Nếu vận dụng quan điểm SPTH trong rèn luyện NVSP bằng cách thực hiện nhất quán sự tích hợp trong mục đích, nội dung, phương pháp dạy học và trong đánh giá kết quả học tập hướng vào những
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
******************
NGUYỄN THỊ LIỄU
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN
SƢ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TÍCH HỢP
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục
Mã số: 9140102
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2020
Trang 2Công trình được hoàn thành tại : Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Trọng Rỹ
PGS.TS Nguyễn Tuyết Nga
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiều luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
1 Nguyễn Thị Liễu (2017), “Vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong dạy
học nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm kĩ thuật”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 142, tháng 7/ 2017, tr49-52
2 Nguyễn Thị Liễu (2018), “Một số vấn đề lý luận về dạy học tích hợp ở Việt
Nam”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 174, kỳ 1 – 8/2018, tr1-3
3 Nguyễn Thị Liễu (2018), “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo quan điểm
sư phạm tích hợp trong đào tạo nghiệp vụ sư phạm”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số
05, tr45-50
4 Nguyễn Thị Liễu (2019), “Thiết kế và sử dụng tình huống tích hợp trong dạy
học nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm kĩ thuật”, Tạp chí Khoa học giáo dục,
số 20 , tháng 8/2019, tr.31-35
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phát triển đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là “nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”, “chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo” là yêu cầu đặt ra đối với giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay
Chất lượng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chưa đồng đều, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của GDNN trong bối cảnh mới Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học SPKT là một giải pháp phát triển năng lực, chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN
Năng lực dạy học (NLDH) là năng lực cơ bản nhất trong các năng lực nghề nghiệp của nhà giáo Phát triển NLDH cho sinh viên (SV) sư phạm kĩ thuật (SPKT) ở các trường SPKT được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) là con đường thuận lợi và hiệu quả nhất Tuy nhiên, đào tạo NVSP hiện nay nhìn chung vẫn còn những hạn chế
Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay với quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến những thay đổi về yêu cầu đối với nguồn nhân lực, trong đó có cả các nhà giáo GDNN và sản phẩm đào tạo của họ
Vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp (SPTH) – một quan điểm sư phạm hướng tới
sự phát triển năng lực của người học trong đào tạo SV SPKT ở các trường đại học SPKT là một phương thức phù hợp để phát triển năng lực nghề nghiệp Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có nhiều công trình nghiên cứu về vận dụng SPTH trong dạy học nói chung và rèn luyện NVSP nói riêng, lý luận về SPTH còn chung chung Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu để bổ sung lý luận về SPTH, để xác định con đường, cách thức phát triển năng lực cho người học qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH
Do đó, tác giả đã lựa chọn “Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật
qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp” làm đề tài luận án tiến sĩ
2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP, trên cơ sở đó đề xuất được biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo SV SPKT ở các trường đại học SPKT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình rèn luyện NVSP cho SV SPKT ở các trường đại học SPKT
4 Giả thuyết khoa học
Vận dụng quan điểm SPTH vào rèn luyện NVSP là phù hợp để phát triển NLDH cho
SV SPKT Nếu vận dụng quan điểm SPTH trong rèn luyện NVSP bằng cách thực hiện nhất quán sự tích hợp trong mục đích, nội dung, phương pháp dạy học và trong đánh giá kết quả học tập hướng vào những NLDH cần có ở sinh viên SPKT thì sẽ nâng cao hiệu quả sự phát triển NLDH ở các em
Trang 55 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH
- Khảo sát thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP
