Đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ1- Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 78/SL thành lập Ủy BanNghiên cứu KH kiến thiết, Việt Nam đã trải qua 61 năm thực hiện với mức độkhác nhau công tác KHH phát triển đất nước Trong điều kiện chuyển đổi mạnhmẽ sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, đã có ý kiến nghi ngờ về sựcần thiết của công tác KHH Phải chăng đã hết thời đối với công tác KH? Phảichăng nay mọi thứ chỉ còn “thị trường tự do” điều tiết Câu trả lời là: không,không phải vậy Công tác KHH không “biến mất”, mà chỉ đổi mới mạnh mẽcho phù hợp với điều kiện mới Kể từ năm 1986, sau hơn 20 năm chuyển đổi từnền kinh tế KHH tập trung sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướngXHCN, hình thức KHH tập trung được thay thế bằng hình thức KHH gián tiếphay KHH định hướng phát triển Từ đó, công tác KH đã có nhiều chuyển biếnvà đổi mới, từ nội dung, phương pháp lập KH đến tổ chức triển khai thực hiện,giám sát, đánh giá và đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi cácmục tiêu trong các chiến lược PT KTXH Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hộinhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì đi đôi với việc tiếp tục đổi mới cáccơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, việc đổi mới công tác KHH, mà trước hết là
phương pháp KHH PT KT- XH là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách
Tham vấn cộng đồng là một hoạt động không thể thiếu khi hoạch định KHquốc gia Đây không chỉ đơn thuần là hoạt động nhằm tiếp tục triển khai cácbước trong tiến trình đổi mới công tác KHH mà hơn thế, đó là một biện phápquan trọng trong tiếp cận mục tiêu phát triển con người trên cơ sở nâng cao vaitrò và trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối với việc xây dựng KH cũng nhưcác cơ chế, chính sách của Nhà nước; từng bước đưa con người vào vai trò chủthể của công tác KHH Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KT-XH, do nhậnthức, chủ trương, cơ chế từng thời kỳ khác nhau mà hình thức, mức độ tham giacủa người dân cũng khác nhau Trước năm 1987, cơ chế KHH tập trung đã
Trang 3không phát huy được sức mạnh nội lực của nhân dân Trong KH ít bàn đến lợiích cụ thể của dân, áp đặt không sát thực tế, tạo ra tính ỷ lại, thụ động trông chờcấp trên của người dân, kết quả là đưa đất nước vào khủng hoảng kinh tế Trongthời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc nâng caotính dân chủ, tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều hơn vào việc quản trịNhà nước Vai trò của sự tham gia của người dân trong đời sống KT-XH ngàycàng được nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn Tuy vậy, sự tham gia của ngườidân trong công tác KHH cũng mới chỉ bắt đầu được áp dụng ở một số địaphương chứ chưa trở thành một “ thói quen” trong công tác KHH trên phạm viquốc gia Do đang trong thời kỳ làm quen với phương pháp mới nên nhữngthành tựu đạt được còn hạn chế, những tồn tại, yếu kém lại là một vấn đề rấtđáng bận tâm
Xuất phát từ thực tiến này, tôi đã lựa chọn đề tài “ đổi mới công tác kế hoạchhóa theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng” nhằm làm rõ nội dungvà thực trạng áp dụng phương pháp này trong công tác KHH ở Việt Nam nhữngnăm qua và đề xuất một số giải pháp để tiếp tục cải thiện, nâng cao hiệu quảthực hiện phương pháp này.
2- Phạm vi nghiên cứu
Có rất nhiều cách thức đổi mới phương pháp KHH nhưng trong phạm vi đềán chỉ nghiên cứu phương pháp đổi mới công tác KHH theo hướng tăng cườngsự tham gia của cộng đồng.
3- Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài trả lời các câu hỏi:
- Công tác KHH có sự tham gia của cộng đồng nghĩa là gì?- Nội dung của công tác KHH có sự tham gia của cộng đồng?
- Thực trạng công tác KHH có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam?- Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tácKHH PT KT-XH ở Việt Nam?
