1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc

62 1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 340,5 KB

Nội dung

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước,nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận nhân dân đã đượccải thiện Song bên cạnh đó vẫn còn một phần không nhỏ dân cư sống ở các vùngnông thôn, vùng sâu, vùng xa đời sống kinh tế – văn hoá - xã hội còn rất nhiều khókhăn còn về vật chất lẫn tinh thần Do vậy, đòi hỏi phải có một chương trình pháttriển kinh tế xã hội tổng hợp để giải quyết khó khăn, ổn định phát triển kinh tế xãhội khu vực này Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ (TTCP) đã ký quyết địnhsố 135 / 1998/ QĐ - TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xãđặc biệt khó khăn (ĐBKK) miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm ổn định và cải thiệnđời sống, cơ sở vật chất, hạ tầng… Cho Đại bộ phận nhân dân, xoá đói, giảmnghèo Chương trình 135 đã chính thức đi vào thực hiện từ năm 1999, đến nay đãđược 7 năm với nhiều thành quả đáng kể.

Võ Nhai là một huyện vùng cao, nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên.Cùng với sự phát triển của đất nước đời sống kinh tế – văn hoá - xã hội của huyệnđang ngày một nâng lên và bước đầu ổn định Với vị trí địa lý là một huyện cáchthành phố Thái Nguyên 37km, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thành phố TháiNguyên Đây là điều kiện để huyện Võ Nhai phát triển năng động nền kinh tế

Tiến tới xoá đói giảm nghèo, khắc phục được những hậu quả mà nghèo đóigây ra cho xã hội, cho gia đình và từng thành viên từ đó đề ra những biện phápđúng đắn, hiệu quả nhất sát với thực tế của huyện nhằm giúp dân thoát nghèo, lạchậu chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước góp phần nhằmbảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng về đặc điểm tự nhiên, kinh tếxã hội mang tính đại biểu cho một Huyện với nền nông nghiệp là chủ yếu của khuvực trung du miền núi Đặc biệt sau những năm đổi mới đất nước, huyện Võ Nhailà một huyện còn gặp nhiều khó khăn, có xuất phát điểm thấp Toàn Huyện có 14

Trang 2

xã và 1 thị trấn, 62876 nhân khẩu với 13817 hộ Mặc dù đã được đầu tư hỗ trợnhiều những huyện Võ Nhai vẫn gặp phải nhưng trở ngại về ngành nghề, vốn, laođộng ,đất đai, cơ chế và trình độ quản lý nên số hộ nghèo trong huyện còn cao Dovậy xoá đói giảm nghèo là một yêu cầu cấp thiết Đòi hỏi phải có sự phối hợp củacác cấp, các ngành, sự phối hợp của chính quyền và ý thức tự vươn lên của ngườidân.

Nhận được sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước từ chương trình 135, Huyện VõNhai đã tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình trên địa bàn huyện, xây dựng vàtriển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT), dự án quy hoạchxây dựng trung tâm cụm xã (TTCX) miền núi, vùng cao, dự án đào tạo cán bộ Bản,Làng, Phum, Sóc

Cho đến nay các dự án này đã và đang được thực hiện và theo kế hoạch đãhoàn thiện vào cuối năm 2005, chương trình 135 đã mang lại nhiều chuyển biếntích cực trong đời sống nhân dân các xã 135 của huyện Võ Nhai.

Với mục đích thấy được những chuyển biến trong đời sống nhân dân, ưunhược điểm của việc thực hiện chương trình 135 trong những năm qua,tôi đã thựchiện đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm

1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên”.1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng của 14 xã ĐBKK thuộc chươngtrình 135 của Chính phủ tại huyện Võ Nhai qua 7 năm thực hiện chương trình, nhậnnguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ nguồn vốn 135.

- Tìm được những thuận lợi cũng như khó khăn của huyện Võ Nhai trongcông tác thực hiện chương trình 135 tại địa bàn các xã ĐBKK của huyện.

- Đánh giá kết quả đạt được và tìm ra những bài học để rút kinh nghiệmtrong việc thực hiện chương trình trong những năm tiếp theo.

Trang 3

- Đề xuất những kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn và phát huy hiệu quả hơnlợi ích từ chương trình 135 trên địa bàn huyện Võ Nhai.

1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là kết quả thực hiện chương trình 135 tại địa phươngtrong 7 năm, từ 1999 đến 2005.

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Với sự hạn chế về kiến thức và thời gian tôi chỉ nghiên cứu trên địa bàn 14xã ĐBKK (xã 135) của huyện Võ Nhai trong thời gian 4 tháng và chỉ tập trungnghiên cứu tình hình và kết quả thực hiện.

1.5 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Với số liệu thống kê về tình hình thực hiện chương trình 135 trên địa bànhuyện Võ Nhai từ năm 1999 đến năm 2005.

Trang 4

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Đói nghèo đang là vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của các quốc gia trêntoàn thế giới Đây là vấn đề đã và đang được các chính phủ các nhà lãnh đạo và cáctổ chức quốc tế quan tâm để tìm các giải pháp hạn chế và tiến tới xoá bỏ trên phạmvi toàn cầu Tuy nhiên đó mới chỉ là trên lí thuyết, thực tế cho thấy gần như khôngthể hoàn toàn xoá được đói nghèo trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt là không thểxoá bỏ được khoảng cách giàu nghèo mà khoảng cách này đang có xu thế ngàycàng dãn ra, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các nước giàu và cácnước nghèo ngày càng lớn hơn Không hoàn toàn xoá được đói nghèo nhưng cácnhà lãnh đạo các nước vẫn đang không ngừng tìm và có các giải pháp cụ thể nhằmhạn chế tới mức có thể đói nghèo.

Việt Nam là một nước nghèo, chính phủ Việt Nam coi vấn đề xoá đói giảmnghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm xoá đóigiảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăntrên phạm vi cả nước Chương trình 135 là một trong những giải pháp thiết thực đó.Đây là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và được chính phủ chỉ đạo thựchiện.

1.1.1 Cơ sở lí luận

Khái quát về chương trình 135

Ngày 31/7/1998, TTCP có quyết định số 135/1998/ QĐ-TTg phê duyệtchương trình phát triển kinh tế- xã hội của các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bàodân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là chương trình 135).

Trang 5

Chương trình là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào cácdân tộc, đầu tư tập trung nhằm phát triển kinh tế- xã hội tổng hợp cho vùng này.

Vậy: chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế – xã hội tổng hợpcác xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

1.1.1.1 Mục tiêu tổng quát của chương trình

Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở cácxã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nôngthôn các vùng này thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, chậm hoà nhập vào sựphát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninhquốc phòng.

1.1.1.2 Nhiệm vụ của chương trình

- Quy hoạch, bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến tiêu thụsản phẩm.

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trílại dân cư.

- Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng cáccông trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuấttiểu thủ công nghiệp cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.

