0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Lợi nhuận

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 37 -37 )

Lợi nhuận là phép tính sự chênh lệch thu nhập và chi phí. Bất kỳ một ngân hàng, một tổ chức kinh tế hay tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại và phát triển thì phải đặt lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu nên bắt buộc phải kinh doanh có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí hợp lý là vấn đề quyết định và phản ảnh rõ nét hiệu quả sử dụng vốn.

Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng lên qua các năm. Lợi nhuận đạt cao nhất là vào năm 2013 với số tiền là 22.989 triệu đồng tăng 6.220 triệu đồng tương đương tăng 37,09% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do thu nhập của năm 2013 đạt ở mức cao trong khi chi phí của hai năm 2012 và 2013 lại chênh lệch không nhiều.

Tình hình sẽ tốt vào năm 2014 vì mới 6 tháng đầu năm mà ngân hàng đã đạt được mức lợi nhuận khá cao với số tiền là 26.561 triệu đồng, tăng 10.064 triệu đồng tương đương tăng 66,45% so với 6 tháng đầu năm 2013 và thậm chí lợi nhuận kỳ này cao hơn cả năm 2013. Nguyên nhân do doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhiều nhưng chi phí lại tăng không nhiều (như phân tích ở trên) đã dẫn đến lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên vượt bật.

Đánh giá chung, kết quả kinh doanh của ngân hàng qua các năm đều có lãi bằng chứng là lợi nhuận của ngân hàng tăng lên qua các năm và đạt kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm 2014, làm cho khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế huyện ngày càng tốt hơn. Để đạt được hiệu quả như vậy chính là nhờ sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo và sự cố gắng của tất cả nhân viên trong ngân hàng. Tuy nhiên, để lợi nhuận của ngân hàng được cao nhất thì ngoài việc chú trọng đầu tư vào các nguồn thu từ việc cho vay ngân hàng cũng cần chú trọng hơn đối với các mảng dịch vụ vì nguồn thu từ dịch vụ tuy không lớn nhưng cũng góp một phần vào thu nhập của ngân hàng. Do đó, hy vọng đến cuối năm 2014 lợi nhuận của ngân hàng sẽ giữ ở mức ổn định và đạt ở mức cao nhất.

25

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ

4.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN TẠI NHNO&PTNT HUYỆN LẤP VÒ

Bất cứ một ngành nghề nào muốn hoạt động trước hết phải có nguồn vốn. Nguồn vốn chính là mạch máu nuôi sống, là yếu tố giúp cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Nó làm cơ sở cho việc đầu tư mở rộng quy mô về cơ sở, vật chất, hạ tầng và nhân lực,…Cho nên đây là vấn đề mà ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi thông qua nguồn vốn ta có thể đánh giá được khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện nguồn vốn của NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014:

Bảng 4.1 Nguồn vốn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012 so 2011 2013 so 2012 2011 2012 2013 Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) 1. Vốn huy động 334.828 382.344 398.289 47.516 14,19 15.945 4,17 Không kỳ hạn 97.398 108.172 103.106 10.774 11,06 (5.066) (4,68) Có kỳ hạn 237.430 274.172 295.183 36.742 15,47 21.011 7,66 2. Vốn điều chuyển 263.687 249.016 261.597 (14.671) (5,56) 12.581 5,05 Tổng nguồn vốn 598.515 631.360 659.886 32.845 5,49 28.526 4,52

26

Bảng 4.2 Nguồn vốn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 so 2012 2014 so 2013 2012 2013 2014 Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) 1. Vốn huy động 239.759 303.354 314.942 63.595 26,52 11.588 3,82 Không kỳ hạn 55.367 72.752 73.815 17.385 31,40 1.063 1,46 Có kỳ hạn 184.392 230.602 241.127 46.210 25,06 10.525 4,56 2. Vốn điều chuyển 118.210 167.472 201.382 49.262 41,67 33.910 20,25 Tổng nguồn vốn 357.969 470.826 516.324 112.857 31,53 45.498 9,66

Nguồn: Phòng kế toán NHN0&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

4.1.1 Vốn huy động

Nhìn vào bảng số liệu 4.1 ta thấy vốn huy động của ngân hàng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cả 3 năm liền (trên 55%) và liên tục tăng qua các năm. Cao nhất là năm 2013, vốn huy động đạt 398.289 triệu đồng tăng 15.945 triệu đồng tương đương tăng 4,17% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lòng tin của người dân vào ngân hàng ngày càng lớn, do các thành phần kinh tế ở địa phương làm ăn có hiệu quả, có phần tiền dôi ra nên họ gửi vào ngân hàng để sinh lời đồng thời cũng giúp họ tránh được rủi ro khi giữ tiền ở nhà và thuận tiện rút tiền khi cần thiết. Ngoài ra, ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn nhàn rỗi, thay đổi cơ cấu kỳ hạn huy động vừa phù hợp với yêu cầu của khách hàng và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị, chú trọng nguồn vốn có kỳ hạn mang tính ổn định. Mở rộng mạng lưới tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn khách hàng mới làm quen với các dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm tiền gửi, mở tài khoản tiền gửi tư nhân, thanh toán tiền qua ngân hàng, huy động từ nguồn tiền gửi kiều hối, các dịch vụ chuyển tiền nhanh, đặc biệt thực hiện “ văn hoá giao dịch “ nhằm đổi mới phong cách phục vụ, tranh thủ thiện cảm của khách hàng,…vì thế nguồn vốn huy động của ngân hàng đã có xu hướng tăng lên.

