Xác định cha, mẹ cho con bằng thủ tục tư pháp

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 42)

Việc xác định cha, mẹ cho con được tiến hành theo thủ tục tư pháp khi có phán quyết của Toà án hoặc có tranh chấp xảy ra. Những trường hợp có tranh chấp xảy ra trên

39

Xem Khoản 1 Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ – CP

40 Khoản 9 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ – CP

41 Khoản 3 Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ – CP

42

thực tế như: người cha không tự nguyện nhận con, có nhiều người tự nhận là cha của đứa trẻ, người mẹ không đồng ý cho người cha nhận lại con mình… Do đó để bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trong những trường hợp này, pháp luật đã có những quy định về quyền được nhận cha, mẹ, con. Cụ thể, tại Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. Người được nhận là cha, mẹ của một người

có thể yêu cầu Toà án xác định người đó không phải là con mình”. Ngoài ra, tại Khoản

1 Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về quyền nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

Việc xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tư pháp dựa trên cơ sở có đơn yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức về việc xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu bao gồm:

- Mẹ, cha hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.

- Viện Kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.

- Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự: Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hôi liên hiệp phụ nữ.

Trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, cụ thể tại Khoản 3 Điều 57 Bộ luật tố tụng Dân sự 2004 quy định: “Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn

chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác”. Do đó, quyền yêu cầu

Toàn án xác định cha, mẹ, con trong:

- Trường hợp người con đã thành niên thì tự mình đứng nguyên đơn, yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ của mình.

- Trường hợp yêu cầu xác định một người đã chết là cha, mẹ của mình thì chỉ có nguyên đơn, không có bị đơn (đã chết) nhưng vợ, chồng và con của người đã chết được tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và lợi ích liên quan 43

.

Khi yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ, con thì các chủ thể khi nộp đơn phải đưa ra các chứng cứ chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con đó. Theo điểm b Mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ, do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định

gien phải nộp lệ phí giám định gien”. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 63 Luật hôn nhân và

gia đình 2000 quy định: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có

chứng cứ và phải được Toà án xác định”.

Việc xác định, cha, mẹ cho con là vấn đề quan trọng và cần thiết, làm phát sinh mối quan hệ giữa họ trước pháp luật, từ đó các bên sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo pháp luật hôn nhân và đình. Trong nhiều trường hợp có tranh chấp xảy ra, việc xác định cha, mẹ cho con sẽ được Toà án giải quyết, dựa trên những chứng cứ mà các bên cung cấp. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại không có những quy định cụ thể về các chứng cứ này. Do đó, trên thực tế Toà án giải quyết dựa trên những căn cứ pháp lý mang tính chất suy đoán tuỳ theo từng vụ việc. Như vậy, pháp luật cần có những quy định rõ ràng về vấn đề chứng cứ trong việc xác định cha, mẹ cho con, góp phần hoàn thiện pháp luật.

43 Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 2006, tr.169

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)