Trang 4CHƯƠNG I- LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓATHEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
I- Tổng quan về đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam
1- Chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kế hoạchhóa định hướng phát triển ở Việt Nam
- Trong giai đoạn 25 năm từ năm 1955 cho đến năm 1980, Việt Nam đã ápdụng mô hình KHH trực tiếp theo kiểu Liên Xô với các đặc điểm:
+ KHH phân bổ các nguồn lực phát triển cho các mục tiêu đối với 2 thànhphần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể.
+ Cơ chế KHH tập trung theo phương thức “giao – nhận” với hệ thốngchằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh, hiện vật chi tiết và toàn diện của Nhà nước
+ Cơ chế KHH mang nặng tính chất hiện vật và khép kín trong từng ngành,từng vùng lãnh thổ
Có thể thấy bản chất của KHH trực tiếp theo kiểu Liên Xô là: “KHH là 1phương thức tập trung phân bổ nguồn lực bằng các quyết định mang tính chấtmệnh lệnh phát ra từ trung ương”
- Thời kỳ từ 1980 đến 1990: là thời kỳ tiền cải cách KHH ở nước ta Cácchính sách của Đảng và nhà nước đã hướng cơ chế KHH từ trực tiếp chuyểndần sang gián tiếp Những cải cách trong thời kỳ này đã là những nền tảng cơbản để chuyển quá trình KHH tập trung sang hình thức KHH PT mang tính địnhhướng hiện nay ở nước ta.
- KHH trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định “ Cơ chếkinh tế áp dụng ở Việt Nam hiện nay là cơ chế thị trường có sự điều tiết củaNhà nước theo định hướng XHCN” Công tác KHH trong một nền kinh tếchuyển đổi như vậy không thể là KHH tập trung mệnh lệnh mà nó được chuyểnsang một mô hình mới: KHH phát triển, KHH định hướng, KHH ở tầm vĩ mô,KHH dưới dạng các chính sách với những nét đặc trưng sau đây:
Trang 5+ Chuyển từ cơ chế KHH phân bổ nguồn lực sang cơ chế KHH khai thácnguồn lực phát triển và định hướng sử dụng các nguồn lực đó theo mục tiêu
+ Các chỉ tiêu giá trị mang tính định hướng, dự báo, cung cấp thông tin.+ Cách thức tác động vào nền kinh tế: thông qua hệ thống các chính sáchđịnh hướng và chính sách điều tiết
2- Các hướng đổi mới công tác kế hoạch hóa
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, toàn bộ công tác KHHphát triển KT- XH bao gồm các nội dung sau: Nghiên cứu, phân tích các yếu tố,đặc điểm của nền kinh tế bên trong và quốc tế có ảnh hưởng đến sự phát triểnKTXH trong kỳ KH; Soạn thảo và lựa chọn các mục tiêu KH; Phân công nhiệmvụ và thực hiện KH; GSĐG KH; Bổ sung và điều chỉnh KH trong kỳ hoặc kỳKH sau.
- Những yêu cầu đổi mới cần thiết để thực hiện thành công nội dung củacông tác KHH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: Đổimới tư duy và phương pháp trong việc xác định mục tiêu KH; Đổi mới quanniệm về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế; Đổi mới tư duy về quan hệ giữacác KH khác nhau trong nền kinh tế; Tăng cường phân cấp giữa các cấp KHtrong nền kinh tế; Tăng cường cải tiến phương pháp KH; Đổi mới tư duy vềphương pháp GSĐG, bổ sung và điều chỉnh KH.
- Các cách thức đổi mới phương pháp xây dựng KH bao gồm: Phương phápmô phỏng theo kịch bản; Phương pháp lồng ghép giữa mục tiêu tăng trưởng vớiXĐGN và giải quyết các vẫn đề xã hội, phát triển bền vững; Phương pháp lậpKH mang tính chiến lược; Phương pháp lập KH dựa vào kết quả; Phương pháplập KH có sự tham gia của cộng đồng; Phương pháp lập KH gắn với nguồn lực;Phương pháp gắn việc lập, thực hiện KH với giám sát đánh giá.
