Thực trạng và giải pháp về xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 45)

Thực trạng về xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính

Việc xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính được pháp luật quy định đối với trường hợp giữa các bên chủ thể không xảy ra tranh chấp. Trên thực tế trong những năm vừa qua, việc xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính đã mang lại những hiệu quả nhất định, vì ý chí của các bên chủ thể là tự nguyện trong việc xác định cha, mẹ, con. Hơn nữa, thủ tục hành chính cũng được pháp luật quy định tương đối đơn giản, tạo điều kiện cho các bên xác định cha, mẹ, con của mình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên chủ thể.

Theo thủ tục hành chính, thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con là “Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực

hiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con” 44. Do đó, theo quy định này các bên chủ thể sẽ đến

Ủy ban nhân dân cấp xã để khai báo và thực hiện các thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con. Tuy nhiên, việc nhận cha, mẹ, con ngoài giá thú là vấn đề tương đối nhạy cảm, do đó các bên chủ thể lo ngại sẽ ảnh hưởng đến uy tín, công việc, thời gian… của mình, nên phần lớn việc đăng ký nhận cha, mẹ, con không được thực hiện mà chủ yếu là việc đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ – CP: “Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận

con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh”.

Tuy nhiên trên thực tế, có những trường hợp con được sinh ra trước khi cha, mẹ đăng ký kết hôn, về sau khi có hôn nhân hợp pháp cha, mẹ mới đến Ủy ban nhân dân làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con, về nguyên tắc theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân phải thực hiện việc đăng ký nhận cha, mẹ, con nhưng Ủy ban nhân dân đã bỏ qua thủ tục này và tiến hành đăng ký khai sinh cho đứa trẻ. Đồng thời, cũng tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ – CP quy định về thủ tục đăng ký khai sinh: “Trong

44

trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì

phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống…”. Tuy

nhiên, trong thực tế có trường hợp, mặc dù chưa đăng ký kết hôn nhưng lại xác định được cha đẻ, mẹ đẻ (có giấy chứng sinh) của trẻ em nhưng người mẹ bỏ trốn không nhận con 45. Như vậy trong trường hợp này, người cha có được đứng tên khai sinh cho đứa trẻ và phần ghi về người mẹ trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh có được để trống hay không thì pháp luật hiện hành còn thiếu hướng dẫn cụ thể, dẫn đến vướng mắc trong quá trình giải quyết.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì Giấy chứng sinh là một trong những căn cứ để thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ 46

. Trên thực tế có nhiều trường hợp người mẹ không chồng mà có con hoặc người phụ nữ, đàn ông đã có chồng, có vợ nhưng ngoại tình dẫn đến việc có con ngoài giá thú. Vì thế, trong trường hợp này có nhiều người vì sợ bạn bè, gia đình và xã hội cười chê, lên án ảnh hưởng đến danh dự, cuộc sống nên đã cố tình che giấu họ tên, danh tính thật của mình khi khai báo trong trong giấy chứng sinh và bỏ rơi đứa trẻ, dẫn đến việc sau này khi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ, các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào những thông tin sai đó. Sau này, nếu cha, mẹ muốn nhận lại con hoặc đứa con khi trưởng thành muốn nhận lại cha, mẹ của mình thì có thể thấy, việc xác định cha, mẹ, con lúc này sẽ rất khó khăn vì những thông tin đưa ra để chứng minh mối quan hệ giữa họ sẽ không trùng khớp với những thông tin đã khai trước đó.

Theo pháp luật hiện hành, có thể thấy việc xác định người cha cho đứa trẻ trong Giấy khai sinh tương đối đơn giản. Cụ thể tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ- CP quy định như sau: “Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn… Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng

nhận kết hôn”. Vì thế, khi khai sinh cho trẻ, thông thường cán bộ hộ tịch sẽ căn cứ vào

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn để xác định và điền những thông tin về người cha vào

45

Thông tin pháp luật Dân sự, Đăng ký cho em xác định được cha đẻ nhưng bị mẹ đẻ bỏ rơi: Thiếu hướng dẫn cụ thể, Phạm Văn Chung,

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/03/02/2401/, [Truy cập ngày 29/7/2014] 46

Giấy khai sinh cho trẻ. Nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp hai vợ chồng tồn tại hôn nhân hợp pháp nhưng đứa trẻ sinh ra trong gian đoạn này không phải con về mặt sinh học của người chồng. Đồng thời, pháp luật có những quy định về việc bổ sung, cải chính Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con tại Khoản 2 Điều 35 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, với nội dung như sau: “Trong trường hợp phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con đã ghi tên người khác, không phải là cha, mẹ đẻ, thì đương sự phải làm thủ tục cải chính theo quy định tại Mục

7 Chương này”. Tuy nhiên, mặc dù pháp luật đã có quy định về việc cải chính nhưng lại

không có những quy định yêu cầu về việc chứng minh về mối quan hệ huyết thống trong trường hợp này.