- Đề xuất biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT
- Thực nghiệm biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT đã đề xuất
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu việc dạy học các học phần NVSP
và tổ chức thực tập sư phạm theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV đại học SPKT
- Giới hạn về đối tượng khảo sát: khảo sát giảng viên (GV) và SV SPKT ở Đại học SPKT Hưng Yên, Đại học SPKT Nam Định, Đại học SPKT thành phố Hồ Chí Minh
- Minh họa biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP cho SV SPKT theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH và thực nghiệm những biện pháp này trong tổ chức rèn luyện NVSP cho SV SPKT ở trường Đại học SPKT Hưng Yên
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Luận án được thực hiện với sự soi sáng của những tiếp cận sau: tiếp cận tích hợp, tiếp cận hệ thống – cấu trúc, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận phát triển năng lực
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, mô hình hóa
7.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển NLDH thông qua rèn luyện NVSP ở các trường đại học SPKT
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: nghiên cứu hồ sơ giảng dạy của GV và SV SPKT, phương tiện dạy học mà GV và SV SPKT ở trường đại học SPKT sử dụng
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cán bộ quản lý của các khoa/viện sư phạm ở các trường đại học SPKT để tìm hiểu thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP
- Phương pháp thực nghiệm: nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của những những biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT
Ngoài ra, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia cũng được sử dụng
8 Các luận điểm bảo vệ
- Phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP là con đường có ưu thế và hiệu quả nhất Thông qua rèn luyện NVSP, SV SPKT được lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng dạy
Trang 6học, phát triển những NLDH cần có để thực hiện hoạt động dạy học kĩ thuật của nhà giáo GDNN
- Vận dụng quan điểm SPTH trong rèn luyện NVSP là chiến lược hiệu quả nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT bởi quan điểm SPTH hướng đến phát triển ở người học những năng lực cần thiết bằng cách tạo điều kiện cho họ vận dụng phối hợp nhiều kiến thức, kĩ năng
khác nhau trong giải quyết những tình huống cụ thể gắn với thực tiễn nghề dạy học
- Để phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH cần
đề xuất những biện pháp tổ chức dạy học các học phần NVSP theo quan điểm SPTH và tổ chức thực tập sư phạm theo quan điểm SPTH
- Thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT ở các trường ĐHSPKT còn tồn tại
những hạn chế nhất định Đề xuất biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP cho SV SPKT theo quan điểm SPTH phải hướng tới phát triển những NLDH cho SV SPKT và khắc phục những hạn chế đó
9 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã bổ sung, làm rõ hơn về khái niệm và bản chất của SPTH; vận dụng quan điểm SPTH vào quá trình day học; các con đường phát triển NDLH cho SV SPKT; phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP Đồng thời, xác định những NLDH cần có của nhà giáo GDNN và phân tích những NLDH đó
- Luận án đã làm sáng tỏ thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP ở một số trường đại học SPKT như: đặc điểm chương trình NVSP hiện hành; thực trạng rèn luyện NVSP tại các trường đó; thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP và mức NLDH mà SV SPKT đạt được sau khi hoàn thành chương trình NVSP
- Luận án đã đề xuất được những biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT Đó là tổ chức dạy học các học phần NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT; và tổ chức thực tập sư phạm theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TÍCH HỢP 1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Từ việc tổng quan những công trình liên quan đến đề tài luận án, có thể rút ra một số nhận định sau:
- Có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về phát triển năng lực cho người học trong nhà trường
- NLDH học đã được nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó bàn nhiều về khái niệm, thành tố cấu trúc, phân loại của NLDH Phát triển NLDH cho SV sư phạm cũng có nhiều công trình nghiên cứu với cách tiếp cận khác nhau và cùng với đó là những cách thức phát triển NLDH khác nhau trong từng lĩnh vực cụ thể