Trang 6II- CÔNG TÁC KHH VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG1- Một số khái niệm liên quan
1.1- Thế nào là công tác KHH có sự tham gia của cộng đồng?
Công tác KHH có sự tham gia của cộng đồng nghĩa là người dân, doanhnghiệp và các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào tất cả các khâu công việc, từthảo luận lựa chọn các vấn đề ưu tiên, các nhu cầu của cộng đồng đến việc đưara quyết định, lập KH, thực thi, giám sát, đánh giá KH nhằm cùng với các cơquan chức năng cải thiện và nâng cao hiệu quả của công tác KHH.
1.2- Cộng đồng là gì?
“Cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đếncác tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán,được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hay ngắnnhư phong trào quần chúng, đám đông Cộng đồng như một đặc thù chỉ có ởnền văn minh con người, ở đó, con người hợp tác với nhau vì những lợi íchchung thường được gọi chung là tính cộng đồng.”
Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang
1.3- Phát triển bền vững cộng đồng là gì?
- “Bền vững có nguồn gốc từ tiếng Latin, có nghĩa là duy trì, chống đỡ hoặchỗ trợ từ bên dưới Một cộng đồng muốn được phát triển bền vững cần có sự hỗtrợ từ bên dưới - tức là từ những người dân trong cộng đồng cả hiện tại vàtương lai Một nền tảng chắc chắn của sự kết hợp hài hoà các yếu tố vật lý, vănhoá, và những đặc tính tình cảm sẽ thúc đẩy người dân trong cộng đồng chămsóc cho cộng đồng của chính họ ”
Muscoe Martin - Cộng đồng bền vững, 1995
1.4- Xã hội dân sự và vai trò của xã hội dân sự trong quá trình phát triển.Trong quá trình phân công lại giữa nhà nước và thị trường người ta thấy cómột số việc nhà nước không nên làm nữa nhưng thị trường cũng không làmđược, phải giao cho các thể chế mới Các tổ chức này có mặt ở tất cả các cấp,thậm chí cả mức toàn cầu, người ta gọi khu vực này là xã hội dân sự
Trang 7Tương tự trường hợp khái niệm và định nghĩa “văn hóa”, cho đến nay thuậtngữ XHDS vẫn khá trừu tượng và không có một định nghĩa thống nhất.
Từ góc độ phạm vi, XHDS “ là một không gian của các tổ chức tự tạo, nằmgiữa gia đình, nhà nước và thị trường, được hình thành rõ ràng từ sự trao đổi lẫnnhau giữa nó với nền kinh tế và nhà nước” Các tổ chức XHDS rất đa dạng, baogồm các tổ chức phi chính phủ, các hội từ thiện, các nhóm cộng đồng, cácnhóm hoạt động vì môi trường, các tổ chức văn hóa, giáo dục, các hiệp hội nghềnghiệp, tổ chức công đoàn, các tổ chức quần chúng…
Từ góc độ chức năng, Lee Hock Quan xác định những chức năng củaXHDS ở tầm vĩ mô: 1) Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước; 2) Quản lýquyền lực của nhân dân( hay tăng cường sự tham gia của công chúng được traoquyền; 3) Tạo điều kiện cho phát triển; 4) Thúc đẩy quá trình dân chủ hóa vàduy trì, củng cố một nền dân chủ lành mạnh Vì thế, hoạt động XHDS rất rộng,bao trùm nhiều lĩnh vực từ các hoạt động từ thiện, chăm sóc cộng đồng, cáchoạt động nhằm mục đích phát triển xã hội như XĐGN, đấu tranh cho nhữngngười bị đẩy ra ngoài lề xã hội, cho bình đẳng giới, bình đẳng trong phân phốithu nhập…đến các vấn đề chống tham nhũng, bảo vệ nhân quyền…
Từ góc độ đối kháng, Ananta Giri coi XHDS là một lĩnh vực mang tính sángtạo và quyết liệt đối kháng với logic của quyền lực, cái đại diện cho mọi xã hội.Sự đối kháng ở đây có thể hiểu theo nhiều mức độ khác nhau, thông thường đólà những tác động, ảnh hưởng đối với chính sách công, đòi hỏi trách nhiệm giảitrình của chính phủ, tăng sự tham gia và quyền lực cho công dân theo xu hướngdân chủ hóa “ Đối kháng” nhằm phát triển.