Hơn nữa, về việc đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Mục 6 Nghị định 158/2005/NĐ – CP được quy định rõ ràng và thủ tục khá đơn giản nhằm tạo điều kiện cho các bên xác định cha, mẹ, con cho mình. Chính vì vậy đã dẫn đến nhiều trường hợp làm thay đổi mối quan hệ huyết thống và gia đình. Cụ thể, căn cứ theo Khoản 8 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Điều 32 Nghị định 158/2005/NĐ – CP) thì điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con là bên nhận, bên được nhận phải còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp. Như vậy, chỉ cần căn cứ vào sự tự nguyện và không có tranh chấp thì theo Điều 33 Nghị định 158/2005/NĐ – CP, Ủy ban nhân dân sẽ có thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Ví dụ: Giấy khai sinh của H đã ghi rõ tên của người cha là A, người mẹ là B. Sau có thỏa thuận tự nguyện và không có tranh chấp về việc C mới thực sự là cha của H. Trong trường hợp này, các bên chỉ cần làm đơn ra Ủy ban nhân dân cấp xã làm thủ tục nhận cha, mẹ con theo mục 6 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Căn cứ vào sự tự nguyện và thỏa thuận, không có tranh chấp, Ủy ban nhân dân sẽ ra quyết định xác nhận C là cha của H 47. Như vậy có thể thấy, lợi dụng quy định của pháp luật, các bên chủ thể có thể tự thỏa thuận với nhau nhằm xác lập mối quan hệ, cha, mẹ, con giả tạo trong khi giữa họ không có cùng huyết thống, vì pháp luật không đòi hỏi những chứng cứ chứng minh mối quan hệ đó. Trên thực tế những vấn đề này đã xảy ra nhiều bất cập và dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc xác định cha, mẹ, con.

47

Thông tin pháp luật Dân sự, Bàn về thẩm quyền xác định cha, mẹ, con, Lê Thu Hà, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/02/23/4412/, [Truy cập ngày 01/9/2014]

Giải pháp về xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính

Thứ nhất: Các cán bộ tư pháp cần được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn

về vấn đề xác định cha, mẹ, con thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn. Từ đó, trang bị được những kiến thức nghiệp vụ để vận dụng đúng đắn những quy định của pháp luật trong quá trình xử lý những vụ việc có liên quan đến vấn đề xác định cha, mẹ, con nhằm đạt hiệu quả và chính xác hơn, mà vẫn đảm bảo tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Thứ hai: Đối với những trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú nhưng đã xác

định cha, mẹ đẻ, mà người mẹ bỏ trốn không nhận con thì pháp luật cần bổ sung quy định về việc ghi nhận phần khai của người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh. Trong trường hợp sau này, người mẹ trở về và nhận lại con thì bổ sung thêm phần thông tin về người mẹ dựa vào Giấy chứng sinh. Có như vậy mới điều chỉnh kịp thời những trường hợp phát sinh trong thực tế và góp phần hoàn thiện pháp luật.

Thứ ba: Cần có những quy định chặt chẽ hơn về Giấy chứng sinh khi thực hiện

đăng ký khai sinh cho trẻ. Theo đó, pháp luật nên quy định về việc khi cơ sở y tế làm thủ tục đăng ký sinh cho trẻ, cần phải yêu cầu xuất trình những giấy tờ có giá trị xác thực những thông tin được khai báo về người mẹ là chính xác, như: sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân… Việc quy định như vậy sẽ hạn chế được những trường hợp người phụ nữ muốn chối bỏ đứa trẻ mà che giấu thông tin về nhân thân của mình, dẫn đến sai sót về những thông tin trên Giấy khai sinh của đứa trẻ.

