1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp apple

30 419 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Và một trong những cách để doanh nghiệp xác định vấn đề của mình chính là họ nên trảlời câu hỏi “Doanh nghiệp mình đã có chiến lược xây dựng thương hiệu chưa?. Hôm nay, Nhóm 7 xin phép đ

Trang 1

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trường Đại học Ngân hàng TP HCM

Khoa Quản trị kinh doanh

Môn Quản trị thương hiệu

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP APPLE

GVHD: TS Trần Văn Đạt Lớp:

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

TP Hồ Chí Minh, năm 2020

Trang 2

Nhận xét của giảng viên

Trang 3

Nội dung công việc

Mức độ tham gia

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

I Chiến lược xây dựng thương hiệu 6

1 Khái niệm 6

2 Vai trò của chiến lược xây dựng thương hiệu 6

3 Các bước trong lập chiến lược xây dựng thương hiệu 7

II Chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple 12

1 Giới thiệu doanh nghiệp Apple 12

2 Mô hình Brandkey của Apple 13

3 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple 15

III Trải nghiệm khách hàng của Apple 17

1 Apple đặt mình vào vị trí của khách hàng 18

2 Giữ sản phẩm và chiến lược tiếp thị đơn giản nhất có thể 19

3 Đánh vào cảm xúc của khách hàng 20

4 Xây dựng cộng đồng cho khách hàng của mình 21

5 Hoàn hảo trong mọi phương thức bán hàng 22

6 Chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ khách hàng 23

IV Văn hóa doanh nghiệp của Apple 24

1 Sáng tạo không giới hạn và đổi mới 24

2 Làm việc dưới áp lực 24

3 Đề cao sự phát triển của cá nhân 25

4 Bí mật ở cấp độ cao 25

5 Luôn giữ được tính đa dạng 25

V Bài học kinh nghiệm từ chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple 26

1 Xây dựng chiến lược thương hiệu 26

Trang 5

2 Mỗi sản phẩm là một câu chuyện, không phải là một tính năng 26

3 Lôi cuốn bằng cảm xúc 27

4 Kiên định với thương hiệu 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 6

M Đ U Ở ĐẦU ẦU

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, có thể nói rằng thách thức lớn nhất mà cả nềnkinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng đang phải đối mặt chính là khả năng cạnhtranh Hơn thế, vấn đề cạnh tranh trên thị trường hiện nay không chỉ dừng lại ở việc cạnhtranh về giá và chất lượng, mà còn sâu hơn là cuộc chiến giữa các thương hiệu với nhau Và

có lẽ, hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp chính là bài học vẫn đang diễn ra, ấy chính

là việc có nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng bị chiếm dụng tên giao dịch, tranh chấpquyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, cuối cùng là dẫn đến mất đi quyền sở hữu thương hiệu củamình Trước tình hình đó, hẳn là quan trọng hơn tất cả, các doanh nghiệp đang tồn tại nhiềuhạn chế và vẫn chưa thích nghi với những biến đổi không ngừng của thị trường nên nghiêmtúc xem xét lại và tìm ra cho mình những giải pháp đúng đắn và phù hợp nhất cho sự pháttriển của chính mình

Và một trong những cách để doanh nghiệp xác định vấn đề của mình chính là họ nên trảlời câu hỏi “Doanh nghiệp mình đã có chiến lược xây dựng thương hiệu chưa? Nếu đã có,vậy thì mình đã đi sai bước nào?” Có lẽ vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn nếudoanh nghiệp có một tấm gương hai chiều, mà phía bên mặt sáng của chiếc gương sẽ là mộtdoanh nghiệp đã thành công/thất bại trong vấn đề đó

Hôm nay, Nhóm 7 xin phép đưa ra một ví dụ minh họa, đó chính là bài học kinh nghiệmcủa doanh nghiệp Apple khi họ đã thành công trong chiến lược xây dựng thương hiệu chomình

Trang 7

I Chi n l ến lược xây dựng thương hiệu ược xây dựng thương hiệu c xây d ng th ựng thương hiệu ương hiệu ng hi u ệu

