nhiệm về quy hoạch kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạtđộng giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng vàquản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùngNhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của hệ thống cơ sở giáo dục MN NCLhiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung tháo gỡ, sửa đổi cả về cơchế, chính sách và công tác quản lý

Trang 13

Hội thảo “Quản lý nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục ”do Bộ GD&ĐT tổchức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/2/2014, chủ trì: Thứ trưởng Bộ Giáodục & Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa và Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm nonNguyễn Bá Minh đã đi đến kết luận của Hội thảo: “Thành phố Hồ Chí Minhxây dựng nhiều chương trình đề án phát triển mầm non ngoài công lập, nhiều

cơ chế chính sách xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để phát triểnmầm non ngòai công lập, tuyên truyền sâu rộng cho các cấp, các ngành, cáccấp tổ chức Có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển xây dựng trường mầmnon ngòai công lập ở quận Bình Tân Các lớp mầm non tăng nhanh đáp ứngnhu cầu gởi trẻ của phụ huynh đặc biệt là khu công nghiệp, các nhóm lớp tưthục góp phần giảm tải cho trường, giúp cho ngân sách nhà nước Tuy nhiêncần có cơ chế để hỗ trợ, để quản lý các nhóm lớp mầm non độc lập tư thục,cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Tiếp tục quan tâm đến giáo dụcmầm non ngoài công lập Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý,nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở các nhóm, lớp độc lập, trường mầmnon tư thục Tiếp tục tìm giải pháp để quản lý và nâng cao chất lượng chămsóc giáo dục ở các nhóm, lớp độc lập, trường mầm non tư thục”

Trong thời gian qua, vấn đề quản lý GDMN nói chung, các cơ sởGDMNNCL nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhiều côngtrình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như sau:

- Đề tài “Biện pháp quản lý cơ sở mầm non tư thục Hà Nội nhằm nângcao chất lượng CS-GD trẻ” (Nguyễn Hoài An- Đại học sư phạm HàNội,1999)

Trang 14

- Đề tài “Một số giải pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ

ở các trường Mầm non Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh” (Phan Thị MộngThủy - Đại học Vinh, 2011)

- Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sócgiáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ ở các trường mầm non quận 5, TP.HCM”(Hùynh Thị Thái Hằng - Đại học Vinh, 2013)

- Đề tài “Biện pháp quản lý các cơ sở GDMNNCL trên địa bàn Quận TP.HCM” (Nguyễn Thị Bích Ngọc - Đại học sư phạm Hà Nội, 2012)

7-Tóm lại, trong thời gian qua đã có những nghiên cứu về những giải phápquản lý GDMN nói chung, cơ sở GDMNNCL nói riêng đã bước đầu đưa ramột số định hướng chung để đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả nhằmgóp phần phát triển GDMN Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nàoquan tâm đến vấn đề quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNNCL tạiQuận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

CS-GD trẻ mầm non được hiểu là tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, bảovệ, chăm sóc (gọi chung là chăm sóc sức khỏe) cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổivà tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ em lứa tuổi này phát triểntoàn diện theo yêu cầu xã hội

1.2.1.1 Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non được hiểu là chăm sóc sức khỏeban đầu cho con người là những hoạt động chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựatrên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từnggia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham giađầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được

Trang 15

mức sức khỏe cao nhất có thể được (Theo tổ chức y tế thế giới) Chăm sócsức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộngđồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.Như vậy, từ những nhận định chung ở trên chúng ta có thể hiểu rằng:chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non chủ yếu là làm công tác phát hiện vàphòng ngừa bệnh cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ, nuôi dưỡng và tổ chức rènluyện sức khỏe sao cho cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển hài hòa, cân đốivề cân nặng và chiều cao đáp ứng yêu cầu của độ tuổi.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non diễn ra hàng ngày trongtrường mầm non nhằm đạt mục tiêu chung là trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơthể phát triển hài hòa cân đối, biểu hiện là cuối mỗi độ tuổi phải đạt đượcnhững yêu cầu tối thiểu về tình trạng sức khỏe, cân nặng và chiều cao theo lứatuổi, tiến lên thực hiện các yêu cầu chuẩn, phòng chống suy dinh dưỡng vàbéo phì

1.2.1.2 Hoạt động giáo dục trẻ mầm non

Hoạt động giáo dục bao gồm: hoạt động học (hoạt động chơi - tập có chủđích, hoạt động chung có mục đích học tập), hoạt động chơi (hoạt động vuichơi, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời), hoạt động ngày hội, ngày lễ, hoạtđộng lao động

Hoạt động giáo dục trẻ mầm non với những nội dung nhằm phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ em để trẻ phát triển toàn diện theo cáclĩnh vực giáo dục: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm - xã hội Trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả GDMN thì hoạt động chăm sóc sứckhỏe cần được tổ chức đan xen, hòa quyện với hoạt động giáo dục trẻ

1.2.2 Quản lý và Quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ trong trường mầm non

Trang 16

1.2.2.1 Quản lý

a) Khái niệm:

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động của xã hội loàingười nhằm đạt mục đích, hiệu quả và năng suất cao hơn Đó chính là hoạtđộng giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nổ lực của các thành viêntrong nhóm,trong cộng đồng đạt mục tiêu đề ra.Nơi nào có hoạt động chungthì nơi đó có quản lý

Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học từ trên cácbình diện khác nhau: triết học, kinh tế học, xã hội học, tâm lý học Các nhànghiên cứu về lý luận quản lý với những cách tiếp cận khác nhau đã đưa racác quan niệm về quản lý gắn với các loại hình quản lý cụ thể Chẳng hạn :

