Khai thác thế mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác KHH phát triển.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng.doc (Trang 28 - 29)

III- Giải pháp tăng cường sự tham gia cộng đồng trong công tác KHH 1 Thể chế hóa sự tham gia

5- Khai thác thế mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác KHH phát triển.

tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác KHH phát triển.

Buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với nhân dân trong và ngồi nước, ngày 9/2/2007, tại trụ sở website chính phủ, với chủ đề của cuộc đối thoại là "Vì một Việt Nam XHCN, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; hội nhập thành công, phát triển bền vững", đã thu hút sự quan tâm theo dõi của hàng triệu người, với 20 nghìn câu hỏi đã được gửi cho Thủ tướng. Các câu hỏi gửi đến đối thoại với Thủ tướng đề cập đến hầu hết những lĩnh vực của đời sống chính trị, KT-XH của đất nước: các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế; các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế; hội nhập quốc tế; cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy; đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí;.... trong đó khơng ít câu hỏi được dư luận cho là khá "nóng" và "nhạy cảm". Theo thống kê từ hệ thống của website chính phủ, 80% bạn đọc theo dõi buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng từ Việt Nam, 20% bạn đọc theo dõi từ nước ngoài (46 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới).

Từ việc tổ chức cuộc đối thoại này nổi lên một điều rất đáng mừng, đó là ý thức chính trị, sự quan tâm của nhân dân với đất nước rất lớn. Hơn 2 vạn ý kiến

là tập hợp của tất cả các tầng lớp giai cấp: Cơng nhân, nơng dân, trí thức, Việt kiều cả trong nước và nước ngoài. Và điều bất ngờ lớn nhất là câu hỏi từ lớp trẻ (dưới 30 tuổi) chiếm tới hơn 70%. Điều này cho thấy lớp trẻ thực sự quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước, đặc biệt là các cơ chế chính sách, những quyết sách phát triển đất nước nhanh, mạnh và bền vững. Những cuộc đối thoại như thế này sẽ là những cơ hội thuận lợi cho mọi công dân được bày tỏ ý kiến về các lĩnh vực phát triển KT- XH của đất nước.

Vì vậy, trong thời gian tới nên tiếp tục tổ chức các diễn đàn chính trị, các cuộc đối thoại trực tiếp hoặc đưa thông tin trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, internet, các tờ báo, tạp chí để đơng đảo quần chúng nhân dân biết về các chương trình, chính sách, mà chính phủ đã và đang chuẩn bị thực hiện. Tại các địa phương, nên tiếp tục hình thành các nhóm đầu mối đối thoại chính sách cấp tỉnh như các nhóm đã được hình thành và hoạt động tại các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thanh Hóa. Qua đó, cộng đồng có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thảo luận, đóng góp ý kiến, phản ánh thực trạng và đưa ra những kiến nghị, đề xuất về các giải pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng.doc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w