1 Khái ni m ệu

Chiến lược thương hiệu là định hướng và cách thức cụ thể mà doanh nghiệp đề ra nhằmđịnh vị thương hiệu, xây dựng thành công những cảm nhận tích cực, rõ nét và khác biệt vềsản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng theo đúng tham vọng và tình hình doanhnghiệp, từ đó củng cố chỗ đứng trong kinh doanh và phát triển kinh doanh

2 Vai trò c a chi n l ủa chiến lược xây dựng thương hiệu ến lược xây dựng thương hiệu ược xây dựng thương hiệu c xây d ng th ựng thương hiệu ương hiệu ng hi u ệu

a Nhận biết và phân biệt thương hiệu

Một doanh nghiệp có chiến lược xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp sẽ cho thấy camkết nghiêm túc của doanh nghiệp đó đối với khách hàng, cũng như đối với chính mình tronghoạt động kinh doanh Và khi đó, khả năng mà khách hàng nhận biết thương hiệu không chỉquan trọng cho người tiêu dùng mà cho cả doanh nghiệp trong hoạt động điều hành và quảntrị của mình

b Thu hút khách hàng mới

Nhiều khách hàng có xu hướng tìm kiếm những công ty có thương hiệu thu hút Việc

“nhìn và cảm nhận” có thể là một trong những tiêu chí của khách hàng trong việc quyết địnhviệc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu

c Tạo sự cảm nhận và tin cậy

Khi một doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu cho mình một cách chuyên nghiệp, điều

đó sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác của mình Khách hàngrất dễ dàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của một thương hiệu cho họ cảm giác “chuyênnghiệp”

d Tăng tính cạnh tranh

Một doanh nghiệp có bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế hoàn hảo có thể giúp họ nổibật lên so với các đối thủ cạnh tranh, nhất là khi được hỗ trợ bằng những chiến dịchmarketing mạnh mẽ

e Truyền tải câu chuyện về doanh nghiệp

Trang 8

Một thương hiệu được xây dựng hoàn hảo có thể mang nhiều ý nghĩa và truyền tải nhiềucâu chuyện, từ việc kinh doanh của mình nghiệp như thế nào, đến điều gì tạo sư khác biệt sovới những đối thủ khác.

3 Các b ước trong lập chiến lược xây dựng thương hiệu c trong l p chi n l ập chiến lược xây dựng thương hiệu ến lược xây dựng thương hiệu ược xây dựng thương hiệu c xây d ng th ựng thương hiệu ương hiệu ng hi u ệu

Bước 1: xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu (hay còn gọi là thị trường mục tiêu) là nhóm khách hàng mà mộtdoanh nghiệp hướng tới – nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ đó để có thể đáp ứng nhu cầu của bảnthân họ

Làm sao để phân khúc khách hàng mục tiêu? Đó là câu hỏi tưởng chừng như đơn giảnnhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay còn mơ hồ trong câu trả lời Họ có thể xác định kháchhàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W:

+ Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàngmục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…

+ What: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?

+ Why: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?

+ Where: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý,mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…

+ When: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?

Bước 2: xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường

Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, việc nghiên cứu đối thủcạnh tranh của mình cũng là một điều quan trọng mà doanh nghiệp nên chú ý Từ xưa, ôngcha ta đã có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” Quan niệm này vẫn hoàn toànchính xác trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp Doanh nghiệpcần phân tích các đối thủ trực tiếp của mình, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ

để có “phương pháp” đúng đắn nhất Để làm được điều này, họ phải trả lời được 4 câu hỏi:+ Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến người đọc là gì?

+ Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?

+ Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?

