Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là một chương trình tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng ở địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của hơn 70 % dân số của cả nước đang sinh sống ở khu vực nông thôn và được triển khai thực hiện trong một thời gian dài. Xây dựng NTM là cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết TW 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thể hiện sự quan tâm và chăm lo của Đảng, Nhà nước để phát triển khu vực nông thôn. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã tiến hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Xét trên thực tế xây dựng NTM ở xã Khánh An, tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá tình hình thực hiện 19 tiêu chí NTM tại xã Khánh An. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần thực hiện thành công 19 tiêu chí NTM tại xã . Với mục tiêu cụ thể là: góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn, chương trình NTM và xây dựng NTM cũng như các tiêu chí đánh giá NTM; khảo sát thực trạng thực hiện chương trình NTM ở xã Khánh An, đánh giá tình hình thực hiện chương trình NTM tại xã, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, đề xuất giải pháp đẩy mạnh quá trình hoàn thành chương trình xây dựng NTM ở xã Khánh An.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả,
số liệu trong khoá luận này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ mộthọc vị nào Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luậnđều đã được cảm ơn các trích dẫn trong khoá luận đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Lâm Việt Hùng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệpđại học, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm,giúp đỡ tận tình của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường
Trước hết, tôi xin cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, các thầy cô giáo trong Khoa KT & PTNT đã trang bị cho tôi những kiếnthức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như tu dưỡng đạođức
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Đình Thao đãdành thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu đề tài và hoàn thành khóa luận
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Khánh An đã cungcấp những số liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhtìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đãkhích lệ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Do trình độ và thời gian có hạn nên khoá luận không thể tránh khỏinhững thiếu xót Vì vậy rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của các thầy
cô giáo và các độc giả để khoá luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Lâm Việt Hùng
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là một chương trình tổngthể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng ở địa phương, ảnhhưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của hơn 70 % dân số của cảnước đang sinh sống ở khu vực nông thôn và được triển khai thực hiện trongmột thời gian dài Xây dựng NTM là cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết TW
26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thể hiện sự quan tâm và chăm lo củaĐảng, Nhà nước để phát triển khu vực nông thôn Cùng với quá trình thực hiệnchủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xã Khánh An, huyện Yên Khánh,tỉnh Ninh Bình đã tiến hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngNTM Xét trên thực tế xây dựng NTM ở xã Khánh An, tôi nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá tình hình thực hiện 19 tiêu chíNTM tại xã Khánh An Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần thựchiện thành công 19 tiêu chí NTM tại xã Với mục tiêu cụ thể là: góp phần hệthống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn, chương trình NTM và xâydựng NTM cũng như các tiêu chí đánh giá NTM; khảo sát thực trạng thực hiệnchương trình NTM ở xã Khánh An, đánh giá tình hình thực hiện chương trìnhNTM tại xã, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện xây dựngNTM, đề xuất giải pháp đẩy mạnh quá trình hoàn thành chương trình xây dựngNTM ở xã Khánh An
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên tôi đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tổnghợp và xử lý số liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,phương pháp phân tích, các hệ thống chỉ tiêu đánh giá Bên cạnh đó tôi tiếnhành điều tra 50 hộ dân và ban quản lý xây dựng NTM của xã
Trang 4Kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng xây dựng NTM theo 19 tiêu chítại xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Mục tiêu của xã là phấnđấu về đích NTM trong năm 2015 Sau 4 năm thực hiện chương trình xã đã đạtđược 15/19 tiêu chí Trong đó còn 4 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí về giao thông,tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí về hộ nghèo và tiêu chí về môitrường.
Trong thời gian thực hiện, vai trò quan trọng của chỉnh quyền và ban điềuhành chương trình nông thôn mới xã Khánh An đã và đang được khẳng định.Công tác tuyên truyền thu hút sự quan tâm và đóng góp của nhân dân đã đượcchính quyền và các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt Kế hoạch nâng cao hiệu quảphát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nâng cao đờisống tinh thần cho người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng… luôn được thực hiệnhiệu quả, đảm bảo tiến độ
Vấn đề quản lý và huy động nguồn lực trong quá trình xây dựng NTM tạiđịa phương đã được ban điều hành và chính quyền quan tâm chỉ đạo cụ thể Từ
đó, các nguồn lực được huy động và phân bổ đạt hiệu quả cao nhất
Trong quá trình xây dựng NTM, vai trò của các tổ chức đoàn thể tại địaphương là hết sức quan trọng Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh đãphát huy rất tốt vai trò của mình giúp tuyên truyền đường lối chính sách, nângcao hiệu quả các mô hình phát triển sản xuất, giữ vững tình hình an ninh trật tự
xã hội tại địa phương
Việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã cónhiều thuận lợi, đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên vẫn còn tồn tạimột số khó khăn cần phải giải quyết Vì vậy để phát huy tối đa được ảnh hưởngtích cực của công cuộc xây dựng nông thôn mới tới đời sống nhân dân và đẩymạnh quá trình hoàn thành 19 tiêu chí NTM tôi đưa ra một số nhóm giải phápnhư: huy động nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn trong dân cư, tăng cường đàotạo nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của địa phương, đẩy mạnh công
Trang 5tác tuyên truyền, tăng cường sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thônmới, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng caohiệu quả kinh tế Đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán
bộ, xây dựng và phát triển hoạt động của các tổ chức xã hội
