1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.doc

7 13,7K 144
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nhà nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thựchiện quyền lực của mình nhằm phát huy tài năng, sức lực, sức lực của người laođộng trong việc gánh vác các công việc của nhà nước và xã hội, phục vụ lợi íchcủa chính họ Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước,việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào QLHCNN phải được ghinhận và đảm bảo thực hiện như một nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN.

Vậy nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN như thế nào?Nguyên tắc này có gì đặc biệt? Sự vận dụng nguyên tắc này trong QLHCNN ở

nước ta hiện nay ra sao? Cùng nghiên cứu đề tài: “Phân tích nguyên tắc nhân dânlao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước và đánh giá việcvận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiệnnay.” để giải quyết thắc mắc trên.

- Cơ sở pháp lý: Điều 3 – Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)

khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi

mặt của nhân dân”, điều này có nghĩa là quyền được tham gia vào quản lý các

công việc của Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân được Hiến phápghi nhận.

2 Đặc điểm của nguyên tắc

Trang 2

Nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN là một trong nhữngnguyên tắc cơ bản trong QLHCNN, bở lẽ đó nguyên tắc này có một số đặc điểm cơbản sau:

- Thứ nhất, nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNNđược ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ Hiến pháp, các vănbản luật đến văn bản dưới luật Điều này thể hiện tính pháp lý của nguyên tắc nàytrong QLHCNN Như đã nêu trên, điều 3 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung

năm 2001) khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm

chủ về mọi mặt của công dân” Như vậy, quyền được tham gia vào quản lý các

công việc của nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân, được Hiến phápghi nhân và trên thực tế, nó đã được bảo đảm thực hiện thông qua hàng loạt nhữnghoạt động cụ thể

- Thư hai, nguyên tắc này khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân laođộng trong QLHCNN, đúng như nguyên lý khoa học “nhân dân là gốc của quyềnlực nhà nước” mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra và thực tiễn đã chứng minh Mặtkhác, nó cũng xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việcđảm bảo những điều kiện cơ bản đề nhân dân lao động tham gia vào QLHCNN.

- Thứ ba, nguyên tắc này thể hiện tính khách quan và khoa học, vì:

+ Được xây dựng và đúc rút từ thực tế của cuộc sống, từ thực tiễn QLHCNN.+ Được xây dựng và ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, nguyêntắc này được xây dựng trên cơ sở của hoạt động QLHCNN chứ không phải ý muốnchủ quan của các chủ thể QLHCNN.

+ Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN cũng có yếu tốchủ quan, vì: nó được xây dựng nên bởi con người, được rút ra từ thực tế cuộcsống, nhờ có con người thông qua bộ óc con người Cho nên, nguyên tắc này baogiờ cũng chịu sự chi phối của điều kiện về chính trị, giai cấp, xã hội…

- Thứ tư, là một nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN nên nguyên tắc nhân dânlao động tham gia đông đảo vào QLHCNN mang tính ổn định cao, vì:

+ Chúng phản ánh các quy luật khách quan của quản lý hành chính Nhà nước, cho

Trang 3

nên tính ổn định phải được đảm bảo trong từng thời kỳ Song chúng không phải làbất biến, bởi vì cuộc sống luôn phát triển cùng với qui luật của nó.

+ Có mối liên hệ với các nguyên tắc cơ bản khác trong QLHCNN.

3 Các hình thức tham gia QLHCNN

Các hình thức tham gia QLHCNN là biểu hiện rõ nét nhất của nguyên tắcnhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNN, được pháp luật ghi nhận vàđảm bảo thực hiện bằng các phương tiện nhà nước Các hình thức này bao gồm:

3.1 Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước

Trước hết, có thể khẳng tham gia vào các cơ quan nhà nước là hình thứctham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả của người lao động vào hoạt độngQLHCNN bởi các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyềnlực nhà nước Người lao động nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quyđịnh đều có thể tham gia vào hoạt của các cơ quan nhà nước để trực tiếp hay giántiếp thực tiện công việc QLHCNN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Người laođộng có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua các conđường sau:

- Với tư cách là thành viên cơ quan nhà nước – những đại biểu được lựachọn thông qua con đường bầu cử như là được bầu làm Đại biểu Quốc hội, Đạibiểu hội đồng nhân dân các cấp, Ở cương vị này, người lao động trực tiếp xemxét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương, trongđó có các vấn đề về QLHCNN.

- Với tư cách là cán bộ, công chức, nhân dân lao động tham gia vào hoạtđộng của các cơ quan nhà nước khác như: cơ quan HCNN, cơ quan kiểm sát, cơquan xét xử,… Khi đó, họ sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà nước đểtiến hành những công việc khác nhau của QLHCNN, thể hiện vai trò làm chủ đấtnước, làm chủ xã hội của mình.

- Người lao động có thể gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quannhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thaymăt mình vào cơ quan quyền lự nhà nước ở trùn ương hay địa phương (Ví dụ: bầu

Trang 4

đại biểu Hội đồng nhân dân) Đây là cách thức rộng rãi nhất để nhân dân lao độngcó thể tham gia vào quản lý các công việc của nhà nước.

3.2 Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội

Điều 9 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân” Điều này có nghĩa, nhân dân lao động không chỉ tham gia vào

hoạt động của các cơ quan nhà nước mà còn tham gia vào hoạt động của các tổchức xã hội Bên cạnh đó, nhà nước cũng giúp đỡ về vật chất, tinh thần để các tổchức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việcthực hiện quyền tham gia QLHCNN của mình Chẳng hạn, Hội nông dân Việt Namthông qua các hình thức hoạt động của mình phát huy vai trò chủ động, sáng tạocủa nhân dân lao động trong QLHCNN.

