Giới hạn phạm vi nghiên cứu- Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về việc dạy học các họcphần NVSP cụ thể : Tâm lý học nghề nghiệp TLHNN, Giáo dục học nghề nghiệpGDHNN, Kĩ n
Trang 1NGUYỄN THỊ LIỄU
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN
SƢ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TÍCH HỢP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2020
Trang 2KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
******************
NGUYỄN THỊ LIỄU
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN
SƢ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TÍCH HỢP
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục
Trang 3Trong thời gian thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, độngviên, hỗ trợ từ thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn sinh viên Đây là nguồnđộng lực rất lớn giúp tôi vượt ra khó khăn trong quá trình nghiên cứu luận án.
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS VũTrọng Rỹ và cô PGS.TS Nguyễn Tuyết Nga - hai người thầy đã tận tâm, nghiêm túchướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án
Tôi xin cảm ơn gia đình, người thân đã luôn cảm thông, chia sẻ, động viên đểtôi có thể yên tâm hoàn thành quá trình học tập
Tôi xin cảm ơn tập thể Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản
lý khoa học Đào tạo và Hợp tác quốc tế, các thầy cô, các nhà khoa học của Viện Tôi cũngxin cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên và các đồngnghiệp nơi tôi công tác đã ủng hộ, giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập
Nhân đây, tôi xin cảm ơn các nhà quản lý, thầy cô và sinh viên trường Đại họcSPKT Hưng Yên, trường Đại học SPKT Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại họcSPKT Nam Định … nơi chúng tôi thực hiện các nội dung phục vụ luận án
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …… tháng … năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Liễu
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu trong luận án chƣa từng đƣợc ai công bống trong bất cứ công trìnhnào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Liễu
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
8 Các luận điểm bảo vệ 6
9 Những đóng góp mới của luận án 6
10 Bố cục của luận án 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TÍCH HỢP 8
1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
1.2 Quan điểm sư phạm tích hợp 18
1.2.1 Khái niệm tích hợp, sư phạm tích hợp 18
1.2.2 Bản chất của sư phạm tích hợp 21
1.2.3 Vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong quá trình dạy học 22
1.3 Năng lực dạy học cần phát triển ở sinh viên sư phạm kĩ thuật 28
1.3.1 Khái niệm và cấu trúc của năng lực dạy học 28
1.3.2 Đặc điểm lao động của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp 32
1.3.3 Cấu trúc và biểu hiện năng lực dạy học của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp 33
1.4 Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp 40
1.4.1 Phát triển năng lực dạy học 40
1.4.2 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 41
1.4.3 Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên SPKT qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp 43
1.5 Các con đường phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật 46
Trang 6Kết luận chương 1 50
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SỰ PHẠM 51
2.1 Khái quát về điều tra, khảo sát thực tế 51
2.2 Kết quả khảo sát 56
2.2.1 Nhận thức của giảng viên về quan điểm sư phạm tích hợp 56
2.2.2 Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm tại trường đại học sư phạm kĩ thuật 57
2.2.3 Thực trạng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các trường đại học sư phạm kĩ thuật.61 2.2.4 Thực trạng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 69
2.2.5 Thực trạng năng lực dạy học của sinh viên sư phạm kĩ thuật 73
2.2.6 Nhận định chung 83
Kết luận chương 2 85
Chương 3: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TÍCH HỢP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT 86
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật 86
3.2 Các biện pháp tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật 86
3.2.1 Tổ chức dạy học các học phần nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật 86
3.2.1.1 Xây dựng khung năng lực dạy học tối thiểu cần đạt của sinh viên sư phạm kĩ thuật 86 3.2.1.2 Phân tích năng lực dạy học thành các mục tiêu dạy học 88
3.2.1.3 Thiết kế những tình huống tích hợp tương ứng với từng năng lực dạy học 89
3.2.1.4 Tổ chức dạy học nghiệp vụ sư phạm theo các tình huống tích hợp đã thiết kế 100
3.2.1.5 Đánh giá năng lực dạy học đạt được của sinh viên trong các học phần nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp 108
3.2.2 Tổ chức thực tập sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật 116
Trang 73.2.2.2 Đánh giá năng lực dạy học đạt được của sinh viên trong thực tập sư phạm theo
quan điểm sư phạm tích hợp 119
Kết luận chương 3 124
Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 125
4.1 Khái quát về thực nghiệm sư phạm 125
4.2 Phân tích kết quả thực nghiệm 130
4.2.1 Đánh giá định lượng về kết quả học tập trước thực nghiệm của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 130
4.2.2 Đánh giá định lượng về kết quả học tập sau thực nghiệm của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 135
4.2.3 Phản hồi của sinh viên về hoạt động dạy học trong mô hình thực nghiệm 140
4.2.4 Ý kiến của chuyên gia về những biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp.147 Kết luận chương 4 148
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 149
1 Kết luận 149
2 Khuyến nghị 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
Trang 9Bảng 1 1: Năng lực dạy học của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp 37
Bảng 2 1: Thông tin về giảng viên được kháo sát ……… 53
Bảng 2 2: Thông tin về sinh viên SPKT được khảo sát 54
Bảng 2 3: Ý kiến đánh giá về chương trình rèn luyện NVSP 59
Bảng 2 4: Xác định mục tiêu bài học trong dạy học NVSP của GV 61
Bảng 2 5: Lựa chọn nội dung trong dạy học NVSP 62
Bảng 2 6: Tổ chức thực tập sư phạm 68
Bảng 2 7: Cách thức phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP 69
Bảng 2 8: Khó khăn trong phát triển NLDH cho SV SPKT 71
Bảng 2 9: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NLDH của SV SPKT 72
Bảng 2 10: Năng lực kiểm tra đánh giá của SV SPKT qua đánh giá của GV 80
Bảng 2 11: Năng lực quản lý hồ sơ dạy học của SV SPKT qua đánh giá của GV 80
Bảng 2 12: Các NLDH của SV qua đánh giá của GV 81
Bảng 2 13: Các NLDH của SV SPKT do tự đánh giá 82
Bảng 3 1: Khung NLDH tối thiểu mà SV SPKT cần có ……… 87
Bảng 3 2: Tiêu chí đánh giá hồ sơ giảng dạy nội dung lý thuyết 110
Bảng 3 3: Tiêu chí đánh giá bài dạy cấu tạo 111
Bảng 3 4: Tiêu chí đánh giá trong tình huống 5 113
Bảng 3 5: Tiêu chí đánh giá sử dụng trong Bài tập 1 114
Bảng 3 6: Tiêu chí đánh giá hồ sơ bài giảng lý thuyết 115
Bảng 3 7: Tiêu chí đánh giá bài giảng lý thuyết 116
Bảng 3 8: Phiếu đánh giá bài lý thuyết của SV trong thực tập sư phạm 120
Bảng 3 9: Phiếu đánh giá bài thực hành của SV trong thực tập sư phạm 121
Bảng 3 10: Phiếu đánh giá bài tích hợp của SV trong thực tập sư phạm 122
Bảng 3 11: Phiếu đánh giá năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV SPKT trong thực tập sư phạm 123
Bảng 4 1: Mẫu thực nghiệm dạy học các học phần NVSP ……… ………… 125
Bảng 4 2: Mẫu thực nghiệm tổ chức thực tập sư phạm 125
Trang 10Bảng 4 4: Tần suất điểm thực nghiệm đầu vào đạt được của SV SPKT K13 133Bảng 4 5: Tần suất điểm đánh giá NLDH sau thực nghiệm thực tập sư phạm của SV
SPKT K12 135Bảng 4 6: Tần suất điểm đánh giá NLDH sau thực nghiệm dạy học NVSP của SV
SPKT K13 137Bảng 4 7: Kết quả ý kiến phản hồi của SV về hoạt động dạy học trong chương trình
thực nghiệm 141Bảng 4 8: Giá trị trung bình ý kiến phản hồi của SV về hoạt động dạy học trong
chương trình thực nghiệm 143Bảng 4 9: Kết quả ý kiến phản hồi của SV về hoạt động thực tập sư phạm trong
chương trình thực nghiệm 145Bảng 4 10: Giá trị trung bình ý kiến phản hồi của SV về hoạt động thực tập sư phạm
trong chương trình thực nghiệm 146
Trang 11Sơ đồ 1 1: Cấu trúc năng lực dạy học của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp 34
Biểu đồ 2 1: Nhận thức của GV về quan điểm SPTH ……… 56
Biểu đồ 2 2: Những phương pháp dạy học GV sử dụng trong dạy học NVSP 63
Biểu đồ 2 3: Những phương tiện, điều kiện được sử dụng trong dạy học NVSP 65
Biểu đồ 2 4: Hình thức tổ chức dạy học sử dụng trong dạy học NVSP 66
Biểu đồ 2 5: Phương pháp đánh giá kết quả học tập NVSP của SV 67
Biểu đồ 2 6: Năng lực chuẩn bị dạy học của SV SPKT 74
Biểu đồ 2 7: Năng lực thực hiện hoạt động dạy học của SV SPKT 75
Biểu đồ 2 8: Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV SPK 76
Biểu đồ 2 9: Năng lực quản lý hồ sơ dạy học của SV SPKT 77
Biểu đồ 2 10: Năng lực chuẩn bị dạy học của SV SPKT qua đánh giá của GV 78
Biểu đồ 4 1: Tỉ lệ phần trăm các mức điểm của SV SPKT K12 trước thực nghiệm thực tập sư phạm ……… 131
Biểu đồ 4 2: Lũy tích điểm của SV SPKT K12 trước thực nghiệm thực tập sư phạm .132
Biểu đồ 4 3: Tỉ lệ phần trăm các mức điểm của SV SPKT K13 trước thực nghiệm dạy học các học phần NVSP 133
Biểu đồ 4 4: Lũy tích điểm của SV SPKT K13 trước thực nghiệm dạy học các học phần NVSP 134
Biểu đồ 4 5: Tỉ lệ phần trăm các mức điểm đánh giá NLDH của SV SPKT K12 sau thực nghiệm thực tập sư phạm 135
Biểu đồ 4 6: Lũy tích điểm đánh giá NLDH của SV SPKT K12 sau thực nghiệm thực tập sư phạm 136
Biểu đồ 4 7: Tỉ lệ phần trăm các mức điểm đánh giá NLDH của SV SPKT K13 sau thực nghiệm dạy học NVSP 138
Biểu đồ 4 8: Lũy tích điểm đánh giá NLDH của SV SPKT K13 sau thực nghiệm dạy học NVSP 138
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Một trong những yếu tố quyết định đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo là đội ngũ nhà giáo Phát triển đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là “nângcao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”, “chuẩn hóa đội ngũnhà giáo” là yêu cầu đặt ra đối với giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay Tronggiáo dục nghề nghiệp (GDNN), nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhà giáo, đặc biệt lànăng lực nghề nghiệp là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đápứng yêu cầu phát triển của một đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế như nước ta
Do đặc thù, nhà giáo GDNN bao gồm: nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạythực hành, nhà giáo dạy cả lý thuyết và thực hành với những tiêu chuẩn tuyển dụngkhác nhau nên nhìn chung chất lượng nhà giáo chưa đồng đều, chưa thực sự đáp ứngyêu cầu của GDNN trong bối cảnh mới Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trườngđại học SPKT là một giải pháp phát triển năng lực, chất lượng đội ngũ nhà giáoGDNN Trong năng lực nghề nghiệp của nhà giáo, năng lực dạy học (NLDH) là nănglực cơ bản nhất, do đó nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường SPKT cần quan tâmtới phát triển NLDH cho SV SPKT – đội ngũ nhà giáo GDNN tương lai