Bên cạnh đó, tôi đưa ra một số kiến nghị đối với chính quyền cấp xã vàngười dân nhằm góp phần thực hiện thành công 19 tiêu chí nông thôn mới đúngvới thời hạn đã đề ra
Trang 6MỤC LỤC
[ơ
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm về nông thôn và nông thôn mới 5
2.1.2 Vai trò của chương trình nông thôn mới trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 7
2.1.3 Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới 9
2.1.4 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới 13
2.2 Cơ sở thực tiễn 17
Trang 72.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng mô hình nông
thôn mới 17
2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước về vấn đề xây dựng nông thôn mới 19
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới cho xã Khánh An 22
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐIA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24
3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 24
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 25
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 27
3.2 Phương pháp nghiên cứu 31
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 31
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 31
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 32
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 33
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 33
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Khánh An,huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 34
4.1.1 Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch 35
4.1.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 36
4.1.3 Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất 48
4.1.4 Thực trạng văn hóa – xã hội – môi trường 53
4.1.5 Thực trạng về Hệ thống chính trị 59
4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Khánh An 66
Trang 84.2.1 Yếu tố về chính sách 66
4.2.2 Yếu tố về nguồn vốn 71
4.2.3 Yếu tố về con người 75
4.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng NTM 83
4.3 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình hoàn thành và duy trì phát triển bền vững chương trình nông thôn mới tại xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 88
4.3.1 Cơ sở đưa ra các đề xuất 88
4.3.2 Đối với các tiêu chí đã hoàn thành 89
4.3.3 Đối với các tiêu chí chưa hoàn thành 95
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
5.1 Kết luận 99
5.2 Kiến nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 105
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2014 xã Khánh An 26
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Khánh An qua 3 năm 2012 – 2014 28
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Khánh An giai đoạn 2012 – 2014 30
Bảng 3.4 Cơ cấu các hộ điều tra 32
Bảng 4.1 Đánh giá hiện trạng nhóm tiêu chí về quy hoạch 35
Bảng 4.2 Hệ thống đường giao thông xã Khánh An 37
Bảng 4.3 Thống kê hệ thống kênh tưới, tiêu 39
Bảng 4.4 Thống kê công trình trạm bơm 40
Bảng 4.5 Hiện trạng hệ thống điện trên địa bàn xã năm 2014 41
Bảng 4.6 Hiện trạng hệ thống trường học các cấp trên địa bàn xã năm 2014 .42 Bảng 4.7 Hiện trạng quy mô nhà văn hóa các thôn năm 2014 44
Bảng 4.8 Hiện trạng hệ thống y tế của xã năm 2014 55
Bảng 4.9 Hiện trạng hệ thống chính trị xã năm 2014 59
Bảng 4.10 Đánh giá tình hình triển khai các tiêu chí xây dựng NTM 62
Bảng 4.11 Đánh giá một số chính sách của Nhà nước về NTM 66
Bảng 4.12 Đánh giá một số chính sách của Tỉnh về xây dựng NTM 69
Bảng 4.13 Tổng hợp các nguồn vốn xây dựng NTM đến năm 2014 xã Khánh A 74
Bảng 4.14 Đánh giá về nguồn đóng góp của người dân cho xây dựng NTM 75
Bảng 4.15 Sự tham gia họp bàn thực hiện chính sách 76
Bảng 4.16 Đánh giá mức độ hiểu biết về chủ chương chính sách của Nhà nước về NTM 77
Trang 10Bảng 4.17 Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi qua 3 năm 79Bảng 4.18 Đánh giá về những thuận lợi trong xây dựng NTM 83Bảng 4.19 Những khó khăn trong xây dựng NTM 85
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GD & ĐT Giáo dục và đào tạo
GTVT Giao thông vận tải
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
THPT Trung học phổ thông
Trang 11PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với khoảng hơn 70% dân số sống ởnông thôn Nông thôn nước ta trải rộng suốt từ các vùng cao biên giới qua cácvùng cao nguyên đến các đồng bằng châu thổ của các dòng sông lớn và venbiển Nông thôn là địa bàn kinh tế xã hội quan trọng của đất nước Tuy nhiên,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn còn chậm; Nôngnghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học– công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Việc xây dựng quy hoạch,định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở cơ sởcòn lúng túng, thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trườnghọc, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Một sốchính sách xã hội ở nông thôn triển khai thực hiện chậm và chưa đồng bộ Trình
độ năng lực của một số cán bộ cơ sở còn yếu, chưa đủ sức giải quyết kịp thờinhững vấn đề bức xúc của dân Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dâncòn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thịcòn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc Không thể có một nước côngnghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân cònthấp.Vì thế, công cuộc đổi mới làm cho dân giàu nước mạnh không thể tách rờiviệc mở mang phát triển khu vực nông thôn rộng lớn
Huyện Yên Khánh nằm ở phía đông nam tỉnh Ninh Bình Diện tích
138 km², dân số 154.184 người (2014) Toàn huyện có 18 xã và 1 thị trấn ( thịtrấn Yên Ninh) Phía bắc giáp thành phố Ninh Bình, phía tây và tây nam giáphuyện Yên Mô, phía nam giáp huyện Kim Sơn, phía đông và đông bắc có sôngĐáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định YênKhánh là huyện đồng bằng được phù sa bồi đắp của sông Đáy nằm ở phía đông,
Trang 12nền kinh tế thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp Yên Khánh cũng là mộthuyện có tài nguyên nhân lực lao động dồi dào Quốc lộ 10 chạy dọc Yên Khánhnối từ thành phố Ninh Bình tới huyện Kim Sơn Địa hình của huyện Yên Khánh
là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòiphân bố tương đối đều Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía đông bắc với tổngchiều dài 37,3 km Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía tây với chiều dài 14,6 km
Vì vậy trong tương lai huyện có nhiều cơ hội và khả năng thực hiện giao thươngkinh tế nội tỉnh cũng như với các khu vực lân cận
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020 là chương trình rất lớn và toàn diện được thực hiện trên quy mô cả nước.Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009 banhành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí, được chiathành 5 nhóm (nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh
tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa – xã hội – môi trường và về hệ thống chínhtrị), được cụ thể hóa bằng 19 chỉ tiêu
Xã Khánh An là một xã nằm ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Xã cóđường quốc lộ 10 nối thành phố Ninh Bình với thị trấn Phát Diệm đi qua Trụ sở xãnằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 8 km Xã có điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội khá thuận lợi, đất đai thổ nhưỡng tốt Hệ thống giao thông đường bộ thuậntiện, cơ sở kỹ thuật và hạ tầng phát triển tương đối đồng đều Hệ thống thủy lợi cơbản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất
Xã Khánh An cùng với toàn huyện cũng đang tích cực đẩy mạnh công tácxây dựng nông thôn mới theo chuẩn 19 tiêu chí mà nhà nước đề ra, đạt đượcnhiều thành công đáng khích lệ, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới Tuy nhiêntrong quá trình thực hiện, đảng bộ và nhân dân xã Khánh An vẫn còn gặp rấtnhiều khó khăn, tiêu biểu như nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới, thị trườngtiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra…, vì thế cần có những giải pháp phù hợp đểgiải quyết những vấn đề đặt ra trong tình hình mới Xuất phát từ những vấn đề
Trang 13trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Khánh An, Huyện Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn xã nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc của địa phương trongxây dựng nông thôn mới Từ đó đưa ra giải pháp đẩy nhanh quá trình xây dựngnông thôn mới trên địa bàn xã Khánh An trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
- Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thônmới xã Khánh An
- Đề xuất giải pháp để đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở xãKhánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong những năm tới
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Nông thôn mới là gì?
- Để xây dựng nông thôn mới cần đạt những tiêu chí gì?
- Quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Khánh An trong 3
năm qua diễn ra như thế nào?
- Trong quá trình xây dựng nông thôn mới xã Khánh An đã phải đối mặt
với những thuận lợi và khó khăn gì?
- Quá trình xây dựng nông thôn mới tác động như thế nào đến đời sống
nhân dân ở địa phương?
- Cần làm gì để đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới?
Trang 141.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về lý luận và thực tiễn về quá trình vàkết quả thực hiện bộ tiêu chí về nông thôn mới cùng với các đối tượng có liênquan như các ban ngành tổ chức, chính quyền, người dân xã Khánh An, HuyệnYên Khánh, Tỉnh Ninh Bình
Dữ liệu thứ cấp phục cho nghiên cứu thu thập từ năm 2011-2014
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được khảo sát năm 2015
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2015
Trang 15PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm về nông thôn và nông thôn mới
2.1.1.1 Khái niệm nông thôn
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ vềchính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn làphần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, đượcquản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nôngnghiệp chiếm tỷ trọng lớn Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ:kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
Các khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chất tương đối, có thể thay đổitheo thời gian.Trong điều kiện Việt Nam hiện nay chúng ta có thể hiểu: “Nôngthôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân Tập hợpdân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trườngtrong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”( TS Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005)
2.1.1.2 Khái niệm nông thôn mới
Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dânkhông ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầngđược xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữanông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắcvăn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính
Trang 16trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới,tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinhhoa văn hóa của người dân Nhìn chung mô hình nông thôn mới theo hướngcông nghiệp hóa – hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựngNTM giai đoạn 2010 – 2020 Tại quyết định này, mục tiêu chung của Chươngtrình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KTXHtừng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắnnông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thônvới đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc vănhóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững;đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theođịnh hướng XHCN”
Như vậy, NTM là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, cơcấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định,giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môitrường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững
2.1.1.4.Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mớilà cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộngđồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khangtrang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịchvụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thunhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
Trang 17Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàndân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xãhội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dânchủ, văn minh
2.1.2 Vai trò của chương trình nông thôn mới trong sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước
Quy hoạch xây dựng xã Khánh An theo hướng phát triển kinh tế xã hộibền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái
Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐHđất nước
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn với điều kiệntiện nghi, giảm dần khoảng cách với đô thị
Nghiên cứu và xây dựng quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo đặc điểmsinh thái, hình thái sinh hoạt, sản xuất của dân cư của các vùng, miền có đặctrưng chung đáp ứng được tiêu chí về nông thôn mới
Xây dựng các cơ chế điển hình có sự tham gia của người dân Dân làm,dân hưởng thụ - có sự hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình lập và thực hiện quyhoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
-Về kinh tế
Nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giaolưu, hội nhập Để đạt được điều đó, cơ sở hạ tầng nông thôn phải hiện đại, tạođiều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất, giao lưu buôn bán, chăm sóc sức khoẻcộng đồng
Trang 18Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, kích thích mọi ngườitham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sựphân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, nông thôn vàthành thị.
Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới cácHTX theo mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộkhoa học – công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất, kinh doanh, pháttriển ngành nghề ở nông thôn
Sản xuất hàng hoá với chất lượng sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắccủa từng vùng, địa phương Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, côngnghệ sản xuất, chế biến nông sản sau thu hoạch vừa có khả năng tận dụng nhiềulao động vừa đáp ứng yêu cầu sản xuất
-Về chính trị
Phát huy dân chủ với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hương ướcvới pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, phát huytính tự chủ của làng, xã.Phát huy tối đa Quy chế dân chủ cơ sở, tôn trọng hoạtđộng của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huyđộng tổng lực vào xây dựng nông thôn mới
-Về văn hóa xã hội
Từ bao đời nay, làng xã là đơn vị cơ sở của nông thôn Việt Nam, tồn tạibền vững trong quá trình lao động sản xuất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Ở đó lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ông cha ta để lại.Xây dựng đời sống văn hóa không thể tách rời khỏi nền tảng lâu đời của làng xã
Quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng văn hóa như nhà văn hóa, sânvui chơi cho trẻ em, điểm bưu điện văn hóa xã … tạo điều kiện cho mọi người,mọi lứa tuổi có nơi sinh hoạt văn hóa Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư,giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng
Trang 19- Về con người
Xây dựng con người mới là nội dung quan trọng nhất trong xây dựngnông thôn mới Trong giai đoạn hiện nay cần xây dựng hình mẫu người nôngdân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có, kết tinh các tư cách: Công dân, thể nhân,dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình Và phải có khả năng tiếp thuđược những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nắm bắt được các xu hướng pháttriển của thời đại mới
- Về môi trường
Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái Bảo vệ rừng đầu nguồn,chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu côngnghiệp để nông thôn phát triển bền vững
Các nội dung trên trong cấu trúc vai trò mô hình nông thôn mới có mốiliên hệ chặt chẽ với nhau Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tổ chức điều hành quátrình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành langpháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, kích thích tinh thần Bêncạnh đó người dân nông thôn sẽ làm chủ quá trình phát triển, khi họ đã vào cuộcthì nông nghiệp sẽ phát triển, nông thôn sẽ khởi sắc và trong tương lai không xaViệt Nam sẽ có một nền nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững
2.1.3 Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việctrong lĩnh vực nông nghiệp Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp vớihơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn Phát triển nông nghiệp nông thôn đã,đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổnđịnh kinh tế xã hội đất nước Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Xcủa Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thônmới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngàycàng hiện đại”
Trang 20Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy (khóaX) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàndiện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới Nghị quyết khẳng địnhnông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sựnghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Chính vì vậy các vấn đề nôngnghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trìnhđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn làkhu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả Phát triển nôngnghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phảidựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp vớiđiều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phảichỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệthống chính trị và toàn xã hội Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hìnhthức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minhcông nhân - nông dân - trí thức vững mạnh; Không ngừng nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biếnnhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độsản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chínhtrị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Nghị quyết 26/NQTW ngày 28/05/2008 đã nêu một cách tổng quát vềmục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nôngthôn mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển củađất nước Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinhnghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo
ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới
Trang 21Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghịquyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chính phủ
về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hànhđộng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia
về xây dựng nông thôn mới
Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nôngthôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng vănminh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với pháttriển đô thị, thị trấn, thị tứ
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chươngtrình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng Mục tiêuchung của chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới cókết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hìnhthức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôndân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảovệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dânngày càng được nâng cao
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thônmới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội củađất nước Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng,nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khaichương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo cácbước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóabản sắc của nông thôn Việt Nam
Trang 22Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựngnông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sựtham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội Quá trìnhxây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện Kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và pháttriển sản xuât; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp,dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xâydựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho ngườidân; Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; Dân chủ cơ sởđược phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Vị thếcủa giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao Những thành tựu đó đã gópphần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đờisống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khó khănhạn chế, nhất là về công tác quy hoạch Quy hoạch nông thôn mới là một vấn đềmới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải mang tính chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về năng lực, nên trong quá trìnhtriển khai còn nhiều lúng túng Bên cạnh đó chúng ta còn gặp khó khăn về huyđộng nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới Đời sống của người dân nôngthôn còn nhiều khó khăn Mặt khác, trong nhận thức nhiều người còn cho rằngxây dựng nông thôn mới là dự án do nhà nước đầu tư xây dựng nên còn có tâm
lí trông chờ, ỷ lại Chính vì vậy trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dụctuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân đều nhận thứcrằng: "Xây dựng nông thôn mới là công việc thường xuyên của mỗi người, mỗinhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương; tất cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạocủa Đảng " nhằm thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới
Trang 232.1.4 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướngChính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
Ngày 20/02/2013, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số TTg sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới Theo
342/QĐ-đó, 5 tiêu chí được sửa đổi là tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, tiêu chí số 10 vềthu nhập, tiêu chí số 12 về lao động, tiêu chí số 14 về giáo dục và tiêu chí số 15
về y tế
Khánh An là một xã của tỉnh Ninh Bình thuộc vùng Đồng Bằng SôngHồng Vì vậy, 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới áp dụng cho vùngĐồng bằng sông Hồng:
Tiêu chí thứ 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
1.1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩnmới: Đạt
1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp: Đạt
Tiêu chí thứ 2: Giao thông nông thôn
2.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạtchuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: Đạt 100%
2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹthuật của Bộ GTVT: Đạt 100%
2.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: 100%cứng hoá
2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lạithuận tiện: Đạt 100%
Tiêu chí thứ 3: Thuỷ lợi
Trang 243.1 Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh: Đạt.3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá: Đạt từ 85% trởlên.
