1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ chính trị học nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường (tiểu luận cao học)

123 107 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 759 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hiện nay, trước tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp cùng với sự tác động của cơ chế thị trường đã dẫn đến sự dao động tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị thực sự trở thành vấn đề cấp thiết, quan trọng trên mặt trận tư tưởng của Đảng ta. Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị là một quá trình có quan hệ mật thiết với tất cả các yếu tố của hoạt động giáo dục. Vì vậy, Nghị quyết trung ương 5 (Khóa IX) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới và nghị quyết trung ương 5 (Khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu đổi mới, đã khẳng định: Cần đổi mới mạnh mẽ, chương trình, nội dung, phương pháp công tác giáo dục lý luận chính trị, coi trọng chất lượng và tính hiệu quả. Tổ chức học tập một cách nghiêm túc có hệ thống chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Năng lực và trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt ở cấp xã, phường có tác dụng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh trật tự ở địa phương, thúc đẩy sự phát triển chung cho toàn tỉnh. Trình độ lý luận chính trị đối với người cán bộ chủ chốt là yếu tố “then chốt” cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ. Cán bộ chủ chốt cấp xã, phường có nắm vững, hiểu biết sâu sắc lý luận chính trị mới nắm chắc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; qua đó vận dụng một cách sáng tạo vào tình hình cụ thể ở địa phương một cách đúng đắn. Trình độ lý luận chính trị còn giúp cho người cán bộ chủ chốt ở cơ sở tổng kết một cách có hiệu quả tình hình thực tiễn ở địa phương, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận quý giá góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung và phát triển lý luận, đường lối, chính sách… của Đảng và Nhà nước. Như vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã, phường nói riêng, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì phải có một trình độ nhất định, trong đó có trình độ lý luận chính trị. Từ những yêu cầu đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang nói riêng không ngừng nâng cao về mọi mặt, trong đó có trình độ lý luận chính trị. Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang còn hạn chế về nhiều mặt như: bản lĩnh chính trị, trình độ nhận thức chính trị, năng lực quản lý, năng lực chỉ đạo hoạt động thực tiễn...nhiều cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm nhưng chưa được qua đào tạo bày bản về chuyên môn cũng như trình độ lý luận chính trị. Do đó, khi xử lý công việc còn kinh nghiệm, giáo điều, chưa vận dụng đúng đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng vào thực tiễn của địa phương, cơ sở. Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề có ý nghĩa cấp bách là phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng...cho họ trong quá trình chỉ đạo hoạt động thực tiễn ở cơ sở. Hậu Giang là một tỉnh mới thành lập được 10 năm cho nên công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường nói riêng được quan tâm và đẩy mạnh. Vì vậy số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã, phường được nâng cao trình độ lý luận ngày càng tăng. Trên cơ sở đó giúp cho đội ngũ này có năng lực tư duy lý luận, khả năng tổng kết thực tiễn, vận dụng tốt đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương. Tuy nhiên, công tác giáo dục lý luận chính trị còn nhiều hạn chế như chậm đổi mới nội dung và phương pháp, hình thức, phương tiện; một số cán bộ chủ chốt cấp xã, phường chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho nên đôi khi đi học chỉ mang tính hình thức, đối phó. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình chỉ đạo thực tiễn của đội ngũ cán bộ này. Do vậy, việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang nói riêng là yêu cầu vừa mang tính cấp thiết vừa là chiến lược lâu dài. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp ngành Chính trị học chuyên ngành công tác tư tưởng. Đây cũng là vấn đề vừa có tính lý luận và vừa có tính thực tiễn cấp thiết.