1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc

43 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 464 KB

Nội dung

VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may

Trang 1

VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNGMẠI TỰ DO (FTA):

Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may

(Báo cáo cuối cùng)

Người thực hiện: Nguyễn Anh Dương

Trang 2

MỤC LỤC

I Giới thiệu chung 44

II Cam kết thương mại của Việt Nam về dệt may trong các hiệp định thương mại55

A WTO và các hiệp định có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may55

B Cam kết thuế quan của một số thị trường chính 1010

C Quyền lợi và nghĩa vụ cam kết của ngành dệt may Việt Nam 1212III Xuất khẩu hàng dệt may: Hiện trạng và triển vọng 1515

A Xuất khẩu hàng dệt may và vai trò trong thời gian qua, đặc biệt từ khi gianhập WTO 1515

B Một số phân tích đối với ngành dệt may của Việt Nam 1818C Tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính trong thời gian tới2121

D Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 2424E Vai trò của Chính phủ và Hiệp hội trong quá trình phát triển ngành dệt may

nói chung và xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may nói riêng 27271 Các biện pháp chung 2727

2 Các biện pháp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinhtế toàn cầu 3030

IV Các vấn đề đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam 3131V Kết luận và khuyến nghị 3737

A Kết luận 3737

B Khuyến nghị 3838

C Đề xuất một số chương trình hành động 4141Tài liệu tham khảo 4443

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc của một số thị trường chính,

Bảng 2: Thuế nhập khẩu cam kết (trung bình) khi gia nhập WTO 1313

Bảng 3: Tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành dệt may (%) 1414

Bảng 4: Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may, 2000-2008 1717

Bảng 5: Trần thuế suất nhập khẩu cam kết cuối cùng của một số thị trường chính2222Bảng 6: Thuế suất (kết hợp) của Nhật Bản đối với hàng dệt may nhập khẩu từ ViệtNam 2323

Bảng 7: Bảng số liệu và dự báo tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may củaViệt Nam giai đoạn 2006-2013 2525

Bảng 8: Cân đối nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn2005-2020 2626

Bảng 9: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt mayđến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020 2728

DANH MỤC CÁC HÌNHHình 1: FDI vào ngành dệt may: số dự án và số vốn đầu tư (triệu USD) trong 1988-2008 1918

Hình 2: Ảnh hưởng của các vấn đề đến chuỗi giá trị ngành dệt may 3434

DANH MỤC CÁC HỘPHộp 1: Các sản phẩm dệt may trong Hệ thống phân loại HS 1010

Hộp 2: Tác động của thuế nhập khẩu và hàm ý từ tự do hóa thương mại 1414

Hộp 3: Một số điểm mạnh của ngành dệt may Việt Nam 1919

Hộp 4: Một số điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam 2020

Hộp 5: Một số cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam 2021

Hộp 6: Một số thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam 2121

Trang 4

I Giới thiệu chung

Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọngtrong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới Với tốc độtăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vàotăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở ViệtNam Những thành tựu này là nhờ doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, gây dựng vàcủng cố quan hệ bạn hàng với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng thời tậndụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có chi phí thấp Triển vọng củangành dệt may đang sáng dần, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởisắc sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam vẫntiếp tục có những bước đi mạnh mẽ theo hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tếkhu vực và thế giới Với việc Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi cáchiệp định đối tác kinh tế, các hiệp định thương mại tự do (FTA) ở cấp song phươngvà đa phương, các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt maynói riêng sẽ có nhiều cơ hội từ việc phát triển thương mại theo cách ít bị bảo hộ(thường là méo mó) nhất Tuy nhiên, những cơ hội ấy chỉ tận dụng được hiệu quả nếudoanh nghiệp xử lý hiệu quả các thách thức từ quá trình hội nhập Để tận dụng đượccơ hội và xử lý được thách thức, các doanh nghiệp trước hết cần được cung cấp thôngtin liên quan đến sự phát triển của ngành

Nghiên cứu này được thực hiện trước hết nhằm đưa ra những thông tin chungvà cơ bản nhất về các cam kết liên quan đến ngành dệt may của Việt Nam trong cáchiệp định thương mại Cùng với việc trình bày một số đánh giá triển vọng và các vấnđề, thách thức, nghiên cứu sẽ có một số khuyến nghị đối với Chính phủ, Hiệp hội DệtMay Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của ngành dệtmay Nghiên cứu này được chuẩn bị chủ yếu cho các doanh nghiệp trong ngành dệtmay, mặc dù có thể sử dụng để tham khảo cho các đối tượng thuộc Chính phủ, Hiệphội Dệt May Việt Nam, và các cơ quan nghiên cứu khác

Ngoài phần Giới thiệu, báo cáo còn có 04 phần Phần II tóm tắt các cam kếtthương mại của Việt Nam trong ngành dệt may trong khung khổ WTO Tiếp đó, phầnIII đánh giá lại diễn biến và triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam, cótính đến khả năng tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính được thể hiện qua các hiệpđịnh thương mại Phần III cũng nhìn nhận lại vai trò của Chính phủ và Hiệp hội DệtMay Việt Nam trong công tác phát triển ngành dệt may nói chung và thúc đẩy xuất

Trang 5

khẩu dệt may nói riêng Phần IV nêu lên những vấn đề và thách thức đối với xuấtkhẩu hàng dệt may, nhìn từ góc độ các hiệp định thương mại Cuối cùng, phần V rútra một số kết luận chính, và đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ, Hiệp hộiDệt May Việt Nam, và các doanh nghiệp trong ngành dệt may.

