Những bất cập trong quy định của pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 52)

về xác định cha, mẹ cho con

Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật tại Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về nguyên tắc suy đoán pháp lý về xác định cha, mẹ cho con trong giá thú, nhưng lại không có những quy định về “thời điểm thụ thai” cũng như “thời kỳ mang thai pháp định” (thời gian mang thai tối thiểu và thời gian mang thai tối đa). Có thể thấy trong nhiều trường hợp nếu chỉ áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý để xác định cha, mẹ cho con thì không chính xác. Cụ thể, trong trường hợp người phụ nữ đã kết hôn nhưng trong thời kỳ hôn nhân đã ngoại tình hoặc bị người đàn ông khác hiếp dâm, cưỡng dâm… dẫn đến việc có thai, nếu đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì về nguyên tắc người chồng sẽ được xác định là cha, mặc dù giữa họ không tồn tại quan hệ cha, con về mặt huyết thống. Trong trường hợp này nếu có tranh chấp xảy ra thì có thể căn cứ đến thời điểm thụ thai và thời gian mang thai pháp định để làm cơ sở xác định cha cho đứa trẻ. Theo đó, căn cứ vào thời điểm đứa trẻ được sinh ra trừ đi khoảng thời gian mang thai thì sẽ xác định được thời điểm thụ thai. Khi đó, xem xét trong khoảng thời gian có thể thụ thai này, nếu người chồng không có quan hệ sinh lý với người vợ thì sẽ không thể dẫn đến việc mang thai. Tuy nhiên, khoảng thời gian mang thai của người phụ nữ phải bảo đảm nằm trong khoảng thời gian tối thiểu và tối đa nhất định. Theo kinh nghiệm trong dân gian và khoa học y tế, khoảng thời gian mang thai của người phụ nữ thông thường là “chín tháng mười ngày”, tuy nhiên khoảng thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn, nhưng không sớm hơn thời gian tối thiểu và không trễ hơn thời gian tối đa nhất định, vì đây là khoảng thời gian đảm bảo cho cái thai được phát triển đầy đủ trong bụng người mẹ cho đến khi ra đời . Tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 70/2001/NĐ-CP đã gián tiếp thừa nhận khoảng thời gian mang thai tối đa là 300 ngày, nhưng về thời gian mang thai tối thiểu thì không được pháp luật quy định. Việc xác định được thời gian mang thai tối thiểu có ý nghĩa trong việc xác định cha cho con. Cụ thể, trong trường hợp nam nữ kết hôn với nhau, chỉ trong khoảng thời gian không lâu thì người vợ sinh con, nếu xét đến khoảng thời gian kể từ khi vợ chồng có quan hệ sinh lý với nhau cho đến khi đứa trẻ ra đời mà ngắn hơn khoảng thời gian mang thai tối thiểu, thì đây sẽ là căn cứ để xác định người chồng không phải là cha đứa trẻ. Trong trường hợp này, cũng cần phải căn cứ đến thời điểm thụ thai, nếu trong khoảng thời gian có thể thụ thai người vợ đã có quan hệ sinh lý với ai mà dẫn đến việc mang thai đứa trẻ, thì đây sẽ là một trong những căn cứ để xác định cha cho con. Do đó, pháp luật cần thiết có những quy định về “thời

điểm thụ thai” và “thời kỳ mang thai pháp định”, việc này không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú mà đặc biệt còn có ý nghĩa trong việc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú, đồng thời góp phần hoàn thiện pháp luật.

Thứ hai: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cùng các văn bản hướng dẫn áp

dụng luật chủ yếu chỉ quy định về những căn cứ để xác định cha, mẹ cho con trong giá thú. Về việc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú luật chỉ mới quy định về quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con; thẩm quyền giải quyết xác định cha, mẹ, con… mà chưa có những căn cứ pháp lý cụ thể để xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này, dẫn đến việc khi giải quyết những vụ việc về xác định cha, mẹ cho con trên thực tế, Toà án đã gặp nhiều vướng mắc vì thiếu hẳn cơ sở pháp lý. Do đó, pháp luật cần thiết bổ sung những quy định về nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú cũng như những căn cứ pháp lý để xác định cha, mẹ, cho con trong trường hợp này như: căn cứ về kết quả giám định gen, căn cứ về mối quan hệ giữa hai bên nam nữ chung sống với nhau trên thực tế…

Thứ ba: Đối với trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học, theo quy định

của pháp luật hiện hành tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2003/NĐ – NP có nội dung:

“Trong trường hợp người gửi tinh trùng bị chết, cơ sở lưu giữ tinh trùng phải huỷ số

tinh trùng của người đó”. Tuy nhiên trên thực tế đã xảy ra trường hợp về việc người vợ

sử dụng tinh trùng của người chồng (đã chết) để thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Như vậy trong trường hợp này, thì khoảng thời gian từ khi mang thai cho đến khi sinh con có thể dài hơn thời gian 300 ngày được quy định tại Điều 21 Nghị định 70/2001/NĐ – CP: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày , kể từ ngày chồng chết… thì được

xác định là con chung của vợ chồng”. Như vậy, về nguyên tắc thì con sinh ra sẽ không

được xác định là con chung của vợ chồng, nhưng xét về mặt sinh học thì đứa trẻ chính là con của người chồng (đã chết). Hơn nữa, xét thấy việc những cặp vợ chồng vô sinh có nguyện vọng được sinh con theo phương pháp khoa học thì việc sau này người chồng chết cũng sẽ không ảnh hưởng đến nguyện vọng đó (trừ trường hợp trước khi chết người chồng đã bày tỏ ý chí về việc không muốn tiếp tục sinh con theo phương pháp khoa học từ tinh trùng của mình). Việc pháp luật quy định về việc huỷ số tinh trùng khi người chồng chết đã vô tình trái với sự bày tỏ ý chí của họ trước đó. Vì vậy, pháp luật cần có những quy định về việc người vợ vẫn có quyền được sử dụng số tinh trùng khi người chồng đã chết. Đồng thời, Luật hôn nhân và gia đình cần có những quy định riêng biệt

về xác định người cha, vì thời gian mang thai cho đến khi đứa trẻ được sinh ra kể từ khi người chồng chết trong trường hợp này có thể kéo dài hơn 300 ngày.

Thứ tư: Thực tế có nhiều trường hợp, người phụ nữ trước khi kết hôn thì đã có

quan hệ sinh lý với người đàn ông dẫn đến việc có thai mà không biết (hoặc cố tình che giấu), nhưng về sau thì tiến hành đăng ký kết hôn với một người đàn ông khác. Khi đó, giữa họ lúc này đã tồn tại thời kỳ hôn nhân, nên khi đứa trẻ ra đời trong giai đoạn này thì theo Khoản 1 Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Con sinh ra trong thời kỳ

hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Do đó,

trong trường hợp này đã có sự nhầm lẫn trong mối quan hệ cha, con về mặt huyết thống. Vì vậy, pháp luật hôn nhân và gia đình cần bổ sung quy định về điều kiện kết hôn, theo đó khi hai bên nam nữ đăng ký kết hôn cần xuất trình giấy chứng nhận của cơ sở y tế về tình trạng người phụ đang có thai hay không. Việc quy định như vậy sẽ nhằm hạn chế được những trường hợp nhầm lẫn trong việc xác định cha cho đứa trẻ ra đời sau này.

Thứ năm: Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ – CP sửa đổi

bổ sung Khoản 2 Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ – CP về đăng ký nhận cha, mẹ, con

thì “trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận

cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng

ký việc nhận cha, mẹ, con”. Theo quy định của pháp luật thì việc không có tranh chấp

này là giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc xác nhận cha, mẹ, con 49. Tuy nhiên yếu tố “không có tranh chấp” này không được bảo đảm trong nhiều trường hợp nếu việc nhận cha, mẹ, con chỉ được tiến hành một cách bí mật giữa những người được xác định là cha, mẹ, con với nhau trước cơ quan có thẩm quyền, có nghĩa là sẽ không biết được vụ việc có tranh chấp xảy ra hay không giữa những người có quyền và lợi ích liên quan, vì theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định về việc phải thông báo cho những người này biết về việc xác nhận cha, mẹ, con. Có thể thấy yếu tố có tranh chấp hay không có vai trò quan trọng trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con. Do đó, pháp luật cần có những quy định cụ thể về những trường hợp này, theo đó khi tiến hành đăng ký việc nhận cha, mẹ, con thì những người có quyền và lợi ích liên quan phải được thông báo về việc xác nhận cha, mẹ, con này. Việc quy định như vậy sẽ hạn chế được những vướng mắc về thẩm quyền

49

giải quyết, đồng thời việc xác định cha, mẹ cho con sẽ được tiến hành thuận tiện và hiệu quả hơn