Phát triển NLDH cho SV SPKT ở các trường SPKT được thực hiện bằng nhiềucon đường khác nhau, trong đó phát triển NLDH qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm(NVSP) là con đường thuận lợi và hiệu quả nhất Tuy nhiên, việc dạy học các mônNVSP nhìn chung vẫn mang tính hàn lâm, lý thuyết Biểu hiện là mục tiêu dạy họctrong chương trình được xác định một cách chung chung; việc quản lý chất lượnggiáo dục tập trung vào “điều khiển đầu vào”, nhất là nội dung dạy học Chương trìnhđào tạo vẫn được thiết kế theo tiếp cận nội dung, theo logic nội dung môn học Hoạtđộng dạy học vẫn chú trọng việc truyền thụ tri thức khoa học đã được quy định trongchương trình, chưa chú trọng đầy đủ đến năng lực “đầu ra” của người học cũng nhưđến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn Tổ chức thựctập sư phạm còn có những hạn chế nhất định
Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay với quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức vàcuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến những thay đổi về yêu cầu đối với nguồnnhân lực, trong đó có cả các nhà giáo GDNN và sản phẩm đào tạo của họ Khi yêu cầu xãhội đối với nguồn nhân lực thay đổi đòi hỏi giáo dục, đào tạo phải thay đổi theo Ngườilao động phải có hệ thống năng lực cần thiết, đa năng mới có thể đáp ứng được yêu cầucủa thị trường lao động Để làm được điều đó, bản thân nhà giáo GDNN cần có hệ thốngnăng lực đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo tại các cơ sở GDNN trong đó có NLDH
Trang 13Đào tạo theo năng lực đang là xu thế phổ biến trong giáo dục ở thế giới và ViệtNam, trong mọi cấp học, trình độ đào tạo Đào tạo theo năng lực hướng tới năng lựcngười học đạt được sau quá trình đào tạo, hướng tới những gì họ có thể làm được chứkhông chỉ dừng lại những gì họ biết được Tương ứng, người dạy không chỉ quan tâmdạy nội dung gì mà chú trọng tới dạy người học cách sử dụng những gì họ học đượcvào giải quyết những nhiệm vụ với bối cảnh cụ thể, gắn với thực tiễn cuộc sống, nghềnghiệp Trong xu thế đó, hoạt động đào tạo ở các trường đại học SPKT cần đổi mớitheo hướng hình thành và phát triển ở SV SPKT những năng lực cần thiết để họ đápứng tốt yêu cầu của nghề nghiệp tương lai Vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp(SPTH) – một quan điểm sư phạm hướng tới sự phát triển năng lực của người họctrong đào tạo SV SPKT ở các trường đại học SPKT là một phương thức phù hợp đểphát triển năng lực nghề nghiệp Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu về vận dụng SPTH trong dạy học nói chung và rèn luyện NVSP nói riêng,
lý luận về SPTH còn chung chung Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu để hoànthiện lý luận về SPTH, để xác định con đường, cách thức phát triển năng lực chongười học qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH
Vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn “Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên
sư phạm kĩ thuật qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp”
làm đề tài luận án tiến sĩ
2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển NLDH cho SV SPKT qua rènluyện NVSP, trên cơ sở đó đề xuất được biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quanđiểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT
3 Khách thể và đối tượng nghiên
cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo SV SPKT ở các trường đại học SPKT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình rèn luyện NVSP cho SV SPKT ở các trường đại học SPKT
4 Giả thuyết khoa học
Vận dụng quan điểm SPTH vào rèn luyện NVSP là phù hợp để phát triểnNLDH cho SV SPKT Nếu vận dụng quan điểm SPTH trong rèn luyện NVSP bằngcách thực hiện nhất quán sự tích hợp trong mục đích, nội dung, phương pháp dạy học
và trong đánh giá kết quả học tập hướng vào những NLDH cần có ở sinh viên SPKTthì sẽ nâng cao hiệu quả sự phát triển NLDH ở các em
Trang 145 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH
- Khảo sát thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP
- Đề xuất biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT
- Thực nghiệm biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKTđã đề xuất
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về việc dạy học các họcphần NVSP (cụ thể : Tâm lý học nghề nghiệp (TLHNN), Giáo dục học nghề nghiệp(GDHNN), Kĩ năng và phương pháp dạy học kĩ thuật (KN&PPDHKT), Công nghệdạy học (CNDH) và tổ chức thực tập sư phạm theo quan điểm SPTH nhằm phát triểnNLDH cho SV đại học SPKT
- Giới hạn về đối tượng khảo sát: chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng pháttriển NLDH cho SV đại học SPKT tại các trường đại học SPKT sau: Đại học SPKTHưng Yên, Đại học SPKT Nam Định, Đại học SPKT thành phố Hồ Chí Minh
- Minh họa biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằmphát triển NLDH cho SV SPKT và thực nghiệm những biện pháp này trong phát triểnNLDH cho SV SPKT ở trường Đại học SPKT Hưng Yên
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Luận án được thực hiện với sự soi sáng của những tiếp cận sau:
- Tiếp cận tích hợp: tích hợp là bản chất và xu hướng trong phát triển nói chung.Mọi sự vật hiện tượng không được tạo bởi một một vài thành phần rời rạc, biệt lập màluôn được tạo thành bởi nhiều đặc tính, bộ phận khác nhau theo một logic nhất định
Vận dụng tiếp cận này trong nghiên cứu luận án, NLDH được xem xét dướigóc độ là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau có mối quan hệ chặt chẽ, biệnchứng với nhau chứ không đơn giản là sự gộp lại của các thành phần đó Đồng thời, đểphát triển NLDH cho SV SPKT cần tạo điều kiện cho SV có cơ hội vận dụng nhiềukiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm… khác nhau trong những tình huống cụ thể gắn vớibối cảnh nghề dạy học và đánh giá NLDH của họ thông qua sự vận dụng ấy chứ khôngchỉ đánh giá riêng rẽ từng thành phần kiến thức, kĩ năng của NLDH
Trang 15- Tiếp cận hệ thống – cấu trúc: Tiếp cận hệ thống – cấu trúc đòi hỏi xem xétmọi sự vật hiện tượng với tư cách là một hệ thống gồm nhiều thành tố cấu trúc, mỗithành tố lại có một chức năng nhất định và có mối quan hệ với các thành tố còn lại, khitác động vào một thành tố sẽ ảnh hưởng đến các thành tố khác trong hệ thống.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét quá trình rèn luyện NVSP là một hệthống và để phát triển NLDH cho SV SPKT cần quan tâm tới tất cả thành tố trong hệthống đó Đồng thời dưới cách tiếp cận này, chúng tôi coi NLDH là một thành tố trong
hệ thống năng lực sư phạm mà SV SPKT cần có nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp,
đó cần kiểm nghiệm bằng thực tiễn Có nghĩa là cần làm rõ thực trạng rèn luyện NVSPcho SV SPKT, và kiểm nghiệm những biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quanđiểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT đã đề xuất
- Tiếp cận phát triển năng lực: Phát triển năng lực cho người học là yêu cầu của
xã hội đối với tất cả các quá trình giáo dục, đào tạo Phát triển NLDH cho SV SPKTqua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH là hướng vào phát triển ở SV những
NLDH đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp bằng cách chỉ
rõ những NLDH cần hình thành và đề xuất được biện pháp tổ chức rèn luyện NVSPtheo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, hệthống hóa, mô hình hóa trong nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài Cụ thể,dựa trên những tài liệu trong và ngoài nước về SPTH, về NLDH, về quá trình đào tạo
SV SPKT, về rèn luyện NVSP với việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu lýthuyết trên để xác định bản chất các khái niệm tích hợp, SPTH, rèn luyện NVSP,những NLDH cần có ở SV SPKT trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết cho vấn đềnghiên cứu
7.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để khảo sát thực trạng, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 16- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây được coi là phương pháp nghiêncứu thực tiễn chủ đạo trong đề tài Chúng tôi điều tra bằng bảng hỏi với GV giảng dạyNVSP, SV SPKT đã hoàn thành chương trình NVSP ở các trường đại học SPKT đểtìm hiểu thực trạng phát triển NLDH thông qua rèn luyện NVSP ở các trường này Cụthể, phiếu hỏi tập trung làm rõ thực trạng rèn luyện NVSP cho SV SPKT, thực trạngphát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP, thực trạng mức độ NLDH đạtđược của SV SPKT sau khi hoàn thành chương trình NVSP, tìm hiểu nhận thức của
GV về quan điểm SPTH, phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP theoquan điểm SPTH, và những biện pháp cần có để vận dụng quan điểm SPTH trong rènluyện NVSP nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT
-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Chúng tôi nghiên cứu hồ
sơ giảng dạy (lịch giảng dạy, giáo án, đề cương bài giảng) của GV và SV SPKT, phươngtiện dạy học mà GV và SV SPKT ở trường đại học SPKT sử dụng trong giảng dạy… để
có thêm thông tin về quá trình rèn luyện NVSP của GV và NLDH của SV SPKT
- Phương pháp phỏng vấn: ngoài điều tra bằng bảng hỏi với GV, SV, chúng tôicòn phỏng vấn cán bộ quản lý của các khoa/viện sư phạm ở các trường đại học SPKT vềchuẩn đầu ra trong đào tạo NVSP, về nội dung chương trình, phương pháp, phương tiệndạy học và đánh giá kết quả học tập của SV SPKT; về những biện pháp và khó khăn trongphát triển NLDH cho SV SPKT để có thêm thông tin về thực trạng đào tạo NVSP cho SVSPKT và những nhận định về việc vận dụng quan điểm SPTH trong rèn luyện NVSP đểthêm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phát triển NLDH cho SV SPKT
- Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát, dự giờ các giờ dạy cáchọc phần NVSP của GV ở các trường đại học SPKT, các giờ giảng của SV SPKTtrong thực tập sư phạm, trong test chuẩn đầu ra sư phạm để có thêm thông tin phục vụcho quá trình nghiên cứu
- Phương pháp đàm thoại: trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn trao đổi, tròchuyện với GV giảng dạy NVSP, với SV SPKT để có thêm thông tin cụ thể, phongphú về thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP
- Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm những biện pháp tổ chức rèn luyệnNVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT mà chúng tôi đềxuất để có thể kết luận về tính khả thi, hiệu quả của những những biện pháp trên Cụthể, thực nghiệm biện pháp tổ chức dạy học các học phần NVSP theo quan điểm SPTHnhằm phát triển NLDH cho SV SPKT đối với SV SPKT khoá 13 (K13) và biện pháp
tổ chức thực tập sư phạm theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKTđối với SV SPKT khoá 12 (K12) ở trường Đại học SPKT Hưng Yên
Trang 17- Phương pháp chuyên gia: sử dụng ý kiến của các chuyên gia là các nhà khoahọc, các nhà quản lý, các GV có kinh nghiệm trong giảng dạy NVSP về tính khoa học,khả thi của các biện pháp rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triểnNLDH cho SV SPKT.
