Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNO &PTNT

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 76)

THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ

Trong thời gian qua, NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò đã giúp đỡ bà con nông dân rất nhiều trong việc hỗ trợ vốn. Bên cạnh những mặt đạt được thì ngân hàng cũng còn tồn tại một số hạn chế vẫn chưa được khắc phục triệt để:

- Cơ cấu nguồn vốn huy động tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn yếu, tính tự chủ về nguồn vốn của ngân hàng còn thấp, vẫn còn phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để cân đối giữa huy động và cho vay của mình. Tuy trong năm 2012 NHNO&PTNT huyện Lấp Vò có cố gắng hạn chế nguồn điều chuyển này, nhưng nó vẫn còn khá cao và có phần tăng trong những năm tiếp theo.

- Cơ cấu nguồn vốn cho vay của ngân hàng chưa được phân bổ đều, chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn. Trong khi đó, cho vay trung hạn vẫn còn rất hạn chế.

- Hoạt động thu nợ hộ sản xuất đang tồn tại một số vấn đề điển hình là doanh số thu nợ của ngân hàng không ổn định qua các năm và có xu hướng giảm. Nợ xấu HSX trên tổng dư nợ HSX đang có chiều hướng tăng lên.

5.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ

Để nâng cao hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Lấp Vò thì cần phải có một số giải pháp thiết thực:

@ Về hoạt động huy động vốn

- Quảng bá thương hiệu đến khách hàng: Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo nhằm giữ vững và nâng cao thị phần. Tham gia vào các chương trình thiết thực và gần gũi với khách hàng tiềm năng như: tài trợ học bổng cho các sinh viên nghèo, tham gia vào các chương trình từ thiện mang tính nhân văn cao,…

64

- Khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: tiền gửi tiết kiệm, gửi một nơi rút tiền một nơi để tạo sự thuận tiện cho khách hàng, gửi kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao, không nên thay đổi lãi suất nhiều lần trong năm để người dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng… Bên cạnh đó ngân hàng cần xây dựng cơ sở vật chất khang trang với thiết bị hiện đại vì khi gửi tiền vào ngân hàng thì khách hàng có xu hướng lựa chọn cho mình ngân hàng có uy tín, đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với ngân hàng trong việc góp phần nâng cao nguồn vốn huy động. Phát huy tính đa dạng hóa các phương thức huy động vốn, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng, trúng xe…để thu hút khách hàng đến gửi tiền.

- Ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ thân thiết thường xuyên với khách hàng trong cả hai lĩnh vực huy động và cho vay để khách hàng có ý định gửi tiền vào ngân hàng khi hoạt động sản xuất của họ có lợi nhuận. Ngân hàng cần chú tâm huy động vốn ở nông thôn, đây chính là thị trường tiềm năng mà ngân hàng cần phát triển bởi đối tượng chính của ngân hàng là các hộ sản xuất.

@ Về hoạt động cho vay

- Cho vay trung hạn của ngân hàng đối với lĩnh vực hộ sản xuất chủ yếu là cho vay mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ nông nghiệp, cho vay trồng những cây lâu năm. Vì thế ngân hàng cần phải chú trọng và tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu về lĩnh vực này chẳng hạn như CBTD phải thường xuyên đi khảo sát thị trường để biết được vùng nào đang có nhu cầu để có thể kịp thời tư vấn cho khách hàng đến ngân hàng vay vốn.

Trong năm 2014 nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất mua máy nông nghiệp cho nông dân nhưng chỉ có ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mới được phép cho vay với hình thức này. Đây là một ưu thế cho ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Lấp Vò có thể gia tăng doanh số cho vay trung hạn của mình.

- Các món vay trung hạn thường là số tiền lớn nên có rất nhiều thủ tục mà CBTD phải thực hiện và hoàn thành, từ đó sẽ làm mất nhiều thời gian làm khách hàng sẽ chậm nhận được tiền vay ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do đó ngân hàng nên đơn giảm bớt những thủ tục để quá trình phát vay diễn ra nhanh chóng.

65

@ Về hoạt động thu nợ

Công tác thu hồi nợ là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng vì ngân hàng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nên vấn đề thu hồi nợ cần được đặc biệt quan tâm để đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng không bị ứ đọng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Để làm được ngân hàng nên áp dụng một số biện pháp:

- CBTD cần giám sát, theo dõi khách hàng để có thể thu nợ vào thời điểm kết thúc mùa vụ hay kỳ sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn, tránh để khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác dẫn đến rủi ro trong thu hồi nợ.