Tiêu chí thứ 4: Điện nông thôn
4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của ngành điện: Đạt
4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn: Đạt từ99% trở lên
Tiêu chí thứ 5: Trường học
+ Tỷ lệ trường học các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sởvật chất đạt chuẩn quốc gia: Đạt 100%
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá
6.1 Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao
- Du lịch: Đạt
6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao đạt quy định của Bộ Vănhoá - Thể thao - Du lịch: Đạt 100%
Tiêu chí thứ 7: Chợ nông thôn
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng: Đạt
Ngày 20 tháng 02 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định sửa đổitiêu chí thứ 7 thành:
“Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định”
Tiêu chí thứ 8: Bưu điện
8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông: Đạt
Trang 25tỉnh: Gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung của tỉnh.
Năm 2013, tiêu chí này được sửa đổi như sau:
a) Nội dung tiêu chí: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn(triệu đồng/người)
b) Chỉ tiêu chung cho cả nước:
- Năm 2012: Đạt 18 triệu đồng/người;
- Đến năm 2015: Đạt 26 triệu đồng/người;
- Đến năm 2020: Đạt 44 triệu đồng/người
c) Chỉ tiêu cụ thể đạt chuẩn theo từng năm giữa các giai đoạn do Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướngdẫn chi tiết
d) Các xã thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP được áp dụng mức củavùng Trung du miền núi phía Bắc
đ) Các xã đạt chuẩn phải có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của
xã không thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người tối thiểu khu vựcnông thôn của vùng do BNNPTNT phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tưhướng dẫn chi tiết và công bố
Tiêu chí thứ 11: Tỷ lệ hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%
Tiêu chí thứ 12: Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngưnghiệp đạt dưới 25%
Năm 2013 tiêu chí này được sửa đổi như sau:
a) Tên tiêu chí: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên;
b) Nội dung tiêu chí: Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi laođộng
c) Chỉ tiêu chung và từng vùng: đạt từ 90% trở lên;
Tiêu chí thứ 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Trang 26Xã có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động hiệu quả.
Tiêu chí thứ 14: Giáo dục
14.1 Phổ cập giáo dục trung học: Đạt
14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học(phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 90% trở lên
14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%
Tiêu chí này được sửa đổi:
14.1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Đạt
Tiêu chí thứ 15: Y tế
15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: Đạt từ 40% trởlên
15.2 Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia
Năm 2013, tiêu chí này được sửa đổi như sau:
a) Nội dung: “15.1 Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế”
b) Chỉ tiêu chung cho cả nước: đạt từ 70% trở lên;
c) Chỉ tiêu cụ thể cho các vùng: Đạt
Tiêu chí thứ 16: Văn hoá
Xã có từ 70% số thôn bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo tiêuquy định của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Tiêu chí thứ 17: Môi trường
17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Quốc gia:Đạt từ 90% trở lên
17.2 Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường
17.3 Không có các hoạt động suy giảm môi trường và các hoạt động pháttriển môi trường xanh sạch đẹp
17.4 Nghĩa trang được xây dựng đúng quy định
17.5 Nước thải và chất thải được thu gom và xử lý theo quy định
Tiêu chí thứ 18: Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh
Trang 2718.1 Cán bộ xã đạt chuẩn.
18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định: Đạt
18.3 Đảng bộ, Chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.18.4 Các tổ chức đoàn thể trong xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
Tiêu chí thứ 19: An ninh trật tự xã hội
An ninh trật tự xã hội được giữ vững
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng mô hình nông
thôn mới
2.2.1.1 Nhật Bản phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”
Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phongtrào 'Mỗi làng, một sản phẩm' (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôncủa khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản.Người khởi xướng phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri-hi-kô Hi-ra-mát-su nhấn mạnh ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP Đó là, địaphương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triểnnguồn nhân lực Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phươngtrong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Câu chuyện từnhững kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếngcủa Nhật Bản như nấm hương khô, rượu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu chothấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thành công mà cả sự thất bại.Người dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán mà không phải qua thương lái
Họ được hưởng toàn bộ thành quả chứ không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâutrung gian nào Chỉ tính riêng trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, phong tràoOVOP 'Mỗi làng, một sản phẩm' của đất nước mặt trời mọc đã tạo ra được 329sản phẩm bình dị và đơn giản như nấm, cam, cá khô, chè, măng tre được sảnxuất với chất lượng và giá bán rất cao
Trang 28Theo Tiến sĩ Hi-ra-mát-su, gần 30 năm hình thành và phát triển, sự thànhcông của phong trào OVOP đã lôi cuốn không chỉ các địa phương trên đất nướcNhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, đáng chú ý là các quốc gia ở châu Á vàchâu Phi tìm hiểu và áp dụng Một số quốc gia trong khu vực Đông-Nam Á nhưThái-lan, Phi-li-pin tận dụng được nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnhcộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống, đã thu được những thành côngnhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinhnghiệm của phong trào OVOP của Nhật Bản.
2.2.1.2 Xây dựng NTM ở Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thônchiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nềnnông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai tròcủa cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnhphong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mởcác lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nôngthôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề
nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi rocho nông dân
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnhtranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩymạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoahọc và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi
và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyếtnhững mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản,đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác Trong xây dựng kết cấu hạ tầng,Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trìnhthủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu chohầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại
Trang 29cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp Chương trình điện khí hóa nông thônvới việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cảnước….
