Nguyên tắc suy đoán pháp lý về xác định cha, mẹ cho con trong giá thú

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 26)

Nguyên tắc suy đoán pháp lý về xác định cha, mẹ cho con không được đề cập trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Đây là một thiếu sót trong pháp luật hôn nhân và gia đình vào thời điểm này, vì thực tế có nhiều trường hợp khi giải quyết các tranh chấp về vấn đề xác định cha, mẹ cho con, Toà án đã thiếu đi những cơ sở pháp lý nên đã gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp. Vì vậy, khi Luật hôn nhân và gia đình 1986 ra đời đã quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý về xác định cha, mẹ cho con 19. Quy định này tiếp tục được dự liệu trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, với nội dung nguyên tắc như sau: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do

người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng…” 20. Trong quy định này

có đề cập đến “thời kỳ hôn nhân”, theo đó thời kỳ hôn nhân là “khoảng thời gian tồn tại

quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” 21. Ở đây

có hai khái niệm cần phải được làm rõ là “ngày đăng ký kết hôn” và “ngày chấm dứt hôn nhân”. Theo đó:

- Ngày đăng ký kết hôn được xác định là ngày hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn, đồng thời cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn. Trong trường hợp hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và có giá trị pháp lý thì sau khi đăng ký kết hôn, thời kỳ hôn nhân được xác định từ ngày hai bên chung sống với nhau như vợ chồng.

- Ngày chấm dứt hôn nhân được xác định trong trường hợp ly hôn, là ngày bản án hay quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hoặc là ngày mà một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của toà án tuyên bố vợ, chồng đã chết.

Như vậy, nếu trong khoảng thời gian kể từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày hôn nhân chấm dứt, người phụ nữ sinh ra đứa con sẽ đương nhiên được thừa nhận là mẹ đứa trẻ, việc xác định người cha sẽ dựa trên mối quan hệ pháp lý giữa người mẹ với người

18Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

19 Xem Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986

20 Khoản 1 Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

21

đàn ông sẽ được xác định là cha của đứa trẻ. Theo đó, người chồng sẽ được xác định là cha của đứa con này.

Đối với trường hợp người vợ “có thai trong thời kỳ hôn nhân” thì con sinh ra được xem là con chung của vợ chồng, khi áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý để xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này thì cần xem xét đến thời điểm thụ thai và mang thai đứa trẻ. Theo đó, “có thai” là đang mang thai trong bụng còn “thụ thai” là bắt đầu có thai. Từ đây, dẫn đến hai trường hợp: Người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân hoặc người vợ đang mang thai trong thời kỳ hôn nhân (trường hợp này người vợ đã thụ thai trước thời kỳ hôn nhân) 22

. Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có những quy định giải thích về việc thế nào là con được thụ thai trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên có thể thấy trong trường hợp này, pháp luật có quy định hay không là không thật sự cần thiết, vì pháp luật đã thừa nhận con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của vợ chồng. Có thể thấy pháp luật dự liệu trường hợp này đã có sự tiến bộ hơn so với thời kỳ trước, vì trên thực tế có nhiều trường hợp hai bên nam nữ chưa đăng ký kết hôn nhưng đã chung sống và có quan hệ sinh lý với nhau, dẫn đến việc người phụ nữ có thai.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có quy định về nguyên tắc suy đoán pháp lý về xác định cha, mẹ cho con trong giá thú và tại Nghị định số 70/2001/NĐ – CP của Chính phủ ngày 3/10/2001 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình có quy định:“Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật,

thì được xác định là con chung của hai người” 23

. Tức là trong trường hợp hôn nhân của vợ chồng chấm dứt theo quy định của pháp luật, và trong khoảng thời gian 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt, người vợ không kết hôn hoặc không có quan hệ sinh lý với bất kỳ người đàn ông nào thì con sinh ra trong khoảng thời gian này được xác định là con chung của vợ chồng. Như vậy có thể thấy theo quy định này, pháp luật đã gián tiếp thừa nhận thời gian mang thai tối đa là 300 ngày. Tuy nhiên lại không có những quy định về thời gian mang thai tối thiểu. Do đó, bên cạnh việc quy định thời gian mang thai tối đa, pháp luật cần có những quy định về khoảng thời gian mang thai tối thiểu để tạo cơ sở cho việc xác định cha, mẹ cho được hoàn thiện hơn.

22Nguyễn Thị Lan, Bàn về thời gian mang thai tối đa và tối thiểu trong việc xác định cha, mẹ, con, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, số 8, năm 2007, tr. 30

23

Đồng thời cũng tại Khoản 1 Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con

chung của vợ chồng”. Đây cũng là một quy định tiến bộ phù hợp với thực tiễn xã hội

trong trường hợp hai bên nam nữ chưa đăng ký kết hôn nhưng đã quan hệ tình dục với nhau, dẫn đến việc người phụ nữ mang thai và sinh con ngoài mong muốn. Về sau, nếu người con được sự thừa nhận của cha, mẹ thì vẫn được xác định là con chung của vợ chồng. Có thể thấy, pháp luật đã dự liệu trường hợp này một phần cũng là để góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đứa trẻ.

Tại Khoản 2 Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác

định”. Pháp luật quy định như vậy là phù hợp với tình hình thực tiễn, vì đã có không ít

trường hợp sau khi người vợ sinh con, người chồng vì nghi ngờ người vợ không chung thuỷ và ngoại tình với người khác nên đứa trẻ đã không được sự thừa nhận của người cha. Tuy nhiên việc không thừa nhận đứa con chỉ được Toà án xác định là có hiệu lực khi người chồng đưa ra được những chứng cứ chứng minh đứa trẻ đó không phải là con của mình. Ngược lại, nếu người chồng không đưa ra được chứng cứ chứng minh thì Toà án buộc người chồng phải thừa nhận đứa trẻ là con của mình. Mục đích pháp luật quy định như vậy một phần cũng là để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em, hạn chế những trường hợp người chồng vì trốn tránh trách nhiệm mà khước từ đi con của mình.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ cho con (Trang 26)