7.2.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học (tính %, giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn, phương sai) để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu
và khai thác phần mềm SPSS, Excel để đảm bảo kết quả nghiên cứu được chính xác
8 Các luận điểm bảo vệ
- Phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP là con đường có ưu thế
và hiệu quả nhất Thông qua rèn luyện NVSP, SV SPKT được lĩnh hội những kiếnthức, kĩ năng dạy học, phát triển những NLDH cần có để thực hiện hoạt động dạy học
kĩ thuật của nhà giáo GDNN
- Vận dụng quan điểm SPTH trong rèn luyện NVSP là chiến lược hiệu quảnhằm phát triển NLDH cho SV SPKT bởi quan điểm SPTH hướng đến phát triển ởngười học những năng lực cần thiết bằng cách tạo điều kiện cho họ vận dụng phối hợpnhiều kiến thức, kĩ năng khác nhau trong giải quyết những tình huống cụ thể gắn với
thực tiễn nghề dạy học.
- Để phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP theo quan điểmSPTH cần đề xuất những biện pháp tổ chức dạy học các học phần NVSP theo quanđiểm SPTH và tổ chức thực tập sư phạm theo quan điểm SPTH
- Thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT ở các trường ĐHSPKT còn tồn tạinhững hạn chế nhất định Đề xuất biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP cho SV SPKTtheo quan điểm SPTH phải hướng tới phát triển những NLDH cho SV SPKT và khắcphục những hạn chế đó
9 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã bổ sung, làm rõ hơn khái niệm và bản chất của SPTH; vận dụngquan điểm SPTH vào quá trình day học; phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyệnNVSP Đồng thời, xác định những NLDH cần có của nhà giáo GDNN và phân tíchnhững NLDH đó
- Luận án đã làm sáng tỏ thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT qua rènluyện NVSP ở một số trường đại học SPKT như: đặc điểm chương trình rèn luyệnNVSP hiện hành; thực trạng rèn luyện NVSP tại các trường đó; thực trạng phát triểnNLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP và mức NLDH mà SV SPKT đạt được saukhi hoàn thành chương trình NVSP
Trang 18- Luận án đã đề xuất được những biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT.
+ Một là tổ chức dạy học các học phần NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT ;
+ Hai là tổ chức thực tập sư phạm theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT
10 Bố cục của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận án gồm
4 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm
kĩ thuật qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp
Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Chương 3: Tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tíchhợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
Trang 19Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ
PHẠM THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TÍCH HỢP 1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực, năng lực dạy học
Trong xu thế phát triển của thế giới những năm cuối thế kỷ XX trở lại đây, với quátrình toàn cầu hóa, sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc công nghệ, nền giáo dục buộc phải có những thay đổi Giáo dục hàn lâm, chú trọngđến truyền thụ tri thức không còn phù hợp mà đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những conngười có năng lực để thích ứng trong xã hội luôn phát triển và biến động
Năng lực, đào tạo theo năng lực là xu hướng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ởnhiều quốc gia Trên thế giới, khái niệm năng lực xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩmcủa Plato (Lysis 215 A., 380 TCN)… Nhưng phải đến những thập kỉ cuối thế kỉ XX, nănglực mới thực sự trở thành “tiêu điểm” nghiên cứu khi nó được coi là “đích” đến trong pháttriển giáo dục, hướng nghiệp cho con người trong bối cảnh xã hội mới [65] Có nhiềucông trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã bàn về năng lực, chẳng hạn như:Xavier Rogiers [103], Fletcher S [109], Ligaya D Valmonte [112], OECD [115], ThomasOlsson, Katarina Martensson, Torgny Roxa [116], Mardia Hi.Rahman [118], RudolfTippelt [119] Trong những nghiên cứu về năng lực, các nhà nghiên cứu trên thế giới đãbàn nhiều đến khái niệm năng lực, cấu trúc năng lực, phân loại năng lực Năng lực có thểđược biểu hiện bằng những thuật ngữ như: competence, competency, ability, capacity.Xem xét cấu trúc của năng lực, các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình ASK (gồm:attitude, skills, knowledge), hoặc mô hình “tảng băng trôi” (trong đó có những yếu tố bềnổi, dễ nhận biết, đánh giá như: knowledge, skills và có những yếu tố ở dạng tiềm tàngnhư: value, motive, social role, self-image, trait ) Năng lực được phân loại thành nănglực chung (general competence/ basic competencies/ essential competencies/ keycompetence) và năng lực chuyên biệt (specific competence)
Ở Việt Nam, nghiên cứu về năng lực, giáo dục theo hướng phát triển năng lựccũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Ngay từ năm 1996, Nguyễn Đức Trí với đề tài
“Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề”[83] đã nghiên cứu về năng lực, đào tạo dựa vào năng lực Sau đó, có nhiều tác giả vớinhững công trình nghiên cứu tiếp tục lấy năng lực, phát triển năng lực làm hướng nghiêncứu như: Nguyễn Như An [1], Nguyễn Anh Dũng [10], Trần Khánh Đức [12], [13], BùiMinh Đức [14], Nguyễn Trường Giang [16], Vũ Xuân Hùng [35], [36],
Dương Thị Nga [56], Trần Xuân Phú [64], Nguyễn Thị Lan Phương [66], Nguyễn KimThành [75], Đỗ Thị Trinh [88], Lê Quý Trịnh [89], Nguyễn Thị Thanh Vân [98] [99][100], Nguyễn Đắc Thanh [74], Nguyễn Kim Thành [75], Trần Thị Hải Yến [105]
Trang 20Các tác giả đã lựa chọn những cấp độ năng lực, loại năng lực có ý nghĩa đối với ngườihọc ở các lĩnh vực khác nhau để nghiên cứu như: năng lực tự học, năng lực trí tuệ,năng lực độc lập sáng tạo, năng lực giáo dục bảo vệ môi trường, năng lực thích ứngnghề, năng lực nghề nghiệp Trong những đề tài trên, các tác giả đã chỉ ra khái niệmnăng lực, cấu trúc năng lực, cách phân loại năng lực.
Khái niệm năng lực được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau Có những tác giảnhấn mạnh đến các yếu tố tâm lý trong định nghĩa năng lực[7], [11], [18], [64], [65], [81],[97], [98], [99], [100]… Chẳng hạn, theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn, nănglực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưngcủa một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lính vựchoạt động ấy” [81] Có những tác giả lại nhấn mạnh đến khả năng tạo thành công tronghoạt động để định nghĩa năng lực [11], [12], [39], [74], [94] Chẳng hạn, “năng lực là khảnăng huy động các kiến thức, kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hành và thái độ, cảm xúc,giá trị, đạo đức, động lực của một người để thực hiện thành công các hoạt động trong mộtbối cảnh cụ thể.” Có định nghĩa lại lại căn cứ vào thành phần của năng lực [3], [32], [35],[36] Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ cũng cho rằng: năng lực là “một sự tập hợp hay một tậphợp thống nhất kiến thức, kĩ năng và thái độ cho phép thực hiện thành công một hànhđộng hoặc một tập hợp hành động như một nhiệm vụ hay một hoạt động” [3] Có tác giảlại căn cứ vào vào biểu hiện của năng lực để định nghĩa Theo Đặng Thành Hưng, nănglực (competency) là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạnghoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lí và giá trị xã hội)được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động[38], [39] Một số tác giả khác lại cho rằng “năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác độngmột cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết cácvấn đề do tình huống này đặt ra” [10], [103]
Có thể thấy có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về năng lực nhưng hầu hếtcác định nghĩa đều đề cập đến các yếu tố sau: năng lực là tổ hợp các thuốc tính tâm lý;năng lực có thành phần cơ bản là kiến thức, kĩ năng, thái độ; năng lực giúp cho hoạtđộng chủ thể đạt kết quả tốt Và dù hiểu theo góc độ nào thì hầu hết các nhà nghiêncứu đều thống nhất trong cách nhìn nhận về “bản chất năng động, phức hợp, sự phụthuộc chặt chẽ của nó vào bối cảnh thực hiện” [65]
Khi nghiên cứu về năng lực, các nhà nghiên cứu có đề cập đến cấu trúc củanăng lực Nhiều nhà nghiên cứu phân tích năng lực thành cách thành phần cơ bản như:kiến thức, kĩ năng, thái độ và các thành phần khác như: động cơ, tình cảm, giá trị, đạođức, niềm tin, kinh nghiệm, đặc điểm cá nhân [12], [13], [32], [71], [80], [82] Cónhững nghiên cứu lại sử dụng mô hình “tảng băng trôi” để phân tích cấu trúc năng lựcthành phần nổi (những yếu tố có thể quan sát được như kiến thức, kĩ năng) và phần
Trang 21chìm (là các yếu tố tiềm tàng, khó quan sát như thái độ, động cơ, giá trị, đạo đức, niềmtin ) Có tác giả lại mô tả cấu trúc của năng lực bao gồm sự kết hợp của 4 năng lựcthành phần: năng lực chuyên môn (professional competency), năng lực phương pháp(methodical competency), năng lực xã hội (social competency), năng lực cá thể(induvidual competency) [55].