27

Trong tổng vốn huy động thì vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể tăng cao nhất vào năm 2013, vốn huy động có kỳ hạn đạt 295.183 triệu đồng, tăng 21.011 triệu đồng tương đương tăng 7,67% so với năm 2012. Nguyên nhân là do số tiền tạm thời người dân đang cất giữ chưa sử dụng nên họ đã đem số tiền này gửi vào ngân hàng để sinh lời. Bên cạnh đó mức lãi suất cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của ngân hàng tương đối hợp lý, người dân có thể chấp nhận được nên người dân muốn gửi vào để tích lũy vốn cho nhu cầu sau này và đã làm cho vốn huy động có kỳ hạn tăng lên.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 (bảng 4.2) tuy lãi suất huy động trong năm có phần giảm sút so với năm trước nhưng lượng vốn huy động đạt 314.942 triệu đồng, tăng 11.588 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do đây là kênh đầu tư vừa an toàn lại vừa hiệu quả trong bối cảnh thị trường vàng ảm đạm và giá liên tục giảm, thị trường chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro trong khi bất động sản vẫn chưa thực sự phục hồi nên người dân vẫn chuộng gửi tiền vào ngân hàng hơn, làm cho vốn huy động của ngân hàng tăng lên.

4.1.2 Vốn điều chuyển

Nếu ngân hàng chỉ dựa vào nguồn vốn huy động để cho vay thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của ngân hàng. Do vậy khi vốn huy động không đáp ứng đủ, ngay lập tức chi nhánh cấp trên sẽ tiến hành điều chuyển vốn về chi nhánh cấp dưới. Vốn điều chuyển dĩ nhiên chi phí trả lãi sẽ cao hơn vốn huy động từ địa phương, đồng thời cũng rất bị động trong công tác tín dụng. Do đó, các ngân hàng thường cố gắng giảm nguồn vốn này xuống và tăng vốn huy động lên để gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những công cụ giúp ngân hàng đo lường được độ bất ổn của nền kinh tế. Thực tế, trong năm 2012 nền kinh tế khá ổn định nên vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên đã giảm xuống khá cao, giảm đến 14.671 triệu đồng. Nếu dựa trên lãi suất thị trường tại thời điểm đó ta có thể thấy việc giảm được lượng vốn này có thể tiết kiệm được một lượng chi phí trả lãi rất lớn cho Agribank huyện Lấp vò. Do phản ánh được thực trạng nền kinh tế, nên việc xáo trộn nền kinh tế trong năm 2013 cũng gây ra sự biến động trong nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên cho Agribank huyện Lấp Vò. Lượng vốn điều chuyển từ 249.016 triệu đồng 2013 đã tăng lên 261.579 triệu đồng, tăng 12.581 triệu đồng so với năm 2012. Vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến tính chủ động của ngân hàng và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, đẩy mạnh công tác huy động vốn trong thời gian sắp tới là nhiệm vụ rất quan trọng cần phải ưu tiên thực hiện. Ngoài ra, Agribank huyện Lấp Vò cũng cần chú

28

trọng đến công tác xác định giá vốn điều chuyển hợp lý để quyết định nên huy động từ nguồn này nhiều hay ít nhằm giảm rủi ro về thanh khoản, lãi suất, chi phí sử dụng vốn trong nội bộ ngân hàng.

Bước sang 6 tháng năm 2014, vốn điều chuyển đạt 201.382 triệu đồng tăng cao nhất và tăng 33.910 triệu đồng tương đương với 20,25% so với 6 tháng năm 2013. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao vì lãi suất cho vay được giảm xuống còn 8%/năm trong khi 6 tháng đầu năm 2013 là 9%/năm nên ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ cấp trên mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mặc dù vốn huy động 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao nhất.

