Khác với các thể loại khác trong kho tàng văn học dân gian nước ta, những tác phẩm sử thi lớn và có giá trị nhất lại là sản phẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số, đây là một bất cập nhấ
Trang 11 Mở đầu:
1.1 Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình Trung học phổ thông, môn Ngữ văn là một môn học
có vai trò quan trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còn góp phần vào quá trình hình thành nhân cách cho các em Theo cấu trúc chương trình, phần văn học dân gian sẽ được tiếp cận trước tiên, phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội nói chung và văn học nói riêng Văn học với vai trò giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ cung cấp cho các em kho tri thức phong phú về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới Chương trình Ngữ Văn lớp 10 tập 1 giành phần lớn thời lượng để truyền tải đến các em tri thức về văn học dân gian – nền văn học gắn bó với nhiều truyền thống và những nét văn hóa của dân tộc ta từ ngàn đời xưa Có thể nói giai đoạn văn học này đem đến cho học sinh nhiều khám phá mới mẻ, niềm hứng thú và
sự say mê, tuy nhiên do độ lùi của thời gian, và có nhiều thể loại văn học dân gian có đặc trưng riêng dẫn đến việc cảm thụ của các em với các tác phẩm cũng hạn chế
Nếu các thể loại văn học dân gian khác như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, tục ngữ, ca dao được học sinh làm quen từ bậc tiểu học và Trung học cơ sở, thì thể loại sử thi đến lớp 10 các em mới được làm quen Đây là loại hình dân gian ra đời từ rất sớm có cách tư duy, cách xây dựng nhân vật đặc trưng theo thể loại Vì vậy chúng ta không thể đánh đồng việc đọc hiểu văn bản
sử thi với các thể loại tự sự dân gian khác được Khác với các thể loại khác trong kho tàng văn học dân gian nước ta, những tác phẩm sử thi lớn và có giá trị nhất lại là sản phẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số, đây là một bất cập nhất định
trong việc tìm hiểu đặc trưng sử thi Chẳng hạn sử thi Đăm Săn được phát hiện
bởi một người Pháp và văn bản hiện hành mà chúng ta đang sử dụng cũng được dịch từ tiếng Pháp Do đó việc đánh giá đầy đủ giá trị của tác phẩm này sẽ là nguồn minh chứng vững chắc cho sự toàn diện và phong phú của kho tàng văn học dân gian Việt Nam
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của sử thi là xây dựng thành công hình tượng những nhân vật anh hùng có thể trở thành cho sức mạnh, văn hóa của
cả cộng đồng trong buổi đầu nền văn minh nhân loại Để đạt được thành công đó các nghệ sĩ và dân gian đã sử dung nhiều biện pháp nghệ thuật vừa phổ biến, vừa độc đáo để khắc họa vẻ đẹp của các nhân vật Nhờ đó hình tượng những người anh hùng trở nên đẹp đẽ cả về dáng vẻ lẫn phẩm chất, in dấu đậm nét trong lịch sử văn học và trở thành nghệ thuật điển hình, trở thành chất sử thi cho văn học sau này Đây là giá trị cốt lõi của các tác phẩm sử thi nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới
Do vậy, trước những yêu cầu thiết thực của học sinh muốn được khám phá sự giàu đẹp của văn học dân gian nói chung và sử thi nói riêng, để học sinh thêm phần trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đang ngày càng phai nhạt trong cuộc sống hiện đại Để các em học sinh thấy được đặc trưng của
sử thi là xây dựng những hình tượng nhân vật anh hùng mang tính chất đại diện cho cả cộng đồng, việc phát hiện, phân tích và đánh giá đúng giá trị của các biện pháp nghệ thuật là rất cần thiết khi hướng dẫn học sinh tiếp nhận, cảm thụ về vẻ
Trang 2đẹp của các tác phẩm sử thi.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Do việc sử thi là những tác phẩm có quy mô lớn, các văn bản trong chương trình là những trích đoạn, những lát cắt vì vậy làm sáng tỏ nôi dung, tư tưởng của cả tác phẩm là nhiệm vụ quan trọng Nghệ thuật khắc họa nhân vật trở thành phương tiện chủ yếu để làm rõ hình tượng người anh hùng sử thi Từ thực