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn quan tâm tới phân loại năng lực Hầu hết tácgiả đều đồng thuận trong phân chia năng lực thành 2 nhóm: năng lực chung (hay nănglực cốt lõi, năng lực cơ sở) và năng lực chuyên biệt/ chuyên môn [55], [12], [13], [65],[71], [97] Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối
Như vậy, có thể thấy năng lực và sự phát triển năng lực đã được rất nhiều nhànghiên cứu quan tâm và lựa chọn là hướng nghiên cứu trong những công trình nghiêncứu khoa học Khái niệm năng lực, cấu trúc năng lực, phân loại năng lực đã đượcnghiên cứu khá toàn diện
Trong xu hướng nghiên cứu về năng lực, NLDH của người giáo viên cũng đượcnhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Vũ Xuân Hùng [35], [36], Đặng Thành Hưng[40], Nông Thị Quyên [67], Đỗ Tiến Sĩ [73], Nguyễn Văn Tuân [95], Đỗ Thị Trinh [88],Nguyễn Đắc Thanh [74], Trần Thị Hải Yến [105] Trong những nghiên cứu đó, các tácgiả đã làm rõ được khái niệm và cấu trúc của NLDH ở những góc nhìn khác nhau
Khi đề cập đến khái niệm về NLDH, có tác giả nhấn mạnh đến các thành tố tâm
lý cấu thành của NLDH, có tác giả lại nhấn mạnh đến hiệu quả của hoạt động dạy học.Chẳng hạn, “NLDH là loại năng lực nghề nghiệp - nghề dạy học Năng lực này đượccấu thành của các yếu tố về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, hứng thú, sở thích,môi trường tác động… năng lực nhà giáo rất cụ thể với hoạt động dạy học và giáo dục,được biểu hiện rõ ràng trong hành vi giao tiếp, tổ chức, quản lí hoạt động dạy học”[73] Một nghiên cứu khác cho rằng: “NLDH là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý xácđịnh của người giáo viên, giúp họ nắm vững và hoàn thành có kết quả hoạt động dạyhọc” [11] Có tác giả lại nhấn mạnh đến sự phù hợp đối với hiệu quả hoạt động giảngdạy khi định nghĩa về NLDH Chẳng hạn, “năng lực giảng dạy là tổ hợp các thuộc tínhđộc đáo của cá nhân giáo viên phù hợp với yêu cầu đặc trưng của hoạt động giảngdạy, đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết quả” [67]
Cấu trúc của NLDH cũng được các nhà nghiên cứu đề cập đến trong các nghiêncứu Có 2 cách tiếp cận khi phân tích cấu trúc của NLDH: cách thứ nhất là phân tíchNLDH thành các yếu tố cấu thành của năng lực, cách thứ 2 là phân tích NLDH thành cácnăng lực thành phần Theo cách thứ nhất, các yếu tố của NLDH được phân tích thành:Khả năng hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục; tri thức và tầm hiểu biết củangười thầy giáo; khả năng thiết kế bài giảng; nắm vững phương pháp và kĩ
Trang 22năng giảng dạy; năng lực ngôn ngữ [67] Hoặc một nghiên cứu khác lại phân tíchNLDH thành 3 mảng lớn: tri thức nghề nghiệp, kĩ năng nghề nghiệp, đạo đức và vănhóa nghề nghiệp [40] Và 3 mảng lớn ấy lại được tác giả phân chia thành những nộidung chi tiết với những cấp độ cụ thể hơn Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu lại phântích cấu trúc NLDH theo cách tiếp cận thứ hai [11], [35] Chẳng hạn, NLDH bao gồmcác năng lực thành phần: năng lực thiết kế dạy học, năng lực tiến dạy học, năng lựckiểm tra đánh giá, năng lực quản lý dạy học Mỗi năng lực này lại gồm nhiều năng lựcthành phần cụ thể hơn [35] Có tác giả khác lại phân tích NLDH gồm 3 nhóm nănglực: nhóm năng lực thiết kế bài dạy; nhóm năng lực triển khai các hoạt động dạy học;nhóm năng lực đánh giá học sinh [11].
Một số tác giả còn đi sâu nghiên cứu một trong các năng lực cụ thể của NLDH.Chẳng hạn, Nguyễn Đắc Thanh nghiên cứu về NLDH phân hóa vi mô [74], NguyễnPhúc Chỉnh [8], Ngô Thị Nhung [61] nghiên cứu về NLDH tích hợp
Như vậy, đã có nhiều nhà nghiên cứu cùng nghiên cứu về NLDH nhưng mỗi tácgiả lại đi theo hướng nghiên cứu và quan điểm riêng, với các mức độ rộng, hẹp khác nhau
và họ đều đề cập đến khái niệm và cấu trúc của NLDH trong những nghiên cứu ấy
1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
- Những nghiên cứu về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
NVSP và rèn luyện NVSP là hướng nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu lựachọn Trên thế giới, John Dewey có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này thể hiện qua các tácphẩm của ông như: “Dân chủ và giáo dục” (1916), “John Dewey kinh nghiệm về giáodục” (1938), “John Dewey về giáo dục” (1974), … Trong những tác phẩm này, có thểthấy ông quan niệm NVSP là một thành tố năng lực của nghề nghiệp của người giáo viên
và rèn luyện NVSP là nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Ngoài JohnDewey, còn có nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu về nghiệp vụ sư phạm, về quátrình đào tạo giáo viên như: OECD [115], Thomas Olsson, Katarina Martensson, TorgnyRoxa [116], Linda Darling-Hammond [117], Mardia Hi.Rahman [118]… Trong đó, cáctác giả đã bàn đến vai trò của đào tạo giáo viên, những năng lực nghề nghiệp cần có củagiáo viên, các quan điểm trong phát triển năng lực cho giáo viên, ứng dụng các lĩnh vựckhoa học nhất là công nghệ thông tin trong đào tạo giáo viên
Ở Việt Nam, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến rèn luyện/ dạy học NVSPcho sinh viên sư phạm như: Lê Thị Hà Giang [15], Nguyễn Trường Giang [16], LêHồng Hạnh [21], Nguyễn Văn Hạnh [22], [23], Nguyễn Thị Tím Huế [32], Vũ XuânHùng [35], [36], Đỗ Thế Hưng [41], Nguyễn Thị Thuý Hường [43], Lê Thùy Linh[52], Trần Hùng Lượng [54], Phan Trọng Ngọ [57], Trịnh Xuân Thu [79], NguyễnĐăng Trung [93] Trong những nghiên cứu trên, các tác giả đã đề cập hoặc tập trung
Trang 23làm sáng tỏ những vấn đề sau: quản lý hoạt động rèn luyện NVSP, biện pháp bồidưỡng NVSP, việc xác định mục tiêu đào tạo, thiết kế chương trình, nội dung rènluyện NVSP, thiết kế hoạt động dạy học, quy trình thực tập sư phạm, đánh giá kết quảtrong rèn luyện NVSP theo các tiếp cận khác nhau Trong đó, hầu hết các tác giả đánhgiá cao vai trò, ý nghĩa của rèn luyện NVSP trong quá trình đào tạo và phát triển nghềnghiệp của người giáo viên Đồng thời, cũng thấy rằng rèn luyện NVSP theo tiếp cậnnăng lực là xu hướng nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm, lựa chọn.
Như vậy, nghiên cứu về NVSP và rèn luyện NVSP là chủ đề được nhiều nhànghiên cứu quan tâm Và rèn luyện NVSP theo tiếp cận năng lực là xu hướng, giảipháp hữu hiệu để phát triển NLDH cho sinh viên sư phạm
- Những nghiên cứu về phát triển NLDH qua rèn luyện NVSP
Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về bản thân NLDH, nhiều nhà nghiên cứucòn đi sâu nghiên cứu đến đến bồi dưỡng, phát triển NLDH cho giáo viên, SV sưphạm Một điều mà hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận đó là quá trình đào tạo ởnhà trường sư phạm được coi là bước đầu tiên và hiệu quả cho việc hình thành vàphát triển NLDH của người giáo viên Do đó, có nhiều tác giả chọn phát triển NLDHcho SV sư phạm làm hướng nghiên cứu nhưng mỗi tác giả lại chọn cách tiếp cận,hướng đi khác nhau với SV sư phạm ở các lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau Chẳnghạn, nghiên cứu về bồi dưỡng NLDH thông qua bài học cho SV ngành giáo dục tiểuhọc của Trần Trung và Nguyễn Thị Hà [94]; về rèn luyện NLDH theo tiếp cận nănglực thực hiện trong thực tập sư phạm cho SV SPKT của Vũ Xuân Hùng [35], [36]; vềphát triển NLDH môn Toán cho SV các trường sư phạm của Đỗ Thị Trinh [88]; vềcách thức chuẩn bị NLDH hình học ở trường phổ thông thông qua dạy học hình họccao cấp ở trường đại học sư phạm của Nguyễn Thị Thanh Vân [98], [99], [100] Vớimỗi cách tiếp cận khác nhau trong phát triển NLDH, các tác giả lại đề xuất những cáchthức, biện pháp khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu phát triển NLDH ở SV
- Những nghiên cứu về phát triển năng lực cho SV SPKT
Nghiên cứu về quá trình đào tạo, bồi dưỡng cho SV SPKT đã được nhiều nhànghiên cứu quan tâm như: Nguyễn Trường Giang [16], Nguyễn Văn Hạnh [23],Nguyễn Ngọc Hùng [33], Vũ Xuân Hùng [35], Đỗ Thế Hưng [41], Đặng Bá Lãm [49],
Vũ Thị Lan [51], Trần Hùng Lượng [54], Võ Thị Xuân [104],
Trong đó, nhiều đề tài tập trung vào nghiên cứu theo hướng phát triển kĩ năngdạy học, NLDH cho sinh viên SPKT [35], [16], [23] Trong đó, đề tài “Rèn luyệnNLDH cho SV SPKT trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện” của tácgiả Vũ Xuân Hùng là công trình có nhiều giá trị tham khảo với luận án.Tác giả không
Trang 24chỉ làm rõ khái niệm NLDH, cấu trúc NLDH của giáo viên kĩ thuật mà còn đề xuấtnhững biện pháp để rèn luyện NLDH cho giáo viên kĩ thuật.
Có thể thấy trong những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nănglực qua rèn luyện NVSP cho sinh viên SPKT, các tác giả đã quan tâm nhiều đến bồidưỡng, rèn luyện, phát triển những kĩ năng, năng lực sư phạm đặc biệt là NLDH ởnhững góc độ, cách tiếp cận khác nhau Và cho đến thời điểm hiện tại, trong tất cả cácnghiên cứu trên, chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về phát triển NLDH cho SVSPKT theo quan điểm SPTH Nếu đề xuất được biện pháp phát triển NLDH cho SVSPKT theo quan điểm SPTH sẽ góp phần làm phong phú thêm vốn kiến thức lý luận
và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên kĩ thuật
1.1.3 Các nghiên cứu về quan điểm sư phạm tích hợp
SPTH, dạy học tích hợp cũng là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,nhất là trong khoảng hơn chục năm trở lại đây
SPTH là một quan điểm trong dạy học được ra đời xuất phát từ thực tế có nhữnghọc sinh nắm được những kiến thức, kĩ năng nhưng lại không vận dụng được để giảiquyết những tình huống thực tiễn của cuộc sống Vì vậy, dạy học không nên chỉ dừng lại
ở mức trang bị cho người học hệ thống kiến thức hàn lâm mà cần thiết phải giúp họcsinh ý thức được mục đích của việc học, nhận biết được tình huống họ đối mặt trongcuộc sống và công việc tương lai, vận dụng được những kiến thức, kĩ năng được họcvào giải quyết vấn đề do các tình huống đó đặt ra Nếu không làm được việc đó, giáodục rất dễ tạo ra những người “mù chữ chức năng” [103]
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về SPTH như: Cepec ,Fourez, DeKetele, Xavier Roegiers, Susan M Drake với những bài viết, công trình nghiên cứukhác nhau [121], [103], [108], [120], [122], [123], [124], [135] Trong đó, giáo sưMarie De Ketele thuộc đại học Công giáo Louvain được đánh giá là người có cônglớn trong việc định hình về quan điểm SPTH Rogier Xavier và Susan M Drake là haitác giả có nhiều nghiên cứu về SPTH Những nghiên cứu của các tác giả trên tập trungvào làm rõ những vấn đề sau:
1) Khái niệm quan điểm SPTH (hay “khoa sư phạm tích hợp” theo cách gọi củaRogier Xavier)
3) Mục tiêu của quan điểm SPTH là làm cho quá trình học tập có ý nghĩa vớicuộc sống của học sinh; phân biệt cái cốt yếu, quan trọng với cái ít quan trọng hơn;dạy học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể cuộc sống; và thiết lập mối liên
hệ giữa những nội dung học tập
Trang 254) Những khái niệm nền tảng của quan điểm SPTH: nội dung, kĩ năng, năng lực, mục tiêu, mục tiêu tích hợp, tình huống tích hợp.
