1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học tác phẩm văn học trong chương trình THPT thiệu hoá theo hướng giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh

23 60 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT THEO HƯỚNG GIÁO DỤC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC T

Trang 1

DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT THEO HƯỚNG GIÁO DỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT THEO HƯỚNG GIÁO DỤC

VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Lê Trọng Vinh Chức vụ: Tổ trưởng

Đơn vị công tác: Trường THPT Thiệu Hóa SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn

THANH HOÁ, NĂM 2020

Trang 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.5 Những điểm mới của SKKN

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.2 Tình hình việc giáo dục văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học trong

nhà trường phổ thông và thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh hiện

nay

2.2.1 Một số vấn đề về văn hóa ứng xử

2.2.2 Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học ở

nhà trường phổ thông hiện nay

2.2.2.1 Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học

2.2.2.2 Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh

2.3 Hướng khai thác dạy học giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh qua

một số bài dạy trong chương trình Ngữ văn THPT

2.3.1 Hướng khai thác

2.3.2 Giới thiệu một số bài dạy được xây dựng hoạt động học theo

hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh

2.3.3 Giới thiệu một giáo án dạy học theo hướng giáo dục văn hóa

ứng xử cho học sinh

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục dạy

học theo hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh

2.4.1 Hiệu quả từ không khi tiết học và tâm lí học sinh

2.4.2 Hiệu quả từ việc vận dụng kiến thức của học sinh

Trang 3

1

DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT THEO HƯỚNG GIÁO DỤC

VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Thời gian gần đây, việc giáo dục văn hóa ứng xử, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang được quan tâm, đề cập và bàn luận nhiều trên các diễn đàn trong cũng như ngoài ngành giáo dục Khảo sát các tác phẩm văn chương nói chung và các tác phẩm văn học giảng dạy trong nhà trường nói riêng, tôi nhận thấy mỗi tác phẩm văn học đều thể hiện một cách ứng xử tốt đẹp của nhà thơ, nhà văn, nhân vật đối với các vấn đề trong cuộc sống Qua quá trình tìm hiểu

và phân tích, tôi thấy văn hóa ứng xử trong các tác phẩm văn học được biểu hiện chủ đạo ở ba khía cạnh: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên, văn hóa ứng xử với gia đình, xã hội; văn hóa ứng xử với bản thân

Hiện nay, thực trạng văn hóa ứng xử thiếu văn minh trong một bộ phận giới trẻ đang làm cho xã hội trở nên bất ổn Vậy điều gì đã khiến cho các em học sinh có những hành động như vậy? Và làm cách nào để giúp học sinh

nhận ra hành vi tiêu cực của mình? Văn học từ bao đời nay vẫn luôn mang sứ

mệnh cao cả: phê phán cái xấu, cái ác, thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người đến với những giá trị Chân- Thiện- Mỹ tốt đẹp Thế nhưng, đặt văn học vào bối cảnh hiện tại của đất nước, nhất là trong thực trạng tư tưởng, thẩm mĩ, văn hóa của học sinh đang bị tác động mạnh bởi sự phát triển nhanh chóng của xã hội, văn học đang phải đứng trước nhiều thử thách Làm thế nào

để phát huy hết sức mạnh giáo dục của văn chương? Làm thế nào để văn chương được thẩm thấu vào thế hệ trẻ - những con người đang rời xa những giá trị tinh thần cao đẹp? Đặc biệt, hiện nay vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh đang được toàn xã hội, nhà trường cùng các bậc phụ huynh dành nhiều sự quan tâm Những tiết học văn nên thực hiện như thế nào để đưa văn hóa ứng xử tốt đẹp trong văn học vào giáo dục nhân cách cho giới trẻ?

Văn hóa ứng xử trong văn học là một phương diện rất quan trọng khi giảng dạy văn chương Tuy nhiên, qua khảo sát tôi nhận thấy các giờ học văn vẫn chưa thực sự đưa vấn đề này giảng dạy có chiều sâu Các tiết học vẫn còn

đi sâu vào kiến thức văn chương nghệ thuật Bởi vậy nhiều học sinh chưa được giáo dục, tiếp thu văn hóa ứng xử Nên chăng cần một sự thay đổi phương pháp dạy học tác phẩm văn chương để học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức văn học, vừa được giáo dục về văn hóa ứng xử?

Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi đã chọn sáng kiến dạy học với đề

tài: “Dạy học tác phẩm văn học trong chương trình THPT theo hướng giáo

dục văn hóa ứng xử cho học sinh ”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua sáng kiến này tôi muốn đem đến một cách khai thác bài học mới để giúp các em học sinh có được những nhận thức đầy đủ, sâu sắc về

Trang 4

2

cách ứng xử có văn hóa đối với bản thân, với cộng đồng, dân tộc và các kỹ năng sống tích cực trước các vấn đề tiêu cực, những tác động xấu của xã hội Qua các tiết học các em sẽ có hứng thú hơn với bộ môn văn

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu tôi tập trung nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình ngữ văn 10,11,12 cơ bản

- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 11D, 11E, 12D, 12E trường THPT Thiệu Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tôi vận dụng phối hợp các phương pháp sau:

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Qua giờ dạy học văn, học sinh được giáo dục, tích lũy những nét đẹp trong văn hóa ứng xử, từ đó có kỹ năng sống tích cực

Đem đến cho tiết học văn vừa khoa học, vừa nhẹ nhàng không nặng nề

về kiến thức

Rèn luyện cho học sinh thói quen học văn không chỉ là học kiến thức về văn học mà đó còn là học cách làm người có văn hóa trong ứng xử

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Maksim Gorky từng nói “Văn học là nhân học”, có nghĩa văn học là khoa học về con người “Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn học có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới.”(Mác) Khám phá thế giới

con người, văn học bao giờ cũng khám phá những tâm tư, tình cảm, thái độ, cách hành động của con người trước cuộc sống Và hơn bất kì loại hình nghệ thuật nào mục đích cuối cùng của văn chương là mang đến cái nhìn toàn diện

và đầy đủ về xã hội, tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của con người

Và làm nên chiều sâu nhân cách của một con người chính là nền tảng

văn hóa ứng xử của con người đó Bởi, nói như Marx, “Con người là tổng hòa các mối quan hệ của xã hội”, nghĩa là định hình giá trị của một con

người, bên cạnh sự tự ý thức của một cá nhân, bao giờ cũng là sự đánh giá của cộng đồng xã hội nơi cá nhân đó là một phần tử Thế nhưng văn hóa ứng xử không phải là một nhân tố thuộc về bản năng hay tiềm thức, và nó cũng thay đổi theo từng xã hội, từng thời kỳ, từng tình huống khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào cách thức một cộng đồng dựa trên những quy luật và nguyên tắc nào

để tồn tại và phát triển Có hàng ngàn cách để con người tiếp xúc với những bài học về văn hóa ứng xử và tiếp thu, thẩm thấu, biến nó trở thành lối sống định nghĩa nên bản thân mình

Trang 5

3

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng chính phủ đã

chỉ rõ: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”

Có thể nhận thấy, mục tiêu của giáo dục đã chuyển từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực và hình thành kỹ năng sống cho người học Đặc biệt, mục tiêu giáo dục còn nhấn mạnh đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh Trong chương trình giáo dục của cấp học, bên cạnh môn Giáo dục công dân, môn Văn là một trong những môn học có chức năng giáo dục về đạo đức mạnh mẽ

2.2 Tình hình việc giáo dục văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông và thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay

2.2.1 Một số vấn đề về văn hóa ứng xử

2.2.1.1 Khái niệm văn hóa ứng xử

Văn hóa ứng xử là tập hợp những nét đẹp thể hiện qua các thái độ, hành động phân xử, thế ứng xử, đối ứng với một thái độ, hành vi khác thể hiện triết

lý sống, lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cá nhân, một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với

tự nhiên, với xã hội từ nhỏ đến lớn

2.2.1.2 Một số phương diện biểu hiện của văn hóa ứng xử

* Con người ứng xử với thiên nhiên qua phản ánh của văn học

Từ thời văn học chưa thành văn, nhân dân đã sáng tác truyền miệng

những tác phẩm về thiên nhiên như Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thần trụ trời, Nữ Oa vá trời, Các tác phẩm đã thể hiện cách ứng xử của nhân

dân đối với thiên nhiên đó là lòng biết ơn và thái độ kính trọng bởi thiên nhiên

Thời trung đại, con người coi thiên nhiên là cái nôi đã sản sinh ra sự sống nguyên sơ, thiên nhiên là điển hình của sự trong sạch, thanh khiết, và trở

về với thiên nhiên là để di dưỡng tâm hồn, để tâm hồn và nhân cách của mình được gạn đục khơi trong

Sang thời hiện đại, con người vẫn tìm đến thiên nhiên như một nguồn

mạch sự sống dồi dào Thiên nhiên là “thiên đường trên mặt đất” trong tiếng

thơ rạo rực của Xuân Diệu:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si” (Vội vàng)

Trang 6

4

Nhìn chung, thiên nhiên trong cảm quan của con người là sinh thể sống, cùng đồng hành, chia sẻ, chở che cho con người Bởi vậy, hầu hết cách ứng xử của con người với thiên nhiên trong văn học là sống gần gũi với tự nhiên, yêu thương và trân quý

* Con người ứng xử với gia đình, xã hội phản ánh trong văn học

Trong văn học dân gian đã có nhiều câu ca dao ca ngợi mối quan hệ tốt

đẹp giữa cá nhân và gia đình, cộng đồng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay câu chuyện ngụ ngôn về bó

đũa để nhấn mạnh tầm quan trọng của ý thức sống tôn trọng gia đình, tập thể, cộng đồng

Thời trung đại, con người hành xử với xã hội theo quy luật trung đại,

mà chủ yếu là những giáo điều căn bản của đạo Nho: Tam cương ngũ thường

Con người sống trong xã hội phong kiến phải lập thân, lập công, lập danh để

định nghĩa tư cách bản thân trong đời

Ở văn học hiện đại, các nhà thơ, nhà văn cũng đi vào khai thác triệt để mối quan hệ giữa cộng đồng với cá nhân và ngược lại Thế nên mỗi việc làm của một cá nhân đều hướng về toàn thể dân tộc, những con người cùng chia sẻ với mình một vận mệnh

* Con người ứng xử với bản thân trong văn học

Trong văn học dân gian và văn học trung đại, con người luôn tự trói buộc mình vào nhiều quy tắc Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết:

“ Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”

Người nam nhi sinh ra ở đời phải thấm nhuần hai chữ “Công danh”, giữ trọn hai chữ “trung hiếu” Lập chí, lập thân, đem lại công danh rạng rỡ, hiển

vinh là cách xử thế của người con trai thời phong kiến

“Làm trai sống ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ)

Bước sang hiện đại, ý thức cá nhân được giải phóng một cách triệt để

Người ta thấy một Xuân Diệu “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”, một Hàn Mặc

Tử đau đớn quằn quại nhưng vẫn tha thiết, một Nguyễn Bính mộc mạc, chân

chất với những giá trị “chân quê”,

2.2.2 Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học ở

nhà trường phổ thông hiện nay

2.2.2.1 Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học

Thực tế giảng dạy văn học ở trường THPT hiện nay vẫn chưa chú trọng đến việc khai thác văn hóa ứng xử và kỹ năng sống trong tác phẩm văn học để giáo dục học sinh Một phần vì thời lượng tiết học ít, dung lượng kiến thức nhiều; một phần lối dạy học đa số vẫn theo phương pháp cũ, vì thế , việc vận dụng vào tiết học các kĩ năng sống và ứng dụng văn hóa ứng xử cho học sinh vẫn còn rất nhiều hạn chế

Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy, đa số giáo viên trong tiết học chỉ chú trọng cho học sinh giải quyết những vấn đề về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách độc đáo của tác giả mà chưa đưa vấn đề văn hóa ứng xử vào

Trang 7

5

cho các em học sinh tìm hiểu, trao đổi, bàn luận Phải chăng, chúng ta nên nghiên cứu để thay đổi trong giờ học văn?