Trang 7- Khi nghiên cứu về rèn luyện NVSP cho SV sư phạm, các tác giả tập trung nghiên cứu theo hướng làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng rèn luyện NVSP theo các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau
- Lý luận về SPTH đã có nhiều nghiên cứu, trong đó bàn đến những khía cạnh như: định nghĩa SPTH, cơ sở giáo dục học và mục tiêu của SPTH, những khái niệm nền tảng của SPTH, các cách thức tích hợp, phương hướng vận dụng SPTH trong xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đánh giá kết quả học tập của người học, việc sử dụng tình huống tích hợp trong dạy học
Vận dụng quan điểm SPTH được các tác giả nghiên cứu các bậc học khác nhau nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào vận dụng SPTH trong đào tạo SV SPKT
Việc nghiên cứu để phát triển năng lực cho người học tiếp tục được đặt ra Vận dụng SPTH để phát triển NLDH cho sinh viên SPKT đặt ra những vấn đề cần được giải quyết trong luận án: Bổ sung lý luận về SPTH và đề xuất biện pháp phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH
1.2 Quan điểm sƣ phạm tích hợp
1.2.1 Khái niệm tích hợp, sư phạm tích hợp
Tích hợp (Intergration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ
SPTH là một quan điểm dạy học hướng tới hình thành và phát triển ở người học những năng lực cần thiết cho nghề nghiệp, cuộc sống của người học bằng cách thực hiện sự tích hợp nhất quán trong toàn bộ quá trình dạy học từ mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập
Về bản chất, SPTH là quan điểm dạy học hướng đến phát triển năng lực học người học bằng cách tích hợp nhất quán tất cả các yếu tố của quá trình dạy học, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là thiết kế các hệ tình huống tích hợp tương ứng với những năng lực cần hình thành ở người học và tổ chức cho người học giải quyết hiệu quả những tình huống đó qua
đó phát triển năng lực
Sự vận dụng quan điểm SPTH trong quá trình dạy học được thể hiện ở các thành tố
cơ bản của quá trình dạy học như: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả Cụ thể, xác định mục tiêu dạy học theo quan điểm SPTH; xây dựng nội dung chương trình dạy học theo quan điểm SPTH; lựa chọn phương pháp dạy học theo quan điểm SPTH; đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH
1.3 Năng lực dạy học cần phát triển ở sinh viên sƣ phạm kĩ thuật
1.3.1 Khái niệm năng lực dạy học
NLDH - một trong những năng lực nghề nghiệp của nhà giáo NLDH là sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ phù hợp và các yếu tố tâm lý khác được nhà giáo vận dụng để giải quyết có hiệu quả những tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học
theo nhiệm vụ được giao
1.3.2 Đặc điểm lao động của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Lao động của nhà giáo (lao động sư phạm) có những đặc thù so với các loại lao động khác, lao động của nhà giáo GDNN lại có những đặc thù so với nhà giáo nói chung Đó là sự tổng hòa của lao động vừa của một nhà giáo vừa của một kĩ sư; vừa dạy học, vừa dạy nghề
Trang 81.3.3 Cấu trúc và biểu hiện năng lực dạy học của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
NLDH của nhà giáo GDNN bao gồm: năng lực chuẩn bị dạy học, năng lực thực hiện dạy học, năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập, năng lực quản lý hồ sơ dạy học
NLDH của nhà giáo GDNN biểu hiện như sau:
Bảng 1 1: Biểu hiện năng lực dạy học của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
- Lập kế hoạch dạy học mô-đun/
môn học
- Lập kế hoạch bài dạy
- Xác định được chuyên ngành, trình độ nhận thức và tay nghề, hứng thú, phong cách học tập, giới tính, lứa tuổi, vùng miền… của người học
- Lập kế hoạch dạy học đun/ môn học trên cơ sở chương trình và kế hoạch thực hiện của nhà trường
mô Xác định được mục tiêu bài học theo hướng hình thành năng lực, biểu đạt đạt dưới góc
độ người học, có thể quan sát,
đo lường được
- Thiết kế được nội dung học tập chính xác, chi thiết, thuận lợi học hoạt động học tập của người học
- Thiết kế được hoạt động học của người học, xác định được chiến lược học tập phù hợp, phát huy được tính tích cực học tập của người học
- Thiết kế hoạt động dạy tương ứng, đảm bảo hoạt động học hiệu quả
- Chuẩn bị phương tiện điều kiện dạy học: học liệu, phương tiện, trang thiết bị dạy học, nguyên vật liệu cần thiết, phù hợp vưới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học
- Thiết kế mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với đặc điểm người học
