Doanh số thu nợ hộ sản xuất phân theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 55)

Bảng 4.9 Doanh số thu nợ hộ sản xuất phân mục đích sử dụng vốn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012 so 2011 2013 so 2012 2011 2012 2013 Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) Trồng trọt 311.576 461.157 484.152 149.581 48,01 22.995 4,99 Chăn nuôi 275.056 356.117 342.860 81.061 29,47 (13.257) (3,72) Thủy sản 113.747 90.776 87.550 (22.971) (20,19) (3.226) (3,55) Mua máy nông nghiệp 89.190 65.722 41.231 (23.468) (26,31) (24.491) (37,26) Cho vay khác 10.033 10.119 11.386 86 0,86 1.267 12,52 Tổng cộng 799.602 983.891 967.179 184.289 23,05 (16.712) (1,70)

Nguồn: Phòng kế toán NHN0&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò năm 2011, 2012, 2013

Bảng 4.10 Doanh số thu nợ hộ sản xuất phân theo mục đích sử dụng vốn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 so 2012 2014 so 2013 2012 2013 2014 Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) Trồng trọt 243.974 298.735 317.736 54.761 22,45 19.001 6,36 Chăn nuôi 205.480 205.637 205.728 157 0,08 91 0,04 Thủy sản 68.945 70.462 69.418 1.517 2,20 (1.044) (1,48) Mua máy nông nghiệp 46.586 29.474 32.086 (17.112) (36,73) 2.612 8,86 Cho vay khác 5.994 6.283 10.624 289 4,82 4.341 69,09 Tổng cộng 570.979 610.591 635.592 39.612 6,94 25.001 4,09

Nguồn: Phòng kế toán NHN0&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014

43

@ Thu nợ ngành trồng trọt

Huyện Lấp Vò với lợi thế là các ngành nông nghiệp, là một trong những huyện có tiềm lực trong nghề nông và các lĩnh vực có liên quan, đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp. Nhìn vào bảng số liệu 4.9 ta thấy doanh số thu nợ lĩnh vực này tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số thu nợ đạt 461.157 triệu đồng tăng 149.581 triệu đồng, tương đương tăng 48,01% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do năng suất lúa năm 2012 tăng lên vì thời gian ngập lũ kéo dài cuối năm trước mang lại lượng phù sa nhiều, làm cho đất đai thêm màu mỡ, lúa trúng mùa được giá không bị mất trắng do ảnh hưởng lũ lụt như vụ thu đông năm 2011 tạo được sự phấn khởi cho bà con nông dân. Mặt khác do sử dụng các giống lúa chất lượng cao kháng được các bệnh như rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá và bệnh đạo ôn cho năng suất cao. Bên cạnh đó bà con còn thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh cũng như ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong quá trình chăm bón nên hạn chế đượcdịch bệnh, giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, có 21/165 hợp tác xã đã và đang thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ lúa từ các mô hình sản xuất lúa theo hướng hiện đại, cánh đồng mẫu lớn, giúp nông dân hình thành thói quen sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng. Những dẫn chứng trên đã chứng minh nông nghiệp của huyện ngày càng đi vào chiều sâu, bà con sản xuất hiệu quả nên trả được nợ cho ngân hàng.

Đến 2013 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên và đạt 484.152 triệu đồng, tăng 22.995 triệu đồng tương đương tăng 4,99% so với năm 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng lên không cao như tốc độ tăng năm 2012. Nguyên nhân là do tuy người dân trong khu vực thu hoạch thì được mùa nhưng giá cả một số hàng nông sản: lúa, ớt, khoai,…còn thấp, giá bán một số loại nông sản có lúc xuống thấp hơn giá thành, tiêu thụ khó khăn làm cho thu nhập của nông dân có phần giảm sút, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng thấp so năm trước. Sự ảnh hưởng của giá cả đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân. Dù gặp khá nhiều khó khăn nhưng với những kinh nghiệm lâu năm trong việc làm nông nghiệp, độ nhạy bén trong việc xử lý độ biến động của giá cả ở các năm trước đó của nông dân như ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nên doanh số thu nợ của ngân hàng năm 2013 vẫn được tăng lên. Trong năm tới tình hình này có thể sẽ được cải thiện góp phần đẩy mạnh doanh số thu nợ tăng trưởng như mức ban đầu.