2.2.2.2 Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh

* Ứng xử của học sinh đối với thiên nhiên, môi trường sống

Quan sát các lớp học sau buổi học, tôi nhận thấy nhiều học sinh vẫn ngang nhiên vứt rác bừa bãi ngay ở trường, lớp học ngoài đường, xuống kênh

hồ, sông, biển Trong lớp học, các em bỏ hộp xốp, bao bì nilon, ống hút, dưới hộc bàn Các em còn chặt phá cây xanh; vứt rác, giẫm, phá những khuôn viên hoa tươi đẹp, Tất cả hành vi của các em học sinh đã thể hiện lối sống thiếu văn hóa, ứng xử thô bạo với môi trường sống và thiên nhiên

Xả rác nơi công viên, trong lớp học, sông hồ (Ảnh: Pháp luật 0nline)

2.2.2.3 Ứng xử với gia đình, xã hội

Trong ứng xử với gia đình và xã hội, nhiều học sinh đã có thái độ ứng xử thiếu văn hóa Ở gia đình, nhiều em đã có những hành động tiêu cực: không kính trên nhường dưới, không tôn trọng ông bà, cha mẹ, anh chị Thậm chí có những học sinh còn lừa gạt, giết hại người thân để chiếm đoạt tài sản Gần đây, xã hội đang lên án nhiều trường hợp thanh, thiếu niên đã ra tay sát hại ông, bà, cha, mẹ để lấy tiền chơi game, đi bar, hút, chích,

Bị Cáo Võ Nhật Trường, 15 tuổi, Bình

Định, 10 năm tù tội giết bà nội cướp

tiền chơi game

Bị cáo Phan Quốc Thái, Tiền Giang, giết ông nội cướp tiền chơi game (Ảnh: An ninh Thủ Đô)

Ngoài xã hội, rất nhiều học sinh đã có thái độ ứng xử thiếu văn minh: thiếu kính trọng với người lớn tuổi, bắt nạt những bạn cùng trang lứa hay các

Trang 8

cá tính; sống gấp, sống vội vả Đặc biệt, với cơn sốt Facebook, nhiều học sinh không thể kiềm chế sự ham thích của mình ở các trào lưu trên mạng Với các

em, một like trên mạng xã hội có ý nghĩa hơn điểm số bài kiểm tra Có rất nhiều học sinh đang tự hủy hoại bản thân mình, tương lai mình bằng những trò chơi nguy hiểm: chơi game, đua xe, hút, chích, thậm chí có em còn tiêu cực với bản thân dẫn đến những cái chết thương tâm

Tự sát, nhảy cầu, ý thức giao thông kém đùa với tính mạng (Ảnh: internet)

2.3 Hướng khai thác dạy học giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh qua một số bài dạy trong chương trình Ngữ văn THPT

2.3.1 Hướng khai thác

2.3.1.1 Xây dựng hoạt động bài học theo các mức độ

Hiện nay, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hoạt động dạy học chỉ tập trung giải quyết nội dung, nghệ thuật bài học mà chưa lồng ghép nhận thức về thái độ ứng xử của nhà văn hay nhân vật đối với vấn đề cuộc sống được đặt

ra Tôi đã thử nghiệm triển khai bài học theo 3 mức độ:

+ Mức độ 1: Nhận thức về nội dung vấn đề

+ Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử trong vấn đề

+ Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử từ vấn đề giải quyết

Trang 9

7

2.3.1.2 Học sinh chọn vấn đề thuyết trình và thảo luận

Mỗi bài học giáo viên cho một đến hai nhóm trong lớp chọn vấn đề trong bài để chuẩn bị ở nhà và thuyết trình trong giờ học Nội dung của vấn đề phải mang tính trọng tâm của bài học và có giá trị giáo dục về văn hóa ứng xử Giáo viên tổ chức cho nhóm trình bày và các học sinh khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bình luận Sau thảo luận giáo viên nhận xét và chốt ý vấn đề của bài