tế trên chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất đóng góp Giải pháp tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng anh hùng sử thi trong chương trình Ngữ văn 10 để học
sinh có thể hiểu sâu sắc về tác phẩm, đồng thời tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn cho bài học
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Một số sử thi, đoạn trích sử thi trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 tập 1
- Hình tượng các nhân vật anh hùng trong các đoạn trích sử thi của chương trình
- Tìm hiểu và phân tích các biện pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại; nghệ thuật khắc họa nhân vật và sự thần thánh hóa Đánh vai trò của nó trong việc khắc họa hình tượng nhân vật anh hùng sử thi
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, sách hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ Văn lớp 10
- Tài liệu tham khảo
- Tranh ảnh minh họa
1.5 Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm:
- Phân tích, đánh giá đúng vị trí, vai trò của biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong các tác phẩm sử thi thông qua các đoạn trích
- Phân tích để chỉ ra điểm tương đồng và sự khác biệt trong nghệ thuật xây dựng các hình tượng nhân vật, qua đó thấy được nét đặc trưng trong văn hóa của các dân tộc trên thế giới trong buổi đầu của nền văn minh nhân loại
- Có thể kết hợp các thao tác phân tích, bình giảng, sân khấu hóa các trích đoạn
sử thi trong chương trình
- Chỉ ra được việc khắc hoạn hình tượng nhân vật anh hùng chính là nội dung, ý nghĩa, tư tưởng của các tác phẩm sử thi
2 Nội dung:
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến:
- Sử thi: Theo khái niệm được trích dẫn trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 ( Nhà xuất bản Giáo dục) thì Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng kể về nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại Sử thi có hình thức diễn xướng riêng (hát, kể) [1]
- Nhân vật văn học: Là hình tượng con người (dù dưới hình thức loài vật hay cây cỏ ) được miêu tả trong tác phẩm văn học Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo của nhà văn chứ không có trong thực tế, mặc dù nhà văn
có thể sử dụng nguyên mẫu của thực tế Nhân vật thường có lai lịch, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ Nhân vật văn học lại được xây dựng dựa vào nhiều mối quan hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm, do vậy phân tích cốt truyện và các mối quan hệ đó có thể giúp người đọc hiểu rõ được nhân vật văn
Trang 3học Nhân vật lại có tính cách, có số phận; thông qua các đặc điểm này nhà văn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của mình đối với con người và cuộc sống mà tác giả đã có cơ hội trải nghiệm trong thực tiễn [2]
- Hình tượng nhân vật anh hùng sử thi: Trong sử thi anh hùng ca, nhân vật trung tâm bao giờ cũng là người anh hùng toàn thiện toàn mỹ, các nhân vật khác chỉ giữ vai trò phụ và quy tụ làm tôn thêm vẻ đẹp cho người anh hùng Nhân vật anh hùng mang tính khái quát, mang tính lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ của thời đại đã sản sinh ra nó Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất - tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm…