- Lịch giảng dạy có đầy đủ các thành phần thể thức, phân chia nội dung, thời gian và xác định các công việc cần chuẩn bị cho từng bài học phù hợp
- Mục tiêu bài dạy gồm 3 thành phần: kiến thức, kĩ năng, thái độ; được biểu đạt dưới góc độ người học, phù hợp với nội dung bài học, có thể quan sát, đo lường được
- Nội dung đảm bảo chính xác, hiện đại, chi tiết, logic, vừa sức với người học
- Hoạt động học được mô
tả dưới góc độ các hoạt động nhận thức của người học; phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, hướng vào phát huy tính tích cực của người học
- Hoạt động dạy phù hợp với hoạt động học, đảm bảo cho hoạt động học đạt hiệu quả
- Đầy đủ phương tiện dạy học cần thiết, đảm bảo tính khoa học, sư phạm
Trang 9Năng lực
thực hiện
dạy học
- Sử dụng ngôn ngữ
- Sử dụng phương pháp kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị thực hành
- Giao tiếp và xây dựng môi trường học tập
- Quản lý lớp học
- Trình bày bảng/ Power Point hợp lý, khoa học; lời nói to, rõ ràng, mạch lạc, cuốn hút; ngôn ngữ kĩ thuật sử dụng chính xác
- Các phương pháp kĩ thuật dạy học được sử dụng hợp lý, hiệu quả, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học
- Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học mang lại hiệu quả trong dạy học
- Thể hiện sự thân thiện, tôn trọng, khích lệ ngượi học; không gian học tập an toàn
- Xử lý hợp lý các tình huống
sư phạm nảy sinh
- Thể hiện được vai trò tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trong lớp học theo kế hoạch bài học, bao quát lớp học, bài dạy phù hợp với thời gian dự kiến
- Ngôn ngữ nói và viết sử dụng trong lớp học hợp lý, khoa học, hiệu quả
- Sử dụng, phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học để đạt mục tiêu bài dạy
- Khai thác hiệu quả các phương tiện dạy học trong bài học
- Tạo ra không khí tâm lý, môi trường học tập thân thiện, tích cực, an toàn
- Đảm bảo mục tiêu bài học và tính giáo dục trong
xử lý tính huống
- Tổ chức điều hành, bao quát lớp tốt đảm bảo bài học đạt mục tiêu, kế hoạch đặt ra
- Tiến hành kiểm tra đánh giá
- Xử lý, phân tích và nhận xét
về kết quả kiểm tra đánh giá
- Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá: câu hỏi, bài tập, đề thi, phiếu hướng dấn chấm
- Sử dụng các hình thức, phương pháp đánh giá phù hợp với mục đích đánh giá khác nhau trong đánh giá kết quả học tập của người học
- Khuyến khích người học tự đánh giá kết quả học tập của bản thân
- Xử lý và đưa ra nhận xét, phản hồi về kết quả học tập của người học, điều chỉnh hoạt động giảng dạy của bản thân
- Lựa chọn được công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học/ mô-đun, đặc điểm người học
- Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập đảm bảo tính giáo dục và đúng quy định
- Phát triển năng lực tự đánh giá ở người học
- Xử lý chính xác kết quả học tập và đưa nhận xét có tác dụng tích cực với người học
- Thực hiện đầy đủ các biểu mẫu, lập hồ sơ dạy học
Trang 101.4 Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sƣ phạm kĩ thuật qua rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm theo quan điểm sƣ phạm tích hợp
1.4.1 Phát triển năng lực dạy học
Phát triển NLDH cho SV là quá trình tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục với mục đích giúp SV từ chỗ chưa có NLDH đến có được NLDH, từ chỗ NLDH còn chưa hoàn thiện đến có được NLDH theo chuẩn đầu ra
1.4.2 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Rèn luyện NVSP cho SV SPKT là tổ chức các hoạt động dạy học các học phần NVSP và thực tập sư phạm để SV có được những năng lực sư phạm cần có để thực hiện hiệu quả công việc của một nhà giáo GDNN
Rèn luyện NVSP ở trường đại học có vai trò quan trọng đối với phát triển NLDH cho
SV SPKT Khi dạy học các học phần NVSP, được hướng dẫn bởi đội ngũ các chuyên gia
am hiểu về khoa học giáo dục, dựa trên chương trình đào tạo mang tính hệ thống, khoa học, với cơ sở vật chất phù hợp, SV được lĩnh hội hệ thống kiến thức, kĩ năng bài bản, hệ thống,
là cơ sở quan trọng cho hoạt động nghề nghiệp tương lai Quá trình thực tập sư phạm với ý nghĩa thực hành những kiến thức, kĩ năng lĩnh hội qua các học phần NVSP với sự hướng dẫn của các GV sư phạm và các nhà giáo GDNN có kinh nghiệm giúp cho SV SPKT được phát triển và thể hiện NLDH trong môi trường thực tiễn
Rèn luyện NVSP cho SV SPKT thuật mang những đặc trưng sau:
- Sự thống nhất giữa tính sư phạm và tính kĩ thuật;