- Theo quan điểm triết học, quản lý được xem như một quá trình liên kếtthống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt mục tiêu nào đó

- Theo quan điểm chính trị xã hội, “Quản lý là sự tác động liên tục có tổchức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lênkhách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá xã hội, kinh tếbằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phươngpháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự pháttriển của đối tượng”

- Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quản lý xã hội một cách khoahọc “ Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay nhữnghệ thống khác nhau của hệ thống xã hội, trên cơ sở vận dụng đúng đắn nhữngquy luật và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạtđộng và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra Các Mác còn cho rằng: “ Mộtnghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng ”

Trang 17

- Xét dưới góc độ điều khiển học, hoạt động quản lý chính là quá trìnhđiều khiển,sắp xếp tác động làm cho đối tượng quản lý thay đổi trạng thái từlộn xộn thành trật tự theo ý chí và mục tiêu của nhà quản lý

- Theo tác giả Phan Văn Kha: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thốngđơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đãđịnh”

Từ những khái niệm và định nghĩa trên, ta có thể hiểu:

Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi, hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra Sự

tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồhởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân,cho tổ chức và cho cả xã hội

b) Chức năng của quản lý

- Chức năng lập kế hoạch: có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt

động, là cơ sở cho toàn bộ các nguồn lực, cho việc thực hiện các mục tiêu vàcăn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu

Xây dựng kế hoạch là việc lựa chọn một trong những phương án hànhđộng tương lai cho toàn bộ và cho từng bộ phận của mỗi hệ thống quản lí, nóbao gồm sự lựa chọn mục tiêu, xác định phương thức để đạt được các mụctiêu Kế hoạch sẽ là bản hướng dẫn tiếp cận hợp lí tới các mục tiêu chọn trướcvà theo đó một hệ thống cơ quan, đơn vị sẽ đầu tư nguồn lực theo nhu cầu đểđạt được mục tiêu và các thành viên trong đó hoạt động liên quan chặt chẽ vớicác mục tiêu, các quá trình và đó cũng là cơ sở để quan sát, đánh giá thực hiệnmục tiêu

Trang 18

- Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên những cấu trúcquan hệ giữa các thành viên, bộ phận Đó là quá trình sắp xếp, xếp đặt mộtcách khoa học những yếu tố, những con người, những dạng hoạt động thànhmột hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưunhằm đạt mục tiêu kế hoạch Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lí cóthể phối hợp điều phối các nguồn lực, vật lực, nhân lực.

- Chức năng chỉ đạo: là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độcủa những người khác nhằm đạt tới mục tiêu và chất lượng cao

Đó chính là phương thức tác động của chủ thể quản lí, lãnh đạo bao hàmviệc liên kết, liên hệ với người khác, động viên họ hoàn thành nhiệm vụ đểđạt mục tiêu của tổ chức; giám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành củahệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch và khi cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi,uốn nắn nhưng không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ nhằmgiữ vững mục tiêu chiến lược đề ra

- Chức năng kiểm tra: là quá trình đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằmđảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của hệ thống

Nhiệm vụ của kiểm tra là nhằm đánh giá trạng thái của họ, xem mục tiêu

dự kiến ban đầu của toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào Kiểm tranhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, tìm ranguyên nhân thành công, thất bại giúp chủ thể quản lí rút ra những bài họckinh nghiệm Có kiểm tra mà không đánh giá coi như không kiểm tra, không

có kiểm tra coi như không có hoạt động quản lí

Với những chức năng của mình, quản lí có vai trò quan trọng đối với sựphát triển của xã hội Nó nâng hiệu quả của hoạt động, đảm bảo trật tự, kỷcương trong bộ máy và nó là nhân tố tất yếu của sự phát triển

Trang 19

Thông tin quản lý và các quyết định quản lý là yếu tố liên kết giữa cácchức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nói trên trong chu trình quảnlý.

1.2.2.2 Quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non

Quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non là hệ thống các tácđộng hướng đích của chủ thể quản lý (nhà trường/cơ sở GDMN) đến đốitượng quản lý bên trong và bên ngoài nhà trường nhằm đạt được mục tiêuchăm sóc- giáo dục trẻ đề ra

Quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non trong cơ sở GDMNchính là quản lý 2 hoạt động: hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm nonvà hoạt động giáo dục trẻ mầm non

Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non có các nội dung sau:

- Theo chức năng quản lý: lập kế hoạch hoạt động chăm sóc- giáo dụctrẻ; tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ; chỉ đạo thựchiện kế hoạch hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ; kiểm tra, đánh giá việc thựchiện kế hoạch hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ

- Theo quan điểm hệ thống: quản lý yếu tố đầu vào (đội ngũ giáo viên,CSVC, thiết bị dạy học, số lượng trẻ), quản lý quá trình chăm sóc- giáo dụctrẻ, quản lý kết quả hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng cách tiếp cận thứ nhất để xem xétnội dung quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ trong các trường MNNCL

1.2.3 Biện pháp và biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non

Biện pháp: Theo từ điển Tiếng Việt, “Biện pháp là cách làm, cách giảiquyết một vấn đề cụ thể

Trang 20

Biện pháp quản lí: là những cách thức cụ thể để thực hiện phương phápquản lí Do đối tượng quản lí phức tạp, chủ yếu là con người có đặc điểm tâmsinh lí, nhu cầu khác nhau nên đòi hỏi các biện pháp quản lí phải đa dạng,phong phú, linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với đối tượng quản lí.

