Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 46)

Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng vốn vay mà nguồn vốn cho vay hộ sản xuất tại NHNO&PTNT chi hánh huyện Lấp Vò gồm có: cho vay trồng trọt, cho vay chăn nuôi, cho vay nuôi trồng thủy sản, cho vay mua máy nông nghiệp và cho vay khác. Phân tích cho vay theo mục đích sử dụng vốn giúp cho ngân hàng xác định rõ hiệu quả tín dụng của ngân hàng là xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích đi vay hay không. Từ đó xác định được thế mạnh trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng ở đối tượng nào để phát huy, ở đối tượng nào để khắc phục. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình cho vay hộ sản xuất phân theo mục đích sử dụng vốn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014:

Bảng 4.5 Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo mục đích sử dụng vốn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012 so 2011 2013 so 2012 2011 2012 2013 Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) Trồng trọt 332.198 485.126 476.892 152.928 46,04 (8.234) (1,70) Chăn nuôi 284.226 393.082 348.451 108.856 38,30 (44.631) (11,35) Thủy sản 86.802 89.560 95.497 2.758 3,18 5.937 6,63 Mua máy nông nghiệp 87.194 87.552 69.392 358 0,41 (18.160) (20,74) Cho vay khác 8.868 16.930 7.013 8.062 90,91 (9.917) (58,58) Tổng cộng 799.288 1.072.250 997.245 272.962 34,15 (75.005) (7,00)

34

Bảng 4.6 Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo mục đích sử dụng vốn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 so 2012 2014 so 2013 2012 2013 2014 Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) Trồng trọt 330.544 283.798 299.625 (46.746) (14,14) 15.827 5,58 Chăn nuôi 226.591 173.589 187.714 (53.002) (23,39) 14.125 8,14 Thủy sản 90.943 94.346 93.995 3.403 3,74 (351) (0,37) Mua máy nông nghiệp 53.952 57.772 60.265 3.820 7,08 2.493 4,32 Cho vay khác 9.573 5.892 6.662 (3.681) (38,45) 770 13,07 Tổng cộng 711.603 615.397 648.261 (96.206) (13,52) 32.864 5,34

Nguồn: Phòng kế toán NHN0&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 6 tháng 2012 đến 6 tháng 2014

@ Cho vay trồng trọt

Ngành trồng trọt trong địa bàn gồm: trồng lúa, cây ăn quả, trồng môn, trồng ớt, trồng ngô... Do được thiên nhiên ưu đãi nên đất đai trong huyện màu mỡ thích hợp cho việc trồng trọt nên số lượng cho vay trồng trọt luôn chiếm tỷ trong khá cao.

Qua bảng số liệu 4.5 cho thấy doanh số cho vay thuộc lĩnh vực trồng trọt biến động không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay thuộc lĩnh vực này đạt 485.126 triệu đồng tăng 152.928 triệu đồng tương đương tăng 46,04% so với năm 2011. Nguyên nhân là do một phần vì đây là ngành chủ lực của huyện nhà nên nhu cầu vốn khá cao, một phần do điều kiện thời tiết trong năm tương đối thuận lợi cho việc gieo trồng. Đồng thời, do trong năm 2011 người dân làm ăn có hiệu quả nên bước sang năm 2012 bà con mạnh dạn mở rộng diện tích gieo trồng nên đã làm cho doanh số cho vay trong năm nay tăng hơn so với năm trước.

Bước sang năm 2013 do giá cả một số hàng nông sản: lúa, môn, ớt, giảm mạnh, tiêu thụ khó khăn, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân giảm sút, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng thấp so năm trước nên đã không tạo được động lực cho người nông dân mở rộng sản xuất. Đồng thời do một số diện tích chuyển mục đích sử dụng để xây dựng các công trình hạ tầng nông

35

thôn mới, một số diện tích chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, thủy sản... Chính những lý do trên khiến doanh số cho vay của năm 2013 so với 2012 giảm 1,70% ứng với 8.234 triệu đồng.

Nếu so sánh riêng về 6 tháng đầu năm (bảng 4.6) thì doanh số cho vay thuộc lĩnh vực này cũng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 283.798 triệu đồng, giảm 46.746 triệu đồng tương đương giảm 14,14% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do ở những tháng cuối năm 2012 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự biến động mạnh của giá nông sản làm cho sản phẩm sản xuất tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, biến động của giá xăng dầu đã dẫn đến người dân không mở rộng sản xuất kinh doanh vào những vụ sau nên nhu cầu vốn 6 tháng đầu năm 2013 của bà con tương đối giảm.