- Đào tạo cán bộ bản, làng, Phum, Sóc,…

1.1.1.3 Một số chính sách chủ yếu bổ trợ thực hiện chương trình

- Chính sách đất đai.- Chính sách tín dụng

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực.- Chính sách thuế

- Nhiệm vụ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ, đóng góp của các tổ chứccá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình.

Trang 6

1.1.1.4 Các dự án thành phần của chương trình.

1- Dự án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng2- Dự án xây dựng trung tâm cụm xã

3- Dự án quy hoạch sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết

4- Dự án ổn định, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến tiêuthụ sản phẩm.

5- Dự án đào tạo cán bộ Bản, Làng,Phum, Sóc,…

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1 Tình hình thực hiện chương trình 135 trên phạm vi cả nước

Hiện nay, trong cả nước có 2374 xã được nhà nước công nhận - đây là các xãđặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xathuộc 320 huyện, 49 tỉnh, trong đó có 67 xã ATK, 388 xã biên giới hải đảo và 1919xã miền núi, vùng sâu vùng xa với hơn 1.100.000 hộ, trên 6 triệu người.

Năm 1997, đời sống kinh tế- xã hội của đồng bào các dân tộc trong khu vựcnày tồn tại những khó khăn mang tính đặc thù: Kinh tế tự cung tự cấp, đời sống khókhăn, tỷ lệ đói nghèo từ 50% -60% cao nhất cả nước, cơ sở hạ tầng rất thấp kémcòn hơn 600 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, dân trí thấp, số người mùchữ, thất học chiếm 50% -60% Ngoài ra những vùng này còn ẩn chứa những yếutố thiếu ổn định như tôn giáo, tệ nạn xã hội Chương trình 135 được TTCP phêduyệt và đi vào triển khai thực hiện từ năm 1999 trên phạm vi cả nước, ban đầungân sách Nhà nước đầu tư cho 1000 xã của 91 huyện trọng điểm trong cả nước vàbước đầu có hiệu quả nên mặc dù ngân sách (NSNN) còn khó khăn, TTCP đã quyếtđịnh đầu tư ra các xã biên giới, xã an toàn khu (ATK), và đặt cả các xã ĐBKK, cònlại, co vậy số xã 135 được nhận đầu tư của NSNN đến nay là 2374 xã Để chươngtrình 135 có thể thành công đạt mục tiêu đề ra vào năm 2005 Chính phủ đã cóquyết định số 138/2001/QĐ - TTg về tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiệnchương trình 135, đã thực hiện hàng loạt các chính sách, hiệu pháp nhằm dồn sức

Trang 7

cả nước để phát triển kinh tế – xã hội vùng khó khăn nhất, đói nghèo nhất cả nướchiện nay.

Chương trình 135 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã đượcChính phủ chỉ đạo với quyết tâm cao và bằng những quyết sách đặc biệt.

* Chương trình 135 được chỉ đạo thực hiện theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu ( 1999 – 2000): Tập trung xây dựng cơ chế giải pháp vận

hành chương trình, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã và TTCX, xoá hộđói kinh niên, giảm mỗi năm từ 4% - 5% hộ nghèo, phát triển văn hoá, thông tin,phát triển giao thông đến trung tâm cụm xã.

- Giai đoạn tiếp theo (2001 – 2005): Triển khai trên tất cả các xã 135, hoàn

thiện cơ chế chính sách, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án Thực hiệnđồng bộ các dự án thành phần chú trọng chuyển mạnh cơ cấu đầu tư theo hướng ưutiên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống: Hầu hết các xã có đường giao thông đếntrung tâm xã, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt, phát triển y tế, giáo dục,văn hoá - xã hội, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường, tuyên truyền,đưa kinh nghiệm sản xuất, khoa học kĩ thuật, từng bước nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã 135 xuốngdưới 25%.

Sau 7 năm triển khai thực hiện chương trình 135 đã đạt những thành tựu cơbản trong hầu hết các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.

+ Kinh tế: Chương trình 135 đã xây dựng được hàng ngàn công trình cơ sở

hạ tầng tại các xã ĐBKK và các trung tâm cụm xã Hệ thống cơ sở vật chất miềnnúi, vùng cao được hình thành và cải thiện rõ rệt so với trước đây đã góp phần thúcđẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển Nhiều vùng đã chuyển dịchcơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá Diện mạo nông thôn vùng 135 đã cónhiều chuyên biến to lớn, cơ chế thị trường đã hình thành là điều kiện để phát triểnkinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Trang 8

Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những thành quả: Tỷ lệ hộ nghèogiảm còn 23,8% năm 2004 so với năm 1998 là 50% - 60%, về cơ bản khồng còn hộđói kinh niên, mỗi năm giảm từ 4 – 5 % hộ nghèo, nhiều địa phương giảm từ 7% -9% như Cao Bằng, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nghệ An,… Nhiều tỉnh đã đạtmục tiêu giai đoạn 2001 – 2005 “Giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã 135 xuống còn 25%vào năm 2005” như: Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Khánh Hoà, Đồng Nai,…

+ Văn hoá - Giáo dục: Chương trình 135 đã đầu tư tăng thêm 4150 công

trình trường học, xoá mù chữ và nâng cao dân trí ở nhiều địa phương, đến nay đãđạt 92% - 95% học sinh bậc tiểu học đến trường, hầu hết các xã đạt chuẩn giáo dụctiểu học và xoá mà chữ, có nhiều tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc Trunghọc cơ sở các xã 135.

+ Y tế: Chương trình đã đầu tư thêm 373 trạm y tế, phòng khám và mua

sắm trang thiết bị y tế Các Trạm y tế cơ sở này đã góp phần nâng cao sức khoẻngười dân, giảm tải cho tuyến trên, giảm và phòng tránh kịp thời, một số bệnh dịchhiểm nghèo, bệnh xã hội như: Bứu cổ, đau mắt hột,…

Thành quả đạt được trong 7 năm qua đã cho thấy chương trình 135 là chươngtrình hợp lòng dân và được nhân dân tích cực hưởng ứng, ủng hộ do chương trìnhxuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân, phát huy dân chủ cơ sở và ý thức tráchnhiệm của cộng đồng, chương trình 135 thể hiện được bản chất tốt đẹp của chế độxã hội và phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội Cùng với sự cố gắngkhông ngừng của các cấp từ Trung ương đến địa phương Chương trình 135 đãđược đưa vào thực hiện trên 49 tỉnh thành trong cả nước.