So sánh 6 tháng đầu năm của các năm (bảng 4.10) ta thấy doanh số thu nợ cũng tăng lên qua từng giai đoạn. Cụ thể tăng cao nhất là ở 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ đạt 317.736 triệu đồng, tăng 19.001 triệu đồng

44

tương đương tăng 6,36% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân một mặt là do doanh số cho vay năm 2013 tăng, mặt khác là nhờ có sự theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ của ngành Nông nghiệp và sự sâu sát của bà con nông dân trong việc phòng chống các loại bệnh dịch trên cây trồng nên các loại dịch bệnh tuy có xuất hiện trên cây trồng nhưng gây hại không nhiều và dần được khống chế nên người dân làm ăn có lời và trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Vào những tháng cuối năm 2014 doanh số này sẽ có thể còn tăng lên bời vì theo đánh giá, với diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai ở một số nơi đã nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, người dân đã tăng lợi nhuận hơn so với sản xuất lúa 6 triệu/ha.

@ Thu nợ ngành chăn nuôi

Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy doanh số thu nợ đối tượng này biến động không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ đạt 356.117 triệu đồng tăng 81.061 triệu đồng tương đương tăng 29,47% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình chăn nuôi trong huyện ổn định, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ mua bán gia súc, gia cầm, tiêm vaccine trên đàn heo, bò, gia cầm nên tình hình dịch bệnh được khống chế, người chăn nuôi có lãi nên ngân hàng thu nợ có hiệu quả. Nhờ áp dụng các hình thức lai tạo và nhân giống mới, giá cả các loại thịt gia súc, gia cầm đều tăng nên thu nhập của người chăn nuôi được nâng lên nên họ có tiền để trả cho ngân hàng.

Tuy nhiên đến 2013 doanh số thu nợ có phần sụt giảm. Cụ thể giảm 13.257 triệu đồng tương đương 3,72% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm này giá gia súc, gia cầm giảm xuống và tuy dịch bệnh đã được khống chế trong năm trước nhưng vẫn chưa triệt để nên làm các căn bệnh dịch cúm gia súc, gia cầm đã xuất hiện trở lại. Đồng thời, giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và nhiều chi phí khác liên tục tăng làm đội giá thành sản xuất, khiến người chăn nuôi bị lỗ nên người dân cũng hạn chế nuôi trong thời gian này, do đó cho vay ở ngân hàng đối với lĩnh vực này bị giảm và doanh số thu nợ cũng giảm theo.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ lĩnh vực này đạt 200.428 triệu đồng tăng 91 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên vật nuôi thấp, trong khi đó giá bán các sản phẩm chăn nuôi tương đối tăng trong các tháng đầu năm 2014, nhờ vậy số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện dần phục hồi. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn trong phát triển chăn nuôi như con giống, nguồn vốn

45

sản xuất, giá thức ăn đã làm cho lợi nhuận trong việc chăn nuôi của bà con không được cao nên kéo theo doanh số thu nợ của ngân hàng trong giai đoạn này tuy có tăng nhưng với tốc độ rất thấp 0,04% so với 6 tháng đầu năm 2013.