2.3.1.3 Xây dựng tiết học kiểu phòng tranh để nhận thức theo hướng trực quan

Mỗi bài học mỗi nhóm học sinh sẽ sáng tạo bức tranh văn học và bức tranh hiện thực đời sống, từ đó giáo viên cho học sinh cả lớp nhận thức về vẻ đẹp ứng xử trong văn chương và những nét đẹp cũng như mảng tối của của cuộc sống hiện tại Từ sự ứng chiếu, học sinh sẽ có cái nhìn trực quan, cụ thể hơn về thực trạng ứng xử của giới trẻ (cũng như của bản thân)

2.3.1.4 Xây dựng tiết học theo hướng đối thoại về các vấn đề ứng xử trong văn học và thái độ ứng xử của giới trẻ hôm nay với các vấn đề xã hội

Đây là tiết học mang tính tổng hợp các kiến thức lý thuyết học sinh đã được tiếp nhận, lớp học có thể chọn hai nhóm đối thoại chính và những bạn còn lại theo dõi, đánh giá và nêu ý kiến

Sử dụng ở các bài Trình bày một vấn đề (lớp 10), bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (lớp 11) và bài Phát biểu tự do (lớp 12)

2.3.1.5 Tạo môi trường vận dụng văn hóa ứng xử trong văn học vào giáo dục văn hóa ứng xử, kỹ năng sống cho học sinh

Từ lý thuyết nhận thức đến hoạt động thực hành là yêu cầu cơ bản và cần thiết, nhất là đối với kĩ năng sống Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng cần tạo môi trường để các hoạt động nhận thức văn hóa ứng xử trong văn học đi vào vận dụng cụ thể Sau các phần học hoặc tiết học giáo viên có thể tổ chức các hoạt động mang tính trải nghiệm văn hóa ứng xử cho học sinh để học sinh phát huy những giá trị vừa tiếp nhận, thẩm thấu và trở thành thói quen Cụ thể:

* Trải nghiệm văn hóa ứng xử với thiên nhiên, môi trường

Trồng cây xanh ở khuôn viên lớp, hoạt động thi đua phân loại rác trong trường, lớp; sử dụng rác tái chế sản phẩm hữu ích

Mục đích của hoạt động: Tăng cường ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường, ý thức xây dựng một khuôn viên sạch, đẹp, không khí trong lành, tươi mát cho học sinh Tạo dựng lối sống có văn hóa với thiên nhiên

* Hoạt động trải nghiệm văn hóa ứng xử với gia đình, xã hội

- Mục đích: Giúp học sinh biết trân trọng tình cảm với gia đình, bạn bè

và những người bất hạnh, khó khăn trong xã hội

- Hình thức:

+ Tổ chức hoạt động làm thiệp hoa tặng mẹ, thầy cô, bạn bè trong những ngày lễ lớn như 20/10, 20/11, 8/3

+ Sáng tác thơ, truyện, viết tản văn, về chủ đề gia đình

* Hoạt động trải nghiệm văn hóa ứng xử với bản thân

Trang 10

Nhóm 2: Tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ

Nhóm 3: Thái độ ứng xử của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên, cuộc sống trong bài thơ

Nhóm 4: Từ thái độ ứng xử của Nguyễn Trãi trong tác phẩm, suy nghĩ của em về thái độ ứng xử của học sinh hôm nay đối với thiên nhiên, cuộc sống

Bước 2: Hoạt động tiếp nhận tri thức và vận dụng thông điệp văn hóa từ tác phẩm

Các nhóm trình bày bài chuẩn bị của mình, các nhóm khác và giáo viên đặt câu hỏi học sinh chốt lại vấn đề theo 3 mức độ

- Mức độ 1: Nhận thức nội dung, nghệ thuật của bài thơ

+ Bài thơ là bức tranh ngày hè tràn đầy sự sống với âm thanh, màu sắc rực rỡ, rộn rã và tấm lòng tha thiết của Nguyễn Trãi với dân với nước