1.1.2.2 Tình hình thực hiện chương trình 135 tại tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 1 thànhphố, 1 thị xã, trong đó Võ Nhai là 1 huyện vùng cao Tổng diện tích tự nhiên hơn3.541km2, dân số gần 1,1 triệu người ,trong đó đồng bào dân tộc tiểu số chiếm gần

Trang 9

25% (với 7 dân tộc là : Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa) tập trungchủ yếu ở 5 huyện miền núi, vùng cao là: Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương,Đồng Hỷ Theo số liệu đến 31/12/2004 toàn tỉnh có 245.414 hộ , trong đó hộ đồngbào dân tộc tiểu số là 71.611 hộ chiến 29,18%

Chương trình phát triển kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, miền núi, vùngsâu và vùng xa theo quyết định số 135/ 1998/ QĐ - TTg ngày 31/7/1998 của thủtướng chính phủ (gọi tắt là chương trình 135) là chính sách lớn của Đảng và nhànước đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc tiểu số còn nhiều khó khăn

Đến năm 2005,tỉnh Thái Nguyên có 52 xã được hưởng thụ từ chương trình135 ( trong đó 28 xã đặc biệt khó khăn ,24 xã ATK), cụ thể :

- Năm1999: Có 11 xã thuộc huyện Võ Nhai

- Năm 2000: Thêm 10 xã (huỵện Võ Nhai: 3 xã; huyện Đồng Hỷ: 2 xã;huyện Định Hoá : 5 xã)

-Năm 2002: Thêm 15 xã (huyện Định Hoá :13xã ; huyện Đồng Hỷ: 2xã ) -Năm 2005: Thêm 16 xã (huyện Đại Từ :10 xã; huyện Phú Lương: 1 xã ;huyện Định Hoá : 5 xã )

Nhìn chung nền kinh tế ở vùng núi ,vùng đồng bào dân tộc tiểu số chậm pháttriển ,tập quán canh tác lạc hậu ,sản xuất nhỏ lẻ ,phân tán ,tự cấp tự túc ,chất lượngsản phẩm nông lâm nghiệp kém ,tiêu thụ khó khăn Một số hộ còn thiếu đất sảnxuất ,đất ở Hạ tầng cơ sở một số xã vùng cao ,vùng sâu vùng xa , vùng căn cứ cáchmạng (ATK),nhất là ở các xóm ,bản còn rất khó khăn Tỷ lệ hộ nghèo bình quântrong vùng là 28,48%, chất lượng giáo dục và đào tạo thấp ,nhất là việc đào tạonghề cho con em đồng bào dân tộc tiểu số.Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồngbào ở vùng sâu ,vùng xa còn nhiều hạn chế Một số bản sắc văn hoá tốt đẹp của cácdân tộc tiểu số đang bị mai một

Trang 10

Năng lực,trình độ đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị , cơ sở ở vùng núi,vùng dân tộc nhìn chung còn yếu Công tác phát triển Đảngchậm Cấp uỷ,chínhquyền và các đoàn thể ở một số nơi hoạt động chưa đồng đều, hiệu quả hạn chế

1.1.2.3.Tình hình thực hiện chương trình 135 tại huyện Võ Nhai

Thực chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miềnnúi, vùng sâu, vùng xa theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 củaThủ tướng Chính phủ, huyện Võ Nhai có 11 xã thuộc phạm vi triển khai chươngtrình Năm 2001thực hiện quyết định số 42/2001/QĐ-TTg Huyện Võ Nhai đượcbổ xung thêm 3 xã, nâng tổng số xã thực hiện chương trình 135 là 14 xã trongphạm vi toàn huyện.

Qua 7 năm thực hiện,được sự giúp đỡ của UBND tỉnh, các ngành liên quan ởtỉnh,sự chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, HĐND, sự năng động của UBND và ban quảnlý dự án 135 huyện, sự ủng hộ của nhân dân cũng như sự phối hợp chỉ đạo thựchiện cấp uỷ,chính quyền các xã, chương trình đã đạt được những kết quả đáng phấnkhởi Đến nay các xã trong huyện đã có đường giao thông đến trung tâm xã,4 trungtâm cụm xã đã có chợ trung tâm thương mại,điều này đã đem lại hiệu quả thiết thựcvề đời sống, kinh tế – xã hội của nhân dân, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu trao đổihàng hoá giữa các xã trong huyện với bên ngoài Bộ mặt nông thôn thay đổi cơ bản.Nhân dân các xã thuộc chương chình 135 đã nâng cao ý thức tổ chức,quản lý khaithác sử dụng tốt các công trình đã hoàn thành

+ Dự án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) Đây là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng của chương trình trong thời gian 7 năm qua Đến nay toànhuyện đã thi công hoàn thành 85 công trình bao gồm : 26 công trình trường học,27công trình đường giao thông và cầu, 14 công trình thuỷ lợi, 9 công trình đường điện0,4kv và các công trình khác là 9 công trình

Trang 11

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chương trình, huyện đã đảm bảođầy đủ các quy định của cơ chế vận hành chương trình cũng như hướng dẫn của bộngành TW và của tỉnh Thái Nguyên Đặc biệt là vận động,tổ chức cho nhân dântham gia lao động để có thu nhập, giải quyết được một phần khó khăn trong đờisống của nhân dân Các xã có công trình song do điều kiện đường giao thông vàocác bản làng còn quá thiếu, làng bản phân tán, nên hầu hết các công trình đườnggiao thông có quy mô tương đối lớn (trên một tỷ đồng) như đường Sảng Mộc –Thượng Nung, đường Bình Long – Quảng Phúc Phải kéo dài việc thi công – thanhtoán trong 2 đến 4 năm

+ Dự án xây dựng trung tâm cụm xã (TTCX).

Huyện Võ Nhai là 4 TTCX gồm: Trung tâm cụ xã Tràng Xá, TTCX BìnhLong, TTCX Cúc Đường và TTCX Nghinh Tường Tính đến nay các trung tâmcụm xã của huyện đã cơ bản hoàn thành các hạng mục xây dựng cơ bản gồm 17công trình bao gồm: 5 công trình trường học, 4 công trình Trung tâm thương mạivà chợ, 3 Trạm y tế, 2 công trình đường giao thông, 1 công trình đường điện0,4KV, 1 trạm phát sóng truyền hình, 1 trạm khuyến nông.

Việc xây dựng Trung tâm cụm xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưuhàng hoá và trao đổi hàng hoá trong vùng với bên ngoài thuận lợi hơn, trật tự nềnếp hơn.

+ Dự án quy hoạch và sắp xếp lại dân cư ở những nơi cần thiết bị (ĐCĐC)là dự án có ý nghĩa quan trọng vối đồng bào vùng ĐCĐC, trong những năm quavùng công tác định canh định cư – kinh tế mới đã được triển khai thực hiện và hoànthành tốt kế hoạch giao Gồm các chương trình: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tần, hỗtrợ sản xuất và ổn định đời sống.

Chương trình hỗ trợ đồng bào thiểu số thông qua chương trình ĐCĐC vớitổng kinh phí 411 triệu đồng hỗ trợ cho 997 hộ nghèo mua dụng cụ sản xuất, giốngcây trồng vật nuôi.