II Cam kết thương mại của Việt Nam về dệt may trong các hiệp địnhthương mại

A WTO và các hiệp định có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngànhdệt may

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức toàn cầu chuyên xử lý cácvấn đề liên quan đến quy định thương mại giữa các nền kinh tế Hoạt động của WTOdựa trên nền tảng các hiệp định được các thành viên đàm phán, ký kết và phê chuẩn.Mục tiêu hoạt động của WTO là hỗ trợ hoạt động của các nhà sản xuất, xuất khẩu, vànhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thông qua việc giảm dần các rào cản đối với hoạtđộng trao đổi thương mại giữa các quốc gia Kết quả là môi trường kinh tế thế giới sẽít bị bóp méo bởi các quy định pháp lý của một quốc gia hay một số quốc gia, qua đólàm tăng thịnh vượng và tổng giá trị phúc lợi cho tất cả người dân và nền kinh tế Tuynhiên, WTO không chỉ hướng đến tự do hóa thương mại mà trong một số trường hợpcòn ủng hộ việc duy trì các rào cản thương mại nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệmôi trường hoặc tránh sự lây lan của dịch bệnh, v.v

Các hiệp định của WTO rất dài và rất phức tạp, do có nhiều quy định xử lý cácvấn đề pháp lý điều chỉnh một loạt các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, dệt may,ngân hàng, viễn thông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp và an toàn sảnphẩm, vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, v.v Tuy nhiên, tất cả các hiệp định này đềudựa trên những nguyên tắc có tính nền tảng, đơn giản Những nguyên tắc này chính làcơ sở cho hệ thống trao đổi thương mại đa phương.

Thứ nhất, hoạt động thương mại không bị phân biệt đối xử Nguyên tắc này

dựa trên hai cột trụ chính: đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) Đốixử tối huệ quốc yêu cầu các quốc gia không phân biệt đối xử giữa các nền kinh tế đốitác Nói cách khác, nếu một quốc gia dành ưu đãi đặc biệt (chẳng hạn, dưới dạng mứcthuế quan ưu đãi thấp hơn) cho một đối tác nào đó thì cũng phải dành ưu đãi ấy chotất cả các đối tác là thành viên của WTO khác Nguyên tắc này là rất quan trọng,được thể hiện trong điều khoản đầu tiên của Hiệp định Tổng quan về Thuế quan vàThương mại (GATT), và cũng được ưu tiên trong Hiệp định Tổng quan về Thươngmại Dịch vụ (GATS) Tuy nhiên, đối xử tối huệ quốc không áp dụng đối với một sốtrường hợp (dưới những quy định ngặt nghèo) như khi các quốc gia thành viên tham

Trang 6

gia hiệp định thương mại tự do, hay khi một quốc gia dành ưu đãi cho một thành viênlà nước đang phát triển, v.v Trong khi đó, đối xử quốc gia yêu cầu mỗi thành viênphải đối xử bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, ít nhất làsau khi hàng nước ngoài đã thâm nhập thị trường Đối xử quốc gia này cũng được ápdụng đối với các dịch vụ trong nước và nước ngoài, và với các thương quyền, bảnquyền, và bằng sáng chế trong nước và nước ngoài Nguyên tắc này được thể hiệntrong cả ba hiệp định chính của WTO (GATT, GATS, và TRIPS) Lưu ý là đối xửquốc gia chỉ áp dựng khi một sản phẩm, dịch vụ hay tài sản trí tuệ đã tham gia thịtrường.

Thứ hai, khuyến khích tự do hóa thương mại một cách dần dần, thông qua

đàm phán Giảm bớt rào cản thương mại (như thuế nhập khẩu, hạn ngạch, v.v.) là mộttrong những biện pháp rõ nhất để khuyến khích thương mại Kể từ khi GATT đượcđưa vào từ năm 1947-1948 đã có 8 vòng đàm phán Vòng đàm phán thứ 9 - dướiChương trình Nghị sự Phát triển Doha - đang được tiến hành Trong giai đoạn đầu,những vòng đàm phán tập trung vào giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu Đếngiữa thập kỷ 1990, các nước công nghiệp đã giảm mức thuế quan đối với hàng côngnghiệp xuống dưới mức 4% Kể từ những năm 1980, các vòng đàm phán cũng tậptrung với những rào cản phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa, và những lĩnhvực khác như dịch vụ và sở hữu trí tuệ Quá trình mở cửa thị trường có thể mang lạinhiều lợi ích, nhưng cũng đòi hỏi phải có những bước điều chỉnh Các hiệp địnhWTO cho phép các nước thành viên điều chỉnh dần theo hướng gia tăng tự do hóa.1

Thứ ba, chính sách thương mại phải dễ tiên liệu, thông qua cam kết có hiệu

lực và minh bạch Trên thực tế, cam kết không tăng rào cản thương mại có thể đóng

vai trò quan trọng như là giảm rào cản thương mại, vì cam kết ấy giúp các doanh

nghiệp có niềm tin hơn vào các cơ hội trong tương lai Tính ổn định và dễ tiên liệucủa chính sách sẽ giúp khuyến khích đầu tư, tạo việc làm, trong khi người tiêu dùnglại được hưởng lợi từ cạnh tranh (khiến hàng hóa đa dạng hơn và giá rẻ hơn) Chínhhệ thống thương mại đa phương thể hiện nỗ lực của các chính phủ trong việc xâydựng môi trường kinh doanh ổn định và dễ tiên liệu hơn Trong khung khổ của WTO,khi các quốc gia đồng ý mở cửa thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ, họ sẽ phải đưa ranhững cam kết có hiệu lực Đối với thương mại hàng hóa, cam kết có hiệu lực có thểđược thể hiện dưới dạng trần thuế suất Một quốc gia có thể thay đổi các cam kết cóhiệu lực này, với điều kiện phải đàm phán với các đối tác thương mại khác Bên cạnhđó, hệ thống WTO còn cải thiện tính ổn định và dễ tiên liệu thông qua việc khôngkhuyến khích sử dụng hạn ngạch, yêu cầu làm rõ và công khai các quy định thươngmại.