Tóm lại, qua các năm ngân hàng đã từng bước củng cố tính tự chủ của mình trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tỷ trọng vốn huy động trong nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng theo thời gian, mà chủ yếu là nguồn vốn huy động có kỳ hạn, điều này giúp ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động, đây là chiều hướng phát triển tốt của ngân hàng, mong trong thời gian sắp tới chiều hướng này vẫn sẽ được duy trì.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN LẤP VÒ GIAI ĐOẠN 2011-6Th/2014

4.2.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất

Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ đơn vị có thị phần hoạt động càng lớn. Muốn vậy, ngân hàng phải không ngừng nổ lực thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến vay vốn. Dưới đây là doanh số cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng theo thời hạn và theo mục đích sử dụng vốn:

4.2.1.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn

Do phần lớn người dân trong huyện sống bằng nghề nông nên chủ yếu ngân hàng tập trung vào cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, mà thời hạn cho vay là cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn (chưa có cho vay dài hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp). Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình cho vay hộ sản xuất phân theo thời hạn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014:

29

Bảng 4.3 Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo thời hạn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triêu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012 so 2011 2013 so 2012 2011 2012 2013 Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) Ngắn hạn 693.545 981.406 925.495 287.861 41,51 (55.911) (5,70) Trung hạn 105.743 90.844 71.750 (14.899) (14,09) (19.094) (21,02) Tổng cộng 799.288 1.072.250 997.245 272.962 34,15 (75.005) (7,00)

Nguồn: Phòng kế toán NHN0&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò năm 2011, 2012, 2013

Bảng 4.4 Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo thời hạn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 so 2012 2014 so 2013 2012 2013 2014 Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) Ngắn hạn 655.978 554.833 587.103 (101.145) (15,42) 32.270 5,82 Trung hạn 55.625 60.564 61.158 4.939 8,88 594 0,98 Tổng cộng 711.603 615.397 648.261 (96.206) (13,52) 32.864 5,34

Nguồn: Phòng kế toán NHN0&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

30

@ Doanh số cho vay ngắn hạn

Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất qua các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay hộ sản xuất cao nhất vào năm 2012, đạt 981.406 triệu đồng, tăng 287.861 triệu đồng tương đương tăng 41,51% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên rõ rệt này là do năm 2012 NHNo&PTNT Việt Nam ban hành lãi suất cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất Nông-Lâm-Ngư-Diêm nghiệp tối đa 13%/năm trong khi lãi suất ở năm 2011 tối thiểu là 17%/năm. Với mức lãi suất khá ưu đãi như vậy nên doanh số cho vay đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò đạt ở mức khá cao. Ngoài ra do chi phí cho việc sản xuất kinh doanh năm này tăng hơn so với các năm trước nên nhu cầu sử dụng vốn của người dân cũng tăng lên để đáp ứng cho việc sản xuất kinh doanh. Đồng thời vì hộ nông dân vay vốn chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp mà bản chất của nghề nông là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên nên bà con nông dân sản xuất theo mua vụ là chủ yếu nên hộ chỉ cần vay ngắn hạn, sau khi thu hoạch sẽ hoàn trả lại vốn vay cho ngân hàng và nếu có nhu cầu sẽ làm hồ sơ xin vay lại bởi vì tâm lý người dân họ không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn kém thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn thì sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn và trong một vụ ngắn họ sẽ có một số tiền để trả cho ngân hàng nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong một năm các hộ thường nuôi trồng nhiều vụ khác nhau như xen canh, luân canh,…thông thường một vụ lúa khoảng 4 tháng là thu hoạch. Vì lẽ đó nhu cầu sử dụng vốn vay của hộ nông dân chỉ trong từng khoảng thời gian nhất định nên đó cũng là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay hộ sản xuất trong ngắn hạn của ngân hàng trong năm 2012 tăng lên.

Bước sang năm 2013 doanh số cho vay hộ sản xuất trong ngắn hạn có sự sụt giảm chỉ còn 925.495 triệu đồng giảm 55.911 triệu đồng tương đương 5,70% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm điều kiện không được thuận lợi cho việc nuôi trồng, sản xuất như: dịch bệnh, giá cả hàng hóa không được khả quan nên làm cho bà con hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến doanh số cho vay của ngân hàng cũng giảm theo.

Nếu so về 6 tháng đầu năm, quan sát bảng 4.4 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm của ngân hàng biến động không ổn định. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay chỉ đạt 554.833 triêu đồng, giảm 101.145 triệu đồng tương đương giảm 15,42% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do cả năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn giảm so với cả

31

năm 2012 nên đã kéo theo 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 . Tuy nhiên, do các vụ mùa đa phần tập trung vào những tháng đầu trong năm nên nhu cầu vay vốn của bà con lúc đó nhiều hơn những tháng cuối năm đã làm cho doanh số cho vay 6 tháng đầu năm chiếm trên 50% tổng doanh số cho vay năm 2013.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay đã tăng trở lại, cụ thể doanh số cho vay đạt 587.103 triệu đồng, tăng 32.270 triệu đồng tương đương tăng 5,82% so với 6 tháng đầu năm 2013. Tuy tốc độ tăng không cao

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 37 -37 )

×