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, PHƯỜNG Ở HẬU GIANG 8 1.1 Giáo dục và giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường 8 1.2 Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường 18 1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường hiện nay .27 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, PHƯỜNG Ở TỈNH HẬU GIANG 35 2.1 Những nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở Hậu Giang 35 2.2 Thực trạng chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở Hậu Giang .43 2.3 Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 70 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, PHƯỜNG Ở HẬU GIANG HIỆN NAY .77 3.1 Quan điểm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở Hậu Giang hiện nay 77 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay 80 KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 110 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang 40 Biểu đồ 2.2 Thực trạng trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang (2010 - 6/2014) 46 Biểu đồ 2.3 Về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên 50 Biểu đồ 2.4 Nguyên nhân làm hạn chế chất lượng triển khai công tác giáo dục lý luận chính trị .59 Biểu đồ 2.5 Nguyên nhân của hạn chế trong giáo dục lý luận chính trị 70 Biểu đồ 2.6 Ý thức học tập lý luận chính trị của đối tượng giáo dục 73 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hiện nay, trước tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp cùng với sự tác động của cơ chế thị trường đã dẫn đến sự dao động tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị thực sự trở thành vấn đề cấp thiết, quan trọng trên mặt trận tư tưởng của Đảng ta Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị là một quá trình có quan hệ mật thiết với tất cả các yếu tố của hoạt động giáo dục Vì vậy, Nghị quyết trung ương 5 (Khóa IX) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới và nghị quyết trung ương 5 (Khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu đổi mới, đã khẳng định: Cần đổi mới mạnh mẽ, chương trình, nội dung, phương pháp công tác giáo dục lý luận chính trị, coi trọng chất lượng và tính hiệu quả Tổ chức học tập một cách nghiêm túc có hệ thống chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc ta Năng lực và trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt ở cấp xã, phường có tác dụng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh trật tự ở địa phương, thúc đẩy sự phát triển chung cho toàn tỉnh Trình độ lý luận chính trị đối với người cán bộ chủ chốt là yếu tố “then chốt” cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ Cán bộ chủ chốt cấp xã, phường có nắm vững, hiểu biết sâu sắc lý luận chính trị mới nắm chắc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; qua đó vận dụng một cách sáng tạo vào tình hình cụ thể ở địa phương một cách đúng đắn Trình độ lý luận chính trị còn giúp cho người cán bộ chủ chốt ở cơ sở tổng kết một cách có hiệu quả tình hình thực tiễn ở địa phương, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận quý giá góp phần vào việc sửa đổi, bổ 2 sung và phát triển lý luận, đường lối, chính sách… của Đảng và Nhà nước Như vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã, phường nói riêng, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì phải có một trình độ nhất định, trong đó có trình độ lý luận chính trị Từ những yêu cầu đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang nói riêng không ngừng nâng cao về mọi mặt, trong đó có trình độ lý luận chính trị Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang còn hạn chế về nhiều mặt như: bản lĩnh chính trị, trình độ nhận thức chính trị, năng lực quản lý, năng lực chỉ đạo hoạt động thực tiễn nhiều cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm nhưng chưa được qua đào tạo bày bản về chuyên môn cũng như trình độ lý luận chính trị Do đó, khi xử lý công việc còn kinh nghiệm, giáo điều, chưa vận dụng đúng đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng vào thực tiễn của địa phương, cơ sở Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề có ý nghĩa cấp bách là phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng cho họ trong quá trình chỉ đạo hoạt động thực tiễn ở cơ sở Hậu Giang là một tỉnh mới thành lập được 10 năm cho nên công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường nói riêng được quan tâm và đẩy mạnh Vì vậy số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã, phường được nâng cao trình độ lý luận ngày càng tăng Trên cơ sở đó giúp cho đội ngũ này có năng lực tư duy lý luận, khả năng tổng kết thực tiễn, vận dụng tốt đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương Tuy nhiên, công tác giáo dục lý luận chính trị còn nhiều hạn chế như chậm đổi mới nội dung và phương pháp, hình thức, phương tiện; một số cán bộ chủ chốt cấp xã, phường chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao 3 trình độ lý luận chính trị cho nên đôi khi đi học chỉ mang tính hình thức, đối phó Từ đó ảnh hưởng đến quá trình chỉ đạo thực tiễn của đội ngũ cán bộ này Do vậy, việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang nói riêng là yêu cầu vừa mang tính cấp thiết vừa là chiến lược lâu dài Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp ngành Chính trị học- chuyên ngành công tác tư tưởng Đây cũng là vấn đề vừa có tính lý luận và vừa có tính thực tiễn cấp thiết 2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả giả dưới nhiều góc độ khác nhau về vấn đề này như: - Các công trình nghiên cứu và bài viết: + Đào Duy Tùng (1985), Một số vấn đề về công tác tư tưởng Nxb giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội Sách gồm những bài nghiên cứu của tác giả về công tác tư tưởng của Đảng, trong đó, có nhiều nội dung về giáo dục lý luận chính trị + Nguyễn Đức Bình (1999), “Xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị”, Tạp chí cộng sản, (5) Tác giả đã khẳng định vai của Đảng Cộng sản Việt trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt đã đạt được những thành tựu gì và những hạn chế, trong đó nêu lên bốn nguy cơ Đặc biệt nêu lên những biểu hiện về phai nhạt chủ nghĩa, phai nhạt mục tiêu cuối cùng, giảm sút niềm tin, xà rời lập trường mácxít và những biểu hiện cho khunh hướng cơ hội chính trị Từ đó tác giả nêu lên những vấn đề cần tập trung trong công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng hiện nay 4 + Các tác giả: Nguyễn Phú Trọng (1999) “Tạo bước chuyển biến mới trong học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên”, Tạp chí công sản, (11) và Nguyễn Khoa Điềm (2004), “Nghiên cứu hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới”; Tạp chí thông tin công tác tư tưởng lý luận, (1), Ban tư tưởng văn hoá trung ương đã nêu lên tầm quan trọng của việc học tập của cán bộ, đảng viên, trong đó học tập lý luận chính trị có vị trí cực kỳ quan trọng, những nội dung của công tác giáo dục lý luận chính trị; đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm đảm bảo yêu cầu và nhiệm vụ và công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới + Các tác giả: Cao Duy Hạ, “về giảng viên lý luận chính trị”, ân dân ngày 25/5/2005 và n Sáu, “Hội thi giảng viên dayh giỏi - hoạt động góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trường chính trị”, báo Nhân dân ra ngày 20-11-2005 đã nghiên cứu vai trò của đội ngũ giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố qua đó nêu lên những vấn đề cần đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học, bổ sung quy chế đào tạo, bồi dưỡng giảng viên… - Các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ + Nguyễn Đình Trãi “Nghiên cứu năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh”, luận án tiến sĩ năm 2001 tác giả nghiên cứu đề xuất một số phương hướng giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận và vai trò của năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh; trên cơ sở làm sáng tỏ phạm trù năng lực và vai trò của tư duy lý luận đối với công tác giảng dạy lý luận chính trị ở các trường chính trị tỉnh + Nguyễn Thị Hồng Lê: “Nghiên cứu lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng yên trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ Triết học năm 2004 Tác giả đã đưa ra một số giải pháp chủ 5 yếu nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở trên cơ sở làm rõ bản chất, đặc trưng, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở và từ thực trạng trình độ lý luận chính trị cũng như công tác đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ này Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề lý luận chính trị và sự cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị nói chung, cán bộ lãnh đạo ở các cấp nói riêng cũng như là nghiên cứu về công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên Tuy nhiên, ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng cho đến nay việc nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang thì chưa có công trình nào đề cập đến Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết và có ý nghĩa to lớn nhằm khắc phục những hạn chế của công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phường nói riêng ở tỉnh Hậu Giang 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang , luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang hiện nay 3.2 Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn cần giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản như sau: Một là, làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang 6 Ba là, đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến nay Cán bộ chủ chốt cấp xã, phường bao gồm: Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ xã, phường; Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường; Chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường; Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn TNCSHCM; Chủ tịch Hội liên hiệp phủ nữ; Chủ tịch Hội cựu chiến binh; Trưởng công an xã, phường; Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường 5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị - Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến nay Luận văn kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu khoa học của một số luận văn, luận án, đề tài khoa học về công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên 5.2 Phương pháp nghiên cứu Ngoài cơ sở lý luận đã nêu trên, luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: lôgic- lịch sử; phân tích- tổng hợp; đối chiếu-so sánh; khảo sát 7 thực tiễn; phỏng vấn sâu; sư tầm tư liệu, tài liệu tại phòng đọc; phương pháp tổng kết thực tiễn… 6 Cái mới của luận văn - Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang - Xây dựng hệ thống tiêu chí để kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị - Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan thực tiễn giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang , đề tài đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang hiện nay 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để thống nhất nhận thức và cung cấp những luận cứ khoa học cho lãnh đạo các cấp và Trường Chính trị ở tỉnh Hậu Giang đề ra những chủ trương, giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang hiện nay; cũng như gợi mở việc giáo dục lý luận chính trị cho các đội tượng khác Ngoài ra, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập các vấn đề về giáo dục lý luận chính trị và có thể thàm khảo, ứng dụng trong công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở các địa phương khác 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, PHƯỜNG Ở HẬU GIANG 1.1 Giáo dục và giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường 1.1.1 Giáo dục và giáo dục lý luận chính trị 1.1.1.1 Khái niệm giáo dục Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm giáo dục do xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn như trong từ điển Tiếng Việt khi coi giáo dục là một hoạt động thì nó được hiểu “là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đặt ra” [60, tr.397] Khi coi giáo dục là một danh từ thì nó được hiểu “là hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy - giáo dục của một nước” [60, tr.397] Từ góc độ giáo dục học, PGS.TS Phạm Viết Vượng đã xác định: về bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người; về hoạt động giáo dục là một quá trình tác động đến đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chấy, nhân cách Có thể nói rằng, khái niệm giáo dục bao hàm nhiều cách hiểu khác nhau: - Thứ nhất là, giáo dục có thể hiểu là quá trình hình thành nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động chủ quan và khách quan, có ý thức và khồn ý thức của cuộc sống, hoàn cảnh xã hội đối với các cá nhân Đó là quá trình xã hội hóa con người 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Tập bài giảng dành cho lớp bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo cấp tỉnh, cấp huyện 2 Lương Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 3 Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 4 Đặng Quốc Bảo (2005), “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sáng cho tư duy và chiến lược hành động xã hội học tập ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục 5 TS Nguyễn Duy Bắc (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 6 Nguyễn Đức Bình (1992), “Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí Cộng sản, (6) 7 Nguyễn Đức Bình (2000), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 8 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục đào tạo, tập 1, Nxb Thống Kê, Hà Nội 9 Vũ Hoàng Công, (2003), “Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin”, tạp chí Thông tin chính trị học, (4), tr.7-11 10 Vac Lav Dvôhak (2002), “Vai trò của giáo dục và khoa học trong quá trình toàn cầu hóa thế giới”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (8) 11 Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội 108 12 