5) Cách thức tích hợp: có 4 cách thức tích hợp Cách 1: những ứng dụng chungcho nhiều môn học ở cuối năm học hay cuối bậc học Cách 2: Những ứng dụng chungcho nhiều môn học thực hiện ở những thời điểm đều đặn trong năm học Cách 3: sựnhóm lại theo đề tài tích hợp Cách thứ 4: tích hợp các môn học xung quanh nhữngmục tiêu chung cho nhiều môn học, thông qua những tình huống tích hợp
6) Ảnh hưởng của quan điểm SPTH đến chương trình, sách giáo khoa, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Theo đó, SPTH được hiểu là quan điểm dạy học lấy mục tiêu hình thành nănglực cho người học là cốt lõi, tất cả các yếu tố khác như nội dung chương trình, hoạtđộng dạy học và kiểm tra đánh giá phải hướng vào thực hiện mục tiêu đó Ngày nay,quan điểm SPTH được sử dụng trong nhiều hệ thống giáo dục và đào tạo ở các quốcgia khác nhau
Có thể thấy, quan điểm SPTH đã được xây dựng khá đầy đủ, sâu sắc Việc pháttriển quan điểm đó cho phù hợp với bối cảnh hiện nay và điều kiện Việt Nam là mộtnhiệm vụ đặt ra cho người nghiên cứu
Ở Việt Nam, tư tưởng tích hợp trong dạy học đã được thể hiện khá sớm Ngay
từ thời Pháp thuộc, nội dung môn Cách trí được dạy trong nhà trường bao gồm cấutạo cơ thể con người, vệ sinh cơ thể người, môi trường và thiên nhiên – tích hợp trongnội dung môn học [71] Sau Cách mạng Tháng Tám, môn Tự nhiên Xã hội ở bậc tiểuhọc có cách xây dựng nội dung tích hợp tương tự
Như vậy, tư tưởng tích hợp trong dạy học ở Việt Nam đã có từ lâu nhưng nó chỉthực sự được quan tâm trong hơn chục năm trở lại đây Từ đó đến nay có rất nhiều côngtrình nghiên cứu về việc vận dụng tích hợp trong dạy học Nguyễn Minh Phương, Cao ThịThặng là những người nghiên cứu về tích hợp rất sớm ở Việt Nam và sau này có thêm rấtnhiều nhà nghiên cứu khác đã quan tâm, lựa chọn tích hợp làm chủ đề nghiên cứu Các tácgiả chủ yếu đi nghiên cứu thực trạng và đề xuất phương thức xây dựng nội dung chươngtrình giáo dục theo hướng tích hợp như Nguyễn Phúc Chỉnh [8], Nguyễn Anh Dũng [10],
Đỗ Thế Hưng [42], Nguyễn Minh Phương [66], Cao Thị Thặng [76], [77], [78], NguyễnĐăng Trung [91, [92], [93] Vận dụng quan điểm SPTH trong tổ chức dạy học cũng cómột số nghiên cứu của Nguyễn Văn Khải [45], Nguyễn Đăng Trung [91], [92], [93] ĐỗHương Trà [82] và Trần Thị Thanh Thủy [80] Các tác giả nghiên cứu theo hướng vậndụng quan điểm này trong dạy một môn học cụ thể ở trường phổ thông hoặc đại học.Nghiên cứu về dạy học môn học trong chương trình theo hướng tích hợp một nội dunggiáo dục khác có các nghiên cứu của Vũ Thị
Trang 26Thúy Hằng [26], Vũ Thị Thu Hoài [30] Trong những nghiên cứu trên, các tác giả đãlàm rõ khái niệm tích hợp, dạy học tích hợp, các mức độ tích hợp về mặt nội dungchương trình, đưa ra khái niệm SPTH và đề xuất phương án tích hợp nội dungchương trình, các cách thức dạy học theo hướng tích hợp.
Trong những nghiên cứu về tích hợp, SPTH, các tác giả trên thường kế thừa kếtquả của những công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới nhưng cũng cónhững sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm, bối cảnh ở Việt Nam Nếu các tác giả trênthế giới thường phân chia các mức độ tích hợp thành: tích hợp nội môn, tích hợp đamôn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn thì trong các nghiên cứu của các nhànghiên cứu Việt Nam chia thành: tích hợp không tạo thành các môn học mới và tíchhợp tạo thành các môn học mới [10], [76], [77], [78] Hoặc chia các mức độ tích hợpthành: lồng ghép/ liên hệ, vận dụng kiến thức liên môn, hòa trộn [80], [82]
Trong một số công trình nghiên cứu, người nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ
“dạy học tích hợp” với nghĩa là một quan điểm, một định hướng trong dạy học, có thểcoi nó đồng nghĩa với quan điểm SPTH [80], [82], [106]
Trong giáo dục đại học, quan điểm tích hợp được thể hiện rõ trong mô hình đàotạo theo định hướng ứng dụng (POHE - profession oriented higher education) và môhình đào tạo theo định hướng CDIO (Conceive - Design - Implement – Operate) Môhình giáo dục theo định hướng POHE và mô hình CDIO đều mang tính tích hợp, thểhiện trong mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp dạy học
Mục tiêu giáo dục trong đào tạo theo POHE là hình thành cho sinh viên đồngthời ba khía cạnh: cung cấp kiến thức; phát triển năng lực, kĩ năng nghề nghiệp; rènluyện thái độ đối với ngành nghề đào tạo Chương tình đào tạo dựa trên khung nănglực nghề nghiệp, phản ánh cách tiếp cận tích hợp giữa kiến thức lý thuyết với kiến thứcthực tế và các kĩ năng xã hội cần thiết Phương pháp dạy học trong POHE mang phongcách “học thông qua làm việc” vì vậy ưu tiên những phương pháp dạy học mang tínhphức hợp: dạy học theo dự án, làm việc nhóm, thực hiện đồ án… hướng tới mục tiêuvừa trang bị kiến thức lý thuyết và kĩ năng thực hành, vừa trang bị cho sinh viên những
kĩ năng mềm trong quá trình học tập
Mục tiêu của chương trình đào tạo theo CDIO được xây dựng theo 4 cấp độhướng đến sự phát triển toàn diện của một kĩ sư tương lai Chuẩn đầu ra hay mục tiêucủa một chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO không được liệt kê một cách cụ thểthành kiến thức, kĩ năng, thái mà được xây dựng theo hướng tích hợp nhằm hướng tớinhững năng lực, những yêu cầu mà người kĩ sư cần phải có để đáp ứng yêu cầu củanghề nghiệp, xã hội Tương ứng với chuẩn đầu ra mang tính tích hợp, chương trìnhđào tạo cũng được thiết kế tích hợp, tích hợp giữa chuyên môn và kĩ năng mềm; giữa
Trang 27lý thuyết với thực hành Phương pháp dạy học mang tính tích hợp, chủ động và trảinghiệm như: nghiên cứu tình huống, dạy học theo dự án, phương pháp thảo luận [41].
Vận dụng tích hợp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cũng được nhiều nhànghiên cứu quan tâm Có nhiều bài viết phản ánh về đặc điểm dạy học tích hợp tronglĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như Đỗ Mạnh Cường (2011) [7], Bùi Thế Dũng [9],
Hồ Ngọc Vinh [101] Các giả cũng chỉ ra những lúng túng, bất cập trong cách hiểu vềdạy học tích hợp là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong cùng một không gianthời gian Mà “dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt độngdạy kiến thức, kĩ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung vàhoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lực thực hiện hoạt động nghềnghiệp cho người học” Quan điểm SPTH không những có thể vận dụng đối với cácbài tích hợp trong các mô-đun năng lực mà còn có thể thể hiện trong các bài lý thuyết
và bài thực hành nói riêng
Qua tổng quan những nghiên cứu về SPTH có thể thấy ở Việt Nam đã có nhiềucông trình nghiên cứu về SPTH, chủ yếu là những công trình nghiên cứu về vận dụngSPTH ở các mức độ khác nhau, các lĩnh vực khau nhau, hầu hết những tác giả này sửdụng quan điểm về SPTH của Xavier Roegier làm nền tảng lý luận
1.1.4 Những nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật theo quan điểm sư phạm tích hợp
Nghiên cứu về quá trình đào tạo, bồi dưỡng cho SV SPKT đã được nhiều nhànghiên cứu quan tâm như: Nguyễn Trường Giang [16], Nguyễn Văn Hạnh [23],Nguyễn Ngọc Hùng [33], Vũ Xuân Hùng [35], Đỗ Thế Hưng [41], Đặng Bá Lãm [49],
Vũ Thị Lan [51], Trần Hùng Lượng [54], Võ Thị Xuân [104], Trong đó, nhiều đề tàitập trung vào nghiên cứu theo hướng phát triển kĩ năng dạy học, NLDH cho SV SPKT[35], [16], [23] Trong đó, đề tài “Rèn luyện NLDH cho SV SPKT trong thực tập sưphạm theo tiếp cận năng lực thực hiện” [35] của tác giả Vũ Xuân Hùng có nhiều điểmtương đồng với đề tài luận án như: rèn luyện NLDH cho SV SPKT qua một trong cácgiai đoạn của rèn luyện NVSP Tác giả không chỉ làm rõ khái niệm NLDH, cấu trúcNLDH của giáo viên kĩ thuật mà còn đề xuất những biện pháp để rèn luyện NLDH chogiáo viên kĩ thuật Cụ thể, tác giả đã xây dựng mục tiêu, cấu trúc lại nội dung rèn luyệnNLDH cho SV đại học SPKT trong thực tập sư phạm theo mô-đun năng lực thực hiện;xây dựng phương pháp và tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện NLDH cho SV đại họcSPKT trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện
Trong những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển năng lực qua rènluyện NVSP cho sinh viên SPKT đã đề cập, các tác giả quan tâm nhiều đến bồi dưỡng,rèn luyện, phát triển những kĩ năng, năng lực sư phạm đặc biệt là NLDH ở những góc
Trang 28độ, cách tiếp cận khác nhau Và cho đến thời điểm hiện tại, trong tất cả các nghiên cứutrên, chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về phát triển NLDH cho SV SPKT theoquan điểm SPTH Nếu đề xuất được biện pháp phát triển NLDH cho SV SPKT theoquan điểm SPTH sẽ góp phần làm phong phú thêm vốn kiến thức lý luận và góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên kĩ thuật.