Qua việc tiếp cận các cách hiểu khác nhau về XHDS, có thể nhận thấy mộtđiều: nếu biết phát huy sức mạnh của XHDS sẽ huy động được những nguồnlực phong phú, đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển của cộng đồng.
2- Sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng trong công tác kếhoạch hóa phát triển
Trang 8Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác KHH sẽ mang lạinhững ích lợi sau:
2.1- Lợi ích chung:
- Tạo quyền: Nhờ có các không gian được tạo ra để người dân tham gia vào
các quyết định ảnh hưởng tới tương lai của họ, người dân trở nên có quyền.Điều này sẽ “ lan tỏa” và có thể có tác dụng bổ sung sang cả những lĩnh vựckhác như các chương trình giảm nghèo của Chính phủ.
- Bình đẳng: Tăng cường sự tham gia của mọi tầng lớp trong cộng đồng sẽgiúp người nghèo, các dân tộc thiểu số, những người bị loại trừ về mặt xã hội cóđược tiếng nói lớn hơn trong các chiến lược và cách tiếp cận phát triển chochính họ
- Minh bạch: phân cấp quyết định ngân sách xuống cho cấp địa phương đồngthời tăng cường sự giám sát của cộng đồng sẽ tạo ra chủ quyền địa phương lớnhơn, và tăng cường sự minh bạch của các giao dịch tài chính
- Trách nhiệm giải trình: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng để người
dân có thể quyết định số phận của công chức bằng cách cho phép họ phát đơnkhiếu nại và phản ánh về cách cải thiện chính quyền sẽ là áp lực khiến cán bộcông chức phải tăng cường trách nhiệm giải trình
2.2- Những lợi ích khi cộng đồng tham gia lập kế hoạch
- Sự tham gia sẽ giúp phát huy trí tuệ của các tầng lớp dân cư, huy động
được nhiều nguồn lực đa dạng, phong phú hơn cho quá trình xây dựng KH.Đồng thời, các cán bộ lãnh đạo, các chủ thể của công tác KH và thực thi chínhsách cũng có được nhiều nguồn thông tin và cách nhìn tổng thể về phát triểnKT-XH Đây chính là cơ sở để phát hiện những khiếm khuyết của KH, những“lỗ hổng” trong các cân đối tính toán trên lý thuyết, qua đó điều chỉnh cho sátvới thực tế và mong muốn của người dân nhằm đạt tính khả thi cao hơn.
- Người lập KH hiểu rất rõ là nguồn lực luôn hạn chế nên cần phải cóphương pháp tối ưu nhất để sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả nhất Dođó, việc đánh giá nội lực và các tác động từ bên ngoài được thực hiện rất bài
Trang 9bản và kỹ lưỡng trên cơ sở của sự tham gia hiệu quả của các bên liên quannhằm đưa ra các thứ tự ưu tiên hợp lý cho các giải pháp thực hiện
- Năng lực của người dân và cán bộ các cấp sẽ được nâng lên khi tiếp xúcvới các công cụ, các thông tin về phương pháp lập KH mới.
- Sự tham gia của cộng đồng sẽ thúc đẩy việc đưa các quan điểm về pháttriển và đo lường sự phát triển con người vào trong KH ở tất cả các cấp
- Sự tham gia của khu vực tư nhân sẽ cung cấp các thông tin tốt hơn về đặcđiểm, quy mô, loại hình đầu tư, xu thế phát triển của khu vực tư nhân nhờ đótăng cường tính hiệu quả và sát thực trong việc hoạch định và áp dụng cácchính sách cho khu vực cũng như có được sự cộng tác tốt hơn từ khu vực nàytrong quá trình thực hiện các KHPT KT-XH.
