Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ vì

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 36)

2.4.1 Cơ sở pháp lý về xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Vấn đề “mang thai hộ” là hiện tượng vẫn còn khá mới mẽ và lần đầu tiên được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này cũng đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên pháp luật chỉ thừa nhận trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ quy định duy nhất một điều luật về xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này, cụ thể tại Điều 94 với nội dung như sau: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”.

2.4.2 Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đích nhân đạo

Vấn đề “mang thai hộ” phát sinh đã làm thay đổi quan niệm truyền thống về mặt huyết thống trong mối quan hệ cha, mẹ, con trước đây, khi người phụ nữ sinh ra đứa trẻ không đương nhiên được xác định là mẹ của đứa trẻ cả về mặt gia đình – xã hội và mặt pháp lý. Đối với những trường hợp sinh sản từ việc hai bên nam nữ có quan hệ sinh lý với nhau, người phụ nữ phải trải qua ba giai đoạn: thụ thai, mang thai và cuối cùng là sinh con, khi đứa trẻ ra đời thì người phụ nữ sinh ra đứa trẻ đương nhiên được xác định là mẹ. Tuy nhiên, đối với trường hợp mang thai hộ, đã có sự tham gia của người phụ nữ thứ hai vào quá trình mang thai và sinh con, có nghĩa là ba giai đoạn trong quá trình sinh sản đã được thực hiện từ hai người phụ nữ khác nhau. Do đó, vấn đề được đặt ra là người phụ nữ nào sẽ được xác định là người mẹ hợp pháp, từ đó làm căn cứ xác định cha của đứa trẻ. Ở đây, vấn đề huyết thống trong mối quan hệ mẹ - con được hiểu theo nhiều hướng khác nhau:

Thứ nhất: quan hệ huyết thống mẹ – con trong trường hợp này là quan hệ giữa

đứa con sinh ra và người phụ nữ có trứng thụ tinh. Tức người nào chủ sở hữu trứng thì đó là mẹ của đứa trẻ. Người phụ nữ này đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân với bố đứa trẻ được sinh ra 28

.

28

Thông tin pháp luật Dân sự, Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ, Trần Thị Hương, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/05/9464/, [Truy cập ngày 18/9/2014]

Thứ hai: người phụ nữ nào trong cơ thể của mình phát triển hài nhi và sinh ra đứa trẻ thì đó là mẹ 29

.

Xét về tính nhân văn và mục đích của việc “mang thai hộ” là nhằm đảm bảo nguyện vọng được làm mẹ cho những người phụ nữ không có khả năng mang thai và sinh con, nên nếu xác định người phụ nữ trong trường hợp thứ hai là mẹ của đứa trẻ thì đã vô tình đánh mất ý nghĩa của việc “mang thai hộ” và tước đi quyền làm mẹ đối với người phụ nữ không có khả năng mang thai và sinh con. Hơn nữa, dưới phương diện sinh học thì trong trường hợp mang thai hộ, đứa bé ra đời từ mang thai hộ mang gien di truyền của người phụ nữ có trứng thụ tinh chứ không phải của người mang thai. Nếu hiểu khái niệm huyết thống đồng nhất với khái niệm gien di truyền (ADN) thì quan hệ huyết thống là quan hệ giữa người phụ nữ có trứng và đứa trẻ 30. Vì vậy, người phụ nữ có trứng thụ tinh phải được xác định là mẹ hợp pháp của đứa trẻ.

Tại Điều 94 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ

mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Ở đây, nếu căn cứ theo Khoản 22 Điều

3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ” là “cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh

trong ống nghiệm”. Như vậy, đứa con được sinh ra trong trường hợp mang thai hộ được

xác định có mẹ hợp pháp là người phụ nữ có trứng thụ tinh, và cha là người tồn tại quan hệ hôn nhân với người mẹ, đồng thời cũng là người có tinh trùng thụ tinh (không phải tinh trùng từ người đàn ông khác). Việc pháp luật quy định đứa trẻ ra đời trong trường hợp mang thai hộ là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra là hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi khi chưa ra đời thì sự phát triển của đứa trẻ vẫn còn phụ thuộc vào người mang thai, vì thế chỉ khi đứa trẻ được ra đời thì mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng nhờ mang thai hộ với vai trò là cha, mẹ đối với đứa trẻ.

Pháp luật hiện hành chỉ cho phép trường hợp nhờ mang thai hộ đối với những cặp vợ chồng mà người vợ không có khả năng mang thai và sinh đẻ, không cho phép áp

29

Thông tin pháp luật Dân sự, Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ, Trần Thị Hương, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/05/9464/, [Truy cập ngày 18/9/2014] 30

Thông tin pháp luật Dân sự, Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ, Trần Thị Hương, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/05/9464/, [Truy cập ngày 18/9/2014]

dụng đối với người phụ nữ độc thân. Hơn nữa, căn cứ theo Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, để được thực hiện sinh con bằng việc mang thai hộ thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, trong đó phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không có khả năng mang thai và sinh đẻ ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là nhằm hạn chế những trường hợp người phụ nữ có thể vì những lý do không chính đáng, tuy có khả năng mang thai nhưng ngại “mang nặng đẻ đau”, mặt khác cũng là để ngăn chặn những trường hợp lợi dụng việc mang thai hộ vào mục đích thương mại. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng trên thực tế sẽ có trường hợp mang thai hộ không vì mục đích nhân đạo, mà là nhằm hưởng những lợi ích kinh tế, thương mại riêng (kể cả khi pháp luật quy định người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng người nhờ mang thai hộ để nhằm hạn chế vì mục đich thương mại). Việc pháp luật có quy định cấm sinh con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại 31, nên đã không đặt ra việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này, mà chỉ quy định về việc xử lý hành vi vi phạm sinh con bằng mang thai hộ tại Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự. Tuy nhiên, xét thấy việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và thương mại chỉ khác nhau về mục đích (vì nhân đạo hay lợi ích kinh tế) mà bên được nhờ mang thai hộ đạt được sau khi sinh đứa trẻ, còn bản chất sinh học về mặt huyết thống và những căn cứ khác để xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ vẫn không thay đổi, có nghĩa là việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay vì mục đích thương mại không làm thay đổi người cha, người mẹ của đứa trẻ được sinh ra.

Tuy đây là lần đầu tiên pháp luật hôn nhân và gia đình thừa nhận việc mang thai hộ cũng như việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này, nhưng có thể thấy pháp luật cũng đã có những quy định điều chỉnh phù hợp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 36)