- NLDH đã được nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó các tác giả đã bàn nhiều
về khái niệm, thành tố cấu trúc của NLDH
- Lý luận về SPTH đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Trong đó, các tác giả
đã đề cập đến nhiều khía cạnh của SPTH như: định nghĩa SPTH, cơ sở giáo dục học vàmục tiêu của SPTH, những khái niệm nền tảng của SPTH, các cách thức tích hợp, phươnghướng vận dụng SPTH trong xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đánh giá kết quảhọc tập của người học, việc sử dụng tình huống tích hợp trong dạy học
Các công trình nghiên cứu về SPTH ở Việt Nam tập trung theo hai hướng chính:+ Vận dụng SPTH vào phát triển chương trình giáo dục ở các mức độ khác nhau.+Vận dụng SPTH trong tiến hành tổ chức dạy học thông qua việc xây dựng cácchủ đề học tập
Vận dụng quan điểm SPTH được các tác giả nghiên cứu các bậc học khácnhau: giáo dục phổ thông, GDNN, giáo dục đại học nhưng những nghiên cứu về tíchhợp trong giáo dục phổ thông là nhiều hơn cả
Qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án, có thể khẳngđịnh đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào lấy vận dụng SPTHtrong rèn luyện NVSP cho SV SPKT làm đề tài nghiên cứu
Trang 29Việc nghiên cứu để phát triển năng lực cho người học tiếp tục được đặt ra Vậndụng SPTH để phát triển NLDH cho SV SPKT đặt ra những vấn đề cần được giảiquyết trong luận án:
- Bổ sung lý luận về SPTH: cụ thể hóa định nghĩa về SPTH, làm rõ bản chấtcủa SPTH, phân tích sự vận dụng quan điểm SPTH trong quá trình dạy học, chỉ rõcách thức tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH
- Đề xuất biện pháp phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH
Khái niệm tích hợp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực Trong lĩnh vực giáodục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kỳ khai sáng (thế kỷ XVIII) dùng để chỉ mộtquan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con ngườiphát triển thiếu hài hòa, cân đối Theo Từ điển Giáo dục học của Việt Nam: “Tích hợp
là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnhvực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” [27] Như vậy, đãnói đến tích hợp là nói đến sự liên kết, kết hợp của nhiều thành tố, bộ phận khác nhau
để tạo ra một cấu trúc mới trong một chỉnh thể thống nhất chứ không phải là sự cộnggộp giản đơn các yếu tố đó lại
- Tích hợp có những đặc điểm sau:
+ Tính tất yếu: Theo quan điểm triết học, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tạitrong mối quan hệ với hàng loạt các sự vật hiện tượng khác và là một thành tố trongmột hệ thống Như vậy, khi xem xét một sự vật hiện tượng cần xem xét sự vật hiệntượng ấy trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng khác và trong mối quan hệ giữacái bộ phận và cái tổng thể Để nhận biết và giải quyết các sự vật hiện tượng ấy chúng
ta cần huy động tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng thuộc các lĩnh vực khác nhau Nêntích hợp được coi là tính tất yếu của hiện thực khách quan
+ Tính liên kết: Tích hợp không phải là sự đặt cạnh nhau của các thành phần,các bộ phận mà các thành phần ấy phải tương thích với nhau để có thể liên kết vớinhau tạo thành một đối tượng với một cấu trúc mới
Trang 30+ Tính toàn vẹn: Đối tượng mới được tạo ra bằng tích hợp phải là đối tượng cótính toàn vẹn trên cơ sở liên kết các bộ phận, các thành phần tạo thành một thể thốngnhất, hoàn chỉnh.
- Phân loại tích hợp trong dạy học
Trong dạy học, tích hợp có thể chia thành nhiều loại: tích hợp về mục tiêu dạy học, tích hợp về nội dung dạy học, tích hợp về phương pháp dạy học
+ Tích hợp về mục tiêu dạy học: Thể hiện ở mục tiêu hình thành năng lực, pháttriển toàn diện nhân cách cho người học chứ không chỉ dừng lại ở trang bị kiến thức,
kĩ năng, thái độ đơn lẻ; tích hợp giữa phát triển năng lực chuyên môn và phát triển kĩnăng cá nhân, kĩ năng xã hội
+ Tích hợp về mặt nội dung dạy học: Căn cứ vào mức độ tích hợp các môn học,tích hợp được chia thành 4 loại Cụ thể:
1) Tích hợp trong nội bộ môn học (tích hợp nội môn), trong đó ưu tiên các nội dung của môn học
2) Tích hợp đa môn, trong đó đề xuất những tình huống, những "đề tài" có thểđược nghiên cứu theo các quan điểm khác nhau (của những môn học khác nhau) Theoquan điểm này, các môn học vẫn tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểmtrong quá trình nghiên cứu các đề tài (không thực sự tích hợp)
3) Tích hợp liên môn, trong đó đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếpcận một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học Ở đây có sự liên kết các mônhọc để giải quyết một tình huống cho trước
4) Tích hợp xuyên môn, chủ yếu quan tâm phát triển những kỹ năng mà ngườihọc có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống Những kỹnăng đó gọi là kỹ năng "xuyên môn" Có thể lĩnh hội những kỹ năng này trong từngmôn học hoặc trong những tình huống có những hoạt động chung cho nhiều môn học
Hoặc, cách phân loại khác chia tích hợp thành: tích hợp ngang, tích hợp dọc [27].Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu Việt Nam chia tích hợp thành 2 loại: tích hợp tạo thànhcác môn học mới và tích hợp không tạo thành các môn học mới [10], [76], [77], [78]
+ Tích hợp về phương pháp dạy học
Tích hợp về mặt phương pháp dạy học thể hiện qua việc sử dụng những phươngpháp dạy học phức hợp, những phương pháp dạy học theo hướng tăng cường trải nghiệmsáng tạo cho người học Những phương pháp dạy học thể hiện được tư tưởng tích hợpnhư: dạy học dựa vào dự án, phương pháp nghiên cứu trường hợp, dạy học dựa vào vấn
đề, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp vi mô… Khi học tập theo
Trang 31những phương pháp dạy học này, người học được lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩnăng, phát triển những kĩ năng xã hội qua đó phát triển năng lực cho người học.
1.2.1.2 Sư phạm tích hợp
Quan điểm SPTH là “một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể cácquá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tínhtrước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tậptương lai, hoặc hòa nhập vào cuộc sống lao động” [103]
Định nghĩa trên về SPTH đã nhấn mạnh đến mục đích, ý nghĩa của quan điểmSPTH ở chỗ “hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước”, tức lànhững năng lực cần thiết cho quá trình học tập tiếp theo, cho cuộc sống của các em.Tuy nhiên, định nghĩa trên chưa chỉ rõ cách thức đạt được mục đích ấy
Năng lực của người học biểu hiện ở sự vận dụng kiến thức, kĩ năng và vốn kinhnghiệm vào việc giải quyết một nhiệm vụ, tình huống cụ thể, mang tính thực tiễn Đểgiải quyết tình huống ấy, người học không thể dùng những kiến thức, kĩ năng rời rạc,đơn lẻ mà cần phối hợp nhiều kiến thức, kĩ năng khác nhau Và để người học có thểvận dụng những kiến thức kĩ năng khác nhau, không chỉ cần cung cấp cho họ nhữngkiến thức, kĩ năng cần thiết mà phải tổ chức hoạt động dạy học thế nào để họ được vậndụng, phối hợp những kiến thức, kĩ năng đó trong giải quyết nhiệm vụ cụ thể Tức làhình thành năng lực cho người học, không chỉ cần quan tâm tới tích hợp nội dung màcòn phải chú ý tới yếu tố hoạt động, phương pháp và cả những điều kiện khác đảm bảohọc sinh có thể vận dụng những điều đã học vào giải quyết hiệu quả những vấn đềmang tính thực tiễn Việc xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạyhọc chịu sự chi phối từ mục tiêu dạy học Và khi tổ chức dạy học để hình thành nănglực ở người học thì đòi hỏi khâu kiểm tra đánh giá cũng cần hướng vào đánh giá nănglực đạt được ở họ Như vậy, để hình thành và phát triển năng lực ở người học, cầntích hợp không chỉ về mặt nội dung chương trình mà còn cần quan tâm tới tất cả cácyếu tố khác của quá trình dạy học như: xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn và sửdụng phương pháp, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Do đó theo tác giả luận án, SPTH là một quan điểm dạy học hướng tới hình thành
và phát triển ở người học những năng lực cần thiết cho nghề nghiệp, cuộc sống của các
em bằng cách thực hiện sự tích hợp nhất quán trong toàn bộ quá trình dạy học từ mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập.
Đặc điểm của SPTH:
+ Tích hợp không chỉ hiểu theo một khía cạnh là tích hợp nội dung, mà còn làtích hợp các yêu tố khác như: các phẩm chất, kinh nghiệm cá nhân, tích hợp trong sử
Trang 32dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, các điều kiện học tập trong những tìnhhuống dạy học nhất định Tuy nhiên, để tạo ra những tình huống tích hợp như vậy,trước hết phải thiết kế các nội dung tích hợp.
+ Nội dung tích hợp là sự tích hợp giữa lý thuyết với thực hành; giữa kiến thứccác môn học, các lĩnh vực khác nhau dưới dạng các chủ đề, dự án học tập, các tìnhhuống tích hợp
+ Mục tiêu dạy học mang tính tích hợp thể hiện ở quá trình dạy học hướng đếnhình thành và phát triển năng lực cho người học chứ không chỉ là những mục tiêu kiếnthức, kĩ năng, thái độ riêng lẻ, rời rạc Và mục tiêu dạy học không chỉ hướng tới pháttriển các năng lực chuyên môn theo môn học mà còn phát triển cả các kĩ năng xã hội,
kĩ năng mềm cho người học
+ Sử dụng phương pháp dạy học theo quan điểm SPTH là lựa chọn, phối hợpcác phương pháp sao cho người học có cơ hội được thực hiện những nhiệm vụ phứchợp trong đó họ được lĩnh hội những kiến thức cần thiết, phát triển những kĩ năng, huyđộng kinh nghiệm sống và vận dụng chúng vào giải quyết các tính huống mang tínhthực tiễn trong bối cảnh cụ thể Và để thực hiện được điều này, người học cần đượccung cấp những phương tiện, điều kiện tương ứng
+ Để đánh giá mức độ năng lực đạt được của người học cần phải có công cụ,phương pháp đánh giá tương ứng để đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức, kĩnăng của người học vào giải quyết các nhiệm vụ gắn với các tình huống cụ thể
Trong quá trình dạy học theo quan điểm SPTH, phát triển năng lực là mục tiêu
và kết quả của quá trình dạy học, tích hợp nội dung và sử dụng phương pháp dạy học,phương tiện và điều kiện dạy học phù hợp được coi là phương tiện, cách thức để đạtmục tiêu đó Đánh giá kết quả học tập hướng vào đánh giá năng lực vận dụng kiếnthức, kĩ năng của người học trong tình huống cụ thể
1.2.2 Bản chất của sư phạm tích hợp
SPTH hướng đến hình thành cho người học những năng lực mong đợi Do vậy,việc vận dụng quan điểm SPTH bắt đầu bằng việc thiết kế những năng lực mà ngườihọc cần đạt được sau quá trình giáo dục, đào tạo – chính là chuẩn đầu ra (chuẩn đầu racủa chương trình giáo dục, của môn học) và trên cơ sở đó tổ chức quá trình dạy học đểđạt được chuẩn đầu ra đã đề ra
Năng lực của người học biểu hiện ở việc vận dụng những kiến thức, kĩ năngkhác nhau vào giải quyết nhiệm vụ trong một tình huống cụ thể Do đó, để phát triểnnăng lực của người học cần thiết phải thiết kế những nhiệm vụ học tập gần gũi vớinghề nghiệp, cuộc sống, tình huống đó đòi hỏi sự vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng
Trang 33khác nhau của người học để giải quyết Nhiệm vụ như vậy được gọi là tình huống tíchhợp - tình huống trong đó người học được yêu cầu giải quyết trên cơ sở phối hợpnhiều kiến thức, kĩ năng đã có trong vốn kinh nghiệm của người học Để giải quyếttình huống này người học cần được trang bị nhiều kiến thức, kĩ năng cần thiết Nhữngkiến thức, kĩ năng này có thể là những kiến thức, kĩ năng mà trước đó người học đãđược lĩnh hội một cách rời rạc hoặc những kiến thức, kĩ năng này được sắp xếp, tổchức thành một chủ đề học tập Để việc phát triển năng lực cho người học một cáchhiệu quả cần sử dụng phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, điều kiện dạy họcphù hợp Phương pháp dạy học phù hợp sẽ là những phương pháp dạy học phức hợp,mang tính trải nghiệm giúp người học lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, giảiquyết những vấn đề thực tế, tận dụng kinh nghiệm của họ và phát triển kĩ năng cánhân, kĩ năng xã hội Kết quả của những điều này là người học có khả năng vận dụngkiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm khác nhau để giải quyết nhiệm vụ trong tình huống cụthể giống với thực tế nghề nghiệp, cuộc sống Trong quá trình thực hiện này, việc xâydựng tình huống tích hợp gần gũi với nghề nghiệp, cuộc sống để người học vận dụngkiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và tương tác để giải quyết đóng vai trò quan trọng.