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tậptrung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển côngnghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹnăng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị songsong với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàngnông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệpchế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước côngnghiệp phát triển
Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên chothấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nướctrên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để pháttriển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước về vấn đề xây dựng
nông thôn mới
2.2.2.1 Kinh nghiệm của xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Những kinh nghiệm và cách làm chủ động, sáng tạo của xã Thanh Tân đãđược nhiều đơn vị tới tham quan, học tập, ngoài ra lãnh đạo địa phương cònđược nhiều tỉnh, thành phố, nhiều trường đào tạo cán bộ mời đến để trao đổikinh nghiệm Vinh dự cho xã Thanh Tân được đón nhiều đồng chí lãnh đạoĐảng, nhà nước về thăm.Từ một xã thuần nông, nguồn thu chủ yếu từ sản xuấtnông nghiệp với diện tích toàn xã 512,1ha, trong đó đất nông nghiệp 350,7ha,sản xuất nông nghiệp chiếm gần 70%, thu nhập bình quân đầu người năm 2009
Trang 30mới chỉ đạt 8,6 triệu đồng, hộ nghèo còn tới 13% thì đến nay, thu nhập bìnhquân đầu người đạt 28,165 triệu đồng/năm Chất lượng cuộc sống của người dânđược nâng cao, các chính sách xã hội được bảo đảm Tỷ lệ hộ gia đình có côngtrình vệ sinh khép kín, nhà tiêu tự hoại chiếm 82% Tỷ lệ hộ dùng nước sạch là100%, trong đó số hộ dùng nước máy chiếm trên 90% Dân số tham gia bảohiểm y tế đạt trên 80% Số hộ dùng điện sinh hoạt đạt 100% Xã đã hoàn thànhviệc xoá nhà dột nát cho hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,6% Hệ thốngtrường học, hệ thống nhà văn hoá xã, thôn, trạm y tế đều được xây dựng khangtrang đạt chuẩn quốc gia theo quy định… Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới,
xã Thanh Tân đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, phải nhận thức đúng, đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nội dung xâydựng nông thôn mới của Đảng và nhà nước, từ đó xác định rõ lộ trình và côngviệc tổ chức thực hiện
Hai là, công tác tuyên truyền phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nộidung cần tuyên truyền, từ đó có biện pháp, phương pháp tiến hành phù hợp.Mục tiêu tuyên truyền cần đạt được đó là, làm thế nào để mọi cán bộ đảng viên
và nhân dân nhận thức đầy đủ quan điểm, nội dung, mục tiêu trong chương trìnhxây dựng nông thôn mới, những công việc phải làm, lợi ích, trách nhiệm, nghĩa
vụ của mỗi người dân Tuyên truyền để cổ vũ, động viên nhân dân, để mọingười tin tưởng, phấn khởi, đồng thuận, tự giác góp công, góp sức, góp trí tuệ,xây dựng nông thôn mới Tuyên truyền để tránh nhận thức lệch lạc cho rằng xâydựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng, coi nhẹ các nội dung khác,tránh tư tưởng trông chờ ỉ lại vào sự đầu tư của nhà nước
Ba là: Phải có đội ngũ cán bộ thực sự say sưa tâm huyết, chủ động vàsáng tạo: từ chủ động nghiên cứu tài liệu, làm quy hoạch, rà soát 19 tiêu chí đến
kế hoạch phát động toàn dân tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới.Chủ động chọn khâu đột phá, chuyên đề như "Phát động toàn dân hiến đất mởđường, xây dựng đường đẹp, ngõ đẹp", chủ động xây dựng các mô hình điểm,
Trang 31xây dựng các tiêu chí kèm theo mô hình Trong quá trình tổ chức thực hiện luônsáng tạo, linh hoạt trong công việc cụ thể.
Bốn là: Vận dụng tốt quan điểm của chính phủ về huy động nguồn lựcxây dựng nông thôn mới bao gồm: Nguồn lực tài nguyên, nguồn lực con người,nguồn lực tài chính
Năm là: Quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới là một nội dung rấtquan trọng Quy hoạch phải có sự tham gia của người dân thông qua quy chếdân chủ, đồng thời tiếp thu ý kiến của các sở, nghành, cơ quan cấp trên, để mỗilĩnh vực quy hoạch mang tính khoa học cao Khi hoàn thành quy hoạch, côngtác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc
Sáu là: Làm tốt công tác dân vận trong suốt quá trình tổ chức thực hiện
Để làm tốt công tác dân vận có 3 vấn đề đặt ra là : Mọi chủ trương của Đảng,chính quyền phải xuất phát từ tâm tư, tình cảm nguyện vọng, lợi ích của ngườidân Quy trình dân chủ phải hết sức bài bản "Dân chủ càng rộng thì tập trungcàng cao", phương pháp phải phù hợp
2.2.2.2 Kinh nghiệm của xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Thực tế đến năm 2010, xã Khánh Thành vẫn là một xã có điểm xuất phátthấp, ngành nghề chưa phát triển, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nôngnghiệp, bình quân đầu người mới đạt 11,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn cao(16,35%); tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp lớn, giao thông nông thôntoàn xã có chiều dài là 28,6 km, mới được cứng hoá 10%; đường giao thông nộiđồng 43km, 5% được cứng hoá; kênh mương có 28 km được xây mới, 30%chưa đảm bảo cho đi lại và phục vụ sản xuất
Sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình (từ 6/2010 - 6/2013), vớinhững cách làm thiết thực, sáng tạo, bằng việc thực hiện đồng bộ các biện phápnhất là việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở Đảng bộ, chính quyền xã đãthực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”, nênnhân dân trong xã đã đồng lòng cùng Đảng bộ, chính quyền phấn đấu thực hiện
Trang 32các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới Đến 30/05/2013 xã Khánh Thành đạtđược 15/19 tiêu chí, trong đó có 8 tiêu chí được triển khai thực hiện và hoànthành trong 3 năm, gồm: Quy hoạch, Thuỷ lợi, Nhà ở khu dân cư, Thu nhập, Tỷ
lệ lao động có việc làm thường xuyên, Giáo dục, Văn hoá, Môi trường
Từ kết quả trên và qua cách làm của xã Khánh Thành, huyện Yên Khánhtrong xây dựng nông thôn mới, chúng tôi mạnh dạn nêu ra các kinh nghiệmbước đầu, đó là:
Một là: Đảng ủy xã phải sâu sát lãnh đạo, chỉ đạo; chính quyền phải điềuhành quyết liệt; MTTQ và các đoàn thể nhân dân phảivào cuộc và phối hợp chặtchẽ cùng Đảng uỷ, chính quyền thực hiện chương trình xây dựng nông thônmới
Hai là: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đểtuyên truyền, vận động nhân dân, phát huy các phong trào thi đua nhằm xâydựng nông thôn mới
Ba là: Thực hiện tốt quy chế dân chủ; kịp thời tháo gỡ những khó khănvướng mắc tạo động lực cho phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới cho xã Khánh An
Từ kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mớitrên thế giới và kinh nghiệmvề xây dựng mô hình nông thôn mới ở một số địaphương trong cả nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về xây dựngNTM trên địa bàn xã Khánh An, như sau:
Thứ nhất: phải coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tạo sựchuyển biến về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và nhândân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới Coi trọng và phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, của người dân,tạo sự tin tưởng, phấn khởi, tích cực tham gia hưởng ứng của nhân dân
Trang 33Thứ hai: các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể phải tập trung lãnhđạo, chỉ đạo sâu sát có trọng tâm, trọng điểm, chủ động, linh hoạt và động viênkhích lệ kịp thời.
