1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tình hình tự học của học sinh trường nguyễn bá ngọc

10 593 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 85 KB

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức đặt biệt của cá nhân, được điều khiển bởi mục đích tự giác do chính người học đề ra. Nhằm nắm vững tri thức, kỉ năng, kỉ xảo, các giá trị… Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - kỉ thuật đang phát triển như vũ bảo, chỉ có bằng con đường tự học, mỗi cá nhân mới có thể thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế- xã hội hiện đại, nền kinh tế tri thức.Tự học ngày nay trở thành vấn đề toàn cầu. Con người hiện đại của thế kỉ XXI phải là con người biết tự học. “ Tự học là con đường tốt nhất để nâng cao đân trí bền vững và hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy các nước có nền kinh tế - xã hội đất nước theo kịp các nước trên thế giới.” ( Trích lới phát biểu của phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình) Đối với học sinh nói chung, học sinh trường nội trú bán trú nói riêng, thì tự học là biện pháp tốt nhất nhằm thực hiện chiến lược đào tạo con người của Đảng ta. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường trong thời kì công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Tự học có hai nội dung quan trọng đó là: Ý chí, nghị lực tự học và khả năng nắm vững các kĩ năng tự học. Thông qua cái người ta dể thấy nhất ở người tự học là việc sử dụng thời gian tối ưu cho việc tự học ở mức độ cần cù, chăm chỉ và cách học.Trong đó cách học là khả năng nắm vững kĩ năng tự học đóng vai trò quyết định. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin dừng lại ở hai vấn đề trong nội dung tự học của học sinh hiện nay là: Việc sử dụng thời gian tự học và cách học. Trên cơ sở phát hiện nguyên nhân và tìm biện pháp, giải pháp, phối hợp cùng với các bộ phận chức năng, các cán bộ giáo viên trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả tự học cho học sinh trường ta hiện nay. II.CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1.Về thời gian tự học. Thời gian là nhân tố vô cùng quan trọng cho những người lao động trí óc, bao gồm cả học sinh, sinh viên ở những trường trung học cơ sở cho đến đại học. Thật vậy, hoạt động học tập ở trường trung hoc cơ sở là một quá trình làm việc căng thẳng mà trong đó học sinh ( người học ) phải hoàn thành một khối lượng công việc ( kiến thức ) nặng nề và đa dạng trong một khoảng thời gian rất hạn chế.Do đó học sinh phải biết sử dụng tiết kiệm quỹ thời gian hiện có, trên cơ sở phân phối theo công việc một cách khoa học. Với quan điểm sư phạm thì: Tổng số thời gian tự học phải nhiều hơn tổng số thời gian học có hướng dẫn. Theo các công trình nghiên cứu thì tỉ lệ tương quan giữa hai loại thời gian này của hoc sinh trên thế giới là 02 giờ tự học trên một giờ học có hướng dẫn tỉ lệ là:( 2 : 1 ) 1 Trong đó học sinh Việt Nam phần đông chỉ đạt tỉ lệ tương ứng là (1 : 1 ) Tổng thời gian dùng cho học tập gồm cả học có hướng dẫn và tự học cũng phải đảm bảo cân đối với tổng thời gian dành cho các hoạt động khác như : ( ăn, ngủ, đi lại, vui chơi, giải trí…) 2.Về cách học . Kĩ năng tự học là tập hợp các thao tác giúp cho học sinh ( người học ) có thể tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách dễ dàng, có hiệu quả. Muốn tự học tốt, người học phải nắm vững các kĩ năng tự học sau: + Kĩ năng định hướng trong học tập, biết xây dựng và tìm hiểu trước, nhanh các mục tiêu, yêu cầu của môn học, bài học. + Kĩ năng thiết kế kế hoạch học tập: Từ việc lập kế hoạch nhỏ cho một môn, một bài, có sự đầu sách, vở, sách bài tập, vở bài tập, vở nháp… và sử dụng tối ưu điều kiện thời gian, phương pháp học tập. Tức là phải có thời gian biểu cho học tập cùng với phương pháp tốt nhất để học dể thuộc, dể nhớ. + Kĩ năng kiểm tra đánh gia quá trình tự học của bản thân. III.CƠ SỞ THỰ TIỄN. 1. Thực trạng. Qua điều tra học sinh trong toàn trương trong năm học 2009 - 2010 gồm 335 học sinh nam và 144 học snh nữ cho thấy: + Thời gian trung bình tự học trong một ngày của nam học sinh là 02 giờ trong một ngày. + Thời gian trung bình tự học trong một ngày của nữ học sinh là 02,5 giờ trong một ngày. + Từ đó ta thấy thời gian trung bình tự học của toàn học sinh là 02,25 giờ trong một ngày. Và đặt biệt nhất là học sinh đân tôc thiểu số, với mức độ nhận thức thấp về vai trò của việc học tập, cộng với khả năng ham học ít, tiếp thu chậm về kiến thức, chương trình cùng với cơ sở vật chất tự cấp cho học tập còn hạn chế, nên tỉ lệ này còn dưới mức chung của học sinh Việt Nam tức dưới tỉ lệ ( 1 : 1) Nói chung, tổng số thời gian tự học của học sinh trong nhà trường so với yêu cầu còn quá thấp. Thấp hơn so với tỉ lệ tự học của học sinh Việt Nam như đã nói trên. Một vấn đề cần quan tâm là việc phân phối thời gian tự học và cách của học sinh chưa hợp lí. Chủ yếu học sinh dành nhiều thời gian cho việc kiểm tra và ôn thi học kì, còn ngày thường thì chỉ học cho qua loa, vui chơi, xem phim ảnh…Như vậy là học sinh ( người học ) chưa có định hướng trong học tập, chưa biết xây dựng cho mình một thời gian biểu cùng với phương pháp tốt nhất để học dể thuộc, dể nhớ. Rõ ràng cách sử dụng thời gian như vậy rất có hại cho sức khoẻ và khó có được lượng kiến thức và kết quả như mong muốn. 2 2. Nguyên nhân. Theo tôi có những nguyên nhân sau đây làm hạn chế tình hình tự học của học sinh trong nhà trường như sau: + Do bản thân học sinh chưa biết tổ chức tự học phù hơp với chương trình trung học cơ sở. + Do bản thân học sinh chưa có động cơ học tập tích cực. + Do điều kiện cơ sở vật chất sách giáo khoa, sách tham khảo… phục vụ cho việc tự học ở nhà trường và gia đình còn hạn chế. + Tập thể lớp, trường, thư viện, kí túc xá ( nội trú ) chưa thực sự có không khí tự hoc, học tập thật tốt. + Gia đình chưa, còn thiếu quan tâm đến việc học tập của con em. + Khả năng nắm vững các kĩ năng tự học của học sinh trong nhà trường còn thấp. + Một số nguyên nhân khác: việc quản lí, kiểm tra đánh giá kết quả học tập chưa thực nghiêm khắc công bằng và khách quan. Do đó, giúp cho học sinh trong nhà trường biết sử dụng đúng, hợp lí quỹ thời gian tự học là nhiệm vụ quan trọng không những của quá trình đào tạo, của các cấp quản lí mà còn là của tất cả các bộ phận, giáo viên, giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Mặc khác, trường trung học cơ sở bán trú cụm xã Nguyễn Ngọc nhìn chung các điều kiện phục vụ cho việc học tập của học sinh là khá tốt so với các trường trên địa bàn huyện như: ánh sáng, sách ,vở, và cả các phương tiện phục vụ cho học tập. Hơn thế nữa, đối với trường ta có một lợi thế là hơn 30% học sinh ở nội trú thì quĩ thời gian tự học của các em là khá tốt cho việc năm bắt các kiến thức trong chương trình trung học cơ sở hiện nay. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 1. Biện pháp. Theo tôi, để giúp cho học sinh tự học tốt, ta cần phải có một biện pháp tổng thể của các lớp, ngành, bộ phận hữu quan đến công tác đào tạo hiện nay. Muốn nâng cao kĩ năng tự học cho học sinh cần phải nâng cao thời gian tự học và giúp cho người học năm bắt cách học. Ngoài ra cần tuyên truyền, giáo dục cho học sinh có động cơ học tập và rèn luyện đúng dắn. 2.Giải pháp. + Đối với học sinh ở nội trú, cần phối hợp với các bộ quản lý nhà trường ngiên cứu nhằm điều chỉnh cân đối, hợp lí giữa thời gian tự học trên lớp với thời gian tự học ở khu nội trú . Tức là học sinh học buổi sáng thì phải có thời gian biểu học ở nhà vào buổi chiều và ngược lại. Còn ban đêm thì thực hiện theo tiếng kẻng học bài như đã áp dụng vào năm trước tiến tới tỉ lệ là (1:1,5). + Đối với học sinh ở ngoại trú, cần liên hệ với gia đình, địa phương tạo diều kiện tốt nhất và vận động học sinh tự học ở nhà như: học theo tiếng kẻng, gia 3 đình cần tạo môi trường học tập, góc học tập, thời gian học tập và quản lí học tập của con em tiến tới tỉ lệ là (1:1,5). + Thành lập ban chỉ đạo, ban theo dõi việc tự học theo kẻng ở nhà trường, ở địa phương.Cụ thể là vào ban đêm học sinh sẽ học bài theo tiếng kẻng và có giáo viên