1 Các nước đang phát triển thường được cho phép thực hiện trong một khoảng thời gian dài hơn.

Trang 7

Thứ tư, hệ thống WTO thúc đẩy cạnh tranh công bằng Mặc dù có quan điểm

giảm rào cản thương mại, hệ thống WTO vẫn cho phép tồn tại thuế quan và, trongmột số ít trường hợp khác, các loại hình bảo hộ khác Như vậy, hệ thống quy định củaWTO hướng tới cạnh tranh mở, công bằng, và không bị bóp méo Các quy định vềchống bán phá giá và trợ cấp cũng cho phép các chính phủ phản ứng bằng cách áp đặtthêm thuế quan nhập khẩu nhằm bù đắp những thiệt hại của thương mại không côngbằng Nhiều hiệp định khác, như trong nông nghiệp, sở hữu trí tuệ, dịch vụ, v.v cũnghướng tới cạnh tranh công bằng.

Thứ năm, hệ thống quy định của WTO khuyến khích phát triển và cải cách

kinh tế Với việc thúc đẩy thương mại theo hướng mở, công bằng, và không bị bópméo, hệ thống quy định của WTO đã góp phần giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn,qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế Bên cạnh đó, các nước đang phát triển cần có sựlinh hoạt về thời gian cần thiết để thực thi các hiệp định Các hiệp định cũng chophép các hỗ trợ đặc biệt và miễn trừ thương mại đối với các nước đang phát triển Kểtừ vòng đàm phán Uruguay, rất nhiều nước đang phát triển và chuyển đổi sang nềnkinh tế thị trường đã thực hiện các chương trình tự do hóa thương mại Vai trò củacác nước đang phát triển trong các vòng đàm phán, đặc biệt là vòng đàm phán Doha,đã lớn hơn rất nhiều, thể hiện qua tiếng nói chủ động và có ảnh hưởng của các nướcnày trong quá trình đàm phán Cuối vòng Uruguay, các nước đang phát triển lẽ raphải thực hiện hầu hết các nghĩa vụ như của các nước phát triển, nhưng các hiệp địnhđã dành cho họ những khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh theo một số điềukhoản của WTO.

Một số hiệp định của WTO có thể điều chỉnh hoạt động của ngành may mặc.

Thứ nhất, Hiệp định Tổng quan về Thuế quan và Thương mại (1994) được ký kết vào

năm 1994 có những quy định chung về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đốivới hoạt động trao đổi hàng hóa, trong đó có hàng dệt may Theo đó, hàng dệt mayxuất khẩu của thành viên WTO vào một nước thành viên khác sẽ nhận được những

đối xử tốt nhất (chẳng hạn, về thuế nhập khẩu) mà nước thành viên ấy dành cho các

thành viên WTO.

Thứ hai, Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại cũng có thể ảnh

hưởng đến hoạt động của ngành dệt may Hiệp định này nhằm bảo đảm các quy định,tiêu chuẩn, thủ tục kiểm định và chứng nhận không tạo ra những trở ngại không cầnthiết đối với thương mại, rõ ràng Trong những năm gần đây, các quốc gia thành viênđã áp dụng rất nhiều quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, với lý do nhằm bảo đảm chohàng hóa đủ chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân bản xứ - vốncó mức sống cao hơn - hoặc nhằm khuyến khích các xã hội hiện đại sử dụng các hàng

Trang 8

hóa thân thiện với môi trường Tuy vậy, những lý do này thường được sử dụng đểbào chữa cho những rào cản kỹ thuật có tác động bóp méo quá mức cần thiết Bảnthân việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài cũng gây ra những khoảnchi phí không nhỏ cho các nhà sản xuất và xuất khẩu, và làm giảm khả năng cạnhtranh của hàng xuất khẩu.

Thứ ba, các quy định về xuất xứ của hàng hóa cũng có thể ảnh hưởng đến khả

năng thâm nhập thị trường của các sản phẩm dệt may Các quy định này liên quanđến các tiêu chí được sử dụng nhằm xác định xem sản phẩm được sản xuất ở đâu.Theo Hiệp định về Quy định xuất xứ, các thành viên WTO phải bảo đảm các quyđịnh xuất xứ được ban hành và thực thi một cách minh bạch, mà không có tác dụnghạn chế, bóp méo, hay gián đoạn đối với thương mại quốc tế, và được quản lý mộtcách thống nhất, đầy đủ, và hợp lý Về dài hạn, Hiệp định hướng tới sự hài hòa hóacác quy định về xuất xứ của các nước thành viên WTO, ngoại trừ các quy định trongmột số hiệp định ưu đãi thương mại (như hiệp định thương mại tự do) Tất cả cácquốc gia đều thừa nhận rằng việc hài hòa hóa các quy định này sẽ góp phần thúc đẩythương mại quốc tế Các quy định về xuất xứ được sử dụng nhằm: thực hiện các biệnpháp và công cụ chính sách thương mại như thuế chống bán phá giá, các biện pháp tựvệ, v.v.; xác định xem liệu sản phẩm nhập khẩu sẽ nhận được ưu đãi tối huệ quốc haychỉ là ưu đãi thương mại; thống kê thương mại; vận dụng các quy định về nhãn mác;và phục vụ cho mua sắm chính phủ Tuy vậy, các quy định này cũng có thể được vậndụng thiếu hợp lý với mục đích bảo hộ Chính vì vậy, Hiệp định về xuất xứ hàng hóacó thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may.

Thứ tư, định giá hải quan cũng là một vấn đề cần được tính đến Định giá hải

quan là một thủ tục hải quan được thực hiện nhằm xác định giá trị hải quan của hàngnhập khẩu Đối với các đơn vị nhập khẩu, quá trình này có ý nghĩa quan trọng như làmức thuế được áp dụng, vì nếu mức thuế được tính theo tỷ lệ % của giá trị hải quan,giá trị hải quan cũng ảnh hưởng đến mức thuế phải chịu đối với hàng nhập khẩu.Hiệp định về định giá hải quan trong khung khổ WTO hướng tới một hệ thống địnhgiá hàng hóa cho mục đích hải quan được thực hiện một cách công bằng, đồng nhất,và trung tính Kể từ khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định này đã đượcthay thế bằng Hiệp định về thực thi Điều VII của GATT 1994, và chỉ áp dụng đối vớiquá trình định giá hàng nhập khẩu để áp dụng mức thuế nhập khẩu theo tỷ lệ %.2Theo đó, định giá hải quan chủ yếu dựa trên giá hàng hóa thực trả - thường được thểhiện trên hóa đơn - có thực hiện một số điều chỉnh được nêu trong Điều VIII 6

2 Hiệp định này không áp dụng với việc định giá hải quan nhằm xác định thuế xuất khẩu hay quản lýhạn ngạch dựa trên giá trị hàng hóa, và không áp dụng đối với việc định giá hải quan nhằm áp thuếtrong nước hoặc quản lý ngoại hối.