2.3- Những lợi ích khi cộng đồng tham gia tổ chức thực hiện KH
- Tham gia đầy đủ trong các khâu xây dựng KH giúp người thực hiện nắm rõKH trong kỳ từ các mục tiêu chính cho đến các giải pháp ưu tiên cần thực hiệnnhờ đó tạo sự thuận lợi cho việc triển khai KH theo đúng hướng đồng thời cóthể năng động điều chỉnh cho thích ứng với tình hình mới.
- Sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan dễ mang lại sự đồng thuận chomột KH chung Sự đồng thuận giúp gia tăng tính tự chủ của các bên liên quan.Các bên liên quan đều xem KH là sản phẩm của chính mình nên có trách nhiệmvà kiên trì hơn trong việc thực hiện KH Tinh thần tự chủ cao hơn cũng kíchthích tính sáng tạo và tính tiết kiệm trong quá trình thực hiện KH để tránh việcsử dụng các nguồn lực một cách thiếu cẩn trọng và lãng phí sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến lợi ích của chính mình
2.4- Những lợi ích khi cộng đồng tham gia giám sát, đánh giá KH
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác giám sát KH sẽcung cấp một bức tranh hiện trạng hoàn thiện - là cơ sở cho việc đánh giá cácchương trình, dự án trong tương lai; Những vấn đề nảy sinh được xác định vàsớm có thể đề ra giải pháp; Những tiêu chuẩn được đảm bảo: đúng quy định,đúng mục tiêu, đúng tiến độ, có hiệu quả và chất lượng công trình bảo đảm;
Trang 10Nguồn lực được sử dụng hiệu quả, phòng, chống lãng phí, thất thoát các nguồnlực; Góp phần phòng, chống xâm hại lợi ích cộng đồng, ô nhiễm môi trường
- Đánh giá KH có sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp những người trongcuộc có cơ hội trao đổi và hiểu biết về nhau; nâng cao được kỹ năng đánh giávà đưa ra được những quyết định tốt hơn Đồng thời thông tin thu được qua quátrình đánh giá còn giúp ích cho việc quản lý chương trình, dự án đang tiến hành.
3- Nội dung tăng cường sự tham gia cộng đồng trong công tác KHH
3.1- Sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch
- Người dân, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể (gọi tắt là cộng đồng) cungcấp các thông tin và đóng góp ý kiến, nhận xét về tình hình thực hiện KH củakỳ trước, tác động của việc thực hiện KH đối với sự phát triển KT-XH của địaphương cũng như của cả nước.
- Cộng đồng tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến về các mục tiêu kinh tế, xãhội, môi trường mà họ mong muốn cũng như thứ tự ưu tiên của các mục tiêuđó Đây là cơ sở để các nhà lập KH lựa chọn ra các mục tiêu góp phần quantrọng vào sự phát triển cộng đồng.
- Cộng đồng đóng góp ý kiến, đề xuất các chính sách, giải pháp để thực hiệnmục tiêu KH và thứ tự ưu tiên của các giải pháp trên cơ sở của việc đánh giá kỹlưỡng nội lực cũng như các tác động từ bên ngoài
3.2- Sự tham gia của cộng đồng trong tổ chức thực hiện kế hoạch
Cộng đồng trực tiếp tham gia cung ứng nguồn lực để thực hiện KH hoặcgiám sát, đánh giá thường xuyên việc triển khai, thực hiện KH trên địa bàn.
3.3- Sự tham gia của cộng đồng trong giám sát, đánh giá kế hoạch
- Cộng đồng thu thập thông tin, số liệu về tình hình triển khai thực hiện KHcũng như tác động của việc thực hiện KH đối với sự phát triển KT-XH của địaphương, đất nước để cung cấp cho các bộ phận có liên quan đến việc xử lý vàđánh giá KH.
- Cộng đồng tham gia đánh giá KH cùng với các cơ quan chức năng.