Tất cả được thể hiện qua những hành động cao cả, dũng cảm của người anh hùng với những chiến công hiển hách Nhân vật anh hùng sử thi không thể tồn tại nếu không vượt qua được mọi khó khăn thử thách để giành chiến thắng Người anh hùng phải có những khát vọng lớn lao, những lý tưởng cao cả và lý tưởng ấy cũng là đại diện cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc Những vẻ đẹp về sức mạnh thể chất, tinh thần, tài năng và những phẩm giá ưu tú của cộng đồng được thể hiện qua nhân vật người anh hùng trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội Sử thi anh hùng luôn xây dựng hình tượng trung tâm là những anh hùng Điều đó được thể hiện rõ nét qua các anh hùng được trích học trong chương trình như Đăm Săn, Uy-lit-xơ, Ra-ma Như vậy khi phân tích đầy đủ các nhân vật cũng chính là đã hiểu được giá trị cơ bản của các tác phẩm sử thi
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng sử thi: Tuy khác nhau về mã văn hóa, thời đại và khu vực lưu hành, lại ra đời trong buổi sơ khai của nền văn minh nhân loại, tuy nhiên các tác phẩm sử thi lại gần gũi nhau về cách thức xây dựng nhân vật anh hùng Ở đây có thể liệt kê một số nghệ thuật cơ bản như: Nghệ thuật so sánh, phong đại; Nghệ thuật khắc họa nhân vật; Sự kết hợp của các yếu tố thần linh trong thể hiện Những đặc trưng nghệ thuật này sẽ được làm rõ trong phần sau của sáng kiến này
2.2 Thực trạng vấn đề:
2.2.1 Thuận lợi:
- Về phía giáo viên:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ Ngữ văn của trường luôn chú trọng đến công tác chuyên môn nhất là trong những buổi sinh hoạt chuyên môn
Đội ngũ giáo viên trong tổ nhiều người có tuổi đời cũng như tuổi nghề cao, vốn kinh nghiệm giảng dạy phong phú, lại giàu tinh thần trao đổi về kiến thức Bộ phận giáo viên trẻ ham học hỏi, biết đoàn kết giúp đỡ nhau để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
- Về phía học sinh:
Đa số các em là học sinh đầu cấp có tinh thần ham học hỏi, thích tiếp cận
và tiếp cận nhanh với cái hay, cái lạ của văn học ở chương trình mới, cấp học mới Đây là thuận lợi lớn khi văn học trong nhà trường không chỉ là môn học khoa học mà còn mang tính chất nghệ thuật, giáo dục cao
2.2.2 Khó khăn:
Trang 4- Về phía giáo viên:
Việc giảng dạy các đoạn trích sử thi luôn là công việc khó khăn, do đây chỉ là những lát cắt khiêm tốn trong quy mô hoành tráng của các tác phẩm Việc phân tích một trích đoạn để thấy giá trị của toàn tác phẩm là công việc cực kì khó khăn của giáo viên Nguồn tư liệu về các tác phẩm sử thi cũng không phong phú do đó gây ra những bất cập khi muốn bổ sung những kiến thức cho bài học
Sử thi lại là thể loại hoàn toàn mới với học sinh lớp 10, không được tiếp cận mở rộng như các thể loại khác của văn học dân gian mà các em đã được học ở cấp học trước
- Về phía học sinh:
Hiện việc học văn học dân gian nói chung và sử thi nói riêng đang gặp những vấn đề bất cập do nhiều nguyên nhân Đây là phần kiến thức khó và đối tượng là học sinh lớp 10 đầu cấp, dẫn đến một bộ phận không nhỏ các em chưa hiểu, chưa hào hứng, chưa thấy được cái hay của các tác phẩm
Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa coi trọng việc học, chưa tập trung, chăm chỉ
- Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu:
+ Hình thức khảo sát:
Tập trung vào mảng kiến thức của bài như: Cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao-Mxây; Hình tượng Xi-ta; Cuộc hội ngộ của gia đình Uy-lit-xơ, Hình tượng các nhân vật chính như: Đăm Săn, Uy-lit-xơ, Ra-ma
Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để nắm kiến thức bài học Sử dụng hình thức kiểm tra bằng các đoạn văn văn ngắn
+ Kết quả khảo sát:
Khối Lớp Sĩ số SLGiỏi(%) SLKhá(%) SL TB(%) SL (%)Yếu
10 10C710C11 3838 00 00 1510 39.5 1326.3 17 34.2 1044.8 11 26.328.9
Qua thực tế khảo sát tôi thấy:
- Học sinh chưa nắm vững đặc trưng thể loại, đọc chưa kĩ văn bản
- Kĩ năng làm bài văn chưa tốt
- Kĩ năng phân tích để làm nổi bật hình tượng các nhân vật chưa tốt, xa vào kể lại diễn biến của các trích đoạn
2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Các yếu tố nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng sử thi.
