Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con theo phương pháp khoa học

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 34)

Sinh con theo phương pháp khoa học là trường hợp sinh sản đặc biệt vì đã có sự hỗ trợ kỹ thuật. Do đó, việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này đã có khác biệt so với quan niệm truyền thống trước đây. Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 12/2003/NĐ – CP có quy định về việc cho, nhận noãn; cho nhận tinh trùng; cho, nhận phôi. Do đó, vấn đề đặt ra là có sự khác biệt giữa cha, mẹ về mặt huyết thống với cha, mẹ về mặt pháp lý. Tuy đứa trẻ được sinh ra về mặt sinh học mang huyết thống của những người cho trứng, tinh trùng nhưng lại được sinh ra từ một người khác và pháp luật hiện hành chỉ công nhận người trực tiếp sinh ra đứa trẻ là mẹ. Cụ thể, tại Điều 20 Nghị định 12/2003/NĐ-CP quy định:

“1. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân.

2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.”

Căn cứ tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 12/2003/NĐ – CP thì “cặp vợ chồng vô sinh” là “cặp vợ chồng sống gần nhau liên tục không áp dụng biện pháp tránh thai nào

mà không có thai sau 01 năm”. Như vậy, đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh áp

dụng việc sinh con theo phương pháp khoa học thì người phụ nữ trong cặp vợ chồng vô sinh luôn được xác định là mẹ đứa trẻ, kể cả khi người phụ nữ này đã nhận noãn, tinh trùng hoặc phôi của người khác mà dẫn đến việc mang thai, và người cha được xác định là người chồng của người mẹ. Còn đối với những người cho noãn, tinh trùng hoặc phôi và đứa trẻ sẽ không được pháp luật thừa nhận mối quan hệ cha, mẹ, con. Đồng thời, tại Điều 21 Nghị định 12/2003/NĐ – CP quy định:“Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối

với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi”. Có thể thấy, việc xác định như vậy là

nhằm bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh và đứa trẻ, và cũng xuất phát từ nguyên tắc chung đó là xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp: “Con

sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung

của vợ chồng” (Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) 27.

Đối với trường hợp người phụ nữ độc thân thì pháp luật vẫn cho phép được áp dụng việc sinh con theo phương pháp khoa học, nhằm tạo điều kiện cho họ được thực hiện thiên chức làm mẹ kể cả khi không thể (hoặc không muốn) kết hôn. Trong trường hợp này, chỉ đặt ra việc xác định mối quan hệ mẹ, con. Theo đó, căn cứ vào Điều 20 Nghị định 12/2003/NĐ – CP thì người phụ nữ độc thân thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được xác định là mẹ của đứa trẻ do mình sinh ra. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì người phụ nữ độc thân sinh con theo phương pháp khoa học chỉ được nhận tinh trùng mà không được nhận noãn và phôi, căn cứ Điều 9 Nghị định 12/2003/NĐ-CP:

“1. Tinh trùng của người cho chỉ được sử dụng cho một người. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng, phụ nữ sống độc thân có nhu cầu sinh con đã được cơ sở y tế xác định có noãn bảo đảm chất lượng để thụ thai.

2. Noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người. Người nhận noãn phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ có nhu cầu sinh con nhưng không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượngđể thụ thai.

3. Phôi của người cho có thể được sử dụng cho một người. Người nhận phôi phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng.”

Sở dĩ pháp luật quy định như vậy cũng là để tránh trường hợp lạm dụng việc “mang thai hộ”. Có thể thấy, việc người phụ nữ độc thân mong muốn được có con nên đã nhờ đến sự hỗ trợ kỹ thuật vào việc sinh sản, thì đứa con phải được chính người phụ nữ này mang thai và sinh ra, từ noãn (được thụ thai với tinh trùng được nhận) của mình.

Như vậy, có thể thấy pháp luật đã có những quy định về nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con theo phương pháp khoa học, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết trong những trường hợp khi có tranh chấp xảy ra.

27

Thông tin pháp luật Dân sự, Sinh con theo phương pháp khoa học và một số vấn đề pháp lý có liên quan, Nguyễn Thị Lan, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/01/06/321412/, [Truy cập ngày 28/8/2014]

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)