Trang 11CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA PHÁTTRIỂN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAMI- Những thành tựu đạt được
Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rõ ràng quyết tâm đổi mới công tác KHthông qua Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2004 của Thủ tướng Chínhphủ và các Công văn 2215/ BKH-TH, 7681/BKH-TH của Bộ Kế hoạch và Đầutư yêu cầu đổi mới việc xây dựng KH một cách toàn diện, chú trọng đến côngkhai và mở rộng đối tượng tham gia Những văn bản pháp lý này, được hỗ trợbằng hàng loạt các văn bản khác về tăng cường phân cấp, trao quyền cho địaphương (như Luật Ngân sách Nhà nước 2002, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dânvà Ủy ban nhân dân), mở rộng dân chủ ở địa phương (Nghị định 79/2003/NĐ-CP về Dân chủ cấp cơ sở)… Pháp lệnh số: 34/2007/PL-UBTVQH ngày20/4/2007 về việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở “dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra”, đã và đang hình thành nên một cơ sở thể chế vững chắc chosự nghiệp đổi mới công tác KHH.
1- Những thành tựu đạt được trong lập kế hoạch
- Theo quy định của Nghị định dân chủ cơ sở, lập KH tham gia sẽ diễn ra ởmọi địa bàn cấp thôn và xã Người dân được tạo cơ hội để bàn bạc thảo luận vềcác lĩnh vực sau: KHPT KT-XH của xã; quy hoạch các khu dân cư mới; các KHdự án huy động và sử dụng đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng cơ sởhạ tầng; thi hành các chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp xã và KH đền bùđất; sử dụng đất ở địa phương cũng như việc quản lý quỹ đất công Chínhquyền xã có nghĩa vụ chuyển tải ý kiến của người dân địa phương lên cấp chínhquyền cao hơn
- Lập KH có sự tham gia của người dân lần đầu tiên được đưa vào Việt Namtrong khuôn khổ của một số dự án nhỏ của tổ chức phi chính phủ quốc tế và nhàtài trợ nhằm xây dựng năng lực địa phương để địa phương tham gia nhiều hơnvào sự phát triển Một số những dự án được nhiều người biết tới nhất là dự án
Trang 12cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (RIDEF) của Quỹ Phát triển VốnLiên hợp quốc, trong đó đưa ra ý tưởng về khoán chi cho xã; Chương trình Pháttriển nông thôn miền núi Việt Nam – Thụy Điển (MRDF) trong đó nhấn mạnhcác phương pháp nghiên cứu tham gia trong giảm nghèo; và một vài dự án pháttriển nông thôn của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), thiết lập cáccơ chế tham gia đối với hạ tầng cơ sở nông thôn.
- Trong những năm gần đây, người dân tham gia tham vấn trong các chươngtrình, kế hoạch lớn hơn:
+ Sự tham gia mạnh nhất có thể thấy là trong khuôn khổ Chương trình mụctiêu quốc gia XĐGN và Chương trình 135 về cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở cấpxã Trong một cuộc điều tra (năm 2004) được thực hiện với 3.700 hộ về chươngtrình XĐGN và chương trình 135, 75% số người trả lời nói rằng danh sáchngười nghèo được hưởng lợi ích của chương trình là do chính người dân lập ratrên cơ sở tham vấn Trong khuôn khổ của chương trình 135, quy định có nêu rõrằng ‘các hoạt động dự án và các đầu tư công trình cơ sở hạ tầng cần phải đượcthảo luận và quyết định tại cấp xã Phải hỏi ý kiến người dân địa phương về nộidung KH và mức độ đóng góp của cộng đồng trước khi phê quyệt’ Các xã sẽchuẩn bị KH chiến lược 5 -10 năm cho các đầu tư thuộc chương trình 135 trêncơ sở yêu cầu của từng thôn Tiếp đó KH của xã sẽ được đệ trình lên huyện vàgộp lại thành KH tổng thể của chương trình 135 cấp tỉnh
+ Đợt tham vấn cộng đồng về KH 5 năm 2006-2010 của quốc gia đã đượcthực hiện tại 15 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước Mỗi nhóm đối tượngtham vấn có quy mô từ 8-10 người, bao gồm nhóm dân cư tại cộng đồng; nhómcán bộ lãnh đạo; nhóm doanh nhân, được phân chia theo giới tính, nghề nghiệp,chức vụ Ước tính khoảng 7.500 người được huy động tham gia hoạt động thamvấn đợt đầu tiên Khung tham vấn gồm 8chủ đề: việc làm, các dịch vụ xã hội,XĐGN, dân tộc thiểu số, bình đẳng giới và bảo vệ môi trường, năng lực của cánbộ cơ sở; môi trường kinh doanh và môi trường kêu gọi đầu tư Đối với các vấnđề mang tính vĩ mô thì tập trung tham vấn đối tượng lãnh đạo
Trang 13+ Một số tỉnh, huyện, xã cũng đã tổ chức tham vấn cộng đồng về KHPT XH của quốc gia và của địa phương mình Có thể đơn cử một số ví dụ:
• Tỉnh Trà Vinh đã tổ chức lấy ý kiến người dân trong việc lập KHPT XH tỉnh năm 2007.