Trang 9

phương pháp định giá được sử dụng là: (1) giá trị giao dịch; (2) giá trị giao dịch củahàng hóa giống hệt; (3) giá trị giao dịch của hàng hóa tương tự; (4) phương pháp trừ(deduction); (5) phương pháp tính toán (computed method); (6) phương pháp dựphòng (fall back method).

Hiện tại các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thực hiện các hợp đồnggia công là chủ yếu, vì vậy các DN chưa thấy rõ được sự ảnh hưởng của Hiệp địnhnày Tuy nhiên các DN đang phấn đấu tăng dần tỷ lệ đơn hàng theo phương thứcFOB, do vậy việc hiểu biết Hiệp định này là một việc cần thiết để các DN chủ độngsử dụng được lợi thế của phương pháp định giá này tăng tính cạnh tranh của sảnphẩm may mặc Việt Nam khi hội nhập thế giới.

Một hiệp định khác có thể ảnh hưởng đến ngành dệt may khi gia nhập WTO làquy định về việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may, sau khi Hiệp địnhvề Dệt May (ATC) chấm dứt vào cuối năm 2004 Trước đây, trong giai đoạn 1974-1994, theo Hiệp định về thỏa thuận đa sợi (MFA), hạn ngạch nhập khẩu hàng dệtmay được đàm phán song phương giữa các thành viên WTO, qua đó cho phép nhậpkhẩu hàng dệt may không chịu điều chỉnh hoàn toàn của GATT Trong giai đoạn1995-2004, Hiệp định ATC được thực hiện với vai trò là một công cụ chuyển đổi,giúp đưa các sản phẩm dệt may trở lại quy trình tự do hóa theo GATT 1994 Kể từ01/01/2005, hàng dệt may xuất khẩu từ một nước thành viên WTO sang một nướcthành viên khác sẽ không còn chịu hạn ngạch nữa Như vậy, với việc gia nhập WTO,Việt Nam sẽ không còn gặp phải vấn đề hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may nữa.Điều này giúp Việt Nam có nền tảng cạnh tranh công bằng hơn, ít nhất là về mặtpháp lý, với các nước sản xuất hàng dệt may khác như Ấn Độ, Băng-la-đét, TrungQuốc, v.v.

Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may cũng chịu điều chỉnh củacác quy định khác trong khung khổ của WTO như xử lý tranh chấp, tự vệ Nếu chorằng một đối tác thành viên khác vi phạm các quy định về thương mại của WTO, cácnước có thể vận dụng cơ chế xử lý tranh chấp ở cấp độ đa phương, thay vì đơnphương thực hiện các biện pháp đáp trả Kể từ vòng đàm phán Uruguay, quá trình xửlý tranh chấp đã được tổ chức tốt hơn, với các bước được quy định rõ ràng Quy địnhvề thời hạn xử lý tranh chấp cũng rõ ràng hơn, trong khi thời gian của các bước lạilinh hoạt.3 Mặc dù vậy, các quốc gia liên quan cũng có thể tự đàm phán và xử lý tranhchấp Cơ chế tự vệ cũng cho phép vận dụng những bảo hộ khẩn cấp đối với hàngnhập khẩu Khi ấy, một thành viên WTO có thể tạm thời hạn chế nhập khẩu một loạihàng hóa nào đó nếu ngành công nghiệp trong nước bị tổn thương hoặc bị đe dọa do

3 Quá trình xử lý tranh chấp có thể được đẩy nhanh nếu cần thiết.

Trang 10

nhập khẩu hàng hóa ấy gia tăng Tuy nhiên, các biện pháp này ít được sử dụng, vì cácchính phủ thường ưu tiên đàm phán song phương nhằm thuyết phục các nước đối tác

tự nguyện hạn chế xuất khẩu.

Ngoài các hiệp định trong khung khổ WTO, các hiệp định thương mại tự dokhác mà Việt Nam tham gia ký kết và thực thi cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng xuất khẩu hàng dệt may Đáng chú ý, các hiệp định thương mại tự do này chủyếu được ký trong khung khổ của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).Các hiệp định thương mại này bao gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN - TrungQuốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệpđịnh đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), và Hiệp định thương mạitự do ASEAN - Úc - Niu Dilân (AANZFTA) Ngoài ra, Việt Nam còn có Hiệp địnhđối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) - có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuấtkhẩu dệt may vào thị trường Nhật Bản.

B Cam kết thuế quan của một số thị trường chính

Hộp 1: Các sản phẩm dệt may trong Hệ thống phân loại HS

Các sản phẩm dệt may được phân loại theo các chương từ 50 đến 63 trong Hệ thốngphân loại HS:

Chương 55 Xơ, sợi staple nhân tạo

Chương 56 Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt, sợi xe, sợi coóc, sợi xoắn thừng, sợi cáp và các sản phẩm của chúng

Chương 57 Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác

Chương 58 Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vỉ dệt chân sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu

Chương 59 Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp, các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp

Chương 60 Các loại hàng dệt kim hoặc móc

Chương 61 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc mócChương 62 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc

Trang 11

Chương 63 Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác; vải vụn.

Bảng 1 trình bày mức thuế suất ưu đãi tối huệ quốc của một số thị trườngchính đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 Giaiđoạn 2006-2008 được chọn nhằm giúp so sánh mức thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệquốc trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Bảng 1: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc của một số thị trường chính,2006-2008

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu của WTO.