2.3.1 Giải pháp 1: Nghệ thuật so sánh, phóng đại:
- Nghệ thuật so sánh được biết đến là một biện pháp tu từ được thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc điểm của sự vật hoặc hiện tượng này qua thuộc tính, đặc điểm của của sự vật hoặc hiện tượng khác [3]
- Nghệ thuật phóng đại hay còn có những cách gọi khác như cường điệu, khoa trương hay nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy
mô, tính chất của sự việc Mục đích chính của nói quá là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt [4]
Trang 5- Trong các đoạn trích sử thi thì khi sử dụng gần như đều sử dụng song song cả hai biện pháp này tạo thành cách diễn đạt so sánh, phóng đại Đây là biện pháp nghệ thuật được dùng phổ biến và tạo ra hiệu quả nghệ thuật cao đặc biệt khi khắc họa hình tượng các nhân vật anh hùng sử thi nhất là hình tượng các anh hùng sử thi chiến trận
Trong văn bản “Chiến thắng Mtao Mxây”, nghệ thuật so sánh phóng đại
không chỉ dành để miêu tả Đăm Săn mà đối thủ của chàng cũng được các tác giả dân gian sử dụng
Trước hết là trong trận chiến, tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng tù trưởng Mtao Mxây đầy sức mạnh, giàu có đáng là đối thủ xứng tầm với chàng
Đăm Săn: “Khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng Trông hắn dữ tợn như một vị thần.” Hình ảnh Mtao Mxây được giới thiệu trước
khiến người đọc sẽ hình dung ra bóng dáng của vị tù trường vô địch nhưng đó chỉ là nền để chàng Đăm Săn xuất hiện một cách uy nghi, rực rỡ hơn, nhất là tài năng, sức mạnh chiến đấu Từ đây nghệ thuật so sánh phóng đại giúp người đọc thấy được sự đối lập rõ nét của hai tù trưởng lừng danh Khi hai con người xuất hiện trong tâm thế đối diện vẻ đẹp của Đăm Săn lấn át nổi bật trước Mtao Mxây, khiến cho đối thủ của chàng trở nên yếu đuối một cách đáng thương Ở đây ta lại thấy các tác giả dân gian cũng rất khéo léo, tinh tế khi chuyển nghệ thuật so sánh phóng đại từ lời miêu tả trần thuật sang lời đối đáp của hai nhân vật Mtao Mxây
thú nhận trước lời thách đấu của Đăm Săn: “ ta như gà làng mới mọc cựa kli-ê, như gà rừng mới mọc cựa ê-chăm, chưa ai giẫm mà đã gãy mất cánh” Hoặc
trong lời khiêu chiến khinh thường của chàng Đăm Săn khi hướng về phía đối
thủ: “Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô” Và khi trổ
tài, tài múa khiên, múa dao của chàng không còn là của người thường, đó như
một vị thần thị oai: “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”, “Chàng múa trên cao, gió như bão Chàng múa dưới thấp, gió như lốc Chòi lẫm đổ lăn lóc Cây cối chết rụi Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng Khi chàng múa trên cao, vươn lên tiếng đĩa khiên kênh Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung” So sánh để thấy sự khác biệt, chênh lệch rõ ràng của hai tù trưởng, chiến
thắng của Đăm Săn và thất bại ê chề của Mtao Mxây là kết quả tất yếu, không thể tránh khỏi
Nghệ thuật so sánh phóng đại còn thể hiện phong phú khi tác giả dân gian tái hiện lại hình ảnh người anh hùng của cộng đồng, vị tù trưởng giàu mạnh Đăm Săn trong lễ ăn mừng chiến thắng, thu phục nô lệ, của cải tài sản của Mtao Mxây Một Đăm Săn mang dáng vẻ phi thường, với những chi tiết mang tầm vóc của đại ngàn Tây Nguyên Một tù trưởng giàu mạnh, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tù trưởng những vùng lân cận, họ đến mừng lễ chiến thắng