KT-• Tỉnh Đồng Tháp tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của cộng đồng vàoKHPT KT-XH tỉnh năm 2009 tại phường 2 của Thành phố Cao Lãnh và xãBình Thạnh Trung của huyện Lấp Vò Thời gian tham vấn kéo dài từ ngày11/10 đến 18/10/2008
• Sở KHĐT tỉnh Hòa Bình với sự giúp đỡ của Cơ quan hợp tác quốc tế NhậtBản(JICA) đã phối hợp với nhóm tư vấn(CDI) tiến hàng tham vấn bản KHPTKTXH 5 năm 2006-2010 của Quốc gia và của tỉnh Hòa Bình Đối tượng thamvấn là các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, một số doanh nghiệp, 2 huyện, 4 xã vàngười dân ở 8 thôn bản Đến năm 2006, tiếp tục tham vấn bản KHPT KTXHnăm 2007 của tỉnh, một số huyện và một số ngành.
- Người dân tham gia xây dựng các KHPT KT-XH.
Trong những năm qua, người dân đã bước đầu làm quen với việc tham gialập KH phát triển thôn, xã như trường hợp ở một số địa phương sau:
• Được sự hỗ trợ Tổ chức Helvetas của Thụy Sỹ, từ năm 2003 xã NgổLuông, Quyết Chiến huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành lập KHPT xã,thôn với sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân, trên cơ sở định hướng cácchỉ tiêu KT- XH của huyện Kết quả KHPT thôn (VDP) và KHPT xã (CDP) ởxã Ngổ Luông được đánh giá cao, khẳng định đây là phương pháp lập KH khoahọc và nên được nhân ra diện rộng Với tinh thần đó năm 2004 UBND huyệnTân Lạc đã triển khai thử nghiệm phương pháp lập KH có sự tham gia tại 4 xãngoài vùng Dự án là: Tuân Lộ, Bắc Sơn, Lỗ Sơn và Mãn Đức, bước đầu đượcngười dân hoàn toàn ủng hộ và đánh giá tốt.
• Người dân trực tiếp tham gia vào lập KH lồng ghép phát triển xã năm 2007tại 76 xã của 7 huyện tỉnh Quảng Ngãi.
Trang 14• Người dân xã Tiên Yên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Ngãi tham gia lậpkế hoạch chiến lược phát triển xã năm 2008: tham gia xác định các vấn đề hoạtđộng ưu tiên của cộng đồng dân cư.
• Dự án Giảm nghèo sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới (2002-2007) thựchiện tại tỉnh Hòa Bình: người dân tự lựa chọn các phương án, công trình đầu tưthông qua các cuộc họp dân ở thôn, bản; sau đó xã tổng hợp lại và trình cấp trênphê duyệt Các công trình được lựa chọn thường có quy mô rất nhỏ, chỉ trongkhoảng vài triệu đến hơn chục triệu đồng mà các dự án của Nhà nước khôngđầu tư đến nhưng rất hữu ích với người dân.