Thứ ba: Trong quá trình triển khai cần thực hiện biện pháp lồng ghép vàđồng bộ các chương trình, dự án lồng ghép giữa phát triển kinh tế nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của người dân, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng, phát triển văn hóa xã hội và môi trường thực hiện theo qui hoạch và đề ánxây dựng nông thôn mới
Thứ tư: trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các tiêu chíquốc gia xây dựng nông thôn mới cần nắm chắc tình hình thực tế về kinh tế, vănhóa-xã hội của huyện, tâm lý của nhân dân, chỉ đạo lựa chọn những công việcphù hợp với điều kiện và khả năng của nhân dân của từng xã chỉ đạo làm trước,làm điểm như: phát động nhân dân tự chỉnh trang nhà cửa, đường làng, ngõxóm, làm vệ sinh môi trường, hiến đất, góp công…
Thứ năm: khi triển khai thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mớiphải được thực hiện theo đúng nguyên tắc dân chủ công khai tạo được sự đồngthuận, hưởng ứng của nhân dân, vận động, kêu gọi con em quê hương công tác,sinh sống ở mọi miền trong nước và ngoài nước tích cực tham gia ủng hộ
Việc xây dựng nông thôn mới là những việc làm thường xuyên, liên tụcnhưng cũng gặp không ít khó khăn, song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền
và nhân dân toàn xã quyết tâm phấn đấu sẽ hoàn thành tốt các tiêu chí về về xâydựng nông thôn mới theo lộ trình đã đề ra
Trang 34PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐIA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Khánh An nằm ở phía Tây Bắc của huyện Yên Khánh với tổng diệntích tự nhiên là 740,40 Ha Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:
Phía Đông giáp xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh;
Phía Nam giáp xã Khánh Dương, huyện Yên Mô;
Phía Tây giáp xã Khánh Hòa, Khánh Phú, huyện Yên Khánh;
Phía Bắc giáp xã Yên Trị, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Xã Khánh An là đơn vị hành chính đặc thù tiếp giáp với nhiều xã tronghuyện, ngoài huyện và ngoài tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu, hội nhập,phát triển kinh tế với các khu vực lân cận, là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
từ chủ yếu là nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụthương mại đa ngành nghề
3.1.1.2 Địa hình
Khánh An là xã đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng Điều nàytạo tiềm năng cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau màu và cây công nghiệpngắn ngày), công nghiệp và các ngành thương mại, dịch vụ khác
Địa hình xã Khánh An được bao bọc bởi 2 hệ thống sông: sông Đáy vàsông Vạc, đất đai chủ yếu là phù sa cổ của hai hệ thống sông vì thế xã Khánh An
là vùng đất màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, chủ yếu là trồnglúa nước và trồng màu
Trang 353.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Điều kiện về khí hậu và thời tiết
Xã Khánh An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa (mùa hè nóng
ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh khô, ít mưa), thuộc khu vực Đông Bắc Bộ Hằngnăm chia làm bốn mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông
Nhiệt độ trung bình năm là 27,8oC, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6,
có ngày lên tới 38,6oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng chạp và tháng giêng
có ngày xuống tới 5oC
Hướng gió thay đổi theo mùa Mùa đông là gió Bắc sau chuyển dần sanghướng Đông, mùa Hạ thường chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió Tây) kết hợp vớinắng nóng gây tác động xấu đến cây trồng và vật nuôi
Độ ẩm không khí trung bình trong năm tương đối cao tuy nhiên lại có sựbiến động rất lớn, độ ẩm trung bình trong năm đạt 85%, có tháng cao tới >90%tuy nhiên có tháng thì lại <30%
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.628,8mm, tập trung chủ yếu từtháng 5 đến tháng 10
Khánh An ít phải chịu ảnh hưởng của bão, không có lũ, hàng năm chỉ cógiông và mưa lớn, bên cạnh đó hệ thống tưới tiêu tốt nên ít xảy ra úng ngập,thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp
3.1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Trang 36Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2014 xã Khánh An
(Ha)
Cơ cấu (%)
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 29,38 3,97
Nguồn: Ban địa chính xã Khánh An
Đất đai của xã Khánh An chủ yếu là loại đất phù sa được bù đắp hàngnăm rất màu mỡ phù hợp cho trồng trọt các loại cây nông nghiệp và cây côngnghiệp ngắn ngày Trên bảng 3.1 ta có thể thấy đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ
Trang 37trọng lớn nhất 57,64 %, bên cạnh đó phần đất để trồng cây lâu năm chỉ chiếmmột phần nhỏ 6,14 %.
