Quy trình xét duyệt cho vay hộ sản xuất tại NHNO &PTNT chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 29)

nhánh huyện Lấp Vò

Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ sản xuất được diễn ra tương tự như một khách hàng bình thường nên ta có các bước tiến hành như sau:

17

3.3.2.1 Hướng dẫn hộ sản xuất về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn

Khi các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn thì lập phương án (dự án), đến ngân hàng đề xuất yêu cầu vay vốn, CBTD trao đổi trực tiếp về nhu cầu vay của khách hàng, hướng dẫn cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn của ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành.

a) Hồ sơ vay vốn gồm có:

Giấy đề nghị vay vốn.

Dự án, phương án sản xuất.

Báo cáo thẩm định.

b) Hồ sơ bảo đảm tiền vay.

Hợp đồng thế chấp/cầm cố/bảo lãnh tài sản (theo mẫu của ngân hàng) và các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp/cầm cố/bảo lãnh (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở).

Biên bản thỏa thuận định giá giữa ngân hàng và khách hàng.

Giấy thoả thuận giao dịch tài sản chung của hộ (nếu là tài sản chung của hộ và phải có chứng thực của chính quyền địa phương).

Đăng ký giao dịch đảm bảo.

c) Đồng thời CBTD yêu cầu khách hàng nộp các loại giấy tờ sau:

Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (giấy CMND), cụ thể là của chủ hộ.

Sổ hộ khẩu.

Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng đối với tài sản thế chấp, bảo lãnh, cầm cố như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

Sau khi phổ biến đầy đủ các hồ sơ nói trên, nếu hộ vay vốn chưa cung cấp đầy đủ các điều kiện và thông tin cần thiết thì CBTD yêu cầu hộ vay vốn bổ sung. Trường hợp hộ vay vốn không thể cung cấp đầy đủ những điều kiện bắt buộc phải có thì CBTD có thể từ chối cho vay một cách hợp pháp vì lý do là đã không đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng. Trường hợp hộ vay vốn có thể bổ sung đầy đủ những điều kiện bắt buộc phải có thì CBTD chính thức tiến hành việc thẩm định cho vay theo các bước tiếp theo.

3.3.2.2 Điều tra thu thập thông tin về HSX và phương án vay vốn

Khi CBTD đã tiếp nhận nhu cầu vay vốn của hộ, cùng với những điều kiện bắt buộc hộ phải đáp ứng cho ngân hàng thì CBTD cần phải đi thực tế tại

18

gia đình, nơi sản xuất kinh doanh của hộ nông dân để tìm hiểu và thu thập thông tin. Từ đó mới đi đến quyết định có đồng ý cho vay hay không cho vay. Những thông tin cần thu thập về:

- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của hộ vay, đối tượng cụ thể ở đây là người chủ hộ hay người đại diện cho hộ.

- Mục đích vay vốn.

- Tính khả thi của phương án (dự án).

- Năng lực tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. - Mức độ uy tín.

* Những nguồn thông tin quan trọng trên cần phải điều tra bằng cách:

- Phỏng vấn trực tiếp người vay (người chủ hộ hay người đại diện).

- Tìm hiểu từ các ngân hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng với hộ trước đây.

- Điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ và thông tin từ chính quyền địa phương và những người sống gần đó.

- Những thông tin do chủ hộ cung cấp từ hồ sơ vay vốn trước đây.

3.3.2.3 Phân tích - thẩm định tín dụng

Sau khi tổng hợp những thông tin cần thiết CBTD tiến hành phân tích và thẩm định hồ sơ tín dụng. Tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ tín dụng và kết quả thẩm định hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ và ý thức chủ quan của CBTD. Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, CBTD cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa phải đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay.

a) Về điều kiện vay vốn

Sau khi CBTD nhận được giấy đề nghị vay vốn có kèm phương án (dự án) sản xuất và các giấy tờ khác có liên quan của hộ sản xuất, CBTD cần:

- Kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự (cư trú tại địa bàn huyện, thị xã trực thuộc nơi ngân hàng đóng trụ sở). Phải là chủ hộ hoặc người đại diện của chủ hộ (những người này phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự).

- Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh nghĩa là thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phương án sử

19

dụng vốn của hộ sản xuất về tính ổn định của nguồn cung ứng vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm, tính khả thi và tính hiệu quả của kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn.

- Kiểm tra khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết (có vốn tự có, có nguồn thu để trả nợ, không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng).

- Kiểm tra mục đích xin vay có hợp pháp không? Đối tượng xin vay có bị cấm hay không?

b) Về bộ hồ sơ cho vay

Kiểm tra lại hồ sơ pháp lý và hồ sơ bảo đảm tiền vay. Đối với hộ vay cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng các giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu của chính ngân hàng Nông Nghiệp phát hành), CBTD phải phối hợp kế toán kiểm tra các nội dung sau:

- Tính hợp pháp của giấy tờ có giá.

- Số dư tiền gởi, tiền lãi.

- Thời gian còn lại. - Đối chiếu chữ ký mẫu.

3.3.2.4 Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Căn cứ vào tờ trình và kết quả thẩm định có ý kiến đề xuất cụ thể CBTD, Trưởng phòng tín dụng và hồ sơ vay vốn của hộ, Giám đốc ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay trong phạm vi quyền hạn. Trước khi phát tiền vay CBTD phải kiểm tra đầy đủ hồ sơ. Sau khi tiến hành kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, CBTD và Ban lãnh đạo có liên quan sẽ chính thức ký vào nơi quy định trong hồ sơ.

3.3.2.5 Phát tiền vay

Phát tiền vay và chuyển tiền thanh toán phải đúng mục đích sử dụng tiền vay trên hồ sơ vay vốn, số lượng tiền vay được giải ngân phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của khách hàng, tức là của hộ sản xuất.

3.3.2.6 Giám sát tín dụng và theo dõi rủi ro

Giám sát tín dụng là bước nghiệp vụ kế tiếp giai đoạn giải ngân, nhằm đảm bảo cho số tiền vay được sử dụng đúng mục đích, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ sản xuất.

20

- Thời gian gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất nhưng không quá 12 tháng, trừ trường hợp Thống đốc ngân hàng Nhà Nước giao và tổ chức tín dụng xem xét quyết định.

- Thời gian gia hạn nợ đối với cho vay trung và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Các khoản nợ đến hạn mà hộ chưa trả được và nếu không được gia hạn nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất nợ quá hạn.

3.3.2.8 Xử lý rủi ro

Đối với các khoản nợ đã dùng mọi biện pháp để giải quyết nhưng không thu hồi được nợ, điều này đồng nghĩa với rủi ro xảy ra và ngân hàng phải căn cứ vào chế độ, văn bản quy định, lập hồ sơ pháp lý, họp hội đồng tín dụng để xử lý theo thẩm quyền hoặc lập văn bản trình lên Tổng Giám đốc NHNo&PTNT giải quyết.

3.3.2.9 Thanh lý hợp đồng

Sau khi hộ trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ cho vay đã được xử lý xóa nợ, CBTD và cán bộ kế toán đối chiếu tất cả tài khoản của món nợ đó, chuyển toàn bộ hồ sơ cho vay liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ dữ liệu.

3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNO&PTNT HUYỆN LẤP VÒ GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)