Có thể thấy mức thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc trong khung khổ WTO ởcác thị trường này không thay đổi nhiều Ở cộng đồng châu Âu (EC) và Nhật Bản,ngoại trừ nhóm hàng thuộc các Chương 50 và 53, các mặt hàng dệt may hầu như cóthuế suất trung bình không đổi hoặc chỉ thay đổi rất ít Nhìn chung, ở các thị trườngnày, mức thuế suất đối với các nhóm hàng thuộc các Chương 61, 62 và 63 cao hơn sovới ở các nhóm hàng dệt may còn lại

Trong khi đó, ở thị trường Hoa Kỳ, thuế suất chỉ thay đổi ở một số nhóm hàngthuộc các Chương 53, 54, và 55 Tương quan thuế suất của Hoa Kỳ đối với các nhómhàng dệt may cũng tương tự như ở EC và Nhật Bản, chỉ khác là mức thuế suất với sợifilamen nhân tạo (Chương 54), và xơ, sợi staple nhân tạo (Chương 55) cũng khá cao.

C Quyền lợi và nghĩa vụ cam kết của ngành dệt may Việt Nam

Quyền lợi

Trang 12

Sau khi gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam sẽ nhận được những đối xử

tương tự như các nước thành viên WTO khác dành cho nhau Thứ nhất, hàng dệt may

của Việt Nam khi xuất khẩu vào một nước thành viên WTO sẽ nhận được đối xử tốihuệ quốc mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên WTO khác

Thứ hai, khi đã thâm nhập được thị trường một nước thành viên WTO, hàng

dệt may của Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt với sản phẩm bản xứ nữa

Thứ ba, khi gặp tranh chấp thương mại, hàng dệt may của Việt Nam có thể

nhận được bảo vệ từ cơ chế xử lý tranh chấp trong khung khổ WTO

Thứ tư, trong những trường hợp khó khăn, ngành dệt may Việt Nam có thể

nhận được bảo hộ tạm thời từ cơ chế tự vệ

Thứ năm, sau khi gia nhập WTO, hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ

không còn chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào các nước thành viên khác nữa.4

Thứ sáu, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ đầu tư nước

ngoài, đi kèm với trình độ quản lý và kỹ thuật công nghệ mới

Cuối cùng, việc trở thành thành viên WTO cho thấy những nỗ lực cải cách và

phát triển kinh tế của Việt Nam đã được quốc tế công nhận, và đây là cơ sở để ViệtNam tham gia đàm phán và thực thi các cam kết tự do hóa thương mại ngày một sâurộng hơn

Như đã trình bày ở trên, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã tham kýkết các hiệp định khác như VJCEP, AANZFTA, AJCEP Chính những hiệp định nàycho thấy doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể sẽ nhận được tiếp cận thị trường tốthơn.

Nghĩa vụ

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải thực hiện các cam kết trong lĩnh vực dệt

may Thứ nhất, hàng rào bảo hộ dệt may trong nước không còn Trước khi gia nhập

WTO, thuế nhập khẩu hàng may mặc vào Việt Nam là 50%, thuế nhập khẩu vải là40%, thuế nhập khẩu sợi là 20% thì khi vào WTO, tất cả phải giảm xuống 2/3 chohợp với khung của thế giới Do vậy vải Trung Quốc sẽ tràn vào nước ta vì lúc nướcsẽ phải cạnh tranh với vải Trung Quốc nhập khẩu

Thứ hai, nguồn lao động chắc chắn sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnhtranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn Thứ ba, sẽ có rất nhiều nhà đầu

4 Từ 2005, trong khung khổ WTO, hạn ngạch đã được bãi bỏ đối với hàng dệt may EU cũng bãi bỏhạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam ngay từ thời điểm này.

Trang 13

tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, do vậy, sức ép cạnh tranh đối với các doanhnghiệp Việt Nam sẽ tăng lên

Bảng 2: Thuế nhập khẩu cam kết (trung bình) khi gia nhập WTO

Đơn vị tính: %Chương HS Trần thuế suất khi gia nhập Trần thuế suất cuối cùng

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ biểu thuế nhập khẩu cam kết khi gia nhập WTO.

Bảng 2 thể hiện mức thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với các sản phẩm dệtmay phân loại theo Chương HS Theo đó, hầu hết các mức trần thuế suất sẽ bắt đầugiảm ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO, và không bị cắt giảm theo lộ trình thêmnữa Điều này được thể hiện qua mức trần thuế suất khi gia nhập và trần thuế suấtcuối cùng là khá giống nhau Chỉ có 5 dòng thuế vẫn tiếp tục được cắt giảm thêm là59112000 (từ 10% xuống 8% vào năm 2009), 59119010 (từ 10% xuống 5% vào năm2010), 59119090 (từ 10% xuống 5% vào năm 2010), 63079010 (từ 15% xuống 10%vào năm 2009), 63079020 (từ 15% xuống 10% vào năm 2009) Với việc tham giaWTO, Việt Nam cũng phải cam kết không vận dụng hạn ngạch nhằm hạn chế nhậpkhẩu hàng dệt may.5

Các cam kết giảm thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu sẽ làm giảm mức độbảo hộ đối với ngành dệt may Bảng 3 thể hiện ước tính mức độ bảo hộ thực tế - mứctăng giá trị gia tăng của ngành trong trường hợp có bảo hộ so với trường hợp khôngcó bảo hộ - của các ngành dệt may Theo đó, mức độ bảo hộ thực tế của các ngành

5 Đây không phải là vấn đề lớn vì Việt Nam chỉ áp dụng hạn ngạch thuế quan với một số ít các mặthàng (gần đây nhất là 6 nhóm mặt hàng: trứng gà; trứng vịt; trứng gia cầm loại khác; thuốc lá nguyênliệu; muối; đường tinh luyện và đường thô; theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BCT ngày 28/12/2007của Bộ Công Thương).

