Đánh giá chung tình hình kinh tế xã hội vùng 135 của huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc (Trang 26 - 28)

Trước 1999, do hạn chế về nhận thức nên hoạt động sản xuất kém phát triển, thu thập của người nông dân thấp, hiện nay nhờ sự trợ giúp của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, trang bị cho người dân không chỉ vốn mà cả kĩ thuật,

hình làm ăn mới VAC, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa,… làm đời sống nhân dân đã và đang dần đổi mới tuy khó khăn vẫn còn nhiều. Qua nghiên cứu khảo nghiệm thực tế tôi nhận thấy nền kinh tế xã hội các xã 135 huyện Võ Nhai hiện nay có những thuận lợi và khó khăn sau:

a) Thuận lợi

- Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao. Dãy Ngân Sơn và dãy Bắc Sơn. Đất đai khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp bền vững và đa dạng. Ngoài ra trong vùng quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều, có điều kiện mở rộng diện tích canh tác.

- Là vùng có tiềm năng phát triển do có vị trí địa lý thuận lợi, có các thắng cảnh tự nhiên như hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, lại ở gần trung tâm huyện, vấn đề giao thông được giải quyết sẽ là cơ hội cho việc thông thương qua lại thuận tiện để giao lưu và phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

- Nguồn lao động dồi dào, người dân nơi đây chất phát, cần cù, chịu khó làm ăn, có kinh nghiệm sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư qua chương trình 135 và một số chương trình trước đó nay đã hoàn thiện phần nào về cơ bản tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất của nhân dân đưa nhanh khoa học kĩ thuật đến với đồng bào.

b) Khó khăn

- Diện tích rừng tự nhiên còn thấp, nguồn thu nhập chính hiện nay của các đồng bào chỉ dựa vào cây lúa nước với trình độ canh tác còn lạc hậu chưa cao nhiều giống cao sản, năng xuất còn thấp.

- Các vùng chăn nuôi theo hướng công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, còn hạn chế trong phương thức sản xuất, hiệu quả kinh tế không cao.

ý thức ỷ vào nhà nước vẫn tồn tại gây ảnh hưởng đến sự phát triển, khó khăn trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Việc sử dụng đất đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả sử dụng, cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa có sự nghiên cứu chắc chắn và đầu tư đúng đắn về vốn, giống kĩ thuật nên dù quỹ đất còn nhiều nhưng người dân vẫn chưa thoát nghèo, chưa giàu lên từ chính đồng ruộng quê hương.

- Cơ sở hạ tầng nhiều nơi đã được đấu thầu xây dựng nhưng do yếu kém trong công tác triển khai thực hiện cũng như giám sát kiểm tra nên chất lượng công trình chưa cao, chưa phục vụ tốt nhất cho sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân.

Từ những thuận lợi và khó khăn như trên vấn đề đặt ra với các cơ quan chức năng là:

- Xác định đúng nhu cầu của dân để từ đó sắp xếp diện ưu tiên đầu tư, xây dựng các công trình thiết thực nhất đối với nhân dân.

- Tăng cường hỗ trợ nhân dân về giống kĩ thuật mới.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao nhận thức về hiểu biết của nhân dân thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện truyền thanh truyền hình, xây dựng giới thiệu mô hình kinh tế mới và hướng dẫn cách làm cho dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công trình, đồng thời có sự phối hợp với nhân dân, thực hiện công việc công khai và dân chủ để nhân dân cùng làm, cùng kiểm tra.

- Đưa ra được những giải pháp tốt nhất nhằm xoá bỏ hoàn toàn nạn phá rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 1999 đến năm 2005 tại huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.doc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w