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự Thật, Hà Nội 13 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội 14 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội 15 Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghi lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội 16 Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Quyết định số 88 - QĐ/TW của Ban Bí thứ về thành lập trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 17 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 18 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 19 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 20 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đại hội đại biểu Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng (1996-1999) (Nghị quyết trung ương 3 khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 22 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 23 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 109 24 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 25 Phạm Văn Đồng (1979), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự Thật, Hà Nội 26 PGS,TS Lương Khắc Hiếu (Chủ biên) (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 27 Vũ Nhật Khải (1999), “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý” , tạp chí Nghiên cứu lý luận, (9) 28 Nguyễn Lân (1990), Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại, Nxb Khoa học xã hội 29 Nhị Lê (1996), “Để lựa chọn, bố trí đúng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”, tạp chí Xây dựng Đảng, (4) 30 V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva 31 V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva 32 V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 14, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva 33 V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva 34 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 35 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 36 C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 37 Hồ Chí Minh, (1972), Bàn về công tác giáo dục, Nxb Sự Thật, Hà Nội 38 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 39 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 40 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 41 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 42 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 110 43 Phân viện Báo Chí và Tuyên truyền (2004), Phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá các môn khoa học xã hội và nhân văn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 44 Nguyễn Quốc Phẩm (1999), “Những nhân tố tác động đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện các tỉnh vùng cao miền núi phía Bắc”, tạp chí Nghiên cứu lý luận, (6) 45 Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển Hà Nội, Đà Nẵng 46 Đỗ Cao Quang (1996), Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã miền núi hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 47 Đào Duy Quát (2004), Vê công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 48 Quốc hội (2010), Luật cán bộ công chức, Nxb Sự thật, Hà Nội 49 Tô Huy Rứa (1998), “Đào tạo, bồi dưỡng, phục vụ công tác quy hoạch cán bộ”, tạp chí Cộng sản, (21) 50 Trần Xuân Sầm (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị mới, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 51 Lê Hanh Thông (2000), “Hồ Chí Minh về công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ”, tạp chí Nghiên cứu lý luận 52 Nguyễn Phú Trọng (1999), “Tạo chuyển biến mới trong việc học tập lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên “, tạp chí Cộng sản, (11) 53 Trường Chính trị Hậu Giang (2010), Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng tại trường Chính trị tỉnh 54 Từ điển bách khoa Việt Nam 2 (2002), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội 55 Từ điển triết học (1986) (bản dịch tiếng việt có sửa đổi và bổ sung), Nxb Tiến bộ Mátxcơva và Nxb Sự Thật 111 56 Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang - Sở Nội vụ (2010), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở 57 Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang - Sở Nội vụ (2011), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở 58 Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang - Sở Nội vụ (2012), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở 59 Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang - Sở Nội vụ (2013), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở 60 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học