Đất đai là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như phát triểnkinh tế, xã hội của địa phương Tuy nhiên trong bảng 3.1 ta thấy rằng diện tíchđất chưa sử dụng là 2,61 Ha chiếm 0.35 % diện tích đất tự nhiên của toàn xã, vìthế để phát huy được hết tiềm năng vốn có của xã Khánh An cần tìm giải phápđưa diện tích đất trên vào sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả
- Tài nguyên nước
Tổng chiều dài đê sông Đáy, sông Vạc là 3,57 km
Tổng diện tích đất thủy lợi là 32,92 Ha
Nguồn nước mặt chủ yếu do hệ thống sông, kênh mương cung cấp, rấtphong phú và dồi dào, cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của nhân dân, sản xuấtnông nghiệp
Nước ngầm: theo các tài liệu khoan thăm dò ở độ sâu 70 m cho thấynguồn nước có thể dùng được
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1 Tình hình dân số và lao động
Trang 38Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Khánh An qua 3 năm 2012 – 2014
I Dân số - lao động Người
-Nguồn: Ban thống kê xã Khánh An
Trang 39Xã Khánh An có dân số đông với 8.375 nhân khẩu, 2073 hộ, dân cư quần
tụ tập trung hình thành 11 đơn vị thôn
Qua bảng 3.2 ta thấy, tổng dân số năm 2012 của xã Khánh An là 8.057người, qua 2 năm đến năm 2014 tăng lên 8375 người, song song với đó thì lựclượng lao động cũng tăng theo hàng năm Năm 2014, cả xã có 4.457 người nằmtrong độ tuổi lao động chiếm 53,22 % tổng dân số của toàn xã trong đó lao độngtrong ngành nông nghiệp có 2.630 lao động chiếm 59,01 %, lao động phi nôngnghiệp có 1.827 người chiếm 40,99 % trong tổng lao động của toàn xã
Tuy tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn còn ở mức cao nhưngtrong những năm vừa qua tỷ trọng này đang dần được giảm xuống đó là một tínhiệu rất đáng mừng cho thấy hiện tại lao động được đào tạo nghề của địaphương đã và đang từng bước đáp ứng được các yêu cầu về trình độ và khả năngcủa các mô hình sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Trong những năm gần đây, bên cạnh sự hình thành và phát triển của khucông nghiệp Khánh An và các khu công nghiệp trên địa bàn các xã lân cận, cơcấu việc làm đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng lao động trong cácngành phi nông nghiệp đã ngày một ra tăng, tỷ lệ thiếu việc làm sau mùa vụnông nghiệp đã giảm đáng kể Mặc dù vậy, nếu không có sự quan tâm đúng mứcđến vấn đề gia tăng dân số sẽ tạo ra rất nhiều hậu quả xấu mà dễ nhận ra nhất là
sẽ lại tạo nên một bài toán khó cho vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương
Trang 403.1.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của địa phương
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Khánh An giai đoạn
2012 – 2014
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/
2012 (%)
2014/ 2013 (%)
SL (tỷ đồng)
CC (%)
SL (tỷ đồng)
CC (%)
SL (tỷ đồng)
CC (%) Tổng giá trị
sản xuất 141,829 100 162,884 100 218,528 100 114,84 134,16
Nông nghiệp 61,041 43,0 63,947 39,3 78,888 36,1 104,76 123,36Công nghiệp –
Xây dựng 51,803 36,5 62,36 38,3 88,504 40,5 120,38 141,92Thương mại
dịch vụ 28,985 20,5 36,577 22,4 51,136 23,4 126,19 139,8
Nguồn: Ban thống kê xã Khánh An
Qua bảng 3.3 ta có thể dễ dàng nhận ra cơ cấu của ngành Nông nghiệpcủa xã Khánh An năm 2013 còn chiếm giá trị lớn nhất trong tổng giá trị sản xuấtcủa địa phương 39,3 % thì trong năm 2014 cơ cấu của ngành Công nghiệp vàXây dựng đã vươn lên dẫn đầu với 40,5 % Cơ cấu của ngành Nông nghiệp năm
2014 đã giảm xuống 36,1 %, điều này cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu cácngành kinh tế của địa phương thời gian vừa qua đã đi đúng hướng
Giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp nhất trongtổng giá trị sản xuất toàn xã tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành Thương mạidịch vụ đang có xu hướng tăng lên nhưng chậm hơn so với các ngành khác Cụthể là năm 2013 giá trị sản xuất ngành Thương mại dịch vụ là 22,4 % đến năm
2014 tăng lên 23,4 %
Tổng giá trị sản xuất của xã cũng có mức tăng trưởng khá nhanh từ năm
2013 chỉ đạt 162,884 tỷ đồng, qua năm 2014 đã tăng thêm 34,16 % đạt 218,528
tỷ đồng cùng với cơ cấu kinh tế đang dần dịch chuyển về phía 2 ngành Côngnghiệp – Xây dựng và Thương mại dịch vụ, chính quyền địa phương cùng các