Biện pháp quản lí hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ trong các cơ sởGDMN NCL là những cách thức cụ thể của Hiệu trưởng để giải quyết các vấnđề bất cập, hạn chế nhằm thực hiện có chất lượng Chương trình GDMN, đảmbảo mục tiêu chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non

1.3 Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non ngoài công lập

1.3.1 Trường mầm non ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Luật giáo dục 2005 (Điều 48 Nhà trường trong hệ thống giáo dụcquốc dân), cơ sở GDMN NCL bao gồm cơ sở GDMN tư thục, cơ sở GDMNdân lập

-Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng

cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí họat động;

-Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổchức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảođảm kinh phí họat động bằng vốn ngòai ngân sách nhà nước

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi lọai hình đềuđược thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sựnghiệp giáo dục (Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phépthành lập nhà trường được quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này)

Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý trường MNNCL

Về cơ cấu tổ chức:

Trang 21

Trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độclập được tổ chức theo các loại hình: dân lập và tư thục

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân

cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạtđộng và được chính quyền địa phương hỗ trợ

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xâydựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoàingân sách nhà nước

Tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

dân lập; nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; thực hiện theocác quy định của Điều lệ và Quy chế tổ chức, hoạt động của trường mầm nondân lập; Quy chế tổ chức, hoạt động của trường mầm non tư thục do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Đối với nhà trường mẫu giáo, trường mầm non: Có từ ba nhóm trẻ, lớpmẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 20 nhóm trẻ,lớp mẫu giáo

Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục, dân lập: Có tối đa 50 học sinhvà 3 nhóm lớp

Về cơ chế quản lý:

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)quản lý nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục và các nhómtrẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn

Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềgiáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáođộc lập trên địa bàn

Trang 22

Sự khác biệt cơ bản của trường MN NCL với CL:

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhànước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho cácnhiệm vụ chi thường xuyên

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân

cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạtđộng và được chính quyền địa phương hỗ trợ

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội,

tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tưxây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốnngoài ngân sách nhà nước

1.3.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe ở trường mầm non ngoài công

lập

1.3.2.1.Đối với lứa tuổi nhà trẻ

Đây là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí của trẻ, đồng thời tập chotrẻ một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cho trẻtrạng thái sảng khoái, vui vẻ

a) Tổ chức ăn

- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi

Nhóm tuổi Chế độ ăn

Nhu cầu khuyến nghị

3 - 6 tháng Bú mẹ 555 Kcal 333 -388,5 Kcal

6 - 12 tháng Bú mẹ + ăn bột 710 Kcal 426 - 497 Kcal

12 - 18 tháng Ăn cháo + bú mẹ

18 - 24 tháng Cơm nát + bú mẹ

Trang 23

1180 Kcal 708-826 Kcal

24 - 36 tháng Cơm thường

- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Tối thiểu hai bữa chính và mộtbữa phụ

+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ

30% đến 35% năng lượng cả ngày Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25 % đến30% năng lượng cả ngày Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượngcả ngày

+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:

Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 - 15 % năng lượng khẩu phần

Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 35 - 40 % năng lượng khẩu phần Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 45 – 53 % năng lượng khẩu phần

- Nước uống: khoảng 0,8 - 1,6 lít / trẻ / ngày (kể cả nước trong thức ăn)

- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa

b) Tổ chức ngủ

Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi:

- Trẻ từ 3 đến 12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90 - 120 phút

- Trẻ từ 12 đến 18 tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90 -120 phút

- Trẻ từ 18 đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút

c) Vệ sinh

- Vệ sinh cá nhân

- Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi Giữ sạchnguồn nước và xử lí rác, nước thải

d) Chăm sóc sức khỏe và an toàn

- Khám sức khoẻ định kỳ Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng vàchiều cao theo lứa tuổi Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì

- Phòng tránh các bệnh thường gặp Theo dõi tiêm chủng

Trang 24

- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp

1.3.2.2 Đối với lứa tuổi Mẫu giáo

Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nền nếp, thói quen trongsinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vuivẻ

a) Tổ chức ăn

-Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi:

+ Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là:

+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: bữa chính buổi trưa cung cấp

từ 35% đến 40% năng lượng cả ngày Bữa phụ cung cấp từ 10% đến 15 %năng lượng cả ngày

+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:

- Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 - 15 % năng lượng khẩu phần

- Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 20 - 30 % năng lượng khẩu phần

- Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 55 - 68 % năng lượng khẩu phần

- Nước uống: khoảng 1,6 – 2,0 lít / trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn)

- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa

Trang 25

- Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi Giữ sạchnguồn nước và xử lí rác, nước thải.

d) Chăm sóc sức khỏe và an toàn

- Khám sức khoẻ định kỳ Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặngvà chiều cao theo lứa tuổi Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì

- Phòng tránh các bệnh thường gặp Theo dõi tiêm chủng

- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp

1.3.3 Hoạt động giáo dục trong trường mầm non ngoài công lập

1.3.3.1.Đối với lứa tuổi nhà trẻ

a) Hoạt động giao lưu cảm xúc

Hoạt động này đáp ứng nhu cầu gắn bó của trẻ với người thân, tạocảm xúc hớn hở, luyện tập và phát triển các giác quan, hình thành mối quanhệ ban đầu với những người gần gũi Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ dưới

12 tháng tuổi

b) Hoạt động với đồ vật

Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới đồ vậtxung quanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi,phát triển lời nói, phát triển các giác quan, Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ

từ 12 đến 36 tháng tuổi

c) Hoạt động chơi

Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về vận động và khám phá thế giớixung quanh, hình thành mối quan hệ với những người gần gũi Ở độ tuổi này, trẻ cóthể chơi thao tác vai (chơi phản ánh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò chơidân gian

d) Hoạt động chơi - tập có chủ định

Đây là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới

sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên Hoạt động này được tổ chức nhằm

Trang 26

phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và nhữngyếu tố ban đầu về thẩm mĩ