Do vậy, để phát triển năng lực cho người học, giáo viên cần chú trọng tới việcthiết kế và tổ chức giải quyết hệ thống các tình huống tích hợp gần gũi với cuộc sống/nghề nghiệp, trong đó người học được tìm hiểu và giải quyết vấn đề bằng cách phốihợp nhiều kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và đồng thời tương tác với người khác, vớimôi trường qua đó phát triển năng lực
Do đó, theo tác giả luận án, SPTH là quan điểm dạy học hướng đến phát triểnnăng lực học người học bằng cách tích hợp nhất quán tất cả các yếu tố của quá trìnhdạy học, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là thiết kế các hệ tình huống tích hợp tương ứngvới những năng lực cần hình thành ở người học và tổ chức cho người học giải quyếthiệu quả những tình huống đó qua đó phát triển năng lực
1.2.3 Vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong quá trình dạy học
Sự vận dụng quan điểm SPTH trong quá trình dạy học được thể hiện ở cácthành tố cơ bản của quá trình dạy học như: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học
Cụ thể, sự vận dụng này thể hiện ở: xác định mục tiêu dạy học theo quan điểm SPTH;xây dựng nội dung chương trình dạy học theo quan điểm SPTH; lựa chọn phươngpháp dạy học theo quan điểm SPTH; đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH
a) Xác định mục tiêu dạy học theo quan điểm SPTH
Theo quan điểm SPTH, “mọi quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinhnhững năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằmphục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập vào cuộc sống lao động”.Mục tiêu dạy học theo quan điểm SPTH là hình thành năng lực cho người học, những
Trang 34năng lực đó phải là những năng lực rõ ràng, cần thiết cho học tập, nghề nghiệp, cuộcsống của họ Do vậy, quá trình dạy học có được vận dụng theo quan điểm SPTH haykhông, trước tiên căn cứ vào mục tiêu dạy học có được xác định dưới dạng các nănglực rõ ràng, hữu ích cho người học trong học tập, nghề nghiệp, cuộc sống không.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, để thích ứng với sự thay đổi của xã hội, của thịtrường lao động, người học cần có một hệ thống những năng lực nghề nghiệp phù hợpvới từng ngành nghề cụ thể để họ có thể đối phó với những đòi hỏi, thay đổi của ngànhnghề đó Bên cạnh đó, họ còn cần có những kĩ năng xã hội (kĩ năng mềm) để hòa nhậpvới môi trường xã hội, có ý thức trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển củacộng đồng
Trong quá trình dạy học, việc xác định mục tiêu dạy học cần thiết phải căn cứvào đích cuối cùng của khóa học, năm học đó Đối với giáo dục đại học, thì là căn cứvào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo sẽđược cụ thể hóa trong mục tiêu của từng học phần, đồ án Mục tiêu của từng bài họcphải là sự cụ thể hóa của mục tiêu của từng học phần, đồ án đó Tức là mục tiêu củatừng bài học phải hướng đến thực hiện mục tiêu của cả chương trình đào tạo – hướngđến hình thành hệ thống năng lực cần thiết cho người học, đảm bảo cho họ thực hiệnđược công việc được giao theo ngành nghề đào tạo
b) Xây dựng nội dung chương trình dạy học theo quan điểm SPTH
Theo quan điểm SPTH, chương trình giáo dục theo quan điểm SPTH là mộtchương trình đầy đủ Tức là một chương trình giáo dục có đủ thành phần cơ bản: 1)chuẩn đầu ra của chương trình (đích cuối cùng), những mục tiêu và năng lực cần hìnhthành ở người học; 2) những nội dung dạy học; 3) những phương pháp sư phạm;4) các cách thức đánh giá Một chương trình đầy đủ được hiểu là “một kế hoạchhành động sư phạm hơn là một chương trình dạy học”, nó bao gồm không chỉ chươngtrình các môn học mà còn “định ra các mục tiêu cuối cùng” - thể hiện qua chuẩn đầu
ra, “nêu đặc điểm các hoạt động dạy và hoạt động học” mà nội dung chương trình đòihỏi, “chỉ dẫn cách thức đánh giá việc dạy và việc học” [103]
Nội dung dạy học bên trong một chương trình theo hướng tích hợp được tổ chức,sắp xếp để vừa đảm bảo logic nội dung vừa phù hợp, thuận lợi cho việc hình thành cácnăng lực Nội dung sẽ được chọn lọc để đảm bảo những điều người học được học sẽ cóích cho việc hình thành những năng lực Đó có thể là những nội dung liên quan trực tiếpđến hình thành năng lực, hoặc những nội dung không trực tiếp liên quan đến hình thànhnăng lực theo chuẩn đầu ra nhưng lại có ích cho các quá trình học tập khác, quá trình họctập tiếp theo Ở phổ thông, nội dung có thể tổ chức dưới dạng các chủ đề học tập ở cácmôn học [13] “Chủ đề học tập là một hình thức thể hiện khác của nội dung môn học,trong đó có sự chọn lọc và liên kết các khối kiến thức, kĩ năng thành một cấu trúc tươngđối hoàn chỉnh mang tính khoa học và thực tiễn, thuận lợi cho việc giảng dạy – học tập vàđánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực người học.”
Trang 35Ở giáo dục đại học, nội dung có thể tổ chức dưới dạng các chủ đề học tập, các
dự án học tập, các mô-đun mà lõi của những chủ đề, dự án, mô-đun là những năng lựcnghề nghiệp cần hình thành cho SV
Trong trường hợp vận dụng quan điểm SPTH vào một chương trình hiện hànhchưa được xây dựng theo hướng tích hợp thì sự vận dụng này được thể hiện trongnhững tình huống tích hợp - những nhiệm vụ phức gắn với một bối cảnh cụ thể đòi hỏingười học vận dụng, phối hợp những kiến thức, kĩ năng đơn lẻ đã học ở những quátrình dạy học trước đó để giải quyết
c) Lựa chọn phương pháp dạy học theo quan điểm SPTH
- Tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học theo quan điểm SPTH
“Phương pháp là cách thức, con đường để đạt mục tiêu” Do vậy, để đạt mụctiêu là hình thành cho người học những năng lực mong đợi, cần thiết thì phương phápdạy học phải được lựa chọn tương ứng với mục tiêu trên Theo SPTH, ngoài “quátrình học tập đơn lẻ cần thiết cho các năng lực đó” còn có “những hoạt động tích hợptrong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng vànhững động tác đã lĩnh hội một cách rời rạc” Do đó, phương pháp dạy học theo quanđiểm SPTH không những tạo điều kiện cho người học đạt được những kiến thức, kĩnăng đơn lẻ cần thiết cho phát triển năng lực cụ thể “mà còn cho phép học sinh tíchhợp các kiến thức đã lĩnh hội được của mình” Để tích hợp các kiến thức đã lĩnh hội,cần phải nêu ra cho học sinh “những tình huống phức tạp trong đó các em được dẫndắt tới việc tích hợp các kiến thức đã lĩnh hội.”
Tuy nhiên, không chỉ cần các tình huống tích hợp mà còn cần có những phươngpháp dạy học phù hợp để hiện thực hóa mục tiêu phát triển năng lực ở người học.Phương pháp dạy học phù hợp theo quan điểm SPTH là những phương pháp dạy họctạo điều kiện cho người học được trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp, thực tiễn cuộcsống bằng cách vận dụng những điều được học vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thểcủa nghề nghiệp và cuộc sống qua đó người học được học cách phối hợp, vận dụngkiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm trong hoàn cảnh cụ thể
Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học theo quan điểm SPTH cần đảmbảo những nguyên tắc sau: 1) Phù hợp với cơ chế nhận thức của người học; 2) Người họcđược làm việc độc lập (ngay cả khi làm việc theo nhóm); 3) Người học cần trình bày lậpluận của bản thân (để tạo ra siêu nhận thức); 4) Tạo điều kiện tích hợp dần dần, theohướng tăng dần tính phức hợp; 5) Thừa nhận quyền có sai lầm và tránh áp đặt một cáchlàm duy nhất, SPTH quan niệm “đòi hỏi về sản phẩm, nhưng cho tự do về quá trình”;năng lực cần hình thành là sợi dây dẫn đường trong quá trình học tập của người học; 6)Đồng thời, khi lựa chọn phương pháp sư phạm cần tính đến “biểu tượng
Trang 36và tính đa dạng trong phương pháp tư duy của học sinh” hay chính là kinh nghiệm củahọc sinh [103].
- Những phương pháp dạy học phù hợp để phát triển năng lực theo quan điểmSPTH Với tiêu chí đã phân tích trên, theo quan điểm SPTH những phương pháp dạyhọc được khuyến khích sử dụng là những phương pháp sau:
Dạy học dựa vào dự án là phương pháp dạy học, trong đó dưới sự chỉ đạo,hướng dẫn của người dạy, người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp(có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, kết hợp giữa kiến thức kĩ năng và kinhnghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau) mang tính thực tiễn để tạo ra sản phẩm có thểcông bố được, trình bày được
Phương pháp nghiên cứu trường hợp là phương pháp dạy học trong đó ngườidạy thiết kế các trường hợp cụ thể tương ứng với nội dung dạy học, và tổ chức quátrình học tập của người học như là quá trình nghiên cứu khoa học (nghiên cứu tìnhhuống đó) còn giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn khoa học qua đó thực hiện mụctiêu dạy học
Dạy học dựa vào vấn đề là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên “tiến hànhdạy người học cách học tập thông qua quá trình giải quyết vấn đề” [37] Cụ thể, giáoviên tạo ra các tình huống dạy học và tổ chức, hướng dẫn người học giải quyết cácvấn đề học tập dựa vào các tình huống dạy học đó
Dạy học vi mô là hình thức dạy học được sử dụng trong hoạt động đào tạo giáoviên, trong đó mỗi SV sẽ tập trung vận dụng một hoặc một vài kỹ năng dạy học đểthực hiện một bài học vi mô (một phần của bài học theo chương trình) trong khoảngthời gian ngắn cho một nhóm nhỏ SV [105]
Phương pháp làm việc theo nhóm là phương pháp dạy học trong đó học sinhđược chia thành các nhóm để thực hiện những nhiệm vụ học tập trên cơ sở trao đổi,hợp tác, tương trợ lẫn nhau
d) Đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH
- Khái niệm đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH
Theo De Ketele: “Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ thíchhợp và có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa các tập hợp thôngtin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điềuchỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm ra một quyết định” [dẫn theo 103]
Kiểm tra, đánh kết quả học tập của người học theo quan điểm SPTH có nhữngđặc điểm sau:
Trang 37Hướng vào đánh giá những năng lực đạt được của người học Tức là đánh giákhả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào một tình huống, một bối cảnh cụ thể Đó cóthể là một bối cảnh mô tả, hay một bối cảnh thực.