Tuy nhiên, bước sang 6 tháng đầu năm 2014 theo số liệu của phòng kế toán cung cấp thì lượng cho vay đối với trồng trọt đạt 299.625 triệu đồng tăng 15.827 triệu đồng tương đương 5,58% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do được sự hỗ trợ của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp đã xây dựng “Mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp" nên bà con cần có nguồn vốn để thực hiện dự án mới này. Đồng thời, Quyết định số 499/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 9%/năm xuống 8%/năm (0,67%/tháng), đây là mức lãi suất hấp dẫn khuyến khích người dân vay vốn để sản xuất. Từ những lý do trên đã làm cho nhu cầu vay vốn của bà con tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2014. Và hứa hẹn đến cuối năm 2014 doanh số cho vay thuộc lĩnh vực này sẽ tăng vì theo các chuyên gia thì lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm xuống.

@ Cho vay chăn nuôi

Qua bảng số liệu 4.5 cho thấy tình hình cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi biến động không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay đạt 393.082 triệu đồng tăng 108.856 triệu đồng tương đương tăng 38,30% so với 2011.Nguyên nhân là do trong năm 2012 ngành chăn nuôi của huyện có sự phát triển theo hướng chất lượng và hiệu quả, các dịch bệnh nguy hiểm như: heo tai xanh, cúm gia cầm, lở mồm long móng không xảy ra. Đồng thời, do trên địa bàn huyện chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp đang có chiều hướng phát triển thay thế dần cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ gia

36

đình trước đây nên bà con cần nhiều vốn hơn để mua con giống và chăm sóc vật nuôi, từ những lý do trên làm cho nhu cầu vốn trong năm 2012 tăng cao.

Nhưng đến năm 2013 thì doanh số cho vay có phần giảm sút, cụ thể giảm còn 348.451 triệu đồng, giảm 44.631 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đã giảm 2 – 4% so cùng kỳ năm trước. Việc phát triển đàn gia súc của tỉnh vẫn diễn ra chậm do giá thức ăn vẫn duy trì ở mức cao, trong khi theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nhận định giá cả sản phẩm luôn ở mức thấp và đầu ra không ổn định, một số dịch bệnh trên gia súc gia cầm cũng xuất hiện trở lại. Đó chính là nguyên nhân chính khiến ngành chăn nuôi khó duy trì nhịp độ phát triển và người dân cũng sẽ hạn chế mở rộng việc chăn nuôi đã làm cho doanh số cho vay giảm xuống tuy lãi suất cho vay lĩnh vực này ở những tháng cuối năm chỉ có 8%/năm.

Nếu so sánh riêng về 6 tháng đầu năm (bảng 4.6) thì cho vay lĩnh vực này biến động không đều. Cụ thể là doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 173.589 triệu đồng, giảm 53.002 triệu đồng tương đương giảm 23,39% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2013 giá các loại gia súc đặc biệt là heo hơi đứng ở mức thấp và khó tiêu thụ đã gây ra nhiều khó khăn cho người chăn nuôi, cùng với một số khó khăn khác như con giống, nguồn vốn sản xuất, giá thức ăn đã phần nào hạn chế người chăn nuôi đầu tư và mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng. Đồng thời, vào tháng 4 năm 2013 chăn nuôi gia cầm của tỉnh cũng đang đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh cúm H5N1, bệnh heo tai xanh,…Những lý do trên đã làm cho doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 thì tình hình này đã có khởi sắc hơn, cụ thể doanh số cho vay đạt 187.714 triệu đồng, tăng 14.125 triệu đồng tương đương tăng 8,14% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do trong tháng đầu năm tình hình chăn nuôi đang phát triển thuận lợi do giá cả một số sản phẩm chăn nuôi đã tăng trong thời gian qua, người chăn nuôi đang chuẩn bị cho đợt xuất chuồng phục vụ nhu cầu thực phẩm tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 nên nhu cầu tăng. Đồng thời giá heo cũng có dấu hiệu tăng lên, dịch bệnh đang được các cơ quan chức năng ra sức khống chế nên người dân có thể an tâm mở rộng việc đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, với lãi suất 8%/năm cũng góp phần làm cho doanh số cho vay lĩnh vực này có xu hướng tăng lên.

37

@ Thủy sản

Kinh tế thuỷ sản ở huyện Lấp Vò đang phát triển ở bốn lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, sản xuất cá giống và dịch vụ. Trong đó nuôi trồng phát triển khá mạnh. Đáng chú ý là vào những năm gần đây đang có phong trào nuôi cá tra xuất khẩu, nhiều hộ đã đào ao thả cá, điều đó đã làm tăng diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản tại khu vực lên rất nhiều. Đồng thời việc mua con giống và các khoản chi phí kèm theo như: thức ăn, vệ sinh ao hồ kéo theo nhu cầu về vốn cho lĩnh vực này ngày càng cao. Minh chứng là khoản cho vay này liên tục tăng qua các năm. Cao nhất là năm 2013 đạt 95.497 triệu đồng tăng 5.937 triệu đồng tương đương tăng 6,36% so với năm 2012 và trong tương lai khoản vay này có khả năng sẽ tăng lên.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay ngành thủy sản đạt 93.995 triệu đồng giảm 351 triệu đồng tương đương giảm 0,37% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do một số dịch bệnh xuất hiện như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng trên cá tra giống, cá tra thương phẩm và cá điêu hồng…đã làm cho người dân hạn chế mở rộng sản xuất nên nhu cầu vay vốn cũng giảm theo. Hy vọng đến cuối năm 2014 thì tình trạng này sẽ được cải thiện theo hướng tích cực hơn.