1.3.3.2.Đối với lứa tuổi Mẫu giáo

a) Hoạt động chơi

Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo Trẻ

có thể chơi với các loại trò chơi cơ bản sau:

-Trò chơi đóng vai theo chủ đề

-Trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng

-Trò chơi đóng kịch

-Trò chơi học tập

-Trò chơi vận động

-Trò chơi dân gian

-Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại

b) Hoạt động học

Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướngdẫn trực tiếp của giáo viên Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếudưới hình thức chơi

c) Hoạt động lao động

Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sảnphẩm vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục Hoạt động laođộng đối với trẻ mẫu giáo gồm: lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, laođộng tập thể

1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập

1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ trong trường mầm non ngoài công lập

1.4.1.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ

Trang 27

Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục là xác định những nộidung chương trình phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm của nhóm, lớp Trên cơ sở

đó, giúp giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm đảm bảo phát triển hàihòa về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.Thông qua việc lập kế hoạch, cán bộ quản lý có thể hỗ trợ giáo viên trước khigiáo viên tiến hành các hoạt động giáo dục, hỗ trợ ý tưởng sáng tạo của giáoviên và tạo điều kiện để họ thực hiện Các giáo viên khác có thể chia sẻ thôngtin, kinh nghiệm và cộng tác chặt chẽ cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ

Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ và nắm được đặcđiểm tâm sinh lý, điều kiện thực tế của nhóm, lớp mình Chính vì thế, việcxây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ do giáo viên ở nhóm,lớp thực hiện Các kế hoạch có thể rất khác nhau trong cùng một trường, mộtkhối lớp vì phụ thuộc vào trình độ phát triển của trẻ đó; phụ thuộc vào kinhnghiệm, trình độ của mỗi giáo viên Kế hoạch là dự kiến, do đó nó có thể thayđổi trong quá trình thực hiện để phù hợp với tình hình thực tế tại lớp, trườngvà địa phương, đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ ở từng độ tuổi.Để lập được kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ giáo viên cần phải:

Thứ nhất, đánh giá mức độ phát triển của mỗi đứa trẻ và quyết định làm

thế nào để trợ giúp và hiểu được những gì trẻ có thể học được

Thứ hai, tạo ra môi trường thể chất và môi trường tâm lý phù hợp với sự

phát triển của trẻ

Thứ ba, giúp trẻ mở rộng những hoạt động và phát triển ý tưởng cũng

như khả năng suy nghĩ của giáo viên

Lập kế hoạch giáo dục là giáo viên phải xác định được mục tiêu giáo dụccho nhóm lớp mình căn cứ trên các cơ sở, các yếu tố, các nhu cầu thực tế Từ

đó, lựa chọn nội dung phù hợp và thiết kế các hoạt động để triển khai các nội

Trang 28

dung Sau khi thực hiện kế hoạch, giáo viên sẽ xem xét, đánh giá để điềuchỉnh kế hoạch tiếp theo Qui trình có thể khái quát bằng sơ đồ sau:

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục giáo viên phải xây dựng đầy đủ kếhoạch năm, tháng, tuần, bên cạnh đó phải có lồng ghép kế hoạch thực hiệnchủ đề phù hợp với lứa tuổi, điều kiện, khả năng của trẻ ở mỗi nhóm lớp.Nhằm đảm bảo đầy đủ các nội dung chương trình giáo dục, đảm bảo chươngtrình khung, chương trình chi tiết cụ thể, khi xây dựng kế hoạch giáo dục cầnxây dựng kế hoạch năm trước sau đó từ kế hoạch năm chuyển thành kế hoạchtháng, tuần

Kế hoạch thực hiện chương trình cả năm học đưa ra một cái nhìn tổngthể về cơ hội học tập, mục tiêu giáo dục mà trường mầm non cung cấp chotrẻ Đây là kế hoạch cả năm nhằm đảm bảo các lĩnh vực phát triển của trẻ đềuđược chú trọng Trong kế hoạch đó, giáo viên sẽ dự kiến những nội dung giáodục cơ bản của từng lĩnh vực Khi xây dựng kế hoạch thực hiện, giáo viên sẽdựa vào những căn cứ sau:

+ Mục tiêu cuối độ tuổi và nội dung chương trình giáo dục mầm non

Thực hiện kế

hoạch

Xác định mục tiêu

Lựa chọn nội dung và thiết kế các hoạt động

Xác định các căn

cứ, các yếu tố

Đánh giá

Trang 29

+ Điều kiện vùng miền và thực tế của địa phương.

+ Điều kiện thực tế ở lớp mình: Khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻtrên cô, số lượng trẻ trong lớp, cơ sở vật chất: Phòng nhóm, sân chơi và thiết

bị, nguyên vật liệu, đồ dùng và đồ chơi, nhu cầu và sự tham gia của cha mẹvào chăm sóc- giáo dục trẻ

Gợi ý xây dựng kế hoạch theo các bước:

Bước 1: Giáo viên xác định mục tiêu giáo dục của trẻ (đây là những mong

đợi đến cuối năm học trẻ có thể biết được và có thể làm được ở từng lĩnhvực):

+ Căn cứ vào khả năng, hứng thú và sự phát triển của từng trẻ

+ Căn cứ vào chương trình GDMN theo độ tuổi mà giáo viên đang phụtrách

+ Căn cứ vào nhu cầu, mong muốn của cha mẹ và cộng đồng để xác địnhmục tiêu phù hợp với điều kiện sống của trẻ trong cộng đồng

- Bước 2: Liệt kê nội dung cơ bản của từng lĩnh vực theo độ tuổi

được quy định trong chương trình Nội dung giáo dục được thể hiệnthông qua các hoạt động đa dạng trong chế độ sinh hoạt hằng ngày củatrẻ

- Bước 3: Xác định hoạt động:

+ Mỗi nội dung có thể được thực hiện nhiều lần thông qua nhiều hoạtđộng khác nhau

+ Mỗi hoạt động chứa đựng nội dung tích hợp các lĩnh vực phát triển

Bước 4: Đánh giá

Trang 30

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch là việc làm cần thiết để làm cơ sở choviệc lên kế hoạch tiếp theo.