Trang 12

+ Dự án đầu tư ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chếbiến tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2003 dự án đầu tư 400 triệu đồng để thực hiện chương trình cải tạo vàphát triển đàn bò ở các xã Thượng Nung, Cúc Đường, Tràng Xá Kết quả hỗ trợđầu tư được 30 tấn cỏ giống, 97 con bò cái sinh sản, 3 con bò đực giống và cácdụng cụ kèm theo như thuốc thú y, tập huấn kĩ thuật… Được nhân dân nghèo tronghuyện đồng tình ủng hộ Phát huy các kết quả đạt được, năm 2004 từ nguồn vốncủa dự án huyện đầu tư 1,2 tỷ đồng để giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất vớicác chỉ tiêu chính là: Phát triển chăn nuôi 305 con bò Trong đó 20 bò đực lai sind,285 bò cái sinh sản Hỗ trợ măng 5 ha măng tre bát độ, 6 ha măngtrám ghép, 2 hachè cành, hỗ trợ mua 10 bộ máy bơm phục vụ sản xuất Hướng dẫn người nghèolàm khuyến nông khuyến lâm thực hiện từ năm 2002 – 2004 Giúp cho các hộnghèo có cách nhìn nhận mới thay đổi dần tập quán sản xuất vươn lên thoátnghèo.

+ Dự án đào tạo cán bộ, Bản, Làng, Phum, Sóc từ năm 2003 trở về trước dựán này đưa chung vào công tác tập huấn, đào tạo cán bộ của chương trình xoá đóigiảm nghèo, năm 2004 đượcđưa thành dự án riêng Dự án đã tổ chức mở được 26lớp tập huấn với hơn 2581 lượt người , từ đó đã góp phần nâng cao trình độ quảnlý, kỹ thuật riêng và chăm sóc một số cây trồng chính, kỹ thuật chăn nuôi gia súcvà gia cầm cho cán bộ thôn bản Thực hiện quyết định 138 về vấn đề lồng ghépcác chương trình trên cùng địa bàn, kết quả đào tạo cán bộ từ năm 2002 được đưavào kết quản của chương trình 135.

Việc triển khai thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Võ Nhai đãlàm cho bộ mặt nông thôn của các xã ĐBKK đổi mới khang trang hơn, đời sốngnhân dân cải thiện về mọi mặt, cơ sở hạ tầng ở các xã ĐBKK được cải tạo và xâymới.

Trang 13

Đến nay có 100% số xã có đường ô tô đến trung tam xã, có Trạm y tế xã, cólưới điện quốc gia dùng cho sinh hoạt và sản xuất, nhân dân phấn khởi tin tưởngvào đườn lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nhiều vấn đề bức xúc được giải quyết, số hộ nghèo giảm nhanh năm 2000 là28,87% đến năm 2005 còn 14,17%, lương thực bình quân trên đầu người đạt mức445kg/người/năm.

Trên đây là những kết quả khái quát về tình hình thực hiện chương trình 135trong phạm vi cả nước, tỉnh Thái Nguyên, huyện Võ Nhai Mặc dù đã đạt đượcnhiều thành quả đáng kể nhưng vẫn cần tiếp tục cố gắng không ngừng của Đảng,Nhà nước nói chung và nhân dân huyện Võ Nhai nói riêng Để ổn định và pháttriển kinh tế khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thu hẹp khoảng cách giữa khuvực này với mức bình quân chung của cả nước.

Trang 14

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên,huyện nằm trong toạ độ 21036’ - 21056’ độ vĩ Bắc và 105045’ - 106017’ độ kinhĐông.

+Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn)+Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương

+Phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang)+Phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn)

Thị trấn Đình Cả cách thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 3 và quốc lộ 1B là 120km,cách thành phố Thái Nguyên 37km và cách thị trấn Đồng Đăng – Lạng Sơn 80km.

Với vị trí địa lý như vậy, nếu sử dụng hết lợi thế trong giao lưu hàng hoá, dulịch sẽ thúc đẩy nhanh sản xuất và có thể đưa Võ Nhai trở thành một huyện trungtâm vùng cao Việt Bắc.

2.1.1.2 Điều kiện địa hình

Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao, dãy Ngân Sơn chạytừ Bắc Cạn theo hướng Đông Bắc – Tây Nam đến Võ Nhai và dãy Bắc Sơn chạytheo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho nên huyện có địa hình khá phúc tạp, đồi núilà chủ yếu đất ruộng ít

Phần lớn là diện tích vùng núi dốc và núi đá vôi (chiếm 92%) những vùngđất bằng phẳng, tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếuchạy theo các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi.

Trang 15

Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100 đến 800m so với mặt biển, đất nôngphân bố ở độ cao bình quân từ 100 đến 450m Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đấtđai huyện chia làm 3 tiểu vùng là những đặc điểm như sau:

Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã, địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi Một số

vùng phân bố dọc theo các khe suối và thung lũng có độ dốc từ 00 – 250 là vùngthích hợp để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Tiểu vùng 2: 3 xã dạng địa hình thung lung tương đối chạy dọc theo quốc lộ

1B với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn Đất đai của vùng hai đã sử dụnghầu hết vào nông nghiệp.

Tiểu vùng 3: Gồm 5 xã, có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối,

sông và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối bằngphẳng hơn các xã vùng 1 Có thể sử dụng phát triển cây hàng năm, cây lâu năm,cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

Tóm lại, địa hình của huyệt rất đa dạng, phức tạp cho phép phát triển mộtnền nông lâm nghiệp đa dạng và phong phú, song đây cũng là điều kiện bất lợi choviệc phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, và sự giao lưu hàng hoátrong và ngoài huyện.

Trang 16

đới, đặc biệt là các loại cây ăn quả: Hồng, táo, na, cam, quýt, vải nhãn… đốivới cây ngắn ngày có thể trồng 2 – 3vụ/năm.

Có địa hình nằm gọn giữa hai dãy núi cao, dãy núi đá vôi cao phía Bắc vàdãy núi sa phiến thạch ở phía Nam tạo nên khí hậu ẩm ướt, ít mưa, ít chịu ảnhhửơng của gió mùa Đông Bắc có thể thích hợp trồng cây lâu năm như vải, xoài…

b) Chế độ mưa

Huyện chịu ảnh hưởng của chế độ mưa vùng núi Bắc Bộ Mùa mưa từ tháng4 – 10, mùa khô từ tháng 11 – 3 năm sau Lượng mưa bình quân năm 1.941,5mm,thấp hơn so với các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên (2050 – 2.500mm) và phân bốkhông đồng đều, lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa với1.765mm, chiếm 41% tổng lượng mưa cả năm Tháng có mưa lớn nhất là tháng 8,tới 372,2mm Mưa lớn và tập trung chủ yếu thường gây sói mòn, lũ lụt ảnh hưởngtới công trồng, độ phì của đất có các công trình thuỷ lợi, đặc biệt với khu vực 3 vàkhu vực 1 có địa hình phức tạp Độ dốc cao, bị chia cắt nhiều.

