Những nhu cầu vốn không được cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 28)

Ngân hàng sẽ không cho vay đối với những nhu cầu sau: - Mua sắm các tài sản mà pháp luật cấp mua bán.

- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

3.3 QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CHO VAY TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ

3.3.1 Sơ đồ cho vay

(1) (2) (3) (4)

(10) (9) (8) (7) (7)

Nguồn: NHN0&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình tín dụng tại NHN0&PTNT huyện Lấp Vò

* Giải thích sơ đồ

(1) Nếu khách hàng có nhu cầu về vốn sản xuất, kinh doanh sẽ đến gặp CBTD tại phòng tín dụng để được CBTB hướng dẫn thủ tục vay vốn.

Khách hàng Phòng tín dụng Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định Hướng dấn khách hàng xác nhận TSCĐ Đề xuất duyệt cho vay Thanh lý khế ước Theo dõi khế ước Giải ngân Lập và lưu giữ hồ sơ Duyệt hồ sơ cho vay

(5)

16

(2) CBTD tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ, trình trưởng phòng tín dụng.

(3) Trưởng phòng tín dụng cử cán bộ thẩm định các điều kiện vay vốn. Các vấn đề trọng tâm mà cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích.

- Năng lực pháp lý của khách hàng

- Tính cách và uy tính của khách hàng

- Năng lực tài chính của khách hàng

- Phương án vay vốn và năng lực trả nợ của khách hàng.

- Phân tích dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

(4) Sau khi thẩm định xong đề nghị khách hàng xác nhận tài sản thế chấp hoặc cầm cố có liên quan đến HĐTD.

(5) Khách hàng làm xong thủ tục vay vốn, trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ vay vốn, xem xét báo cáo thẩm định.

(6) Hồ sơ vay vốn hoàn tất sẽ trình Ban Giám đốc xét duyệt mức cho vay và ký HĐTD, nếu từ chối cho vay thì trả lời cho khách hàng biết lý do bằng văn bản.

(7) Hồ sơ sau khi được xét duyệt, bộ phận tín dụng chuyển cho bộ phận kế toán lưu giữ và mở tài khoản, đăng ký giải ngân cho khách hàng.

(8) Bộ phận ngân quỹ thuộc phòng kế toán tiến hành giải ngân cho khách hàng.

(9) Sau khi giải ngân, CBTD phải theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, dự báo những rủi ro có thể phát sinh để có giải pháp xử lý kịp thời.

(10) Hết thời hạn hợp đồng khách hàng trả nợ gốc và lãi, bộ phận kế toán làm thủ tục thanh lý HĐTD và giao trả tài sản mà khách hàng đã cầm cố, thế chấp.

3.3.2 Quy trình xét duyệt cho vay hộ sản xuất tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò nhánh huyện Lấp Vò

Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ sản xuất được diễn ra tương tự như một khách hàng bình thường nên ta có các bước tiến hành như sau:

17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.1 Hướng dẫn hộ sản xuất về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn

Khi các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn thì lập phương án (dự án), đến ngân hàng đề xuất yêu cầu vay vốn, CBTD trao đổi trực tiếp về nhu cầu vay của khách hàng, hướng dẫn cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn của ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành.

a) Hồ sơ vay vốn gồm có:

Giấy đề nghị vay vốn.

Dự án, phương án sản xuất.

Báo cáo thẩm định.

b) Hồ sơ bảo đảm tiền vay.

Hợp đồng thế chấp/cầm cố/bảo lãnh tài sản (theo mẫu của ngân hàng) và các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp/cầm cố/bảo lãnh (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở).

Biên bản thỏa thuận định giá giữa ngân hàng và khách hàng.

Giấy thoả thuận giao dịch tài sản chung của hộ (nếu là tài sản chung của hộ và phải có chứng thực của chính quyền địa phương).

Đăng ký giao dịch đảm bảo.

c) Đồng thời CBTD yêu cầu khách hàng nộp các loại giấy tờ sau:

Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy CMND), cụ thể là của chủ hộ.

Sổ hộ khẩu.

Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng đối với tài sản thế chấp, bảo lãnh, cầm cố như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

Sau khi phổ biến đầy đủ các hồ sơ nói trên, nếu hộ vay vốn chưa cung cấp đầy đủ các điều kiện và thông tin cần thiết thì CBTD yêu cầu hộ vay vốn bổ sung. Trường hợp hộ vay vốn không thể cung cấp đầy đủ những điều kiện bắt buộc phải có thì CBTD có thể từ chối cho vay một cách hợp pháp vì lý do là đã không đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng. Trường hợp hộ vay vốn có thể bổ sung đầy đủ những điều kiện bắt buộc phải có thì CBTD chính thức tiến hành việc thẩm định cho vay theo các bước tiếp theo.