Tiếp đó, giáo viên đối chiếu với thực tiễn địa phương: Đặc điểm cơ bảncủa trẻ trong nhóm Lớp của mình; tài liệu học liệu đã có thể chọn lọc, thêmhoặc lược bớt những nội dung không phù hợp( cao hơn hoặc thấp hơn so vớikhả năng của trẻ, không gần gũi với trẻ)

Nội dung phát triển trẻ theo các lĩnh vực sẽ là cơ sở để giáo viên lập kếhoạch thực hiện chương trình theo tháng, chủ đề

- Lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ đượctiến hành từng tháng

- Khi lập kế hoạch giáo viên không chỉ căn cứ trên kế hoạch thực hiệnchương trình theo năm học, mà còn phải tính đến khả năng, nhu cầu và hứngthú của trẻ trong thời điểm lên kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển của trẻ

- Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan trong khi khám phá hoạtđộng với đồ vật, đồ chơi, vật thật

- Các kiến thức và kĩ năng, thái độ sẽ được lặp đi lặp lại trong kế hoạch ởcác mức độ khó và phức tạp tăng lên Có thể đưa vào kế hoạch thực hiệntrong 2 tuần từ 8-10 nội dung (kiến thức, kĩ năng, thái độ) khác nhau ở cả 4lĩnh vực phát triển, song không phải là phân đều cho mỗi lĩnh vực, mà tùythuộc vào điều kiện và thời điểm thực hiện có những lĩnh vực phát triển sẽ ưutiên hơn Ví dụ: khi lập kế hoạch cho trẻ tìm hiểu về các bộ phận cơ thể thìlĩnh vực phát triển nhận thức và thể chất sẽ được chú trọng hơn (các kĩ năngquan sát, so sánh bằng các giác quan, các bài tập phát triển cơ bắp); khi chotrẻ tìm hiểu về các thành viên trong gia đình thì các kĩ năng về tình cảm xãhội sẽ được chú trọng nhiều hơn

Trang 31

- Những nội dung chương trình sẽ được đưa dần vào các tháng, sao chonội dung sẽ được thực hiện đầy đủ.

Dựa vào kế hoạch năm học, giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể hàng tháng và hàng tuần cho lớp mình, bao gồm xác định trên chủ đề cho tháng đó,xác định mục tiêu cần đạt được nên trẻ cho chủ đề sẽ học, lựa chọn các hoạt động, sắp xếp lịch tuần, chuẩn bị đồ dùng dạy học và tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục hằng ngày theo kế hoạch dự định

Ngoài ra việc xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ cần xác định một số chủ đề cần thiết, phù hợp với đặc điểm, tình hình của trẻ

Khi xây dựng và thực hiện chủ đề, giáo viên cần lưu ý một số chủ đề cầnthỏa mãn 4 yêu cầu sau:

+ Cần tính đến nhu cầu, hứng thú của trẻ và những kiến thức bắt nguồn từ thực tế cuộc sống gần gũi với trẻ;

+ Cần được thể hiện trong các hoạt động của trường;

+ Cần được thể hiện ở sự lựa chọn và cung cấp các đồ dùng học liệu ở cáckhu vực chơi trong lớp;

+ Cần được tiến hành tối thiểu trong một tuần, đảm bảo có sự lặp lại và mởrộng các cơ hội học cho trẻ các độ tuổi khác nhau (mẫu giáo bé, nhỏ, lớn) Các trường mầm non ngoài công lập thông thường do người quản lý xây

dựng kế hoạch năm cho cả khối tổ hoặc có thể quản lý sao chép của trường

bạn về cho giáo viên thực hiện Đa số giáo viên không tự xây dựng kế hoạch năm Vì thế, kế hoạch chưa thật sự phù hợp với các điều kiện của lớp, lứa tuổi

1.4.1.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ

Trang 32

Giáo viên là người xây dựng kế hoạch và là người trực tiếp chăm sócgiáo dục trẻ tại nhóm lớp Chính vì thế, giáo viên phải là người tổ chức thựchiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Trong kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ có đầy đủ các nội dung hoạtđộng nhằm phát triển về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẫm mĩ.Giáo viên phải tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, vào cácthời điểm khác nhau trong một ngày sinh hoạt ở trường nhằm truyền tải tất cảcác nội dung ấy đến trẻ giúp trẻ đạt được những mục tiêu đề ra cho từng lứatuổi

Trên cơ sở xây dựng kế hoạch năm, giáo viên phân bổ tất cả từng nộidung hoạt động cho các giờ học, giờ chơi, giờ sinh hoạt, ăn, ngủ

Từ đó, giáo viên tiến hành soạn giáo án, chuẩn bị sắp xếp bố trí học cụ,

đồ chơi và tổ chức với nhiều hình thức khác nhau nhằm truyền tải các nộidung giáo dục phù hợp đảm bảo trẻ đạt kết quả mong đợi phù hợp với lứatuổi Trong quá trình thực hiện, giáo viên có sự theo dõi, quan sát, đánh giátrẻ của mình nhằm nắm bắt khả năng, đặc điểm của nhóm trẻ và có hướngđiều chỉnh các nội dung cũng như thời điểm tổ chức cho phù hợp