trực nội trú theo dõi, giám sát việc học tập của các em. + Ban chỉ đạo, theo dõi tham mưu với địa phương lên thời gian biểu tự học cho học sinh. + Tập thể lớp thực hiện truy bài 15 phút đầu giờ. + Giáo viên chủ nhiêm và tập thể lớp có biện pháp xử lý những học sinh không thuộc bài, nghiên cứu bài… + Các cấp lãnh đạo nghiên cứu nhằm giải quyết tốt các điều kiện cơ sở vật chất, không khí học tập nhằm phục vụ việc tự học cho học sinh. + Thực hiện tốt phong trào tiếng kẻng học bài ở nhà trường cũng như ở địa phương. + Nhà trường, cán bộ quản lí, cán bộ giáo dục, giáo viên…giúp học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu của việc học tập ở trường THCS. Đồng thời giúp các em hiểu và nắm các kĩ năng tự học tức là cách học và nắm vững các yêu cầu, mục tiêu đào tạo và điều kiện tự học của bản thân. + Mỗi cán bộ, giáo viên cần nghiên cứu các phương pháp giáo dục theo hướng phát huy khả năng tự học của học sinh, tạo cho học sinh chủ động học tập. Hướng dẫn học sinh biết cách tiếp cận với kiến thức và môi trường học tập. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . Qua hơn một năm tham mưu với lãnh đạo nhà trường, tiến hành áp dụng các giải pháp trên cho việc tự học của học sinh nhà trường thì tình hình tự học của học sinh nhà trường có chuyển biến đáng kể. Các em ở nội trú biết tự tổ chức được thời gian tự học của mình, tức là học sinh học trên lớp buổi sáng thì biết tự học vào buổi chiều ở nhà, và ban đêm thì thực hiện theo tiếng kẻng của trường, đặc biệt là các em biết cách thực hiện quỹ thời gian biểu của mình. Qua điều tra lại thì tỉ lệ thời gian học có hướng dẫn và tỉ lệ thời gian tự học được nâng lên ( 1:1). Còn đối với các em học sinh ngoại trú thì có lẻ do bận giúp việc gia đình nên tỉ lệ này còn khiêm tốn hơn tức là (1: 0,75). Nhưng dù sao đó cũng là điều mà chúng ta phải ghi nhận là các em có ý thức tự học khá hơn rất nhiều so với trước đây. Mặc khác cũng qua điều tra 344 học sinh của nhà trường thì có 260 học sinh tỉ lệ 75,6% nắm được kĩ năng học tập, tức là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập, biết xây dựng và tìm hiểu trước, nhanh các mục tiêu, yêu cầu của môn học, bài học. Biết thiết kế kế hoạch học tập, biết lập kế hoạch nhỏ cho một môn, một bài, có sự đầu sách, vở, sách bài tập, vở bài tập, vở nháp… và sử dụng được điều kiện thời gian, phương pháp học tập, tức là có thời gian biểu cho học tập 4 cùng với phương pháp tốt nhất để học dể thuộc, dể nhớ. Điều này cho thấy các em đã nắm được cách học trong yêu cầu học tập ở trường trung học cơ sở. Hơn 20% còn lại chủ yếu rơi vào những học sinh khối 6,7 nên vấn đề ở đây là các em còn mới mẻ với môi trường học tập mới nên dần dần các em sẽ nắm bắt và vận dụng. VI.KẾT LUẬN. Vậy chỉ có bằng con đường tự học, người học mới có thể hình thành và phát triển nhân cách của mình theo mục tiêu đào tạo của trường Trung Học Cơ Sở hiện nay. Qua việc áp dụng các biện pháp và giải pháp cho việc tự học của học sinh trường THCS BTCX Nguyễn Ngọc trong hai năm qua thì kết quả là khá tốt, đó là: Thời gian tự học được nâng lên, tỉ lệ trung bình của toàn trường về thời gian học có hướng dẫn và thời gian tự học là: (1:0,9).Đa số học sinh nắm được kĩ năng học tập tức cách học.Chất lượng học sinh có thành tích khá, giỏi được nâng lên nhiều hơn so với những năm học trước, học sinh yếu giảm đi đáng kể. Việc áp dụng các biện pháp và giải pháp cho việc tự học của học sinh trường THCS BTCX Nguyễn Ngọc trong hai năm qua đạt kết quả như vậy là nhờ vào những thuận lợi nhất định: + Được sự quan tâm của nhà trường cho tiến hành áp dụng các biện pháp, giải pháp cho việc tự học của học sinh. + Là nhà trường bán trú và có gần 40% học sinh ở nội trú nên ngoài thời gian học có hướng dẫn, các em có nhiều thời gian cho việc tự học của mình vì không phải bận phụ giúp gia đình. + Ở nội trú, các em tiếp xúc với nhiều bạn bè học tập tốt nhìn thấy nhiều tấm gương học tốt nên điều này tác động phần nào đến việc tự học của bản thân. + Đội ngũ giáo viên ở nội trú đông, gần