Các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lạicao, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là với cây hàngnăm So sánh số ngày có mưa, mưa phùn và số ngày có sương muối trong năm làcác tháng 11 , 12 , 1 , 2 , 3 Mặt khác trong tháng 12 , 1 thường có những đợt rétđậm kéo dài, là điều kiện khí hậu rất thích hợp cho các loại cây ăn quả như vải,nhãn, hồng, na,…

c) Chế độ ẩm

Độ ẩm bình quân của huyện dao động từ 80 đến 87% Các tháng mùa khô,nhất là các tháng cuối năm 11 , 12 , độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển

Trang 17

cây vụ đông muộn, nhưng cùng tạo điều kiện cho thu hoạch và bảo quản nông sảntrong thời kỳ này.

- Hệ thống sông Rong: Phân bố ở phía Nam huyện là nhánh của sông thương Bắt nguồntừ xã Phú Thượng chảy qua Thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long và chảy qua tỉnhBắc Giang Trong những năm gần đây, do nạn chặt pháp rừng, khai thác rừng bất hợp pháp đã làmgiảm nguồn sinh thuỷ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước về mùa khô và gây lũ lụt vào mùa mưa làmpháp huỷ công trình giao thông, thuỷ lợi và phá hoại sản xuất, làm ảnh hưởng đến đời sống củanhân dân Biện pháp cấp bách là trồng và bảo vệ rừng tái sinh ở các vùng thượng nguồn để điềutiết nguồn nước phục vụ cho nhân dân.

Trang 18

Đất phù sa bồi tụ sông suối: Được phân bố rải rác dọc theo suối, có mầu vàng sẫm đen,thành phần cơ giới trung bình.

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội

2.1.2.1 Đất đai và hiện trạng sử dụng đất

Bảng 01: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2005

Trang 19

(Nguồn: Ban địa chính huyện Võ Nhai)

Qua bảng 01 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 84.510,41ha.Trong đó đất nông nghiệp là 60.599,01ha, chiếm 71,71% tổng diện tích đất tựnhiên ; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 5.632,76ha chiếm 9,3% và đất lâmnghiệp là 54.255,68ha chiếm 89,53% đất nông nghiệp khác là 550,04ha chiếm0,91% tổng diện tích nông nghiệp.

Diện tích đất phi nông nghiệp là 2547,70ha chiếm 3,01% tổng diện đất tựnhiên.Bao gồm diện tích đất ở 451,21ha chiếm 17,71%,đất tôn giáo tín ngưỡng0,32ha chiếm 0,01%,đất nghĩa trang ,nghĩa địa 37,85ha chiếm 1,49%,đất sông suốimặt nước 1247,03ha chiếm 48,95% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.Tuy nhiêndiện tích đất phi nông nghiệp của huyện chủ yếu là đất chuyên dùng.

Diện tích đất chưa sử dụng là 16.927,95ha chiếm 79,23% tổng diện tích đấttự nhiên,chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao, mức độ sói mòn lớn không thể trồng cây.Một số nơi đất màu bị rửa trôi, xói mòn nhiều nhất ở các làng bản có nhiềuđồi núi, do nhân vẫn chưa có ý thức được tầm quan trọng của rừng và chưa có biệnpháp bảo vệ hữu hiệu Trong hiện trạng như vậy và biện pháp canh tác cần phải chútrọng đầu tư cải tạo và sử dụng đất hợp lý vừa tăng năng xuất vừa đảm bảo sức sảnxuất.

Toàn bộ đất đai của huyện tuy nhiều nhưng chưa được sử dụng có hiệuquả.Nhất là đất canh tác ở đây rất mạnh mún, ruộng bậc thang gây nên khó khăncho sản xuất, đặc biệt là diện tích đất đồi lớn nhưng lại bị bạc màu, rửa trôi Nhưvậy điều kiện đất đai của huỵện cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tìnhtrạng nghèo đói

Trang 20

Do vậy làm thế nào để sử dụng đất đai một cách tốt nhất đem lại hiệu quảkinh tế cao luôn là một câu hỏi đặt ra cho lãnh đạo,chính quyền của huyện VõNhai.

2.1.2.2.Các dân tộc và phân bố dân cư

*Các dân tộc

Toàn huyện có 08 dân tộc cùng sinh sống trong đó:dân tộc kinh chiếm34,27%dân số ;Tày chiếm 29,88%;Nùng chiếm 14,52% ; Dao chiếm 12,63%;cácdân tộc Mông,Cao Lan, Sán Chí , Hoa chỉ chiếm 8,7%dân số.

*Sự phân bố dân cư

Tên xã

Số xãhưởngchươngtrình 135

Số hộ(Hộ)

Số nhânkhẩu(Khẩu)

Số hộnghèo (Hộ)

Tỷ lệ nghèo(%)

Bảng 02: Tình hình số hộ nghèo của huyện năm 2005

(Nguồn : Ban dân số huyện Võ Nhai )

Huyện Võ Nhai có tổng số hộ 13817 hộ, với 62876 nhân khẩu Được phânbố trên 15 xã Bình quân 921hộ /xã

Trang 21

Xã có số hộ đông như xã La Hiên với 1972 hộ, 7631 nhân khẩu Đây làmhững xã có địa bàn rộng, tập trung đông dân cư,nguồn lao động dồi dào

Các xã có dân cư thưa hơn như: Xã Thượng Nung với 371 hộ, 2085 nhânkhẩu Xã Thần Xa với 447 hộ, 2275 nhân khẩu Tóm lại huyện Võ Nhai với phầnlớn các hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Tỉ lệ hộ nghèo đói củahuyện là 14,17% Do vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộcsống Đây là vấn đề mà các cấp chính quyền cần quan tâm và đề ra các biện phápđể có thể thay đổi bộ mặt nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn của huyện

2.1.2.3 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt

Năm2005 mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi, khô hạn kéo dài kèm theosương muối vào cuối năm nên ảnh hưởng tới năng xuất, sản lượng một số loại câytrồng, tuy nhiên được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, cùng lỗ lực của bàcon nên tình hình sản xuất của huyện vẫn tương đối ổn định, cây lúa vẫn là câytrồng chính với sự trợ giúp của khoa học tiên tiến nên năng xuất và sản lượng củacây trồng không ngừng tăng lên so với trước đây đã giảm bớt tình trạng nghèo đóiđi lên tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân

Bảng 03: Năng suất sản lượng một số cây trồng chính của năm 2005

Cây trồngDiện tích(ha)Năng suất (tạ/ha)Sản lượng(Tấn)

Bình quân /đầu người(kg/người)

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Võ Nhai).

Được sự chỉ đạo sát sao của chính quyền và nỗ lực của nông dân nên diệntích gieo cấy lúa chiêm xuân, lúa mùa là 4.444 ha đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng0,45% so với cùng kì năm 2004 Sản lượng thóc cả năm đạt 18615,92 tấn.