3.3.2.2 Điều tra thu thập thông tin về HSX và phương án vay vốn

Khi CBTD đã tiếp nhận nhu cầu vay vốn của hộ, cùng với những điều kiện bắt buộc hộ phải đáp ứng cho ngân hàng thì CBTD cần phải đi thực tế tại

18

gia đình, nơi sản xuất kinh doanh của hộ nông dân để tìm hiểu và thu thập thông tin. Từ đó mới đi đến quyết định có đồng ý cho vay hay không cho vay. Những thông tin cần thu thập về:

- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của hộ vay, đối tượng cụ thể ở đây là người chủ hộ hay người đại diện cho hộ.

- Mục đích vay vốn.

- Tính khả thi của phương án (dự án).

- Năng lực tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. - Mức độ uy tín.

* Những nguồn thông tin quan trọng trên cần phải điều tra bằng cách:

- Phỏng vấn trực tiếp người vay (người chủ hộ hay người đại diện).

- Tìm hiểu từ các ngân hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng với hộ trước đây.

- Điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ và thông tin từ chính quyền địa phương và những người sống gần đó.

- Những thông tin do chủ hộ cung cấp từ hồ sơ vay vốn trước đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.3 Phân tích - thẩm định tín dụng

Sau khi tổng hợp những thông tin cần thiết CBTD tiến hành phân tích và thẩm định hồ sơ tín dụng. Tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ tín dụng và kết quả thẩm định hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ và ý thức chủ quan của CBTD. Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, CBTD cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa phải đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay.

a) Về điều kiện vay vốn

Sau khi CBTD nhận được giấy đề nghị vay vốn có kèm phương án (dự án) sản xuất và các giấy tờ khác có liên quan của hộ sản xuất, CBTD cần:

- Kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự (cư trú tại địa bàn huyện, thị xã trực thuộc nơi ngân hàng đóng trụ sở). Phải là chủ hộ hoặc người đại diện của chủ hộ (những người này phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự).

- Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh nghĩa là thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phương án sử

19

dụng vốn của hộ sản xuất về tính ổn định của nguồn cung ứng vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm, tính khả thi và tính hiệu quả của kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn.

- Kiểm tra khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết (có vốn tự có, có nguồn thu để trả nợ, không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng).

- Kiểm tra mục đích xin vay có hợp pháp không? Đối tượng xin vay có bị cấm hay không?

b) Về bộ hồ sơ cho vay

Kiểm tra lại hồ sơ pháp lý và hồ sơ bảo đảm tiền vay. Đối với hộ vay cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu của chính ngân hàng Nông Nghiệp phát hành), CBTD phải phối hợp kế toán kiểm tra các nội dung sau:

- Tính hợp pháp của giấy tờ có giá.

- Số dư tiền gởi, tiền lãi.

- Thời gian còn lại. - Đối chiếu chữ ký mẫu.

3.3.2.4 Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Căn cứ vào tờ trình và kết quả thẩm định có ý kiến đề xuất cụ thể CBTD, Trưởng phòng tín dụng và hồ sơ vay vốn của hộ, Giám đốc ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay trong phạm vi quyền hạn. Trước khi phát tiền vay CBTD phải kiểm tra đầy đủ hồ sơ. Sau khi tiến hành kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, CBTD và Ban lãnh đạo có liên quan sẽ chính thức ký vào nơi quy định trong hồ sơ.

3.3.2.5 Phát tiền vay

Phát tiền vay và chuyển tiền thanh toán phải đúng mục đích sử dụng tiền vay trên hồ sơ vay vốn, số lượng tiền vay được giải ngân phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của khách hàng, tức là của hộ sản xuất.

3.3.2.6 Giám sát tín dụng và theo dõi rủi ro

Giám sát tín dụng là bước nghiệp vụ kế tiếp giai đoạn giải ngân, nhằm đảm bảo cho số tiền vay được sử dụng đúng mục đích, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ sản xuất.

20

- Thời gian gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất nhưng không quá 12 tháng, trừ trường hợp Thống đốc ngân hàng Nhà Nước giao và tổ chức tín dụng xem xét quyết định.

- Thời gian gia hạn nợ đối với cho vay trung và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Các khoản nợ đến hạn mà hộ chưa trả được và nếu không được gia hạn nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất nợ quá hạn.