Việt Nam, Hà Nội - Đà Nẵng 112 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 UBND TỈNH HẬU GIANG Hậu Giang, ngày tháng … năm 2014 TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, PHƯỜNG HIỆN NAY Thưa các đồng chí! Nhằm thu thập những ý kiến thực tế của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, cán bộ cấp huyện làm căn cứ khách quan để hoàn thiện đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Gian hiện nay” Kết quả điều tra chỉ được dung vì mục đích khoa học, do vậy chúng tôi mong nhận được từ phía đồng chí những câu trả lời chân thật cho phiếu hỏi dưới đây (xin đánh dấu x vào ô đồng chí lựa chọn) Rất mong đồng chí dành chút thời gian trả lời phiếu hỏi giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ! Câu hỏi 1: Đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân? 1 Giới tính: Nam Nữ 2 Tuổi: Dưới 35 Từ 36 - 45 Trên 45 3 Trình độ lý luận chính trị của đồng chí hiện nay là: Sơ cấp Trung cấp Cao cấp 4 Trình độ học vấn của đồng chí là: THPT Trung cấp, Cao đẳng Đại học Sau đại học Câu 2: Đồng chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị? 113 Tốt Khá Chưa tốt Câu 3: Đồng chí đánh giá phẩm chất đạo đức đội ngũ giảng viên, báo cáo viên - những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị? Tốt Khá Chưa tốt Câu 4: Đồng chí đánh giá như thế nào về chất lượng nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị? - Về độ dài chương trình Vừa phải, phù hợp Dài, dàn trải ngắn, chưa cung cấp hết nội dung - Về sự phù hợp giữa nội dung với thơi gian phân bổ Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Chưa phù hợp - Tính thiết thực Rất thiết thực thiết thực Ít thiết thực Chưa thiết thực - Tính thời sự Tốt Khá Trung bình Câu 5: Đồng chí đánh giá như thế nào về sự phù hợp giữa phương pháp giáo dục lý luận chính trị với đối tượng? 114 - Rất phù hợp - Phù hợp - Chưa phù hợp Đồng chí cho biết thêm: phù hợp hay không phù hợp vì sao? (Xin ghi ý kiến cụ thể của đồng chí) Câu 6: Theo đồng chí nguyên nhân nào làm hạn chế chất lượng tổ chức triển khai công tác giáo dục lý luận chính trị? - Giảng viên, báo cáo viên - Phương pháp triển khai - Do thiếu trách nhiệm - Tất cả nguyên nhân trên Câu 7: Theo đồng chí những nguyên nhân nào làm hạn chế chất lượng giáo dục lý luận chính trị? - Giảng viên, báo cáo viên - Cơ sở vật chất - Sự tự giác - Tất cả nguyên nhân trên Câu 8: Đồng chí đánh giá như thế nào về sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng và Chính quyền cấp xã, phường đối với công tác giáo dục lý luận chính trị trong thời gian qua? - Rất quan tâm - Quan tâm - Thiếu quan tâm - Không quan tâm Câu 9: Đồng chí đánh giá như thế nào về ý thức học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong thời gian qua? 115 - Rất tích cực, tự giác - Tích cực, tự giác - Thiếu tích cực, tự giác - Không tích cực, tự giác Câu 10: Theo đồng chí cần có những yếu tố nào đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh? - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp trên địa bàn Tỉnh - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục lý luận chính trị - Tạo động lực để kích thích cả chủ thể và đối tượng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị - Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục lý luận chính trị phải phù hợp với trình độ học vấn và khả năng nhận thức của cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, điều kiện thực tiễn ở địa phương - Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường - Tất cả các yếu tố trên PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN 116 Câu 1: Thông tin cá nhân 1 Giới tính Giới tính Số người khảo sát 168 132 300 Tỷ lệ (%) 56 44 100 Độ tuổi Số người khảo sát Dưới 35 tuổi 89 35-45 tuổi 98 Trên 45 tuổi 113 Tổng 300 3 Trình độ lý luận chính trị Tỷ lệ (%) 29,66 32,66 37,68 100 Trình độ lý luận chính trị Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Tổng 4 Trình độ học vấn Số người khảo sát Tỷ lệ (%) 35 156 109 300 11,66 52 36,34 100 Số người khảo sát 99 121 Tỷ lệ (%) 33 40,33 79 1 300 26,33 0,34 100 Nam Nữ Tổng số 2 Độ tuổi Trình độ học vấn PTTH Trung cấp - Cao đẳng Đại học Sau đại học Tổng Câu 2: Đồng chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị? Chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên Số người khảo sát Tỷ lệ (%) 117 Tốt 179 59,66 Khá 81 27 Chưa tốt 40 13,34 Tổng 300 100 Câu 3: Đồng chí đánh giá phẩm chất đạo đức đội ngũ giảng viên, báo cáo viên - những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị? Phẩm chất đạo đức đội ngũ giảng viên, báo cáo viên