Đối với trường mầm non ngoài công lập khi tổ chức thực hiện kế hoạch

chăm sóc- giáo dục trẻ chưa quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động trongmọi thời điểm sinh hoạt của trẻ trong ngày, chủ yếu chỉ tổ chức giờ học, trongcác giờ sinh hoạt khác giáo viên cho trẻ chơi tự do hoặc phục vụ cho trẻ ăn,ngủ nên thường bỏ qua một số các nội dung giáo dục có trong kế hoạch chămsóc giáo dục Trong quá trình tổ chức các hoạt động chưa tổ chức các hoạtđộng liên quan đến các nội dung về phát triển tình cảm xã hội, thẫm mĩ chotrẻ (giao tiếp, sự quan tâm, phối hợp, cảm xúc, cảm nhận của trẻ )

1.4.1.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc- giáo dục trẻ

Trang 33

Công tác chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ chuyên môn trọng tâmtrong trường mầm non Vì thế, nhà trường cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất,bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ tạo điều kiện cho nhà trường nói chung vàgiáo viên nói riêng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Đặc biệt, nhiệm vụ nàycần có sự thống nhất trong công tác chỉ đạo từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởngđến tổ trưởng chuyên môn Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệmvà chỉ đạo chung cho các hoạt động trong nhà trường, phó hiệu trưởng chuyênmôn chịu trách nhiệm trực tiếp về việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc-giáo dục trẻ và có sự theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch chăm sóc-giáo dục trẻ ở mỗi nhóm lớp.

Đầu năm học nhà trường tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên thamgia các lớp bồi đưỡng về nghiệp vụ và đồng thời tổ chức buổi họp rút kinhnghiệp trong đội ngũ giáo viên về việc xây dựng, thực hiện kế hoạch chămsóc- giáo dục trẻ Khoảng cuối tháng 8 hằng năm, phó hiệu trưởng chuyênmôn chỉ đạo cho giáo viên mỗi nhóm lớp xây dựng kế hoạch chăm sóc – giáodục cho nhóm lớp mình phụ trách Sau khi xây dựng xong kế hoạch, tổ trưởngchuyên môn và phó hiệu trưởng chuyên môn cùng góp ý, điều chỉnh giúp giáoviên hoàn chỉnh kế hoạch của lớp mình cho phù hợp Tùy vào điều kiện, khảnăng của giáo viên nhà trường có thể tổ chức chuyên đề về xây dựng kế hoạchchăm sóc giáo dục hoặc phổ biến một kế hoạch nào đó hoàn chỉnh nhất chocác giáo viên tham khảo

Trong năm học, hằng tuần, hằng ngày giáo viên tiến hành tổ chức cáchoạt động chăm sóc giáo dục dựa vào nội dung trong kế hoạch năm đã đề ra.Trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục theo kế hoạch nămđề ra, giáo viên có thể tùy tình hình thực tế (điều kiện lớp, đặc điểm trẻ, sựkiện ) có thể linh hoạt chuyển đổi các nội dung giáo dục từ tháng này quatháng khác nhưng phải đảm bảo các nội dung phải được truyền tải hết trong

Trang 34

năm Muốn như thế giáo viên phải ghi chú hoặc tô màu cho các nội dungchưa thực hiện nhằm giúp giáo viên theo dõi, kiểm soát chặt chẽ việc thựchiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ Phó hiệu trưởng chuyên môn cũng cónhững lưu ý đối với những nội dung mà giáo viên chuyển đổi nhằm kiểm traxem giáo viên có truyền tải hết nội dung chăm sóc giáo dục trẻ.

Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhỡgiáo viên đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ kế hoạch chăm sóc giáo dục củanhóm, lớp

Đối với trường mầm non ngoài công lập:

Cán bộ quản lý chưa sâu sát trong việc chỉ đạo giáo viên soạn thảo kếhoạch: chủ yếu cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch đưa xuống cho giáo viênthực hiện, chưa tổ chức góp ý lấy ý kiển của các giáo viên trong tổ khối về kếhoạch chăm sóc – giáo dục của các nhóm lớp

1.4.1.4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc- giáo dục trẻ

Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên là một trong những nhiệm vụ củacán bộ quản lý, do cấp quản lý thực hiện và công tác này được tiến hànhthường xuyên thông qua các hoạt động kiểm tra hằng ngày và kiểm tra nội bộtheo kế hoạch đã đề ra đầu năm học Thông qua việc kiểm tra, giúp cán bộquản lý nắm bắt được việc xây dựng kế hoạch chăm sóc - giáo dục của nhómlớp có phù hợp với trẻ, khả năng tổ chức hoạt động của giáo viên và kết quảmong đợi trên trẻ từ đó có nhận xét đánh giá giáo viên một cách chính xác

Hằng ngày, cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn dự giờ và từng bướckiểm tra tiến độ thực hiện của giáo viên trong các giờ sinh hoạt của trẻ tạitrường, đồng thời có hướng giải quyết kịp thời khắc phục những khó khăn,

Trang 35

tồn tại hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện Từ đó, giáo viên có nhữngđiều chỉnh kế hoạch và rút kinh nghiệm cho những năm sau.