Trang 9

+ Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Từ việc nghiên cứu các đối thủ của mình, doanh nghiệp không nên dại dột mà “sao chépnguyên si” những cách giúp đối thủ thành công, mà doanh nghiệp nên sáng tạo, đổi mới, tìm

ra điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể thuyết phục khách hàng hãychọn mình thay vì lựa chọn đối thủ của họ Việc này rất quan trọng, bởi vì điểm khác biệt ấy

sẽ trở thành dấu ấn trong mắt các khách hàng

Bước 3: xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường

Xu hướng của thị trường là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường Đối với mỗingành hàng, mỗi loại hình dịch vụ sẽ có những xu hướng khác nhau Nếu doanh nghiệp cứmãi đi theo một hướng đi lỗi thời, sớm muộn họ cũng sẽ bị thị trường đẩy lại ở phía sau

Từ việc xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cũng cần xác định

cơ hội của doanh nghiệp mình trên thị trường Việc xác định thông qua quá trình phân tích

và nhận biết những biến đổi của thị trường, từ đó, dự liệu các hướng đi, các chiến lược và đốithủ có thể để ý tới và khai thác, tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặcbiệt cho doanh nghiệp của mình Những cơ hội là hấp dẫn với một doanh nghiệp cần đáp ứngmột số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing, tính khả thi vànguồn lực của doanh nghiệp

Bước 4: xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Hệ thống giá trị cốt lõi của thương hiệu là những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắchướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp Muốn thươnghiệu bền vững, doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi: “Đâu là niềm tin - giá trị cốt lõi củadoanh nghiệp mình?” Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại lâu trongthị trường và trong tâm trí khách hàng

Bước 5: xây dựng định vị thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiếnlược thương hiệu Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởngtới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của mà doanh nghiệp cung cấp, là việc tạo nên vị thếkhác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường

Doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu dựa trên 9 chiến lược sau:

Trang 10

+ Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng

Dù có nhiều phương pháp để định vị thương hiệu hiệu quả khác nhau, nhưng chất lượngvẫn luôn là yếu tố cơ bản hàng đầu Thương hiệu mạnh luôn sở hữu những sản phẩm tốt.Nếu chất lượng của sản phẩm, dịch vụ thấp thì chắc chắn hình ảnh thương hiệu sẽ phai nhạt,

bị lu mờ trong tâm trí khách hàng

+ Định vị dựa vào giá trị

Giá trị ở đây là những gì khách hàng nhận được so với số tiền mà họ bỏ ra để có được sảnphẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

+ Định vị dựa vào tính năng

Tính năng sản phẩm là một trong những yếu tố được sử dụng triệt để để định vị thươnghiệu Tính năng, thông điệp dễ nhớ, cảm nhận được ngay trong trải nghiệm lần đầu tiên lànhững thông số thực tế chân thực để tạo nên chiến lược định vị dễ dàng để doanh nghiệpchiến được niềm tin và tình cảm của khách hàng

+ Định vị dựa vào mối quan hệ

Tạo dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng đóng vai tròng vô cùng quantrọng trong định vị thương hiệu Một thương hiệu mạnh tương tác tốt với khách hàng sẽ dễdàng chạm đến trái tim khách hàng

+ Định vị dựa vào mong muốn của khách hàng

Định vị dựa vào mong muốn là tạo cho khách hàng niềm tin, cảm giác rằng họ trở thànhngười mà họ muốn, đến nơi mà họ thích

+ Định vị dựa vào vấn đề/giải pháp

Với định vị này, thương hiệu sẽ cho khách hàng thấy rõ được “thương hiệu sẽ giúp họgiải quyết những vấn đề mà họ đang gặp phải” Chiến lược định vị này sẽ đặc biệt phù hợpvới các ngành hàng tiêu dùng nhanh, loại sản phẩm có thể thấy rõ được lợi ích của chúng chovấn đề của họ

+ Định vị dựa vào đối thủ

Đây là chiến lược định vị dưa trên sự so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp

+ Định vị dựa vào cảm xúc

Trang 11

Cảm xúc là con đường ngắn nhất để dẫn dắt từ trái tim đến tâm trí Trên thị trường đã vàđang có nhiều thương hiệu sử dụng cảm xúc để định vị cho mình.