3.3.2.8 Xử lý rủi ro

Đối với các khoản nợ đã dùng mọi biện pháp để giải quyết nhưng không thu hồi được nợ, điều này đồng nghĩa với rủi ro xảy ra và ngân hàng phải căn cứ vào chế độ, văn bản quy định, lập hồ sơ pháp lý, họp hội đồng tín dụng để xử lý theo thẩm quyền hoặc lập văn bản trình lên Tổng Giám đốc NHNo&PTNT giải quyết.

3.3.2.9 Thanh lý hợp đồng

Sau khi hộ trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ cho vay đã được xử lý xóa nợ, CBTD và cán bộ kế toán đối chiếu tất cả tài khoản của món nợ đó, chuyển toàn bộ hồ sơ cho vay liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ dữ liệu.

3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNO&PTNT HUYỆN LẤP VÒ GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 HUYỆN LẤP VÒ GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là số hiệu giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản Có, nhất là các khoản mục cho vay, đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tiết kiệm chi phí, khi lợi nhuận tăng ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có.

Trong những năm qua, tuy tình hình kinh tế - xã hội ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, áp lực cạnh tranh từ những ngân hàng trong và ngoài địa bàn ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, với định hướng, chiến lược của Ban Giám đốc và sự nổ lực không ngừng của toàn thể nhân viên, chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan. Và dưới đây là bảng số liệu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014:

21

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012 so 2011 2013 so 2012 2011 2012 2013 Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) 1. Thu nhập 85.205 90.536 97.956 5.331 6,26 7.420 8,20 Thu từ lãi 79.849 84.079 90.173 4.230 5,30 6.094 7,25

Thu ngoài lãi 5.356 6.457 7.783 1.101 20,56 1.326 20,54

2. Chi phí 72.407 73.767 74.967 1.360 1,88 1.200 1,63

Chi trả lãi 56.387 57.352 59.389 965 1,71 2.037 3,55

Chi ngoài lãi 16.020 16.415 15.578 395 2,47 (837) (5,10)

3. Lợi nhuận 12.798 16.769 22.989 3.971 31,03 6.220 37,09

Nguồn: Phòng kế toán NHN0&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò năm 2011, 2012, 2013

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 so 2012 2014 so 2013 2012 2013 2014 Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) 1. Thu nhập 41.487 44.294 55.899 2.807 6,77 11.605 26,20 Thu từ lãi 38.475 40.172 49.573 1.697 4,41 9.401 23,40

Thu ngoài lãi 3.012 4.122 6.326 1.110 36,85 2.204 53,47

2. Chi phí 29.618 28.337 29.338 (1.281) (4,33) 1.001 3,53

Chi trả lãi 23.465 21.354 23.186 (2.111) (9,00) 1.832 8,58

Chi ngoài lãi 6.153 6.983 6.152 830 13,49 (831) (11,90)

3. Lợi nhuận 11.869 15.957 26.561 4.088 34,44 10.604 66,45

Nguồn: Phòng kế toán NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

22

3.4.1 Thu nhập

Nhìn vào cơ cấu khoản mục thu nhập của NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò (bảng 3.1) ta thấy được nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ lãi. Với phương châm “đi vay để cho vay” nên thu nhập của ngân hàng tăng đều qua các năm, cao nhất là năm 2013 thu nhập từ lãi đạt 90.173 triệu đồng chiếm tỷ trọng 92,05% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này có thể giải thích vì Agribank huyện Lấp vò có thế mạnh là một phần trong toàn bộ hệ thống của Agribank Việt Nam với tiềm lực tài chính khá vững chắc, có nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú dành cho hộ gia đình, cá nhân như: cho vay mua sắm hàng tiêu dùng; cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư; cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân, cho vay mua sắm máy móc phục vụ cho nông nghiệp,…. Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như: cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ…Đồng thời, do đối tượng khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ nông dân chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên các khoản vay của họ cao hay thấp là do tác động của giá cả thị trường đầu vào lẫn đầu ra. Do năm 2013 giá cả một số loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, giá xăng dầu tăng cao nên đã kéo theo chi phí sản xuất nông nghiệp tăng lên và tất yếu số tiền vay của các hộ nông dân cũng tăng lên mới có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Từ đó làm cho các khoản thu nhập về lãi cho vay của ngân hàng năm 2013 tăng cao.

Quan sát bảng số liệu 3.2 ta thấy thu nhập từ lãi 6 tháng đầu năm 2012, 6

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 28)