Trang 22

Ngô với diện tích 3186 ha, sản lượng 9.024,35 tấn, bình quân trên đầu người là 146,39kg.

Diện tích trồng khoai là 40 ha, sản lượng 147 tấn, bình quân trên đầu ngườilà 2,34 kg.

Sắn với diện tích 514 ha, sản lượng 5.145,14 tấn, bình quân trên đầu người là81,83kg.

Rau với diện tích 355,5ha, sản lượng 2.919,01 tấn, bình quân trên đầu ngườilà 46,42kg.

Với tình hình sản xuất như trên, lương thực bình quân trên đầu người hàng năm mới chỉ đạt 445kg/người/năm (Trong khi bình quân cả nước là 455kg/người/năm).

2.1.2.4 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi

Chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình theo hình thức chăn dắt và đểphục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày bừa, kéo xe Còn một số hộ khác tiếnhành chăn nuôi để cung cấp thịt ra thị trường.

Bảng 04: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi năm 2005

Vật nuôiĐơn vị tínhSố lượng(Triệu đồng)Giá trị

( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Võ Nhai năm 2005)

Đàn trâu có 14710 con giá trị 51485 triệu đồngĐàn bò có 2281 con, giá trị 6843 triệu đồng.Đàn lợn có 37284 con, giá trị 8446,68 triệu đồng.Đàn gia cầm có 272018 con giá trị 5440,36 triệu đồng.

Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của huyện thựchiện vào tháng 03 và tháng 09, tiêm phòng dại cho chó, tiêm vacxin tụ huyết trùng,lở mồm long móng cho đàn trâu bò, còn đàn gia cầm phần lớn nhân dân tự tiêm.

Trang 23

Công tác kiểm tra giết mổ gia súc, vận chyển gia súc được thực hiện thườngxuyên nên hạn chế được dịch bệnh xảy ra hàng năm.

2.1.2.5 Sản xuất lâm nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp là 54255,68ha chiếm 89,53% diện tích đất nôngnghiệp bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Hàng năm cung cấpmột lượng lớn lâm sản để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, chế biến cung cấp sảnphẩm ra thị trường Góp phần ổn định sản xuất và bảo vệ môi trường.

2.1.2.6 Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm một tỷ trọng thấp Trên địabàn huyện tại xã La Hiên có Nhà máy xi măng với công suất 80 vạn tấn/ năm vàcó doanh nghiệp liên doanh nước khoáng AVA.

Thủ công nghiệp trong huyện chỉ với những hàng hoá đơn giản như dụng cụ,vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồ may mặc, sản xuất đồ mặc đơn giản phụcvụ gia đình.Do địa hình có bãi bồi ven sông và những thung lũng nhỏ thích hợp vớitrồng mía, cho nên đã hình thành một số cơ sở ép mía lò chưng cất đường Ngoàira còn một số cơ sở chế biến sản phẩm từ thuốc lá, chè.

Giá trị ngành thực hiện được khoảng 5,87 tỷ đồng, chiếm 6,5% nền kinh tếcủa huyện Hiện nay ngành dịch vụ của huyện do khu vực quốc doanh và tư nhânđảm nhận.

Trong đó dịch vụ tư nhân chiếm đa số Dịch vụ tư nhân đảm nhận hết là cácdịch vụ: Xay xát, vận tải, nghề mộc, tạp hoá, vật tư… các cơ sở dịch vụ này tậptrung chủ yếu ở khu vực thi trấn Đình Cả và dọc theo quốc lộ 1B.

2.1.2.7 Cơ sở hạ tầng*Điện

-Thủy điện:

Trang 24

Trước đây huyện Võ Nhai chưa có công trình thuỷ điện lớn mà chỉ có vàimáy phát điện mini do các hộ tư nhân đầu tư Toàn huyện có khoảng 1703 chiếcvới tổng công xuất là 430KW.

- Điện lưới quốc gia:

Hiện nay toàn huyện đã có đường dây 35KW và 10KV chạy dọc theo quốclộ 1B và từ Thị trấn Đình Cả đi các xã vùng trong, từ La Hiên đi các xã thuộc tiểuvùng 1 Cả các xã trong huyện, nay đã có điện lưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

*Giao thông

Trong huyện có quốc lộ 1B chạy qua, phần chạy qua huyện cơ bản đã đượccải tạo và nâng cấp, còn lại khoảng 10km cần đưa vào kế hoạch đầu tư nâng cấptrong thời gian tới, nhằm giảm bớt sự đi lại khó khăn cho các phương tiện tham giagiao thông Tuyến đường từ Thị trấn Đình Cả đi xã Bình Long đến nay đã được trảinhựa xong, nhưng còn một số cầu cống chưa hoàn thành nhưng phần nào đã giảiquyết việc đi lại thuận tiện cho nhân dân Tuyến đường từ xã Tràng Xá đi LiênMinh và ra Thành phố Thái Nguyên đã được đầu tư nâng cấp chất lượng hiện nayđã đảm bảo việc đi lại cho nhân dân Các tuyến đường từ đường 1B vào các xã phíaBắc như Thượng Nung, Thần Xa, Nghinh Tường, Sảng Mộc trước đây đi lại rấtkhó khăn, hiện nay đã được cải tạo nâng cấp cho nên ô tô đã tới được trung tâm xã.Về tuyến giao thông liên xã, liên thôn xóm cơ bản vẫn là các tuyến đường mòn,dân sinh, việc đi lại còn rất nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa.

*Giáo dục

Toàn huyện có 42 trường học, có số học sinh trong độ tuổi đến trường là16307 em, chiếm 98% tổng số học sinh trong độ tuổi Tất cả các xã trong huyệnđều đã có trường tiểu học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo kiên cố và đạt chuẩn phổ cập giáodục bậc Trung học cơ sở.

*Y tế

Trang 25

Huyện Võ Nhai có 17 cơ sở Y tế gồmbệnh viện tại Trung tâm huyện, haiphòng khám khu vực ở cụm xã Cúc Đường và cụm xã Tràng Xá và 14 Trạm xãthuộc 14 xã với tổng số giường bệnh là 135 giường, trong đó Trạm Xá có 75giường Mạng lưới Y tế tư nhân chưa phát triển các cơ sở y tế chưa thật sự đượcđầu tư nâng cấp, nhất là tuyến xã Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thựchiện tốt các chương trình về Y tế quốc gia, thường xuyên phổ biến những bài thuốcnam Tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3 giảm 20,3% so với năm 2003.

*Thông tin, thị trường

Mới chỉ xây dựng được một trạm phát lại sóng truyền hình đáp ứng mộtphần nào nhu cầu thông tin, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, tiến bộ đặc biệt là thôngtin về thị trường Số xã có chợ xã, chợ liên xã là 10/14 xã, thông tin thị trường kháđa dạng Những năm trước đây sản xuất chỉ là tự cung tự cấp, còn thừa thì đem bánnay đã hình thành hoạt động sản xuất theo hướng hàng hoá.