- Đối tượng giảng dạy và giáo dục trong thực tập sư phạm của SV SPKT là học sinh,
SV ở các cơ sở GDNN, với nhiều độ tuổi khác nhau trong khoảng từ 15 đến 25 tuổi;
- Sự thống nhất biện chứng giữa 3 thành phần: lý luận, biểu tượng và thực hành (các thành phần của tư duy kĩ thuật) trong NLDH của nhà giáo giảng dạy kĩ thuật;
- Cách thức rèn luyện NVSP cũng có điểm khác biệt khi đa số các trường đại học SPKT đều áp dụng mô hình lắp ghép, nối tiếp trong đào tạo SV SPKT
1.4.3 Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên SPKT qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo
quan điểm sư phạm tích hợp
Rèn luyện NVSP cho SV SPKT theo quan điểm SPTH là tổ chức các hoạt động dạy học các học phần NVSP và thực tập sư phạm theo hướng tập trung tổ chức cho người học giải quyết hiệu quả những tình huống tích hợp tương ứng với những năng lực sư phạm cần phát triển ở SV SPKT qua đó giúp các em có được những năng lực sư phạm của một nhà giáo GDNN Rèn luyện NVSP cho SV SPKT gồm hai giai đoạn: dạy học các học phần NVSP và thực tập sư phạm với tính chất khác nhau, do đó sự vận dụng quan điểm SPTH trong từng giai đoạn cũng có những nét riêng
Phát triển NLDH cho SV SPKT qua dạy học các học phần NVSP theo quan điểm SPTH được thực hiện bằng cách tổ chức quá trình dạy học các học phần NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH Toàn bộ quá trình dạy học các học phần NVSP từ xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện và kiểm tra đánh giá kết quả học tập đều phải thể hiện quan điểm SPTH và hướng tới phát triển NLDH cho SV
Trang 11Phát triển NLDH cho SV SPKT qua thực tập sư phạm theo quan điểm SPTH được thực hiện bằng cách tổ chức cho SV thực hiện nhiệm vụ dạy học của nhà giáo GDNN và đánh giá năng lực của người học trong thực hiện những nhiệm vụ đó
1.5 Các con đường phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật
Có nhiều con đường phát triển NLDH cho SV SPKT trong trường sư phạm như: qua rèn luyện NVSP, qua các cuộc thi NVSP, qua hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên, qua quá trình học tập các học phần chuyên ngành kĩ thuật Trong đó, rèn luyện NVSP là con đường hiệu quả để phát triển NLDH cho SV SPKT
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực dạy học quan rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp
Gồm có: chương trình rèn luyện NVSP, GV giảng dạy NVSP, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, học liệu, cơ sở thực hành thực tập NVSP, khả năng và trình độ của SV
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN
SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SỰ PHẠM
2.1 Khái quát về điều tra, khảo sát thực tế
2.1.1 Mục đích khảo sát
Đánh giá được thực trạng bao gồm: cách thức và kết quả, hạn chế của hoạt động phát triển NLDH cho SV SPKT ở các trường đại học SPKT, nhận thức của GV về quan điểm SPTH, từ đó có cơ sở để đề xuất biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT
2.1.2 Nội dung khảo sát
- Nhận thức của GV về quan điểm SPTH và phát triển NLDH qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH;
- Thực trạng đào tạo NVSP ở các trường đại học SPKT: Chương trình rèn luyện NVSP; thực trạng dạy học các học phần NVSP, thực trạng tổ chức thực tập sư phạm cho SV SPKT
- Thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP;
- Những khó khăn GV gặp phải trong quá trình phát triển NLDH cho SV SPKT;
- Mức độ NLDH của SV sau khi hoàn thành chương trình đào tạo NVSP;
2.1.3 Địa bàn khảo sát
Tiến hành khảo sát ở 03 trường đại học SPKT: Đại học SPKT Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học SPKT Hưng Yên, Đại học SPKT Nam Định
2.1.4 Phương pháp, công cụ và đối tượng khảo sát
Khảo sát bằng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương pháp đàm thoại
2.1.5 Đối tượng khảo sát
- 10 cán bộ quản lý các khoa/ viện sư phạm ở các trường đại học SPKT;
Trang 12- 50 GV đang giảng dạy NVSP thuộc các khoa/ viện SPKT;
- 350 SV SPKT năm thứ 4 ở các trường đại học SPKT
2.2 Kết quả khảo sát
Trên cơ sở kết quả khảo sát, có thể rút ra những nhận định sau:
- Chương trình rèn luyện NVSP hiện nay chưa phải là một chương trình đầy đủ được xây dựng theo hướng tích hợp nhưng đã có những yếu tố của một chương trình đầy đủ theo hướng tích hợp