Số người khảo sát Tỷ lệ (%) 191 91 18 300 63,66 30,33 6,01 100 Tốt Khá Chưa tốt Tổng Câu 4: Đồng chí đánh giá như thế nào về chất lượng nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị? Về độ dài nội dung Số người khảo sát Tỷ lệ (%) Vừa phải, phù hợp Dài, dàn trải Ngắn, chưa cung cấp đầy đủ nội dung Tổng 185 99 16 61,66 33 5,34 300 100 Về sự phù hợp giữa nội dung với thời gian phân bổ Số người khảo sát Tỷ lệ (%) 89 161 46 4 300 29,66 53,66 15,33 1,35 100 chương trình Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp Tổng 118 Về tính thiết thực của nội dung Rất thiết thực thiết thực Ít thiết thực Không thiết thực Tổng Về tính cập nhật nội dung chương trình Tốt Khá Trung bình Tổng Số người khảo sát Tỷ lệ (%) 55 181 51 13 300 18,33 60,33 17,01 4,33 100 Số người khảo sát Tỷ lệ (%) 77 199 24 300 25,66 66,33 8,01 100 Câu 5: Đồng chí đánh giá như thế nào về sự phù hợp giữa phương pháp giáo dục lý luận chính trị với đối tượng? Về tính cập nhật nội Số người khảo sát Tỷ lệ (%) dung chương trình Rất phù hợp 77 25,66 Phù hợp 199 66,33 Chưa phù hợp 24 8,01 Tổng 300 100 Câu 6: Theo đồng chí nguyên nhân nào làm hạn chế chất lượng tổ chức triển khai công tác giáo dục lý luận chính trị? Nguyên nhân hạn chế Số người khảo sát Tỷ lệ (%) Chất lượng triển khai giáo dục lý luận chính trị Giảng viên, báo cáo viên 59 19,66 Phương pháp triển khai 165 55 Do thiếu trách nhiệm 18 6 Tất cả nguyên nhân trên 58 19,34 Tổng 300 100 119 Câu 7: Theo đồng chí những nguyên nhân nào làm hạn chế chất lượng giáo dục lý luận chính trị? Nguyên nhân hạn chế Số người khảo sát Tỷ lệ (%) Giảng viên, báo cáo viên Cơ sở vật chất Sự tự giác Tất cả nguyên nhân trên Tổng 56 55 78 102 300 21,66 18,33 26 34,01 100 Câu 8: Đồng chí đánh giá như thế nào về sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng và Chính quyền cấp xã, phường đối với công tác giáo dục lý luận chính trị trong thời gian qua? Sự quan tâm của cấp Số người khảo sát Tỷ lệ (%) ủy đối với giáo dục lý luận chính trị Rất quan tâm 39 13 Quan tâm 191 63,66 Thiếu quan tâm 57 23 Không quan tâm 13 0,34 Tổng 300 100 Câu 9: Đồng chí đánh giá như thế nào về ý thức học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong thời gian qua? Ý thức học tập của cán bộ chủ chốt cấp xã, phường Rất tích cực, tự giác Tích cực, tự giác Thiếu tích cực, tự giác Không tích cực, tự giác Tổng Số người khảo sát Tỷ lệ (%) 71 161 54 14 300 23,66 53,66 18 4,68 100 Câu 10: Theo đồng chí biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh? 120 - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp trên địa bàn Tỉnh Có 68 ý kiến, chiếm 22,66% - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục lý luận chính trị 55 ý kiến, chiếm 18,33% - Tạo động lực để kích thích cả chủ thể và đối tượng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị 46 ý kiến, 15,33% - Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục lý luận chính trị phải phù hợp với trình độ học vấn và khả năng nhận thức của cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, điều kiện thực tiễn ở địa phương 45 ý kiến, 15% - Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ chủ chốt cấp xã, phường 35 ý kiến, 11,66 % - Tất cả các yếu tố trên 51 ý kiến, 17,02% 121 PHỤ LỤC 3 Trình độ học vấn của cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang STT 01 02 CBCC Cấp xã Cấp phường Tổng Thạc Đại sĩ 3 1 học 98 18 số 531 67 Trình độ Cao Trung đẳng 4 0 học 257 26 Còn lại 169 23 PHỤ LỤC 4 Trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở tỉnh Hậu Giang (2010 - 6/2014) Năm Tổng số Cao cấp Trung cấp Sơ cấp cán bộ cấp xã phường Ý kiến 2010 598 5 20011 2012 2013 6 tháng đầu 598 598 598 598 2014 % Ý % kiến Ý % kiến Chưa qua đào tạo Ý % kiến 112 18,7 111 7 5 8 0,8 1,2 0,8 1,3 169 189 169 28,3 31,6 28,3 155 179 198 18,6 25,9 29,9 33,1 10 1,7 220 36,8 237 39,6 370 61,9 267 225 223 44,6 37,6 37,3 131 21,9 ... THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, PHƯỜNG Ở HẬU GIANG 1.1 Giáo dục giáo dục lý luận trị cho cán chủ chốt cấp xã, phường 1.1.1 Giáo dục giáo dục lý luận trị 1.1.1.1... lượng giáo dục lý luận trị cho đội ngũ cán cấp xã, phường tỉnh Hậu Giang , luận văn đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận trị cho đội ngũ cán chủ chốt cấp xã, phường. .. dạy học 1.2 Chất lượng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục lý luận trị cho cán chủ chốt cấp xã, phường 1.2.1 Chất lượng giáo dục lý luận trị cho cán chủ chốt cấp, xã phường - Khái niệm chất lượng

Ngày đăng: 24/07/2020, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w