Một số cơ sở hạ thầng khác như trụ sở uỷ ban nhân dân, điểm bưu điện vănhoá… cũng đã được cải tạo, xây mới vì chúng đều đã xuống cấp hoặc chưa có.

*Thuỷ lợi

Được sự hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, huyện Võ Nhai đãxây dựng được 11 hồ chứa 50 phai đập kiên cố, 12 trạm bơm, khoảng 132 km kênhmương và hàng trăm phai đập tạm, nhằm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nôngnghiệp và sinh hoạt của nhân dân Năng lực thiết kế tưới khoảng 1.119ha, năng lựctưới thực tế được 597ha Nhưng nhìn chung các công trình thuỷ lợi trong huyện đềunhỏ lẻ, không được nâng cấp tu bổ thường xuyên , cho nên năng lực tưới bị hạnchế, đến nay toàn bộ các công trình thuỷ lợi của huyện mới tưới được khoảng1000ha lúa Đông – Xuân.

Tóm lại việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong những năm gầnđây đã được các chương trình Nhà nước quan tâm chú ý phát triển Đến nay sau 7năm thực hiện chương trình 135, cơ sở hạ tầng vùng 135 huyện Võ Nhai đã có

Trang 26

nhiều thay đổi, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt số xã có đường ôtô đến trung tâm xã đạt 14/14 bằng 100% số xã có điện tuy nhiên tỷ lệ hộ dùngđiện chưa đạt 100% Một số cơ sở hạ tầng khác đã và đang được tu bổ, xây dựngmới nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của nhân dân và sự phát triển của vùng135 nói riêng và của cả huyện nói chung.

2.1.2.8 Đời sống dân cư

Trong những năm gần đây, cùng với sự thay đổi của cả tỉnh, đời sống nhândân của cả huyện cũng như vùng 135 cũng đã có nhiều chuyển biến Nhờ sự trợgiúp của Đảng và Nhà nước cùng với những nỗ lực không ngừng của nhân dân vàcác cơ quan chức năng trong vùng, cuộc sống của các hộ dân dễ chịu hơn trước,không cần phải lo lắng từng bữa ăn như trước nữa, nhiều hộ đã có của ăn của để,số hộ giầu tăng, số hộ nghéo đói giảm rõ rệt Thu nhập bình quân / người tăng từ2,967 triệu đồng/ năm 2003 lên 3,5 triệu đồng/ năm 2005 tuy con số chưa phải làcao so với các vùng khác nhưng với vùng 135 thu nhập đạt 3,5 triệu đồng/năm làmột con số đang vui mừng.

Năm 2005 số họ giảu là 1960 hộ tăng 102 hộ so với năm 2003, số hộ nghèogiảm 1100 hộ so với năm 2003.

Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 28,87% năm 1999 xuống còn 21.15% năm 2003 vàcòn 14,17% năm 2005 ( theo tiêu chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001- 2005).

Năm 2003 cả vùng chỉ có 9829 hộ được sử dụng điện chiếm 70,19% tổng sốhộ đến cuối năm 2005 số hộ có điện đã là 11.890 hộ chiếm 90,5% tổng số hộ Điềunày cho thấy đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân vùng 135 của huyện Võ Nhaiđã có nhiều tiến bộ, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

2.1.3 Đánh giá chung tình hình kinh tế xã hội vùng 135 của huyện

Trước 1999, do hạn chế về nhận thức nên hoạt động sản xuất kém phát triển,thu thập của người nông dân thấp, hiện nay nhờ sự trợ giúp của Nhà nước thôngqua các chương trình, dự án, trang bị cho người dân không chỉ vốn mà cả kĩ thuật,

Trang 27

cây, con giống mới có hiệu quả kinh tế cao, trong sản xuất đã xuất hiện một số môhình làm ăn mới VAC, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa,… làm đờisống nhân dân đã và đang dần đổi mới tuy khó khăn vẫn còn nhiều Qua nghiêncứu khảo nghiệm thực tế tôi nhận thấy nền kinh tế xã hội các xã 135 huyện VõNhai hiện nay có những thuận lợi và khó khăn sau:

a) Thuận lợi

- Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao Dãy Ngân Sơn vàdãy Bắc Sơn Đất đai khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho pháttriển sản xuất nông – lâm nghiệp bền vững và đa dạng Ngoài ra trong vùng quỹđất chưa sử dụng vẫn còn nhiều, có điều kiện mở rộng diện tích canh tác.

- Là vùng có tiềm năng phát triển do có vị trí địa lý thuận lợi, có các thắngcảnh tự nhiên như hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, lại ở gần trung tâm huyện,vấn đề giao thông được giải quyết sẽ là cơ hội cho việc thông thương qua lại thuậntiện để giao lưu và phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhândân.

- Nguồn lao động dồi dào, người dân nơi đây chất phát, cần cù, chịu khó làmăn, có kinh nghiệm sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư qua chương trình 135 và một số chương trìnhtrước đó nay đã hoàn thiện phần nào về cơ bản tạo nhiều thuận lợi cho hoạt độngsản xuất của nhân dân đưa nhanh khoa học kĩ thuật đến với đồng bào.

b) Khó khăn

- Diện tích rừng tự nhiên còn thấp, nguồn thu nhập chính hiện nay của cácđồng bào chỉ dựa vào cây lúa nước với trình độ canh tác còn lạc hậu chưa cao nhiềugiống cao sản, năng xuất còn thấp.

- Các vùng chăn nuôi theo hướng công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, cònhạn chế trong phương thức sản xuất, hiệu quả kinh tế không cao.

Trang 28

- Trình độ dân trí thấp, nhận thức của đồng bào và cả đội ngũ cán bộ chưa cóý thức ỷ vào nhà nước vẫn tồn tại gây ảnh hưởng đến sự phát triển, khó khăn trongviệc phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Việc sử dụng đất đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa phát huy được hiệuquả sử dụng, cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa có sự nghiên cứu chắc chắn và đầu tưđúng đắn về vốn, giống kĩ thuật nên dù quỹ đất còn nhiều nhưng người dân vẫnchưa thoát nghèo, chưa giàu lên từ chính đồng ruộng quê hương.

- Cơ sở hạ tầng nhiều nơi đã được đấu thầu xây dựng nhưng do yếu kémtrong công tác triển khai thực hiện cũng như giám sát kiểm tra nên chất lượng côngtrình chưa cao, chưa phục vụ tốt nhất cho sản xuất cũng như sinh hoạt của nhândân.

Từ những thuận lợi và khó khăn như trên vấn đề đặt ra với các cơ quan chứcnăng là:

- Xác định đúng nhu cầu của dân để từ đó sắp xếp diện ưu tiên đầu tư, xâydựng các công trình thiết thực nhất đối với nhân dân.