Đối với các trường mầm non ngoài công lập: Công tác kiểm tra đánh giá

chưa được quan tâm đúng mức , thực hiện không thường xuyên và bài bảnđúng theo qui định Từ đó cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ tại đơn vị

1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ ở trường mầm non ngoài công lập

1.4.2.1 Yếu tố thuộc về nhà trường

- Lãnh đạo nhà trường: Chất lượng GD của mỗi nhà trường phụ thuộcvào năng lực điều hành, quản lý của người Hiệu trưởng Quản lý nói chung vàquản lý trường MN nói riêng vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệthuật Công việc này đòi hỏi CBQL phải nắm vững những vấn đề cơ bản về lýluận quản lý, quản lý GD, quản lý nhà trường

- Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị: điều kiện tài chínhlà yếu tố then chốt hỗ trợ tác động tích cực đến toàn bộ các hoạt động của nhàtrường làm cho nhà trường phát triển GD một cách toàn diện và chất lượng.Trên cơ sở lý luận quản lý tài chính, CSVC vận dụng một cách linh hoạt, sángtạo vào thực tiễn nhà trường nhằm đạt được mục tiêu GD đề ra

- Đội ngũ Giáo viên là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng GD,bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhàtrường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Thực hiện công tác nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non; Chịutrách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham giacác hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫugiáo độc lập Rèn luyện đạo đức, tác phong nhà giáo, rèn luyện sức khỏe; Bồi

Trang 36

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ em

1.4.3.2 Công tác quản lí các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận (của phòng GD-ĐT)

Nắm vững và sử dụng hiệu quả các quy định về quản lý trường MNNCL trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành:

- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơquan ngang bộ;

- Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáodục và Đào tạo;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo

-Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm dkhoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều

18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT

Trang 37

ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việcsửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non;

- Công văn 1933/BGDĐT-GDMN ngày 25/3/2013 việc tăng cường côngtác quản lý nhà nước đổi với các cơ sở Giáo dục mắm non ngoài công lập trên địa bàn;

- Công văn 9024/BGDĐT-VP ngày 18 tháng 12 năm 2013 về thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường quản lý các cơ sở giáo dụcmầm non ngoài công lập;

- Công văn số 13003/BGD&ĐT - GDMN ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chăm sóc, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN

- Thực hiện chỉ đạo tại Công văn số 862-CV/TU ngày 18 tháng 12 năm

2013 của Thành ủy Thành phố về tăng cường công tác chăm sóc giáo dục, bảo vệ trẻ em; Chỉ thị 20/2013/CT-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của

Ủy ban nhân Thành phố về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại Thành phố Hồ ChíMinh; Công văn số 585-CV/QU ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Quận ủy về tăng cường công tác chăm lo, giáo dục, bảo vệ trẻ em

Tổ chức quản lý các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sựnghiêp giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện quy hoạch,kế hoạch, chương trình, đề án giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sởgiáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật về giáo dục

Trang 38

- Quyết định thành lập, cho phép thành lập (đối với các trường ngoàicông lập), sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể (bao gồm cả các

cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài) đốivới các cơ sở giáo dục mầm non, thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp

- Ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu tráchnhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hướngdẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện

Tất cả các yếu tố trên có vai trò tích cực trong công tác quản lý và chămsóc trẻ mầm non Tuy nhiên để đảm bảo các quy định trên được thực hiện tốtthì vai trò của hệ thống chính trị ở địa phương đó, mỗi cá nhân được phâncông phụ trách công tác phải thể hiện thống nhất, đầy đủ ý chí và trách nhiệm.Ngược lại nếu thiếu sự thống nhất, thiếu quan tâm chỉ đạo, thiếu tinh thầntrách nhiệm thì vai trò quản lý của cấp chính quyền đó sẽ tác động khônghiệu quả đến công tác quản lý và chăm sóc của các cơ sở giáo dục mầm nonNCL

1.4.3.3 Yếu tố thuộc về phụ huynh, cộng đồng

Đối với phụ huynh

Cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò, trách nhiệm của phụ huynhtrong công tác giáo dục trẻ; Có sự trao đổi thường xuyên với nhà trường, thamgia tích cực vào các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, khóabồi dưỡng cho phụ huynh về kiến thức, kĩ năng giáo dục trẻ; Góp phần xâydựng, duy trì bầu không khí tâm lí gia đình tích cực, tạo môi trường giáo dụctrẻ thống nhất giữa các thành viên, giữa gia đình và nhà trường; Tăng cường

tự giáo dục, là tấm gương cho trẻ noi theo

Ban đại diện Cha, Mẹ học sinh:

Trang 39

Các nội dung hoạt động của ban đại diện gồm: Tham gia giám sát hoạtđộng chăm sóc nuôi dạy trẻ, phối kết hợp với lớp, nhà trường tổ chức cácngày lễ, Hội, Sinh nhật…cho trẻ Xây dựng kế hoạch tài chính trong một nămhọc, kế hoạch thăm hỏi, trợ cấp cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn…, không chỉnhằm vào phụ huynh học sinh và trong học sinh, không chỉ huy động tiền củacái chính là cần thiết ở phụ huynh biết nhận thức trên tinh thần trách nhiệmtrong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục con cái trong gia đình, thườngxuyên kết hợp với nhà trường và xã hội để xây dựng giáo dục ngày càng pháttriển

Đối với cộng đồng:

Sự phát triển trong trường Mầm non luôn gắn bó với sự phát triển củamối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, học sinh và cộng đồng Vì vậy việcchăm sóc, nuôi dạy, giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào gia đình học sinh,

sự quan tâm hỗ trợ không thể thiếu được của các cấp chính quyền và toàndân Do đó, việc thực hiện sự đóng góp của cộng đồng giáo dục ở trườngmầm non là giải pháp góp phần vào sự thành công trong việc triển khai thựchiện chương trình giáo dục mầm non đạt chất lượng, tạo nền tảng vững chắccho các cháu được tiếp tục học con đường học vấn ở những lớp cao hơn

Mỗi trường mầm non muốn đảm nhiệm được trọng trách "ươm mầm"phải đảm bảo được những tiêu chuẩn tối thiểu ấy Cần phải nhận thức rõ ràngrằng, trường mầm non không đơn thuần là nơi trông giữ trẻ mà còn là môitrường để cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt đồng thời là bước đệm cầnthiết để hình thành nhân cách và phát triển nguồn lực con người