gủi, nhiệt tình dể dàng hướng dẫn các em các phương pháp học tập, cách học va quản lý việc học của các em. Bên cạnh đó để thực hiện việc tự học của học sinh trường THCS BTCX Nguyễn Ngọc trong hai năm qua cũng gặp những khó khăn nhất định: + Một số học sinh chưa biết tổ chức tự học phù hơp với chương trình trung học cơ sở nên vẫn còn hơn 20% chưa nắm các kĩ năng tự học của bản thân. + Do điều kiện cơ sở vật chất sách giáo khoa, sách tham khảo… phục vụ cho việc tự học ở nhà trường và gia đình còn hạn chế. + Gia đình chưa, còn thiếu quan tâm đến việc học tập của con em. VII. ĐỀ NGHỊ. Đề tài này tôi chỉ nghiên cứu và được sự quan tâm của nhà trường nên chỉ áp dụng đối với học sinh trường THCS BTCX Nguyễn Ngọc trong hai năm học qua. Tuy nhiên muốn làm tốt hơn nữa công tác này cần phải có tổng thể các biện pháp của các cấp, các ngành, sự quan tâm của lực lượng hữu quan đến công tác giáo đào tạo hiện nay có nghĩa là nhà trường và gia đình sẽ tạo điều kiện 5 tôt hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tự học của học sinh. Cán bộ, giáo viên nhiệt tình hơn nữa trong công tác giáo dục học sinh. Theo tôi khắc phục tối ưu các hạn chế trên thì đề tài này có thể áp dụng tốt trong nhà trường ở những năm học tới. VIII.PHỤ LỤC. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Bài phát biểu của phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. 2. Bản phương hướng và nghị quyết nhà trường năm học 2009-2010,2010- 2011. 3.Bài viết tham luận ban quản lí khu nội trú học sinh trường THCS BTCX Nguyễn Ngọc. 4. Bài tham luận phương pháp giáo dục học sinh yếu, kém tổ xã hội trường THCS BTCX Nguyễn Ngọc. 6 X. MỤC LỤC. Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II.CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.Về thời gian tự học 1 2.Về cách học. 2 III.CƠ SỞ THỰ TIỄN. 1. Thực trạng. 2 2. Nguyên nhân. 3 IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Biện pháp. 3 2.Giải pháp. 3 V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 4 VI.KẾT LUẬN. 5 VII. ĐỀ NGHỊ: 5 VIII.PHỤ LỤC. 6 IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 7 7 XI.PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ ,XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học:2010 - 2011 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường……………………………… …………………………………………………………………………………. 1.Tên đề tài: …………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. 2. Họ và tên tác giả:……………………………………………………………. 3.Chức vụ:…………………………………………………………………… . 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a ) Ưu điểm:……………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… b ) Hạn chế: …………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 5. Đánh giá xếp loại: Sau khi thẩm đinh, đánh giá đề tài trên,HĐKH Trường:……………… ………………………………………………………………………………… …………… thống nhất xếp loại:……………… Những người thẩm định: Chủ tich HĐKH ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên) ……………………………… ……………………………… ………………………………… II, Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Sau khi thẩm đinh, đánh giá đề tài trên,HĐKH Phòng GD&ĐT………… ……………………………thống nhất xếp loại:…………………………… Những người thẩm định: Chủ tich HĐKH ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên) ……………………………… ……………………………… ………………………………… III,Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm đinh, đánh giá đề tài trên,HĐKH sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại:……………. Những người thẩm định: Chủ tich HĐKH ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên) ………………………………. ………………………………. 8 Ý kiến nhận xét đánh giá cấp trường: Ý kiến nhận xét đánh giá cấp phòng: 9 10 . việc tự học của học sinh nhà trường thì tình hình tự học của học sinh nhà trường có chuyển biến đáng kể. Các em ở nội trú biết tự tổ chức được thời gian tự. hạn chế tình hình tự học của học sinh trong nhà trường như sau: + Do bản thân học sinh chưa biết tổ chức tự học phù hơp với chương trình trung học cơ sở.

Ngày đăng: 14/10/2013, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w