- Về thực trạng rèn luyện NVSP ở các trường SPKT, hầu hết GV đều thực hiện tốt việc xác định đúng, đủ 3 loại mục tiêu bài học trong giáo án, tuy nhiên việc xác định mục tiêu này chủ yếu căn cứ vào nội dung bài học Phương pháp dạy học được vận dụng linh hoạt, nhưng còn ít vận dụng những phương pháp dạy học mang tính phức hợp, đòi hỏi sự nỗ lực cao về trí tuệ, tính tích cực của SV Phương tiện dạy học được sử dụng khá phổ biến trong bài học đặc biệt là phương tiện dạy học hiện đại, nhưng còn ít sử dụng phòng thực hành phương pháp, phòng mạng để khai thác thông tin phục vụ cho bài học, để thực hành về phương pháp, phương tiện và công nghệ dạy học Hình thức tổ chức dạy học chưa đa dạng, chủ yếu là dạy học trên lớp với các học phần NVSP Đánh giá kết quả học tập SV vẫn sử dụng nhiều bài thi viết, tự luận mà chưa sử dụng nhiều những dạng bài tập, đánh giá sản phẩm
- Qua khảo sát cho thấy, số GV thường xuyên, rất thường xuyên thực hiện các biện pháp phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP mà tác giả luận án đưa ra là chưa nhiều, đặc biệt, xây dựng và sử dụng tình huống tích hợp trong dạy học NVSP còn ít được thực hiện
Trong quá trình phát triển NLDH cho SV còn có những khó khăn như: cơ sở vật chất tuy đã được trang bị nhưng chưa đáp ứng đủ được nhu cầu sử dụng trong dạy học của GV, SV; mỗi quan hệ giữa các khoa, trường SPKT với các cơ sở GDNN còn chưa chặt chẽ
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NLDH của SV SPKT, trong đó, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cần được bổ sung; tài liệu học tập cần biên soạn theo hướng thuận lợi cho tự học của SV; chương trình đào tạo NVSP cần tiếp tục cập nhật, hoàn thiện;
GV giảng dạy NVSP cần tăng cường sử dụng những phương pháp dạy học phức hợp, tăng cường trải nghiệm nghề nghiệp
- Kết quả của quá trình đào tạo NVSP thể hiện ở mức độ NLDH mà SV SPKT đạt được
ở mức trung bình, hoặc “tương đối thành thạo”
Kết luận chương 2
Chương trình đào tạo NVSP hiện nay đã chứa đựng những yếu tố nhưng chưa phải là một chương trình đầy đủ theo quan điểm SPKT Thực trạng rèn luyện NVSP tại các trường đại học SPKT có nhiều điểm tích cực nhưng vẫn có những yếu tố ảnh hưởng, cản trở tới quá trình phát triển NLDH cho SV SPKT
Đa số GV đã quan tâm tới phát triển NLDH cho SV SPKT trong dạy học NVSP tuy nhiên số GV thực hiện những biện pháp phát triển NLDH được đề cập ở mức độ thường xuyên còn chưa cao
Trang 13Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NLDH bên cạnh những tác động thuận lợi còn
có những điều cần đổi mới, hoàn thiện để hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển NLDH của SV SPKT
NLDH mà SV SPKT đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo NVSP được đánh giá ở mức trung bình và khá Trong những NLDH đó, có những năng lực được đánh giá cao cần được tiếp tục phát huy, và còn có những năng lực cần được tiếp tục quan tâm phát triển hơn nữa trong dạy học NVSP
Chương 3: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM
SƯ PHẠM TÍCH HỢP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH
VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT 3.1 Nguyên tắc tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật
- Đảm bảo sự phù hợp với tiến trình phát triển năng lực ở người học
- Phù hợp với chương trình rèn luyện NVSP ở các trường đại học SPKT
- Thể hiện được quan điểm SPTH
3.2 Các biện pháp tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật
3.2.1 Tổ chức dạy học các học phần nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật
3.2.1.1 Xây dựng khung năng lực dạy học tối thiểu cần đạt của sinh viên sư phạm kĩ thuật
Bảng 3 1: Khung NLDH tối thiểu mà SV SPKT cần có
TT NLDH Mức NLDH tối thiểu cần đạt của SV SPKT
1 Năng lực chuẩn bị
dạy học
- Thiết kế được kế hoạch giảng dạy mô-đun, môn học được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học
- Thiết kế được kế hoạch bài dạy trong đó xác định đúng mục tiêu bài học, thiết kế nội dung học tập chính xác, chi tiết; thiết
kế hoạt động học và hoạt động dạy phù hợp với nội dung học tập, phát huy được tính tích cực học tập của người học;
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho bài học
2 Năng lực thực hiện
dạy học
- Sử dụng, phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, với đặc điểm người học, phát huy được tính tích cực của người học
- Sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy
- Trình bày bảng/ Power Point hợp lý, khoa học; ngôn ngữ nói
to, rõ ràng, cuốn hút, sử dụng chính xác thuật ngữ kĩ thuật
- Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của người học theo kế hoạch, bao quát và quản lý lớp tốt, thời gian chênh