Trang 40

Kết luận chương 1

Muốn nâng cao chất lượng CS - GD cho trẻ ở các trường MNNCL đòihỏi các nhà quản lý, đặc biệt là HT (chủ thể trực tiếp quản lý, điều hành hoạtđộng CS - GD trẻ mầm non) phải có nhận thức đầy đủ về hoạt động CS - GDtrẻ mầm non: các nội dung, các yếu tố cấu thành, các hoạt động và tiêu chíđánh giá chất lượng các hoạt động, cũng như có kiến thức và kỹ năng quản lýhoạt động CS - GD trẻ mầm non trong các trường mình quản lý, trên cơ sở đótìm những giải pháp quản lý phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mà nhà quản lý

đã đề ra

Ngày đăng: 23/01/2016, 22:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (chủ biên) - Trịnh Dân - Đinh Văn Vang (1996), Tâm lý học và giáo dục học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Thanh Âm (chủ biên) - Trịnh Dân - Đinh Văn Vang (1996), "Tâm lýhọc và giáo dục học
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên) - Trịnh Dân - Đinh Văn Vang
Năm: 1996
2. Lê Thị Thu Ba (2012), Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận 11, TP.HCM, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Thu Ba (2012)," Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượngchăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận 11, TP.HCM
Tác giả: Lê Thị Thu Ba
Năm: 2012
3. Nguyễn Mạnh Cường (2004), Năng lực quản lý và định hướng các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý cho CBQL trường học, tạp chí số 86, tháng 5/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Mạnh Cường (2004), "Năng lực quản lý và định hướng các giảipháp nâng cao hiệu lực quản lý cho CBQL trường học
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Năm: 2004
5. F.Taylo (1856 - 1915) Lý thuyết về Tâm lý học quản lý, Tâm lý học.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: F.Taylo (1856 - 1915) "Lý thuyết về Tâm lý học quản lý
6. Bộ GD-ĐT (2001), văn bản Chiến lược phát triển GD từ 2001- 2010, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ GD-ĐT (2001), văn bản "Chiến lược phát triển GD từ 2001- 2010
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Năm: 2001
7. Bộ Giáo dục, Thông tư số 05/TT-TTCB ngày 05/04/1982 hướng dẫn thực hiện điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục
8. Bộ GD-ĐT, Chương trình GDMN - Hà Nội tháng 7/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ GD-ĐT, "Chương trình GDMN
9. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008), Chuẩn nghề GV mầm non Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008)
Tác giả: Bộ Giáo dục - Đào tạo
Năm: 2008
11. Bộ GD - ĐT, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ và quản lý GVMN hè 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ GD - ĐT
13. Lê Minh Hà (2011), Tiếp tục đổi mới công tác Quản lý nâng cao chất lượng Chăm sóc giáo dục trẻ, Vụ Giáo dục mầm non Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Minh Hà (2011)", Tiếp tục đổi mới công tác Quản lý nâng cao chấtlượng Chăm sóc giáo dục trẻ", Vụ Giáo dục mầm no
Tác giả: Lê Minh Hà
Năm: 2011
14. Ngô Công Hoàn (chủ biên) - Trịnh Dân - Đinh Văn Vang (1996), Tâm lý học và Giáo dục học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Công Hoàn (chủ biên) - Trịnh Dân - Đinh Văn Vang (1996), "Tâm lýhọc và Giáo dục học
Tác giả: Ngô Công Hoàn (chủ biên) - Trịnh Dân - Đinh Văn Vang
Năm: 1996
15. Bùi Minh Hiền (2006) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, Quản lý Giáo dục. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Minh Hiền (2006) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, "Quản lý Giáodục
16. Ngô Thị Hợp, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT. Theo Báo cáo giám sát toàn cầu về Giáo dục cho mọi người của UNESCO năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Thị Hợp, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT. Theo
17. Nguyễn Ngọc Hợi, Thái Văn Thành, Đề tài nghiên cứu khoa học “Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” Mã số B2004 CCGD- 07, Vinh 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Hợi, Thái Văn Thành, Đề tài nghiên cứu khoa học “"Cácgiải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” Mã số B2004 CCGD-07
18. Phạm Minh Hùng - Hoàng Văn Chiến (2000), Giáo dục học I, trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hùng - Hoàng Văn Chiến (2000), "Giáo dục học I
Tác giả: Phạm Minh Hùng - Hoàng Văn Chiến
Năm: 2000
19. Đặng Thị Lan Hương (1999), Tìm hiểu thực trạng thực hiện các phương pháp quản lý trường MN, Trường Cao đẳng SP nhà trẻ - mẫu giáo TW1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Thị Lan Hương (1999), "Tìm hiểu thực trạng thực hiện các phươngpháp quản lý trường MN
Tác giả: Đặng Thị Lan Hương
Năm: 1999
20. Nguyễn Ngọc Quang (1989) trường CBQL TW1, Hà Nội, Khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Quang (1989) trường CBQL TW1, Hà Nội
21. Nguyễn Gia Quý (2000) Lý luận QLGD và quản lý nhà trường Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Gia Quý (2000)
22. Phan Văn Kha: (2005) “ Quản lý Nhà nước về Giáo dục”-Giáo trình dùng cho các khóa đào tạo sau đại học về quản lý giáo dục –Viện chiến lược và chương trình giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Văn Kha: (2005) “ Quản lý Nhà nước về Giáo dục
23. Mai Công Khanh (2009), Bài giảng QLGD và quản lý nhà trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Công Khanh (2009)
Tác giả: Mai Công Khanh
Năm: 2009

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w