Trên thực tế, các tổ chức xã hội đã thu hút được một lực lượng đông đảoquần chúng nhân dân lao động tham gia vào QLHCNN Ví dụ như: số lượng cácthành viên của các hội, hiệp hội, liên đoàn, câu lạc bộ,… liên tục tăng trong nhữngnăm qua Vì vậy, đây là một hình thức hoạt động rất có ý nghĩa đối với việc thúcđẩy và mở rộng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

3.3 Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở

Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân lao động thường xuyên thực hiệncác hoạt động mang tính chất tự quản như là tham gia hoạt động bảo vệ an ninh trậttự, vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống công cộng… Những hoạt động này đềugần gũi với nhân dân, do nhân dân lao động tự thực hiện và chúng có mối liên quanchặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản mà người dân lao độnglà những chủ thể tham gia tích cực, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xãhội của người dân mà pháp luật đã quy định thực sự được tôn trọng và đảm bảothực hiện Nhà nước cũng đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để phát huy vaitrò chủ động, tích cực của nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt động

Trang 5

có tính chất tự quản nêu trên.

3.4 Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lýhành chính nhà nước

Điều 53 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định

công dân có quyền “tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa

phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ýdân” Để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy định những quyền và nghĩa

vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của QLHCNN Bên cạnh việcthực hiện các quyền và nghĩa vụ này thông qua hoạt động của các cơ quan nhànước, các tổ chức xã hội, việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng làmột hình thức tham gia vòa QLHCNN của nhân dân lao động.

Ngày nay, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được tôn trọng vàđảm bảo thực hiện một cách đầy đủ hơn Do vậy, đây cũng là một hình thức có ýnghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ của mình.

II Việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vàoQLHCNN trong QLHCNN ở nước ta hiện nay

Ngày nay, nhân dân lao động tham gia vào QLHCNN càng ngày càng đôngđảo Biểu hiện cụ thể của sự tham gia này là trong hoạt động của các cơ quan nhànước, các tổ chức xã hội, các hoạt động tự quản ở cơ sở và thông qua việc thựchiện quyền và nghĩa vụ của mình Dù trực tiếp hay gián tiếp, dù dưới hình thức nàyhay hình thức khác, có thể nói rằng việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao độngtham gia đông đảo vào QLHCNN trong QLHCNN ở nước ta hiện nay đang theochiều hướng tích cực Cụ thể như sau:

- Trong việc tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước: khi đáp ứng

đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định, người lao động được tự ứng cử hoặcbầu cử vào các vị trí trong bộ máy nhà nước; được tuyển dụng, bổ nhiệm thành cánbộ, công chức và cũng được thể hiện nguyện vọng của mình thông qua việc bầu cửngười khác vào cơ quan nhà nước.

Trang 6

Hiện nay, công dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo,… đủ 18 tuổi trở nên được quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên được quyền ứng cửlàm đại biểu Hội đồng nhân dân (tính tuổi dựa theo giấy khai sinh) Minh chính rõnét nhất cho việc nhân dân lao động tích cực tham là vào hoạt động của các cơquan nhà nước là hoạt động bầu cử, ứng cử của nhân dân vào Hội đồng nhân dân.Nhân dân thực hiện tốt các quy định về bầu cử, ứng cử Người dân nhìn nhận đúngđắn hơn về bầu cử, ứng cử và thể hiện được vai trò làm chủ của mình trongQLHCNN “Giá trị thực tế” của lá phiếu ngày càng cao, tư cách, phẩm chất của cửtri cũng dần được nâng cao qua các kì bầu cử Bên cạnh đó, đông đảo nhân laođộng tham gia vào các cơ quan HCNN, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử,… Cáccán bộ công chức này cũng được nhà nước tạo điều kiện để hoàn thiện trình độchuyên môn.

- Trong việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội: Trong những

năm gần đây, số lượng và chất lượng của nhân dân lao động trong các tổ chức xãhội như Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội, liên hiệp, câu lạc bộtăng lên đáng kể Đánh giá cao hơn cả ở đây là sự tự nguyện, tích cực tham gia vàocác tổ chức xã hội này Điều này chứng tỏ việc vận dụng nguyên tắc nhân dân laođộng tham gia đông đảo vào QLHCNN trong QLHCNN ở nước ta hiện nay có hiệuquả to lớn Mặt khác, nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện cho ngườidân lao động tham gia và sự phát triển của tổ chức xã hội.

- Trong việc tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở: Nhà nước đã và

đang tạo nhiều điều kiện về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò chủ động, tíchcực của nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt động có tính chất tựquản Vì thế, các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ chức đờisống công cộng… đang nhận được sự tham gia nhiệt tình của đông đảo người dânlao động Sụ tham gia ở đây cũng mang tính chất tự nguyện, thể hiện được vai tròlàm chủ của mình trong QLHCNN.

Trang 7

- Trong việc trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình:

Quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung và của người lao động nói riêng đangđược tôn trọng và tạo điều kiện thực hiện Nhân dân lao động cũng có ý thức hơntrong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Bên cạnh những ưu điểm trên, thực tế cũng còn một số điểm khúc mắc trongviệc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào QLHCNNtrong QLHCNN ở nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Tóm lại, nhân dân có quyền tham gia vào quản lý Nhà nước một cách trựctiếp hoặc gián tiếp, tham gia giải quyết những vấn đề lớn, hệ trọng có ý nghĩa trongtoàn quốc cũng như những vấn đề quan trọng ở địa phương hoặc đơn vị cơ sở Vàcó thể nói rằng việc phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vàoquản lý hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quảnlý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w