Cảm xúc có thể đến từ mong muốn, nhu cầu, tình cảm hay sở thích,… Thực tế đã chứngminh, chiến lược định vị này đã mang lại hiệu quả rất cao cho các doanh nghiệp thực hiệnnó

+ Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ

Công dụng là lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng Đây là một định vị

an toàn và dễ dàng để doanh nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng

Bước 6: xây dựng nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu, khiến nóchẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên thật đặc biệt đối với khách hàng Đây là bước khôngthể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp Hãy cá biệt hóathương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của mìnhthông qua: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,… Và đặcbiệt, khi thiết kế thương hiệu, doanh nghiệp cần cân nhắc tới 5 yếu tố vô cùng quan trọngsau:

Bước 7: quản trị thương hiệu

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu Quản trịthương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường Một thương hiệu dù tầm

cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần,mất dần niềm tin từ khách hàng Đặc biệt, đối với một thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh

mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều mà mọi doanh nghiệp nhất định phải làm nếumuốn sống sót

Trang 12

Lưu ý: bên cạnh việc thực hiện quy trình 7 bước ở trên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý

những vấn đề sau nếu muốn xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp:

- Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp:

Sứ mệnh thương hiệu chính là mục đích mà doanh nghiệp muốn tồn tại, là cơ sở để xâydựng chiến lược truyền thông Một ví dụ điển hình trong việc xây dựng sứ mệnh thương hiệuhoàn hảo là Nike “Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho tất cả các vận động viên trên thếgiới” là sứ mệnh mà thương hiệu này muốn đạt tới, tagline nổi tiếng thế giới của Nike đãphần nào khẳng định điều này – “Just do it”

Tầm nhìn thương hiệu là khát vọng, là định hướng cho thương hiệu trong tương lai, cóthể là trong tương lai dài hạn 10 – 20 năm Tầm nhìn thương hiệu giúp khách hàng củadoanh nghiệp mường tượng ra hình ảnh của doanh nghiệp và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệpmang lại cho họ

Sở dĩ xây dựng tầm nhìn thương hiệu là một trong 5 bước của quy trình xây dựng chiếnlược thương hiệu bởi lẽ nó có vai trò như một thấu kính hội tụ những điểm tiêu biểu, nổi bậtnhất trong doanh nghiệp Tầm nhìn thương hiệu định hướng những công việc nên làm vàkhông nên làm để có thể phát triển doanh nghiệp lớn mạnh trong tương lai Tầm nhìn thươnghiệu phải đáp ứng 3 yêu cầu: tính nhất quán của thương hiệu, mục tiêu xuyên suốt trong quátrình phát triển; nhất quán trong việc lãnh đạọ; động viên, khích lệ tinh thần của toàn thểnhân viên và quản lý doanh nghiệp

- Tích hợp thương hiệu trên mọi mặt của doanh nghiệp

Thương hiệu phải được thể hiện và phản chiếu trong bất cứ thứ gì khách hàng thấy Hìnhảnh, tính cách thương hiệu của bạn không chỉ thể hiện bằng hình vẽ, logo, biểu tượng,… mà

nó còn được thể hiện qua những thứ vô cùng đơn giản như: trang phục nhân viên, môi trườngdoanh nghiệp, cách doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng của mình,…

- Luôn giữ tính thống nhất cho thương hiệu

Sẽ chẳng ai đánh giá một thương hiệu là chuyên nghiệp nếu họ cứ liên tục thay đổithương hiệu của mình Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn luôn thống nhất từ đầu đếncuối, để khách hàng có thể dễ dàng thấy và cảm nhận được

Trang 13

Tính thống nhất trong thương hiệu không bắt buộc thương hiệu của bạn phải giữ nguyênhình ảnh như khi mới ra đời Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tái thiết kế thương hiệu nhưngtính nhận diện của nó trong mắt khách hàng không hề mất đi.