Trang 14

dệt may tăng nhẹ trong giai đoạn 2008-2010, trước khi giảm liên tục trong các nămtiếp theo cho đến 2020 Mức độ bảo hộ thực tế đối với các sản phẩm quần áo đượcduy trì khá ổn định kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO Đối với thảm dệt và cácsản phẩm thêu ren, tỷ lệ bảo hộ thực tế chỉ tăng nhẹ trong giai đoạn 2007-2010, trướckhi giảm xuống trong giai đoạn 2015-2020 Riêng sản phẩm sợi còn không nhậnđược bảo hộ từ hàng rào thuế quan, thể hiện qua tỷ lệ bảo hộ nhỏ hơn 0 trong giaiđoạn 2007-2020

Bảng 3: Tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành dệt may (%)

Hộp 2: Tác động của thuế nhập khẩu và hàm ý từ tự do hóa thương mại

Thuế nhập khẩu khiến các sản phẩm dệt may từ nhập khẩu sẽ được bán trongnước với giá cao hơn Do đó, các sản phẩm dệt may tương tự trong nước cũng sẽ cógiá bán cao hơn, và các doanh nghiệp trong nước được nhiều giá trị gia tăng hơn.Tính toán trong Bảng 3 cho thấy hầu hết các sản phẩm dệt may (trừ sợi) đều có nhiềugiá trị gia tăng hơn trong trường hợp có thuế nhập khẩu Nói cách khác, giảm dầnmức thuế nhập khẩu sẽ làm giảm giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong ngànhnếu các doanh nghiệp này không nâng cao khả năng cạnh tranh và hàm lượng giá trịgia tăng (thông qua việc thực hiện các công đoạn khác trong chuỗi giá trị nhưmarketing, thiết kế mẫu mã, v.v.).

Như đã trình bày ở trên, việc Việt Nam tham gia một loạt các FTA - chủ yếu ởcấp đa phương trong khung khổ của ASEAN - cũng có những ảnh hưởng đến ngànhdệt may Trong các hiệp định này, những cam kết của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếpnhất đến ngành dệt may là cam kết thuế quan

Theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC ngày 12/06/2008 về việc ban hành biểuthuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lựcchung (CEPT) trong giai đoạn 2008-2013, các mức thuế suất mà Việt Nam dành chohàng dệt may nhập khẩu từ các nước ASEAN chỉ là 0 hoặc 5% Đây sẽ là thách thứcđối với hàng dệt may sản xuất trong nước, vì mức thuế thấp sẽ làm hàng dệt maynhập khẩu từ các nước ASEAN rẻ hơn Tuy nhiên, nhìn từ góc độ các hiệp định FTA

Trang 15

trong khung khổ ASEAN (như AKFTA, AJCEP), mức thuế thấp này lại có lợi chocác doanh nghiệp may mặc vì họ có thể nhập nguyên phụ liệu từ các nước ASEANvà tận dụng quy định về xuất xứ gộp trong các hiệp định này.

Trong khi đó, mức thuế suất ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN Hàn Quốc mà Việt Nam mới ban hành cho giai đoạn 2009-2011 chủ yếu ở các mức3%, 5%, 8% và 12% (phổ biến) cho nhóm sản phẩm dệt và chủ yếu ở mức 20% chonhóm sản phẩm may mặc (theo Quyết định số 112/2008/QĐ-BTC ngày 01/12/2008).

-Có thể nói Việt Nam đã có nhiều cam kết khác nhau trong khung khổ củaWTO và các FTA ở cấp khu vực thể hiện nỗ lực tự do hóa thương mại, và là tín hiệutốt cho nền kinh tế nói chung Đáng chú ý là các biểu thuế cam kết đã được ban hànhvới lộ trình khá minh bạch Tuy nhiên, các cam kết này nằm trong các khung khổkhác nhau, và có các quy định riêng khác nhau Mức độ ảnh hưởng của các cam kếtcụ thể còn phụ thuộc xem doanh nghiệp định hướng thâm nhập thị trường nào.

III.Xuất khẩu hàng dệt may: Hiện trạng và triển vọng

A Xuất khẩu hàng dệt may và vai trò trong thời gian qua, đặc biệt từkhi gia nhập WTO

Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những nămvừa qua Xuất khẩu hàng dệt may cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấntượng Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã tăng liên tục từ mức 1,15 tỷ USD vàonăm 1996 lên gần 2 tỷ USD vào năm 2001 và xấp xỉ 7,8 tỷ USD vào năm 2007 vàkhoảng 9,1 tỷ USD vào năm 2008 (Bảng 4) Trong 10 tháng đầu năm 2009, dưới tácđộng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành dệt maycũng đạt giá trị xuất khẩu gần 7,5 tỷ USD, chỉ giảm khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm2008 Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu đã tăng khá nhanh kể từ năm 2002 đến nay, vớimức tăng trung bình trong giai đoạn 2002-2008 khoảng 22%/năm.

Theo thị trường, Hoa Kỳ có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, đặc biệt là kểtừ năm 2002 trở lại đây khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳcó hiệu lực Chỉ riêng trong năm 2002, giá trị xuất khẩu hàng dệt may vào thị trườngHoa Kỳ đã tăng hơn 21 lần lên hơn 950 triệu USD, so với mức 45 triệu USD của năm2001 Kể từ năm 2002 đến nay, xuất khẩu của hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳcũng luôn tăng trưởng nhanh, đạt mức gần 2 tỷ USD vào năm 2003, và 3,8 tỷ USDvào năm 2007

Tỷ trọng của thị trường Hoa Kỳ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may củaViệt Nam cũng tăng tương ứng, từ mức xấp xỉ 34,6% vào năm 2002 lên gần 50,7%

Trang 16

vào năm 2007 Các thị trường chủ yếu khác của hàng dệt may Việt Nam là EU vàNhật Bản Thị trường EU có mức tăng khá ổn định, từ mức 225 triệu USD vào năm1996 lên 1,5 tỷ USD vào năm 2007 Trong khi đó, xuất khẩu hàng dệt may vào NhậtBản có diễn biến phức tạp hơn, mặc dù vẫn thể hiện xu hướng tăng: giá trị xuất khẩutăng từ gần 250 triệu USD lên 620 triệu USD vào năm 2000, sau đó giảm liên tụcxuống còn 514 triệu USD vào năm 2003 trước khi tăng liên tục lên 800 triệu USDvào năm 2007 Chỉ riêng ba thị trường này đã chiếm hơn 81% giá trị xuất khẩu hàngdệt may của Việt Nam, mặc dù đã giảm so với mức đỉnh điểm gần 85,9% vào năm2004.