2- Những thành tựu đạt được trong tổ chức thực hiện kế hoạch
- Bước đầu có sự tham gia của người dân vào việc thực hiện kế hoạch thông qua việc tự nguyện đóng góp bằng ngày công hay vật liệu để xây dựng các côngtrình tùy theo tính chất của từng chương trình, dự án
Đây là hình thức mà người dân đã tham gia thực hiện KHPT KT-XH ngắn hạn năm 2008 tại xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
- Người dân tự lựa chọn dự án, coi dự án là của chính họ và trực tiếp thựchiện các dự án Có thể kể đến trường hợp dự án giảm nghèo sử dụng vốn Ngânhàng Thế giới(2002-2007) ở tỉnh Hòa Bình Người dân tự lựa chọn các côngtrình đầu tư, khi danh mục các công trình đã được phê duyệt, xã tự thiết kế vàlập dự toán cho công trình, sau đó tổ chức đấu thầu lựa chọn những nhóm dântại các thôn để thực hiện công trình.
3- Những thành tựu đạt được trong giám sát, đánh giá kế hoạch
- Ở nhiều xã đã có Ban giám sát dự án, được thành lập qua Chương trìnhmục tiêu quốc gia XĐGN và Chương trình 135 hoặc trong khuôn khổ các dự ándo các tổ chức quốc tế tài trợ Các ban này có nhiệm vụ giám sát các dự án xâydựng ở xã
- Một số nơi, ‘thẻ báo cáo’ đang được thử nghiệm để đo lường mức độ tiếnbộ hướng tới thực hiện Nghị định dân chủ cơ sở và chất lượng dịch vụ nóichung Một dự án như thế đã bắt đầu từ năm 2004, do một số nhà tài trợ kể cả
Trang 15Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nhằm tạo điều kiện để công dân phản ánh về dịch vụhành chính ở 4 tỉnh: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nam Định và Hải phòng
II- Những hạn chế còn tồn tại
1- Những hạn chế trong lập kế hoạch
- Có nhiều báo cáo về chuyện người dân địa phương không được tham gialập KH Ở một số nơi, cán bộ xã chỉ định một số người dân, những người đượccoi là nói năng lưu loát và có kiến thức để ‘đại diện’ cho các thôn tham gia thảoluận theo các quy định của Nghị định dân chủ cơ sở Những người này đượcyêu cầu thu thập ý kiến người dân và truyền đạt lên xã Nhưng dân làng thanphiền rằng những vị đại diện này không tham khảo ý kiến của người khác trướckhi đi dự các cuộc họp Những người được mời này trong một số trường hợp bịgọi là ‘nghị gật’ vì họ tán thành tất cả những gì mà người lãnh đạo cuộc họp đềxuất Ở một số nơi khác, tất cả mọi người dân trong thôn đều được mời họp,nhưng các cuộc cuộc thảo luận không cởi mở, chất lượng thảo luận không cao.Ví dụ, tỷ lệ tham gia có thể đạt khoảng 90% tại một số phường ở thành phố HồChí Minh nhưng cũng có thể là chưa đầy một nửa số dân trong thôn ở các vùngkhác Một cán bộ ở thành phố Hồ Chí Minh nói các gia đình thường bảo con tớidự họp cốt để "lấp chỗ trống" và yên tâm là gia đình đã có đại diện đi họp.
- Còn có các động thái quyền lực diễn ra tại các cuộc họp thôn Người nghèovà người bị đẩy ra ngoài lề xã hội có thể gặp khó khăn để đi dự các cuộc họplập KH tham gia vì họ sống ở xa hoặc không có thời gian Một đánh giá PPA ởĐắc Lắc cho thấy trong nhiều cuộc họp thôn tỷ lệ tham gia của nam giới chiếmtới 75 - 85% Ngay cả khi phụ nữ đi dự các cuộc họp thôn, họ cũng thườngkhông tham gia phát biểu
- Người tham gia họp đã là một vấn đề, song họp cái gì lại là một vấn đềkhác: “Một câu hỏi lớn, nhất là đối với KH phát triển làng, là: việc tổ chức họplập KH mỗi năm một lần như thế thật sự phản ánh ưu tiên của địa phương đếnđâu? Có nguy cơ họp là để đưa ra một danh mục mong muốn tranh thủ tài trợ.Kiểu lập KH như thế trở thành biểu quyết về sự tiêu tiền chứ không liên quan gì