Thứ tư: Pháp luật hôn nhân và gia đình cần có những quy định chặt chẽ hơn trong

việc đăng ký khai sinh. Việc xác định cha cho đứa trẻ trong Giấy khai sinh như hiện nay còn khá đơn giản và trong nhiều trường hợp đã dẫn đến sự nhầm lẫn. Do đó, pháp luật cần bổ sung thêm những quy định về việc xác định cha của đứa trẻ trong Giấy khai sinh, mà qua đó phải thể hiện được sự xác nhận của họ về mối quan hệ cha, con này. Đặc biệt đối với trường hợp bổ sung, cải chính Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh tại Điều 35 Nghị định 158/2005/NĐ – CP, không chỉ nên dựa vào lời khai và sự thoả thuận của các chủ thể, mà pháp luật cần có những quy định về việc khi chủ thể đưa ra yêu cầu bổ sung, cải chính thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh về mối quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ, con. Đồng thời, pháp luật cần quy định cơ quan chuyên trách trong việc đánh giá và thẩm định những chứng cứ mà các chủ thể cung cấp. Có như vậy mới đảm bảo được sự chính xác và khách quan trong việc xác định cha, mẹ cho con, đồng thời qua đó

còn đề cao nghĩa vụ chứng minh không chỉ được thể hiện trong thủ tục tư pháp mà còn cả trong thủ tục hành chính.

3.1.2Thực trạng và giải pháp về xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tư pháp

Thực trạng về xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tƣ pháp

Việc xác định cha, mẹ cho con sẽ được tiến hành theo thủ tục tư pháp khi có tranh chấp xảy ra và chủ yếu là các trường hợp xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú. Theo quy định của pháp luật khi việc xác định cha, mẹ, con có tranh chấp thì phải cung cấp chứng cứ và được Tòa án chấp nhận. Tại Điểm b, Mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP quy định: “Khi có yêu cầu Tòa án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ, về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết phải giám định gen. Người có yêu cầu

giám định gen phải nộp lệ phí giám định gen”. Tuy nhiên, vấn đề xác định chứng cứ là

rất khó khăn, bởi pháp luật không có những quy định cụ thể về những chứng cứ như thế nào mới có tính thuyết phục và được chấp nhận. Trong thực tế giải quyết các tranh chấp, các bên chủ thể chủ yếu đưa ra những chứng cứ gián tiếp hoặc xác định thông qua dư luận xã hội. Tuy nhiên, những chứng cứ chứng minh này thường có tính thuyết phục không cao. Trong trường hợp thật cần thiết khi không thể đưa ra những chứng cứ có giá trị xác thực thì sẽ trưng cầu giám định gen, tuy nhiên chi phí giám định khá cao, trên thực tế có nhiều trường hợp vì không đủ khả năng chi trả nên các chủ thể phải tạm hoãn việc xác định cha, mẹ, con. Ngược lại, có những trường hợp đã đầy đủ điều kiện để tiến hành giám định nhưng đương sự vì muốn trốn tránh trách nhiệm đã không chịu xét nghiệm AND. Khi đó, việc xác định cha, mẹ, con cũng không thể được giải quyết vì luật không quy định rằng trong trường hợp này phải xử lý như thế nào, vì thế Tòa án không thể cưỡng chế buộc họ phải thi hành. Hơn nữa, trong trường hợp có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ theo Khoản 1 Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Con có

quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”, khi các

chứng cứ thông thường không thể chứng minh được về mối quan hệ cha, mẹ, con thì trong trường hợp cần thiết sẽ giám định gen, nhưng việc giám định gen trong trường hợp này không thể được tiến hành vì cha, mẹ đã chết. Có thể thấy, việc cung cấp chứng cứ cũng như việc giám định gen trong trường hợp cha, mẹ còn sống đã gặp nhiều khó khăn thì trong trường hợp cha, mẹ đã chết lại càng khó khăn hơn. Do đó, pháp luật cần thiết bổ sung những quy định hướng dẫn cụ thể trong những trường hợp này.

Một trường hợp khác về việc pháp luật quy định người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ, như theo Khoản 2 Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và được Tòa án xác

định”. Những chứng cứ này có thể là: người chồng mắc bệnh vô sinh, người chồng đi

công tác xa trong khoảng thời gian người vợ thụ thai…, nhưng trên thực tế đã có nhiều vụ việc người chồng không thuộc vào những trường hợp này, nên không thể đưa ra được những chứng cứ thuyết phục mà dẫn đến việc phải mặc nhiên thừa nhận một người không cùng huyết thống là con của mình. Vì theo Khoản 2 Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai

trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Theo đó, nếu hai bên nam nữ tồn tại hôn

nhân hợp pháp thì việc xác định cha, mẹ cho con sẽ dựa trên nguyên tắc suy đoán pháp lý theo quy định này. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp người phụ nữ đã có quan hệ sinh lý trước khi kết hôn, nhưng về sau lại kết hôn với một người đàn ông khác, và khi người vợ sinh con, người chồng đang tồn tại hôn nhân hợp pháp khi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ, sẽ lấy họ tên mình là họ tên cha của đứa trẻ. Thậm chí, đứa trẻ đó về mặt sinh học không phải là con của người chồng, nhưng về nguyên tắc trước tiên người

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 45)