II Chi n l ến lược xây dựng thương hiệu ược xây dựng thương hiệu c xây d ng th ựng thương hiệu ương hiệu ng hi u c a Apple ệu ủa chiến lược xây dựng thương hiệu

1 Giới thi u doanh nghi p Apple ệu ệu

Apple là một trong những nhà sáng lập quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực IT, gần đâynhất là những sản phẩm, giải trí và tiêu dùng Bên cạnh những sản phẩm truyền thống nhưmáy tính Macintosh, Apple còn cho ra mắt máy nghe nhạc kĩ thuật số Ipod và các dịch vụliên quan rất thành công thông qua iTunes

Năm 1976, bắt đầu tại một gara nhỏ, Apple đã đặt nền tảng cho máy tính cá nhân ngàynay Vào thời điểm đó, từ một bộ sản phẩm nghiệp dư được yêu thích, Apple II đã trở thànhsản phẩm bán chạy nhất Khi IBM cho ra mắt máy tính cá nhân đầu tiên, Apple cho ra mắtmột chiến dịch quảng cáo với thông điệp: “Welcome, IBM.Seriously”

Năm 1984, Apple đã tạo ra một ảnh hưởng quan trọng khác đến sự phát triển của ngànhcông nghệ thông tin khi cho ra mắt Macintosh - máy tính cá nhân đầu tiên được điều khiểnbằng chuột và hệ điều hành đồ họa Đây thật sự là một phát minh quan trọng vì tại thời điểm

đó window vẫn chưa ra đời

Tuy nhiên, vào những thập niên những năm 90, Apple đã gặp phải khủng hoảng trầmtrọng Các chuyên gia tại đây buộc phải nhìn lại tương lai phát triển của Apple Chính vàolúc này, Steve Jobs - người đồng sáng lập Apple - đã trở lại với công ty Người đàn ông cótầm nhìn chiến lược đã vạch ra những điểm nhấn cho sự phát triển của Apple trong tương lai

và không hề ngần ngại mà gạt bỏ các sản phẩm không có tiềm năng

Kết quả của một loạt cải cách là iMac, sản phẩm đã thay đổi nhận thức của con người vềmáy tính,với tính năng đơn giàn và dễ sử dụng Sau thành công này, Apple nổi lên như mộtcon phượng hoàng lửa vụt lên từ đống cho tàn và lấy lại được những gì mình đã có: mộtcông ty tạo nên những khuynh hướng và luôn đi trước nhiều bước trong cạnh tranh

Vào đầu thiên niên kỉ mới, Apple đã giới thiệu một phát minh khác, đó chính là máy nghenhạc kĩ thuật số Ipod Cho dù thời điểm đầu đã gặp phải một vài phản đối, Apple vẫn tiếp tụcphát triển Ipod cùng với hệ thống iTunes Kết quả là chúng thật sự đã trở thành một hiện

Trang 14

tượng Nhờ Ipod mà người ta có thể mang theo bên mình những bài hát mà bản thân ưa thích

và lắng nghe chúng mọi lúc, mọi nơi

Năm 2005, lại có thêm một bước ngoặt nữa dành cho Apple Khi đó, người tiêu dùngkhông còn ưu thích Macintosh truyền thống nữa Vì vậy, công ty đã ngưng sử dụng bộ xử líPower PC và chuyển sang sử dụng bộ vi sử lý Intel Sáu tháng sau đó, khi iMac và Macbookxuất hiện trên thị trường, chúng được ủng hộ nhiệt tình nhờ kiểu dáng bắt mắt

09/01/2007, Steve Jobs đã ra mắt iPhone thế hệ đầu tiên trước báo giới và truyền thông

2 Mô hình Brandkey c a Apple ủa chiến lược xây dựng thương hiệu

Nhóm 1: nhóm ảnh hưởng

- Root strength – Thế mạnh cốt lõi

Thế mạnh của Apple là sản phẩm công nghệ của họ khác biệt với thiết kế vượt trội Trongkhi phần lớn các công ty công nghệ khác trên thị trường cạnh tranh về tốc độ xử lý phầnmềm, tính năng sản phẩm, công nghệ phần cứng,… thì Apple đã xác định thế mạnh của mìnhnằm chính ở thiết kế, khiến mọi sản phẩm của hãng trông giống như một tác phẩm nghệthuật