Đánh giá năng lực sẽ khách quan, chính xác nhất khi dựa vào một hệ thống tiêuchí đánh giá Tùy từng nội dung đánh giá khác nhau - năng lực khác nhau mà hệ thốngtiêu chí đánh giá đưa ra khác nhau
Đánh giá sử dụng công cụ là những tình huống tích hợp Dù đánh giá quá trìnhhay đánh giá kết thúc thì yêu cầu, nhiệm vụ đưa ra nên xây dựng dưới dạng một tìnhhuống tích hợp - một nhiệm vụ mà ở đó người học cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩnăng, kinh nghiệm khác nhau để giải quyết Và nhiệm vụ đó nên tương đương với mộtnhiệm vụ của họ trong hoạt động nghề nghiệp, cuộc sống sau này Tùy theo hình thức,thời điểm đánh giá mà độ rộng, phức tạp hay mức độ tích hợp của kiến thức, kĩ năng làrộng, hẹp khác nhau Những tình huống tích hợp trong đánh giá kết thúc thường phứctạp hơn, đòi hỏi vận dụng phối hợp nhiều kiến thức, kĩ năng khác nhau nhằm giảiquyết một nhiệm vụ tương đối trọn vẹn
- Các loại hình kiểm tra đánh giá
Dựa vào chức năng, đánh giá được chia thành 3 loại sau: đánh giá định hướng,đánh giá uốn nắn (đánh giá quá trình) và đánh giá xác nhận (đánh giá kết thúc) Trong
3 loại đánh giá trên, mỗi loại đánh giá có đặc điểm, cách thức tiến hành khác nhau Trong đó, đánh giá xác nhận và đánh giá uốn nắn được sử dụng nhiều hơn
Kiểm tra đánh giá xác nhận (kiểm tra đánh giá kết thúc)
Đánh giá xác nhận có chức năng xác nhận kết quả học tập của học sinh sau mộtquá trình học tập để đưa ra quyết định đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu
Trong đánh giá xác nhận, phương tiện được sử dụng là những tình huống tíchhợp - những nhiệm vụ, bài tập mà trong đó yêu cầu người học phải vận dụng nhiềukiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm khác nhau để giải quyết
Trong đào tạo đại học, những tình huống tích hợp sử dụng trong đánh giá xác nhận
là những tình huống, những nhiệm vụ mang tính chất nghề nghiệp Qua việc giải quyếtnhững nhiệm vụ trong tình huống đó người học bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức, kĩnăng, kinh nghiệm bản thân để thực hiện nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể, tức là bộc lộnăng lực của họ Tùy theo tính chất môn học mà tình huống đó có thể là tình huống giảđịnh hay tình huống thực Nhưng dù là tình huống mô tả, tình huống dàn dựng, tìnhhuống thực thì phải đảm bảo yêu cầu: tính “phức” - phối hợp nhiều kiến thức,
Trang 38kĩ năng khác nhau để giải quyết, tính “thực” - lấy chất liệu từ cuộc sống, là dạng tìnhhuống mà người học có thể đối mặt trong cuộc sống thực của họ.
Kiểm tra đánh giá uốn nắn (kiểm tra đánh giá quá trình)
Khác với đánh giá xác nhận, vấn đề cho điểm, xác nhận không đặt ra trong đánhgiá uốn nắn mà chỉ tập trung chẩn đoán những điểm mạnh, điểm yếu của người học,mức độ lĩnh hội của người họ Đồng thời, đánh giá uốn nắn cần quan tâm nhiều tớibiện pháp khắc phục khó khăn cho người học
Trong đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH, có sự kết hợp của cả 2 loạitrên, mỗi loại sẽ có chức năng, cách thực hiện khác nhau nhưng đều hướng đến việckhuyến khích người học cố gắng vươn lên làm chủ các năng lực ở mức cao hơn Dù đánhgiá uốn nắn được thực hiện trong quá trình dạy học, đánh giá cả kiến thức, kĩ năng bêncạnh đánh giá năng lực thì cần xác định rõ đó phải là những kiến thức, kĩ năng quan trọng,
là thành phần của một năng lực mong đợi nào đó cần hình thành qua môn học
Như vậy, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quan điểm SPTH là đánhgiá dựa vào tiêu chí, kết hợp giữa đánh giá xác nhận và đánh giá uốn nắn, kết hợp đánhgiá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh
- Công cụ đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH
Đánh giá năng lực người học, đánh giá việc giải quyết các tình huống tích hợp,người dạy cần sử dụng một hệ thống các tiêu chí đánh giá Có thể chia thành nhiềuloại tiêu chí sau: tiêu chí tối thiểu, tiêu chí tuyệt đối, tiêu chí đề cao Tiêu chí tối thiểu
là tập hợp những tiêu chí dựa trên đó chúng ta xác nhận đạt yêu cầu hay không đạt yêucầu khi đánh giá Tiêu chí tuyệt đối là những tiêu chí nằm trong tiêu chí tối thiểu, đó lànhững tiêu chí bắt buộc phải đạt được Tiêu chí đề cao là những tiêu chí có chức năngchính là dùng để phân loại năng lực người học Để đạt yêu cầu trong đánh giá xácnhận học sinh cần đạt được đầy đủ tiêu chí tuyệt đối và tiêu chí tối thiểu Sau đó dựavào tiêu chí tối đa để phân hạng những học sinh đã đạt yêu cầu với nhau
Cách lựa chọn các tiêu chí: Để có thể đánh giá năng lực của người học mộtcách chính xác, cần quan tâm tới lựa chọn các tiêu chí phù hợp Để lựa chọn nhữngtiêu chí phục vụ cho việc đánh giá cần dựa vào những nguyên tắc: sử dụng tiêu chí cógiá trị và tiêu chí độc lập Tỉ lệ giữa các loại tiêu chí nên là khoảng ¾ tiêu chí tối thiểu,
¼ tiêu chí tối đa Trong đó, tiêu chí tối thiểu là những tiêu chí dựa trên đó để “xácnhận người học đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu” Tiêu chí đề cao là “những tiêuchí không dùng để tuyên bố đạt yêu cầu mà dùng để phân loại người học” [103]
Trang 39Trong đánh giá xác nhận, công cụ được sử dụng là các tình huống tích hợp và
hệ thống các tiêu chí đánh giá tương ứng Trong đánh giá uốn nắn, công cụ đánh giáphong phú hơn, không chỉ có các tình huống đòi hỏi SV phối hợp vận dụng kiến thức,
kĩ năng để giải quyết mà còn có những bài tập, câu hỏi để kiểm tra mức lĩnh hội kiếnthức, kĩ năng của SV trong quá trình học tập Tức là đánh giá uốn nắn không chỉhướng vào đánh giá năng lực đạt được của người học mà còn đánh giá cả nhữngthành phần cấu trúc của năng lực ấy Biết được điểm mạnh, điểm yếu của người học,
sẽ có biện pháp kích thích hứng thú, tính tích cực của SV đồng thời khắc phụ nhữngkhó khăn, hạn chế mà các em gặp phải
1.3 Năng lực dạy học cần phát triển ở sinh viên sư phạm kĩ thuật
1.3.1 Khái niệm và cấu trúc của năng lực dạy học
Những tác giả khác nhau khi nghiên cứu về năng lực lại đưa ra những cáchđịnh nghĩa khác nhau Chẳng hạn:
Năng lực là “tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp vớinhững yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành
có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [81]
“Năng lực của học sinh là sự kết hợp hợp lý kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàngtham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tớigiải pháp cho các vấn đề” [dẫn theo 65]
Năng lực (competency) là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tươngứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lí vàgiá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế củahoạt động Năng lực có cấu trúc phức tạp, song những thành tố cơ bản tạo nên cơ sở cấu
Trang 40trúc của nó gồm tri thức, kĩ năng và hành vi biểu cảm (thái độ) Đương nhiên trong mỗithành tố này đã tích hợp nhiều yếu tố sinh học, tâm lí và văn hóa cá nhân ” [38], [39].
Năng lực là “khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộctính tâm lý cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện thành công mộtloại công việc trong một bối cảnh nhất định” [80], [82]
Theo quan điểm SPTH, năng lực là “sự tích hợp các kỹ năng tác động một cách
tự nhiên lên các nội dung trong một loạt tình huống cho trước để giải quyết những vấn
đề do tình huống này đặt ra” [103] SPTH nhấn mạnh mục tiêu tích hợp và tính tựnhiên của việc thực hiện những kĩ năng Tích hợp các kĩ năng liên quan đến đáp ứngtình huống Và sự đáp ứng ấy diễn ra một cách tự nhiên trong những tình huống gầnvới thực tế cuộc sống, nghề nghiệp
Theo chúng tôi: Năng lực là sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và một số
yếu tố tâm lý khác như ý chí, động cơ, giá trị, trách nhiệm xã hội được huy động để giải quyết có hiệu quả những tình huống cụ thể trong học tập, nghề nghiệp, cuộc sống.
+ Năng lực có những đặc điểm cơ bản sau:
Năng lực là thuộc tính tâm lý của cá nhân, tức là để hình thành năng lực cần cómột thời gian dài học tập, rèn luyện, trải nghiệm Tuy bền vững nhưng năng lực khôngbất biến Một năng lực nào đó được cải thiện với sự rèn luyện, trải nghiệm của bảnthân, đồng thời năng lực đó có thể bị yếu hoặc mất đi nếu như chúng không được sửdụng thường xuyên
Tính tích hợp của năng lực: năng lực bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ vàmột số yếu tố tâm lý khác như: động cơ, giá trị, niềm tin được liên kết, phối hợp vớinhau trong quá trình hoạt động của chủ thể
Năng lực tồn tại ở 2 trạng thái: trạng thái tiềm tàng và trạng thái bộc lộ Ở trạngthái tiềm tàng, năng lực được hiểu là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân.Còn trạng thái bộc lộ khi cá nhân giải quyết một công việc thực sự, năng lực đảm bảocho hoạt động đó đạt hiệu quả
Năng lực chỉ có thể quan sát, đo lường được khi ở hình thái bộc lộ Tức là căn
cứ vào phương thức, kết quả của hoạt động để đánh giá năng lực Ngoài ra, năng lựccòn phụ thuộc vào bối cảnh thực hiện hoạt động đó
Năng lực có các mức độ khác nhau, từ năng lực sơ đẳng tới năng lực bậc cao
Ở mức độ bậc cao, chủ thể của năng lực đó có khả năng tự chủ trong mọi hoạt động