- Ngân hàng cần sử dụng dịch vụ SMS Banking để báo tin qua điện thoại cho khách hàng khi nợ đến hạn.

- Ngân hàng nên áp dụng nhiều biện pháp thu nợ khác nhau đối với những khoản nợ quá hạn hoặc khó đòi, cần đánh giá và nhận xét khách hàng một cách chính xác trước trong và sau khi cho vay. Chẳng hạn nếu ngân hàng xét thấy các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được, hoặc khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời chưa đủ vốn và đang cần vốn thì ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng vay thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có đủ khả năng sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, nhưng số tiền khách hàng được vay phải không được vượt quá chu kỳ sản xuất và tài sản làm đảm bảo của họ.

@ Giải pháp về hạn chế rủi ro

- Cần thường xuyên phân loại khách hàng, phân loại nợ đây chính là giải pháp tích cực nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Bởi vì có đánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng trả nợ của họ. Vì vậy trước khi cho vay CBTD cần chú ý vài điểm về khách hàng như:

+ Về uy tín khách hàng: CBTD cần xem xét khách hàng có phải là khách hàng thân thuộc hay mới lần đầu quan hệ tín dụng, nếu là khách hàng thân thuộc thì họ có trả nợ đúng hạn hay không hoặc CBTD cần đánh giá qua hồ sơ quá khứ của họ, còn nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu thì CBTD cần làm đúng thủ tục thẩm định rồi mới quyết định cho vay. Vì trong quan hệ tín dụng uy tín là sự trung thực khi thực hiện vay nợ và sẳn sàng trả các khoản vay.

+ Năng lực vay nợ của khách hàng: ngân hàng cũng nên xem xét và chắc chắn rằng khách hàng đang giao dịch có đủ thẩm quyền để yêu cầu một khoản vay và tư cách pháp lý, cũng như tư cách thể nhân để ký HĐTD nhằm tránh

66

những rắc rối và tổn thất đáng kể cho ngân hàng. Trường hợp khách hàng bị vấn đề về tinh thần cũng cần phải có chứng minh của các cấp có thẩm quyền, cần xác nhận đúng đắn tư cách pháp nhân của khách hàng.

+ CBTD cần quan tâm khi cho vay là vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào dự án đầu tư phải phù hợp với qui định của ngân hàng. Qua mức vốn tự có của khách hàng thì ngân hàng có khả năng đánh giá năng lực tài chính cũng như qui mô hoạt động của khách hàng. Nếu vốn tự có càng lớn, điều đó làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án của họ sinh lời đúng theo kế hoạch. Tuy nhiên những tài sản, giấy tờ có giá mà khách hàng đem cầm cố, thế chấp đảm bảo cho khoản vay của mình cần phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách hàng nhằm đảm bảo tính hiệu lực khi cần thiết.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng trước khi cho vay, thẩm định tài sản là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, do đó CBTD cần phải có kiến thức và sự hiểu biết nhất định về mọi lĩnh vực, đồng thời phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Có như vậy thì việc thẩm định, báo cáo thẩm định mới thực tế và có kết quả cao.

- Ngân hàng cần đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, tránh tập trung cho vay trong một lĩnh vực nào đó và tránh để dư nợ của một lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, nếu không phân tán rủi ro thì trong lĩnh vực đó gặp khó khăn ngân hàng sẽ bị kéo theo những khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xem nguyên nhân mà hộ để nợ quá hạn.Thiện chí trả nợ của họ như thế nào, để có cơ sở tiếp xúc theo từng đối tượng nhằm có giải pháp xử lý. Giải quyết dứt điểm các hộ có nợ xấu, kiên quyết làm rõ nguyên nhân gây ra nợ xấu để có thể hạn chế việc lập lại tình trạng đó trong lần sau. Tạo điều kiện cho các hộ gia hạn nợ, đầu tư bổ sung khi nợ quá hạn do thiên tai, dịch bệnh.

- Đến hạn mà các hộ không đến trả nợ thì gửi giấy báo nợ đến cho họ và ghi rõ rằng nếu quá ngày trả nợ mà khách hàng không đem tiền đến trả thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay hiện hành.

- Đối với các món vay có khối lượng lớn để tránh được rủi ro có thể xảy ra thì ngân hàng cần đặc biệt quan tâm, bằng cách thoả thuận với khách hàng việc mua bảo hiểm cho các món vay. Một mặt giúp khách hàng có thêm được sự tín nhiệm của ngân hàng, làm tăng cao chất lượng hồ sơ vay vốn, nâng cao điểm tín dụng,…Mặt khác, đây cũng là một trong những công cụ giúp ngân

67

hàng có được sự đảm bảo khi có rủi ro xảy ra, giúp ngân hàng thu hồi được vốn khi món vay có vấn đề.