- Competitive environment – Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh trong ngành công nghệ vẫn luôn rất khốc liệt, và nó luôn thay đổikhó lường, vì thế, tất cả những doanh nghiệp gia nhập ngành đều cần phải cạnh tranh trongviệc đón đầu xu thế của sự phát triển của công nghệ và thị hiếu người tiêu dùng Các đối thủchính của Apple là Samsung, Dell, HP, Nokia, HTC,… từng đối thủ cạnh tranh với Appletrong một vài phân khúc như điện thoại, máy tính, tablet, máy nghe nhạc,… Trong đó,Samsung có thể được đánh giá là đối thủ trực tiếp cạnh tranh với Apple gay gắt nhất trên mọiphân khúc

- Target – Đối tượng mục tiêu

Đối tượng chính mà Apple hướng tới là những tín đồ công nghệ - đa số là nam giới có độtuổi 18 đến 40

- Insight

Đa phần những người yêu Apple thường đều là người yêu thích công nghệ, sự sáng tạo,cái đẹp, những thứ tinh tế và thanh lịch Và những người làm việc trong ngành sáng tạo cũng

Trang 15

thường là fan ruột của Apple Họ cũng có thể là doanh nhân hoặc những người yêu sự độtphá, dẫn đầu.

Nhóm 2: Nhóm tạo lập

- Benefits – Lợi ích

Apple đã xác định rằng các sản phẩm công nghệ của mình không những đáp ứng nhữnglợi ích lý tính cho người dùng, chẳng hạn như giúp cuộc sống của họ tiện nghi hơn, giúp kếtnối con người, giúp xử lý công việc hiệu quả hơn Đặc biệt, Apple còn nhấn mạnh đến giá trịcảm xúc là giúp người dùng của mình thể hiện giá trị bản thân

- Values, Beliefs, Personality – Giá trị, niềm tin, cá tính

Nếu xem Apple như một con người, ta có thể mô tả con người ấy bằng những tính từnhư: sáng tạo, đổi mới, đơn giản, phong cách, tự do

- Reason to believe – Lý do tin tưởng

Các sản phẩm của Apple đều được chú trọng từ phần cứng đến các phần mềm đi kèm.Bất cứ sản phẩm “i” nào của Apple, từ Mac, Tune, Phone, đến Pad đều đồng nghĩa với với

“phép màu” công nghệ tân tiến nhất Trong năm 2015, sự thành công của bộ đôi smartphoneiPhone 6 và 6 Plus đã trở thành bệ phóng đưa Apple trở lại với vị trí thương hiệu giá trị nhấtthế giới Chỉ trong một năm, giá trị của thương hiệu này đã tăng tới 67%, đạt con số khổng lồ

là 247 tỷ USD

- Discriminator – Điểm khác biệt

Đối diện với các đối thủ nặng ký khác về sức mạnh công nghệ, đội ngũ của Apple đã cómột định hướng khác rất thông minh cho các sản phẩm “I” Được cho là dựa trên lý thuyếtbản sắc xã hội (Social Identity Theory), Apple đã sử dụng sự phân biệt mạnh mẽ của sảnphẩm để tạo điểm khác biệt Về cơ bản, lý thuyết này chỉ ra rằng cái tôi của bạn được xâydựng dựa trên nhóm xã hội hoặc nhóm mà bạn nghĩ rằng mình là một phần trong đó VàApple đã tạo ra các sản phẩm với những giao diện, tính năng khiến khách hàng cảm nhậnrằng họ khác biệt hoàn toàn so với những người sử dụng các thương hiệu khác

- Essence – Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi khi mà chúng ta sẽ liên tưởng tới thương hiệu Apple chính là: công nghệ,sáng tạo, khác biệt và tinh tế Giá trị này đã được truyền thông rất hiệu quả và thành côngqua nhận diện và hành vi thương hiệu của Apple suốt bao năm qua

Ngày đăng: 04/08/2020, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w