+ Bài thơ viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn Bài thơ thành công ở nghệ thuật sử dụng từ ngữ: động từ, tính từ, từ láy, giàu sức gợi hình tượng và cảm giác

- Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử

+ Thiên nhiên mang đến vẻ đẹp cho cuộc sống của con người Thiên nhiên cũng có một cuộc sống riêng tràn đầy nhựa sống

+ Thái độ ứng xử của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên, cuộc sống: Đó là thái

độ yêu mến, trân trọng, nâng niu Thiên nhiên đối với Nguyễn Trãi là nơi để nương tựa, gửi gắm những khát khao, chí nguyện của tâm hồn

+ Bài học rút ra: Thiên nhiên là một cá thể của sự sống, mọi người cần có thái

độ ứng xử tôn trọng và trân trọng với thiên nhiên

- Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử

+ Nhận thức thực trạng ứng xử của học sinh với thiên nhiên hôm nay: thô bạo, thiếu ý thức, thiếu tôn trọng

+ Bài học rút ra: Cần tôn trọng thiên nhiên bởi đó vừa là nguồn sống vừa là nơi di dưỡng tinh thần

Trang 11

9

+ Hoạt động vận dụng thông điệp văn hóa:

Vẽ tranh sáng tạo: Mẹ thiên nhiên- tình yêu và sự giận dữ

Trồng hoa làm đẹp khuôn viên lớp, trường

Làm đồ dùng học tập từ rác thải: chai nhựa, ống hút, để tạo môi trường xanh, sạch

Bài “ Chí Phèo”- Nam Cao Bước 1: Khởi động: Trình chiếu một số hình ảnh về cuộc sống của con

người Việt Nam trước cách mạng và hình ảnh về cuộc sống của con người hôm nay

Bước 2: Hoạt động tiếp nhận tri thức và vận dụng thông điệp văn hóa từ tác phẩm

- Mức độ 1: Nhận thức nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

+ Tác phẩm viết về số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng tháng 8: bị tha hóa, vùi dập và bị cự tuyệt quyền làm người

+ Nghệ thuật: Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo; ngòi bút khám phá và miêu tả tâm lý đặc sắc

- Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử

+ Chế độ thực dân nửa phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người, tước đoạt đi quyền làm người của người nông dân-> Thông hiểu: Văn hóa ứng xử của bọn cường hào ác bá đối với người nông dân: tàn bạo, phi nhân tính

+ Chi tiết: bát cháo hành của Thị Nở-> Thông hiểu: Cách ứng xử đầy tình thương giữa con người với con người- giúp con người từ con vật trở về con người

+ Thái độ ứng xử của Nam Cao đối với số phận người nông dân: Thấu hiểu, thông cảm với nỗi đau khổ của người nông dân; tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của họ-> Thông hiểu: Thái độ ứng xử tốt đẹp, nhân ái, giàu lòng vị tha + Thái độ ứng xử của nhà văn đối với bọn cường hào ác bá và thực dân: Lên

án, tố cáo, vạch trần tội ác của bọn chúng Qua nhân vật, nhà văn khẳng định chính chế độ thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người hiền lành vào bước đường cùng-> Thông hiểu: Ứng xử trước cái xấu, cái ác: Lên tiếng tố cáo mạnh mẽ

+ Bài học rút ra: Cần có lòng yêu thương và tôn trọng con người trong cuộc sống; Lên án, tố cáo những kẻ dám chà đạp lên quyền con người

- Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử

+ Nhận thức thực trạng ứng xử của học sinh với xã hội hôm nay: thờ ơ, vô cảm

+ Hoạt động vận dụng thông điệp văn hóa:

Viết “nhật ký ứng xử của tôi – hôm qua và hôm nay”

Vẽ tranh

Quyên góp ủng hộ các em học sinh và đồng bào bị lũ lụt ở huyện Quan Sơn

Ngày đăng: 14/07/2020, 10:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV chốt ý và ghi bảng - Dạy học tác phẩm văn học trong chương trình THPT thiệu hoá theo hướng giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh
ch ốt ý và ghi bảng (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w