KẾT LUẬN

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường gắn bó và tạo điều kiện phát triển toàn diện cho các thành viên trong gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần. Gia đình ấm no, hạnh phúc sẽ góp phần xây dựng xã hội phát triển, văn minh. Việc xác định cha, mẹ cho con không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội, giúp bình ổn các mối quan hệ gia đình, mà còn có ý nghĩa pháp lý, đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, xác định cha, mẹ cho con cũng là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải những tranh chấp liên quan về nhân thân, tài sản, cấp dưỡng…

Xác định cha, mẹ cho con có ý nghĩa và vai trò quan trọng, nhưng việc xác định cha, mẹ cho con vẫn còn là vấn đề phức tạp. Nhận thức được điều này và nhằm bảo đảm cho việc xác định cha, mẹ cho con được diễn ra thuận lợi, nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh vấn đề này, và không ngừng theo dõi để kịp thời bổ sung những quy định pháp luật phù hợp với từng thời kỳ. Trong các năm qua, những quy định pháp luật về vấn đề xác định cha, mẹ cho con đã phần nào đem lại hiệu quả cũng như đáp ứng được tình hình thực tiễn. Đặc biệt trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành, vấn đề xác định cha, mẹ cho con được quy định tương đối cụ thể, và gần đây nhất là Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, bên cạnh việc kế thừa những quy định trước đó, thì đã dự liệu được những vấn đề mới trong xã hội là “mang thai hộ” và vấn đề xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này. Có thể thấy, những quy định về xác định cha, mẹ cho con không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập và thiếu cơ sở pháp lý.

Các mối quan hệ pháp luật luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội, vấn đề xác định cha, mẹ cho con cũng không ngoại lệ, hơn nữa vấn đề này đã biểu hiện nhiều bất cập. Do đó, nhu cầu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con ngay lúc này là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho các cán bộ tư pháp, nhà nước cần phải nghiên cứu, bổ sung thêm những quy định mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, áp dụng pháp luật, xây dựng cơ chế pháp lý thống nhất trong việc xác định cha, mẹ cho con, góp phần hoàn thiện pháp luật về xác định cha, cho con.

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực:

1. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 2. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986

Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực:

1. Bộ luật tố tụng Dân sự 2004

2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

4. Nghị quyết 35/2000/NQ - QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình

5. Nghị định số 70/2001/NĐ – CP của Chính phủ ngày 3 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình

6. Nghị định số 12/2003/NĐ – CP của Chính phủ ngày 12 tháng 02 năm 2003 về sinh con theo phương pháp khoa học

7. Nghị định số 158/2005/NĐ – CP của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch

8. Nghị định số 06/2012/NĐ – CP của Chính phủ ngày 02 ngày 02 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực

9. Nghị quyết 02/2000/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Giáo trình, sách, báo, tạp chí

1. Nguyễn Văn Cừ, Một số vấn đề về xác định cha, mẹ và con ngoài giá thú theo

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội,

số 1, năm 2002

2. Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 2006

3. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam -

định cha, mẹ, con, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, số 8, năm 2007 5. Nguyễn Thị Lan, Luận án tiến sĩ Luật học “Xác định cha, con trong Pháp luật

Việt Nam”, Đại học Luật Hà Nội, năm 2008

6. Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa, năm 1999

Danh mục các trang thông tin điện tử

1. Thông tin pháp luật Dân sự, Bàn về thẩm quyền xác định cha, mẹ, con, Lê Thu Hà, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/02/23/4412/,

[Truy cập ngày 01/9/2014]

2. Thông tin pháp luật Dân sự, Sinh con theo phương pháp khoa học và một số

vấn đề pháp lý có liên quan, Nguyễn Thị Lan,

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/01/06/321412/, [Truy cập ngày 18/9/2014]

3. Thông tin pháp luật Dân sự, Xác định cha, mẹ, con dưới góc độ bình đẳng giới, Nguyễn Thị Lan, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/01/06/8353- 2/, [Truy cập ngày 20/7/2014]

4. Thông tin pháp luật Dân sự, Đăng ký cho em xác định được cha đẻ nhưng bị

mẹ đẻ bỏ rơi: Thiếu hướng dẫn cụ thể, Phạm Văn Chung,

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/03/02/2401/, [Truy cập ngày 29/7/2014]

5. Thông tin pháp luật Dân sự, Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ, Trần Thị Hương, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/05/9464/,

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 52)