@ Cho vay mua máy nông nghiệp

Khoản mục cho vay này chủ yếu là cho vay trung hạn. Ngày trước khi khoa học công nghệ tiên tiến chưa được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp thì lao động chân tay là chủ yếu. Ngày nay khoa học tiến bộ được vận dụng để giảm bớt lao động chân tay, tiết kiệm chi phí, tận dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất thu hoạch… làm giảm bớt nặng nhọc cho bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy nhu cầu chủ yếu của nông dân trong sản xuất nông nghiệp là mua máy. Do vậy doanh số trong lĩnh vực này cũng được ngân hàng chú trọng. Cụ thể là năm 2012 doanh số cho vay đạt 87.552 triệu đồng tăng 358 triệu đồng so với năm trước. Nguyên nhân là trong năm 2012 chi phí để trả cho việc gặt lúa tăng cao đồng thời trong năm có chính sách hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp trả góp với lãi suất thấp nên một số hộ dân mạnh dạn đầu tư mua máy gặt lúa nhưng thiếu vốn nên tìm đến Ngân hàng xin vay để bổ sung phần vốn thiếu. Điều này cho thấy bà con nông dân ngày càng quan tâm hơn vào sản xuất nông nghiệp và mạnh mẽ đầu tư vào máy nông nghiệp để phục vụ cho sản xuất tăng thêm thu nhập cho mình, mặt khác do giá cả hàng nông sản không ổn định một phần không thể bán được nông sản tại chỗ mà phải vận chuyển sang địa bàn khác để tiêu thụ do đó nhu cầu mua ghe máy, phương tiện vận chuyển trên sông của người dân tăng.

38

Đến năm 2013 thì doanh số cho vay này giảm sút. Cụ thể khoản mục này chỉ đạt 69.392 triệu đồng, giảm 18.160 triệu đồng tương đương 20,74% so với năm 2012. Nguyên nhân một phần là do máy nông nghiệp là loại sử dụng lâu dài và người dân ý thức về việc sử dụng và bảo quản máy được lâu dài hơn. Đồng thời do diện tích đất nông nghiệp là có hạn nên diện tích trồng lúa cố định, nên khi số lượng máy đã đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết thì hộ sẽ ngừng mua máy đến một thời gian dài sau mới phát sinh thêm.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay thuộc lĩnh vực này tăng lên và đạt 60.265 triệu đồng, tăng 2.493 triệu đồng tương đương tăng 4,32% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do NHNO&PTNT Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 529/QĐ-NHNo-HSX. Theo nội dung của Quyết định trên, Agribank cho vay theo mức lãi suất cho vay thấp nhất áp dụng cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đối với các khoản vay để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp: Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ ba đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội mua sắm máy móc phục vụ cho nông nghiệp nên đã làm cho doanh số cho vay trong thời gian này tăng lên và hứa hẹn cuối năm 2014 doanh số cho vay lĩnh vực này sẽ còn khả quan hơn.

@ Cho vay khác

Cho vay khác bao gồm cho vay xây dựng đê bao, bờ bao chống lũ bảo vệ vụ mùa sản xuất cho bà con. Qua bảng số liệu 4.5 cho thấy doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng giảm không đều qua các năm . Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay này đạt 16.930 triệu đồng tăng 8.602 triệu đồng tương đương tăng 90,91% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm này thiên tai diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của hộ nông dân nên bà con đã chủ động xây dựng đê bao, bờ bao chống lũ, thực hiện tốt công tác thủy lợi theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương nên nhu cầu vốn về lĩnh vực này đã phát sinh trong năm. Đến năm 2013 do cơ bản đã hoàn thành đê bao chống lũ xây dựng kiên cố trong năm 2012 nên nhu cầu về vốn trong lĩnh vực này đã có hướng giảm lại chỉ còn 7.013 trệu đồng.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo mục đích sử dụng vốn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014:

39 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2011 2012 2013

Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Mua máy nông nghiệp Khác

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 6 tháng 2012 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Mua máy nông nghiệp Khác

Nguồn:Phòng kế toán NHN0&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Hình 4.2 Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo mục đích sử dụng vốn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm

2014

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)