@ Thu nợ ngành thủy sản

Nhìn vào bảng số liệu 4.9 ta thấy doanh số thu nợ lĩnh vực thủy sản sụt giảm qua các năm. Tốc độ giảm nhiều nhất là rơi vào năm 2012, với số tiền thu được trong năm từ cho vay thủy sản chỉ đạt 90.776 triệu đồng giảm 22.971 triệu đồng tương đương 20,19% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do: tuy là giá cá ổn định nhưng chi phí nuôi tăng lên, lợi nhuận từ con cá thấp. Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thủy sản còn tiềm ẩn nhiều bất ổn cho người nuôi trồng do thiếu con giống tốt, qui hoạch vùng nuôi và quản lý vùng nuôi chưa tốt, sự liên kết giữa chăn nuôi và chế biến chưa cao, công tác qui hoạch vùng nuôi và liên kết giữa người nuôi và nhà chế biến chưa chặt chẽ nên dẫn đến người dân đa phần bị lỗ từ đó làm ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng. Sang năm 2013 doanh số thu nợ lĩnh vực này tiếp tục giảm chỉ đạt 87.550 triệu đồng, giảm 3.226 triệu đồng tương đương giảm 3,55% so với năm 2012.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ tiếp tục giảm, doanh số thu nợ chỉ đạt 69.418 triệu đồng giảm 1.044 triệu đồng tương đương 1,48% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do nuôi cá tra tiếp tục gặp khó khăn do giá thức ăn tăng cao, giá tiêu thụ sản phẩm giảm, các thị trường xuất khẩu lớn như: Mỹ, EU bị thu hẹp nên diện tích nuôi thả cá tra công nghiệp tại huyện đến giữa tháng 6 giảm so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời do sự chuyển dịch cơ cấu còn mang tính tự phát một số nơi, cùng với việc không tuân thủ đúng lịch thả nuôi và điều kiện kỹ thuật nên dịch bệnh phát sinh, dẫn đến một số nơi phải thu hoạch sớm khi cá chưa đạt chất lượng thương phẩm từ đó dẫn đến giá cá bán ra không cao, người dân không có lời.

@ Thu nợ máy nông nghiệp

Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy doanh số thu nợ khoản mục này giảm liên tục qua các năm. Điển hình năm 2013 doanh số thu nợ đạt 41.231 triệu đồng giảm 24.491 triệu đồng tương đương giảm 37,26% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do doanh số cho vay tại ngân hàng đã giảm trong năm qua. Và đồng thời với một diện tích đất nông nghiệp có hạn thì số máy nông nghiệp cũng là một số cố định đáp ứng đủ nhu cầu trong vùng cần. Do đó khi số lượng máy đủ đáp ứng nhu cầu trong địa phương thì người dân sẽ ngừng mua máy vì thế khi doanh số cho vay giảm thì thu nợ cũng sẽ giảm theo.

46

Đồng thời, doanh số thu nợ trong năm giảm là do khoản mục này thuộc cho vay trung hạn nên thời hạn trả nợ lâu hơn.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ trong lĩnh vực này tăng lên đạt 32.086 triệu đồng tăng 2.612 triệu đồng tương đương tăng 8,86% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do có một số món vay đã đến hạn trả nợ và do trong giai đoạn này bà con đã bắt đầu ứng dụng tốt sự tiện lợi của máy móc vào sản xuất nên đã làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận dẫn đến ngân hàng thu nợ dễ dàng hơn. Đồng thời, Nhà nước có chính sách ưu đãi mua máy nông nghiệp cho nông dân với hình thức cho nông dân vay tiền để mua máy hỗ trợ việc sản xuất mà không phải trả lãi trong 2 năm, sang năm thứ 3 nếu người vay chưa trả được tiền thì chỉ trả 50% theo lãi suất hiện hành trên số tiền vay. Điều này đã làm cho bà con mạnh dạn đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Với sự hỗ trợ này hy vọng rằng vào những năm tới ngân hàng sẽ thu được nguồn lợi cho mình vì khi bà con có máy móc sản xuất thì sẽ hạn chế được những công đoạn thủ công rút gắn được thời gian, tiết kiệm chi phí thì, từ đó lợi nhận của bà con sẽ tăng lên. Và khi lợi nhuận tăng họ sẽ có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng sẽ dễ hơn vì bà con có lời họ sẽ sẵn sang trả nợ cho ngân hàng.

@ Thu nợ cho vay khác

Nhìn vào bảng số liệu 4.9 ta thấy thu nợ thuộc lĩnh vực cho vay khác tăng đều qua các năm. Cụ thể tăng cao nhất vào năm 2013, doanh số thu nợ đạt 11.386 triệu đồng, tăng 1.267 triệu đồng tương đương tăng 12,52% so với năm 2012. Nguyên nhân là do cho vay trong lĩnh vực này chủ yếu là để xây dựng đê bao chống lũ phục vụ cho trồng trọt mà trong năm 2013 doanh số thu nợ lĩnh vực trồng trọt tăng cao nhất chứng tỏ hệ thống đê bao có hiệu quả nên làm cho bà con trồng trọt ít gặp rủi ro hơn và đạt được lợi nhuận cao nên kéo theo thu nợ lĩnh vực cho vay khác cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)