68

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Thực hiện chủ trương của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua có những bước đột phá đáng ghi nhận. Từ đó, ngân hàng với hai nhiệm vụ chính là huy động vốn và từ nguồn vốn đó ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu về vốn cho các cá nhân cũng như tổ chức trong xã hội thông qua nghiệp vụ tín dụng. Đồng thời, ngân hàng là một tổ chức không thể vắng mặt trong sự nghiệp phát triển của tỉnh Đồng Tháp nói chung và của huyện Lấp Vò nói riêng, là kênh thu hút và dẫn vốn cho cả nền kinh tế.

Với sự nỗ lực không ngừng của toàn cán bộ trong ngân hàng thì trong ba năm qua từ năm 2011 đến 2013 và gần đây là sáu tháng đầu năm 2014 đơn vị đã đạt được một số kết quả khả quan như doanh số cho vay có năm tăng rất cao, công tác thu hồi nợ đạt kết quả khá tốt, dư nợ tăng theo tương ứng. Bên cạnh đó, nợ xấu tuy còn tồn tại và có chiều tăng nhưng không vượt quá chỉ tiêu được giao là dưới 3% so với tổng dư nợ, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả tăng cao, do những khách hàng đến vay vốn là nông dân làm nông nghiệp nên phụ thuộc vào điều kiện khách quan rất nhiều. Ngân hàng chi nhánh huyện Lấp Vò không ngừng đơn giản hóa thủ tục cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với đơn vị ít tốn thời gian hơn. Những kết quả đạt được như thế của ngân hàng góp phần làm cho ngân hàng thực hiện đúng phương châm “an toàn, nhanh chóng hiệu quả, uy tín hàng đầu”.

Hoạt động cho vay hộ sản xuất của đơn vị đã tương đối đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cơ bản của người dân nhằm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.

Tuy vậy nhưng do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết làm cho công tác thu nợ của ngân hàng không được ổn định qua các năm dẫn đến nợ xấu có xu hướng tăng lên.

NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò với những ưu thế nhất định của mình tin chắc sẽ là đơn vị chủ đạo trong việc cung ứng vốn tín dụng cho địa phương. Sự phát triển của ngân hàng cần gắn chặt với sự phát triển của kinh tế địa phương, có như vậy quan hệ hợp tác cùng có lợi mới có thể bền chặt và cùng nhau tiến về phía trước.

69

6.2 KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng, cũng như việc vận dụng những kiến thức đã học được, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNO&PTNT tỉnh Đồng Tháp nói chung và NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò nói riêng.

6.2.1. Đối với chính quyền địa phương

- Một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả đó là việc hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng được thuận lợi hơn. Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ chi nhánh trong việc xác nhận quyền sở hữu, tranh chấp.

- Các cơ quan chính quyền cần cung cấp thông tin cũng như thay đổi về định hướng phát triển kinh tế của tỉnh giúp cho ngân hàng có những chiến lược kinh doanh cụ thể, cân đối nguồn vốn hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay, đảm bảo phát triển kinh tế địa phương.

6.2.2. Đối với NHNO&PTNT tỉnh Đồng Tháp

- Đổi mới thủ tục hồ sơ vay vốn, giảm bớt những thủ tục rườm rà, phức tạp.

- Ngân hàng cần có những đợt khuyến khích mở thẻ miễn phí đối với các đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên các trường phổ thông trung học, cao đẳng để giúp cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn huy động.

- Lắp đặt các máy ATM để thuận tiện cho chi nhánh trong việc vận động khách hàng mở thẻ.

6.2.3. Đối với NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò

- Tăng cường khả năng huy động vốn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vay của nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc về nguồn vốn từ ngân hàng cấp trên, góp phần giảm chi phí.

- Đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay để nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng.

- Cải thiện hơn nữa công tác chăm sóc khách hàng: tăng cường tính chuyên nghiệp trong giao tiếp.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2002. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Hà Nội: Trung tâm đào tạo.

2. Bộ luật dân sự, 2005. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

3. Phạm Thanh Trang, 2003. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Giang. Luận văn đại học. Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Hải Dương.

4. Trịnh Dinh Điền, 2006. Phân tích tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 76)