Vùng 135 huyện Võ Nhai gồm 14 xã ĐBKK trong những năm qua đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thiết yếu, đến nay chương trình đã kết thúc đời sống kinh tế xã hội khu vực này cũng đã chuyển biến rất nhiều, kết quả phân tích cụ thể bảng sau( xem bảng 08).
Chương trình 135 qua 7 năm thực hiện đã xây dựng được nhiều CSHT và TTCX, hệ thống cơ sở vật chất vùng 135 đã hình thành và thay đổi rõ rệt so với trước đây, góp phần thúc đẩy các xã 135 ( ĐBKK) phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hoá, sản xuất nông nghiệp kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, so với trước đây diện mạo nông thôn vùng ĐBKK huyện Võ Nhai đã có bước phát triển to lớn, thay đổi theo hướng phát triển toàn diện, cơ chế thị trường đã hình thành và từng bước phát triển trên địa bàn.
Đã có 10 trong tổng số 14 xã ĐBKK xây dựng đủ 7 hạng mục công trình chủ yếu theo chỉ tiêu kế hoạch qui định ( điện, đường,trường, trạm, chợ, bưu điện văn hoá, nước sinh hoạt).
Xây dựng được 30 công trình giao thông quan trọng giúp 100% số xã 135 có đường liên thôn, liên xã, có đường ô tô đến trung tâm xã và các đường chính của thôn phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá nông sản giao lưu giữa các xã, thôn bản và địa phương khác, xây dựng mới 2 chợ nâng tổng số có 10 trên 14 xã ĐBKK có chợ vào năm 2005 giúp các xã này có điều kiện trao đổi hàng hoá tập trung, quá trình mua bán thuận tiện, nâng cao khối lượng hàng hoá chu chuyển, thúc đẩy sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá.
3.2.1.2 Xã hội
- Y tế: Công tác y tế được quan tâm đầu tư, đã xây dựng được một số trạm y tế xã nhằm phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho đồng bào, kịp thời phòng tránh dịch bệnh nguy hiểm đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân, giảm tải các tuyến trên.
- Văn hoá: Xây dựng được 3 trạm phát thanh phục vụ tốt công tác tuyên truyền các chính sách, đường lối của Đảng, phát triển kinh tế văn hoá, giúp đồng bào nâng cao mặt bằng dân trí, mở rộng tầm hiểu biết, sinh hoạt văn hoá thôn bản
cũng như gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi thông tin.
- Giáo dục: Xây dựng 31 công trình trường học nâng tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường, tổng số học sinh ở cả 3 cấp cụ thể là:
- Tiểu học: Năm 2000 có 85,3% học sinh trong độ tuổi đến trường, đến năm 2005 tỷ lệ này đạt 99,2%.
- Trung học cơ sở: Năm 2000 có 84,1% học sinh trong độ tuổi đến trường, đến năm 2005 đạt 46,5%.
Những kết quả này đã tạo điều kiện cho các xã ĐBKK khắc phục tình trạng học 3 ca, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục ở bậc tiểu học và THCS. Đã xây dựng mới 14 công trình thuỷ lợi và sửa chữa, nâng cấp số công trình đã xuống cấp, hư hỏng, kịp thời đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong vùng, giúp đồng bào ổn định cuộc sống, tăng thu nhập.
Trước năm 1999 mức thu nhập bình quân chỉ đạt 2,235 triệu đồng/ người/ năm, đến năm 2003 con số này đã đạt 2,967 triệu đồng / người / năm và cuối năm 2005 con số này đã đạt 3,5 triệu đồng / người / năm. Cùng với mức thu nhập thấp, trước nămn 1999 bình quân lương thực / người / năm tại các xã ĐBKK chỉ đạt 290kg / người / năm. Năm 2003 chỉ tiêu này là 420kg / người / năm. Đến cuối năm 2005 mức lương thực bình quân / người đã đạt 445kg / người / năm, đây là những bước chuyển biến đáng kể với một số vùng nghèo và khó khăn. Đặc biệt, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả to lớn: Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh năm 2005 chỉ còn 14,17% so với trước năm 1999 là 28,87%. Nhờ sự đầu tư trợ giúp của Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành, đời sống nhân dân tại các xã này đã có sự chuyển biến , bộ mặt nông thôn vùng 135 huyện Võ Nhai đã thay đổi, cơ sở vật chất, hạ tầng được vững chắc , đời sống kinh tế nâng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân tiếp tục phấn đấu, bước đầu ổn định và phát triển kinh tế khu vực này.
tại các xã này đạt 10,34%, đến năm 2005 có 14 xã đã có điện, tỷ lệ hộ dùng điện 83,73%.
- Nước sinh hoạt: Nhờ sự đầu tư của chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch cho nhân dân nâng tỉ lệ dùng nước sạch năm 2001 là 19% lên 39,95% vào năm 2005.
- Vấn đề nghèo đói: Giảm từ 3909 hộ bằng 28,87% trước năm 1999 xuống còn 2962 hộ bằng 21,15% năm 2003, đến năm 2005 tỷ lệ này còn 14,17% bằng 1958 hộ, vượt mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn dưới 25% năm 2005 do TTCP đề ra. Tuy nhiên đầu năm 2005 Chính phủ đã ban hành chuẩn hộ nghèo mới cho giai đoạn 2006 – 2010 nên số hộ nghèo sẽ tăng lên đáng kể.
- Việc làm: Với việc hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi cho 997 hộ nghèo trong huyện đã mang lại hiệu quả thiết thực tạo cho nhân dân hướng làm ăn, sử dụng hữu ích lao động dư thừa.
3.2.1.3. Chính trị
Thực hiện đồng bộ 5 dự án thành phần của chương trình 135 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và trình độ dân trí. Điều đặc biệt quan trọng là nâng cao một bước năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ và chính quyền cơ sở xã, bản, làng , Phum, Sóc,… góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh quốc phòng, tình hình đoàn kết giữa các dân tộc được tăng cường niền tin của đồng bào các dân tộc vào Đảng và Nhà nước tiếp tục đựơc củng cố.
3.2.1.4. Môi trường
Ổn định sản xuất và đời sống cho người dân chính là điều kiện tiên quyết để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện chương trình 135, nhiều hộ dân vẫn còn phá rừng lấy gỗ, lấy củi đốt và làm nương rẫy, nhiều hộ còn chưa định cư gây nhiều thiệt hại tới môi sinh, môi trường. Đến nay cùng với công tác bảo vệ đã
hướng sinh nhai nên hiện tượng chặt phá rừng đã không còn là vấn đề cấp bách nữa. Huyện đã có chủ trương giao đất giao rừng cho hộ nông dân quản lý là chủ trương đúng đắn giúp giảm một cách nhanh chóng nạn chặt phá rừng. Rừng đã được bảo vệ tốt hạn chế được nhiều thiên tai, giảm những thiệt hại không đáng có.
Từ kết quả 7 năm thực hiện ta có thể đánh giá tổng quát: Chương trình 135 đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng và có hiệu quả. Chương trình đã gây được cảm tình và sự giúp đỡ , trách nhiệm của nhân dân các xã trong vùng, tập trung được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong huyện trong công tác chỉ đạo thực hiện, kinh tế các xã ĐBKK đã có bước phát triển nhanh chóng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, tăng cường tính đoàn kết giữa các dân tộc trong vùng, rút ngắn khoảng cách về trình độ, phát triển giữa các vùng trong huyện, góp phần thực hiện công bằng xã hội, củng cố niềm tin của đồng bào của Đảng và Nhà nước.