Mở rộng tiếp cận thị trường xuất khẩu của ngành dệt may cũng góp phần tạođiều kiện cho ngành dệt may không ngừng lớn mạnh Trong giai đoạn 2000-2006,ngành dệt may Việt Nam đã tạo thêm việc làm cho khoảng 600.000 lao động.6 Tínhtheo giá so sánh (năm 1994), trong giai đoạn 2000-2008, giá trị sản xuất của ngànhdệt đã tăng gần 2,7 lần, từ gần 10.040 tỷ đồng lên hơn 26.950 tỷ đồng Ngành maymặc thậm chí còn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, từ mức 6.040 tỷ đồng lêngần 26.620 tỷ đồng (cũng theo giá so sánh năm 1994) trong cùng giai đoạn

Tuy nhiên, nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc chủ yếu là từ nguồnnhập khẩu Trong khi đó, ngành dệt hầu như chưa đáp ứng được đủ yêu cầu (cả về sốlượng và chất lượng) cho ngành may Nói cách khác, mối liên kết giữa ngành dệt vàngành may mặc còn chưa thật sự chặt chẽ.7 Ngành dệt còn mang hơi hướng thay thếnhập khẩu, nhưng lại chưa đạt hiệu quả sản xuất và quy mô sản xuất cần thiết Trongkhi đó, ngành may mặc có tính định hướng xuất khẩu cao, nhưng lại phải dựa vàonguyên phụ liệu nhập khẩu

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong giai đoạn 2000-2003 thậm chí còn thấphơn giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu, và chỉ đạt giá trị dương trong những năm gầnđây (Bảng 4) Điều này là do ngành may mặc còn phải phục vụ cả nhu cầu trongnước và nhu cầu xuất khẩu, nên phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu hơn Mặc dùvậy, điều này lại ảnh hưởng đến việc cân đối ngoại tệ trong bản thân ngành dệt may.

Bảng 4: Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may, 2000-2008

Đơn vị tính: Triệu USD

Trang 17

Nguyên phụ liệu máy

Cộng nhập (chưa kể hóa chất thuốc nhuộm)

Tại thị trường Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất với tỷ trọng trên 55% trong giá trị

xuất khẩu dệt may - các doanh nghiệp đã nỗ lực phối hợp với các nhà nhập khẩutrong việc xác định lại cơ cấu giá cả hợp lý trên cơ sở vẫn giữ vững chất lượng sảnphẩm và dịch vụ Nhờ đó trong năm 2008, hàng dệt may Việt Nam đạt kim ngạch vàoHoa Kỳ trên 5,1 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2007 Trong 9 tháng đầu năm 2009,nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ giảm đến 12,7% và hàng nhập từ hầu hết cácnước sản xuất chính đều giảm (từ Hồng Kông giảm 21%, từ In-đô-nê-xi-a giảm2,9%, từ Thái Lan giảm 25,6%, từ Ấn Độ giảm 7,7%) Tuy nhiên, hàng dệt may ViệtNam xuất vào thị trường này vẫn tăng 18% về lượng và chỉ giảm 4,5% về giá trị.

Tại thị trường châu Âu - chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu dệt may, các

doanh nghiệp đã cải thiện chất lượng và mở rộng dịch vụ hỗ trợ cho nhà nhập khẩucũng như tuân thủ quy chế mới về an toàn cho người tiêu dùng Nhờ đó, giá trị xuấtkhẩu 9 tháng đầu năm 2009 đạt xấp xỉ 1,25 tỷ USD, chỉ giảm 3,5% trong điều kiệnnhập khẩu chung vào thị trường này giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thị trường Nhật Bản - thị trường lớn thứ ba của ngành dệt may Việt Nam,

thông qua VJEPA, các doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động xúc tiến hợp tác đầutư, thương mại với đối tác Nhật Bản Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường nàykhông ngừng tăng trưởng (năm 2008 tăng 12% và 9 tháng đầu năm 2009 tăng 15,3%) Đây là kết quả đáng ghi nhận trong điều kiện nền kinh tế Nhật Bản cũng bị suygiảm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực để xúc tiến các thị trường mới.Trong 9 tháng đầu năm 2009, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc đãtăng 50%, vào Ảrập Xeut tăng 23%, vào Thụy Sĩ tăng 12,7%, vào các nước ASEANtăng 7,8%, v.v

Tại thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp đã tập trung đổi mới toàn diệnchiến lược phục vụ cho người tiêu dùng Các biện pháp đã và đang được thực hiện

Trang 18

bao gồm đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu thị trường, thị hiếu, tăng cường công tácthiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phùhợp, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp với chương trìnhđưa hàng về nông thôn và tăng uy tín thương hiệu Những biện pháp này cũng thểhiện nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược lấy nội địa làm thịtrường cơ bản để tồn tại và vượt qua suy thoái của nhiều doanh nghiệp

B Một số phân tích đối với ngành dệt may của Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh Trước hết, trang

thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90% Các sản phẩmđã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ,EU, và Nhật Bản chấp nhận

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bóchặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới Bản thâncác doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí laođộng, kỹ năng và tay nghề may tốt.

Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xãhội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài Bản thânviệc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộngtiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nóiriêng Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăngtrong giai đoạn 2000-2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008 (Hình 1)

Hình 1: FDI vào ngành dệt may: số dự án và số vốn đầu tư (triệu USD) trong1988-2008

Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam.

Trang 19

Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xãhội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài Bản thânviệc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộngtiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nóiriêng Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăngtrong giai đoạn 2000-2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008 (Hình 1).