- Tăng cường hỗ trợ nhân dân về giống kĩ thuật mới.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao nhận thức về hiểu biết của nhân dânthông qua các lớp tập huấn, các phương tiện truyền thanh truyền hình, xây dựnggiới thiệu mô hình kinh tế mới và hướng dẫn cách làm cho dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công trình, đồngthời có sự phối hợp với nhân dân, thực hiện công việc công khai và dân chủ đểnhân dân cùng làm, cùng kiểm tra.

- Đưa ra được những giải pháp tốt nhất nhằm xoá bỏ hoàn toàn nạn phá rừng,bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Làm bất kì công việc gì cũng cần phải có phương pháp thực hiện mới đemlại hiệu quả cao Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những kiến thức học ở

Trang 29

trường lớp và những kiến thức thực tế về chương trình 135 mà tôi thu thập đượcnhững phương pháp chủ yếu của tôi là:

- Phương pháp duy vật biện chứng:

Sử dụng phương pháp này để xem xét nhìn nhận, giải quyết vấn đề trong mốiquan hệ biện chứng và biến đổi không ngừng để thấy được sự tác động của chươngtrình với đời sống của nhân dân và với nền kinh tế- xã hội của huyện nói chung, cácxã 135 nói riêng.

- Phương pháp điều tra điển hình :

Lấy ý kiến của người dân tại điểm nghiên cứu là những người trực tiếp hưởng lợi từ chương trình và ý kiến của cán bộ thực hiện chương trình 135 về hiệu quả, lợi ích do chương trình đem lại

CHƯƠNG III

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠIHUYỆN VÕ NHAI (GIAI ĐOẠN 1999 – 2005)

3.1 ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI HUYỆN VÕ NHAI

Từ năm 1999, sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtchương trình 135, UBND huyện Võ Nhai và các cơ quan chức năng khác có liênquan đã tiến hành điều tra, thực nghiệm, thăm nắm tình hình và tiến hành làm tờtrình lên Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt, công nhận các xã ĐBKK của huyệnVõ Nhai là xã 135 và được Nhà nước đầu tư theo diện ưu tiên Nhận được đầu tưcủa Chính phủ, trong những năm qua huyện Võ Nhai đã tổ chức chỉ đạo và thực

Trang 30

hiện chương trình với các công việc cụ thể theo đúng tinh thần của chương trình135 đã đề ra.

3.1.1 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình

Thực hiện Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 / 7 / 1998 về việc thànhlập chương trình 135, Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủtướng Chính phủ về việc hợp nhất các chương trình, dự án trên cùng một địa bàn:Các dự án xây dựng TTCX miền núi vùng cao, dự án ĐCĐC, dự án hỗ trợ sảnxuất,… Huyện Võ Nhai có Quyết định số 115/QĐ-UB ngày 02 / 7 / 1999 thành lậpBan chỉ đạo (BCĐ), chương trình 135 của huyện Công việc cụ thể được nhân theocác cấp từ cấp huyện tới cấp xã với sự phân công công việc hợp lý cho từng đơn vịchức năng.

Cấp Huyện: Phân công đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban,

phụ trách chung Đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng Ban chỉ đạo(BCĐ), lãnh đạo các ban ngành có liên quan làm thành viên BCĐ.

Cấp xã: Huyện Võ Nhai trừ Thị trấn Đình Cả gồm có 14 xã 135, ở cấp xã

gồm có đơn vị thi công và Ban giám sát xã BCĐ chương trình của huỵên đã chỉđạo các ngành chức năng giúp xã lập dự án, hướng dẫn các xã thành lập Ban giámsát xã để giám sát trực tiếp các hạng mục công trình đầu tư theo nguồn vốn chươngtrình 135.

Định kỳ hàng tháng, quý, năm cơ quan thường trực thực hiện kiểm tra, đônđốc, tổng hợp và báo cáo tình hình với BCĐ chương trình, UBND huyện.

UBND huyện đã chỉ đạo các ban ngành liên quan giám sát chủ trương và cácvăn bản hướng dẫn của Trung ương như: Trình tự lập dự án, dự kiến vốn đầu tưcông trình đều lấy ý kiến của cơ sở, có Nghị quyết của Đảng uỷ, UBND xã, sau đógửi về BCĐ thường trực để tổng hợp báo cáo UBND huyện Quyết định việc đầu tưhàng năm những công trình cần lao động giảm đồng đều huy động nguồn lao độngtại chỗ của cơ sở tham gia thực hiện, thực hiện chủ trương, Nhà nước và nhân dân

Trang 31

cùng làm HuyệnVõ Nhai với 14 xã 135 trừ thị trấn Đình Cả do vậy cần sự phâncông chặt chẽ các đơn vị đầu tư và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc củachương trình như: Dân chủ ,công khai ,xã có công trình ,dân có việc làm tăng thunhập Để đạt mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như đã đề raban đầu ,ngoài quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135 từ cấphuyện đến địa phương thì một công việc không kém phần quan trọng quyết địnhthành công của chương trình đó là tổ chức lồng ghép một cách hiệu quả các dự án,chương trình đã và đang thực hiện trên cùng địa bàn.Vấn đề này đã được chính phủquan tâm xem xét và chỉ đạo các tỉnh thực hiện lồng ghép các chương trình, dự ántrên cùng địa bàn, ngoài mục đích tập chung nguồn vốn có hạn của các chươngtrình còn nhằm hoàn thành trong thời gian ngắn nhất các công trình hạ tầng chotừng địa phương cụ thể, có thể lồng ghép như vậy là do nhiều năm qua chính phủluôn có chính sách quan tâm phát triển các vùng khó khăn này dưới nhiều hình thứckhác nhau và bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, cùng với nguốn vốn 135, nguồn vốnđầu tư các chuơng trình, các dự án, các quỹ hội tại địa phương đã góp sức cùnghoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các xã ĐBKK của huyện

Sơ đồ 1: Công tác lồng ghép các chương trình trên địa bàn huyện

Chương trình nước sinh hoạt & vệ sinh môi trường

Chương trình xoá đói giảm nghèo & giải quyết việc làm

Chương trình kiên cố hoá trường học

CHƯƠNG TRÌNH

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầngDự án xây dựng TTCXDự án ĐCĐC

Dự án ổn định & PTSX

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội - Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội (Trang 18)
Bảng 02: Tình hình số hộ nghèo của huyện năm 2005 - Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc
Bảng 02 Tình hình số hộ nghèo của huyện năm 2005 (Trang 20)
Qua bảng ta thấy trong 5 năm qua dự án đã tổ chức được 26 lớp bồi dưỡng, đào tạo các hệ với hơn 2581 lượt người - Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc
ua bảng ta thấy trong 5 năm qua dự án đã tổ chức được 26 lớp bồi dưỡng, đào tạo các hệ với hơn 2581 lượt người (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w