Hộp 3: Một số điểm mạnh của ngành dệt may Việt Nam

 Trang thiết bị được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%;

 Xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu,nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới;

 Việt Nam tạo được sự hấp dẫn đối với các thương nhân và nhà đầu tư nướcngoài.

Tuy vậy, ngành dệt may vẫn còn những điểm yếu nhất định May xuất khẩu

phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệlàm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp

Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tươngxứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu đểcung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao Như đã phân tích ở trên,tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giátrị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối vớinguyên phụ liệu nhập khẩu

Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy độngvốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị Chính quy mônhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ cóthể cung ứng cho một thị trường nhất định Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, cácdoanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhậpthị trường và/hoặc chuyển đổi sang thị trường khác Những khó khăn, ít nhất là banđầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thịtrường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là nhữngdẫn chứng tiêu biểu

Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năngsuất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớncác doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng đượcchiến lược dài hạn cho doanh nghiệp

Trang 20

Hộp 4: Một số điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam

 Chủ yếu làm gia công, hiệu quả thấp; Quy mô sản xuất nhỏ;

 Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật yếu kém, năng suất thấp, thiếu chiếnlược dài hạn.

Ngành dệt may có thể tận dụng một số cơ hội để phát triển xuất khẩu trong

thời kỳ hiện nay Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang cácnước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mớicho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinhnghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển

Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tếkhu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàngdệt may Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia kýkết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương(như Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp địnhtrong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v)

Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sứchấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới.Hơn nữa, bản thân thị trường nội địa có dân số 84 triệu dân với mức sống ngày càng đượcnâng cao thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các doanh nhân.

Hộp 5: Một số cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam

 Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đangphát triển;

 Cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn trong quá trình hội nhập kinh tế của ViệtNam;

 Gia tăng nguồn lực cho ngành từ đầu tư nước ngoài.

Tuy vậy, ngành dệt may của Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những

thách thức không nhỏ Một mặt, xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp,

công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷlệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thếgiới là thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu

Mặt khác, môi trường chính sách còn chưa thuận lợi Bản thân các văn bảnpháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của

Trang 21

các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiếnthương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng

Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệsinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trongnước Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để theođuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại Cácrào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt làtrong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Hộp 6: Một số thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam

 Xuất phát điểm thấp, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, năng lực cạnhtranh còn yếu;

 Môi trường chính sách chưa hoàn thiện, hay thay đổi, trong khi năng lựccán bộ còn yếu;

 Rào cản bảo hộ của các thị trường xuất khẩu.

C Tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính trong thời gian tới

Bảng 5 so sánh trần thuế suất nhập khẩu cam kết cuối cùng ở một số thị trườngchính của hàng dệt may Việt Nam Trần thuế suất nhập khẩu cam kết là cao nhất ởchâu Âu đối với các nhóm hàng thuộc các Chương 56, 58, 59, 61, 62, và 63 Đối vớicác hàng dệt may thuộc các Chương 50, 53, và 57 thì trần thuế suất nhập khẩu camkết lại là cao nhất ở Nhật Bản Đối với các nhóm hàng còn lại, Hoa Kỳ có mức trầnthuế suất cam kết lớn nhất.

Đáng chú ý là một số nhóm mặt hàng ở một số thị trường hiện đang có thuếsuất ưu đãi tối huệ quốc cao hơn so với trần thuế suất nhập khẩu cam kết cuối cùng.Ở thị trường EC, các mặt hàng này bao gồm các Chương 50, 53-55, 57 và 59 Ở thịtrường Nhật Bản, các mặt hàng này bao gồm các Chương 52-54, 56 và 62 Ở thịtrường Mỹ, các mặt hàng này bao gồm các Chương 50-53, 57, và 59-63 Đây chính làtiềm năng về dài hạn mà doanh nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc và tìm cách khaithác.

Ngược lại, một số mặt hàng hiện đang có thuế suất ưu đãi tối huệ quốc thấphơn so với trần thuế suất nhập khẩu cam kết cuối cùng Ở thị trường EC, các mặthàng này bao gồm các Chương 51, 52, 56, 58, 61 và 63 Ở thị trường Nhật Bản, cácmặt hàng này bao gồm các Chương 50, 51, 55, 57-61, và 63 Ở thị trường Mỹ, cácmặt hàng này bao gồm các Chương 54, 55 Về nguyên tắc, các thị trường nhập khẩuchính hoàn toàn có thể tăng thuế suất nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc đối với các mặt

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc của một số thị trường chính, 2006-2008 - VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
Bảng 1 Thuế suất nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc của một số thị trường chính, 2006-2008 (Trang 11)
Bảng 2: Thuế nhập khẩu cam kết (trung bình) khi gia nhập WTO - VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
Bảng 2 Thuế nhập khẩu cam kết (trung bình) khi gia nhập WTO (Trang 13)
Bảng 4: Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may, 2000-2008 - VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
Bảng 4 Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may, 2000-2008 (Trang 16)
Bảng 6: Thuế suất (kết hợp)8 của Nhật Bản đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam - VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
Bảng 6 Thuế suất (kết hợp)8 của Nhật Bản đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam (Trang 22)
Bảng 5: Trần thuế suất nhập khẩu cam kết cuối cùng của một số thị trường chính - VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
Bảng 5 Trần thuế suất nhập khẩu cam kết cuối cùng của một số thị trường chính (Trang 22)
Bảng 8: Cân đối nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn 2005-2020 - VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
Bảng 8 Cân đối nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn 2005-2020 (Trang 26)
Bảng 9: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020 - VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
Bảng 9 Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 27)
Ghi chú: Các hình nền màu thể hiện vấn đề số mấy ảnh hưởng đến liên hết trong chuỗi giá trị. - VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
hi chú: Các hình nền màu thể hiện vấn đề số mấy ảnh hưởng đến liên hết trong chuỗi giá trị (Trang 34)
Mục tiêu Nâng cao hình ảnh ngành may mặc Việt Nam. Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân - VIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
c tiêu Nâng cao hình ảnh ngành may mặc Việt Nam. Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w