như đi trẩy hội: đông đúc, ồn ào và hả hê vui sướng: “Đoàn người đông như bầy
cà tong đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến mối Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước” Trong cảnh mừng chiến thắng đó Đăm Săn trở nên phi
thường, không một tù trưởng nào có thể sánh bằng, đó là tầm vóc của thần linh
Trang 6Đây chính là một trong những động lực thôi thúc khiến cuối tác phẩm, chàng dấn thân vào thử thách không tưởng đó là đi bắt Nữ thần mặt trời về làm vợ Đăm Săn sau chiến thắng vốn đã là một tù trưởng giàu có nay càng thêm giàu có
thêm, uy danh của chàng vang khắp vùng: “Rõ ràng là tù trưởng Đăm Săn đang giàu lên, chiêng lắm, la nhiều Rõ ràng là Đăm Săn có chiêng đống voi bầy, có bạn bè như nêm như xếp Làm sao mà có được một tù trưởng giàu có, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó, vây đâu phá nát đó như chàng?” Trong không gian văn hóa Tây Nguyên, vóc dáng tù trưởng Đăm Săn như vượt lên mọi điều bình thường: “Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.”
Bên cạnh đó, tác giả dân gian đã không tiếc sự hào phóng khi miêu tả về người anh hùng xứng đáng là đại diện cho cả cộng đồng mà họ rất mực ngưỡng mộ:
“Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy gầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”.
Về sự giàu mạnh của tù trưởng Đăm Săn, nghệ thuật phóng đại được sử dụng sẽ là một sự hợp lí Sự giàu có đó cũng là minh chứng cho sức mạnh của chàng bằng tài năng, sự cần mẫn trong lao động, trong những cuộc chinh phạt;
nó cũng tô điểm cho vẻ đẹp hoàn hảo của tù trưởng lừng lẫy nhất vùng: “Chàng
mở tiệc ăn uống linh đình, thịt lợn thịt trâu ăn không ngớt Thịt lợn ăn đến cháy đen hết ống le, thịt dê ăn đến cháy đen hết ống lồ ô Tiết bò tiết trâu đọng đen khắp sàn hiên, dây cồng dây chiêng dăng như mạng nhện, chỉ vàng chỉ đỏ như hoa dam piết” Giữa khung cảnh lễ hội hoàng tráng kéo dài đến tận mùa mưa người anh hùng Đăm Săn hiện lên lung linh, phi thường: “Còn Đăm Săn, bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa”.
Về cách sử dụng nghệ thuật so sánh, phóng đại trong đoạn trích, các tác giả dân gian cũng vận dụng khá linh hoạt, tự nhiên và phong phú Số lượng câu văn sử dụng phép so sánh diễn ra với mật độ dày đặc, có đến hàng chục câu văn
đã có các chi tiết, hình ảnh so sánh phóng đại Đó là cách so sánh giữa các hình
ảnh tương đồng: “Chàng múa trên cao, gió như bão Chàng múa dưới thấp, gió như lốc” Nghệ thuật so sánh, phóng đại trong đoạn trích có sự kết hợp với nghệ
thuật đối lập và phép điệp như trong câu văn miêu tả cảnh chàng múa khiên
trước Mtao Mxây: “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây” Cách so sánh, phóng đại phần lớn thể hiện qua lời văn trần thuật của
tác giả dân gian nhưng cũng có nhiều lúc được lồng ghép vào trong các câu thoại của các nhân vật Ở trên ta đã thấy nó xuất hiện trong câu nói ngắn ngủi
của tù trưởng Sắt “ta như gà làng mới mọc cựa kli-ê, như gà rừng mới mọc cựa ê-chăm” nhưng sẽ nổi bật trong câu so sánh của Đăm Săn trong lời hiệu triệu chuẩn bị cho lễ ăn mừng chiến thắng: “Rượu bảy ché, trâu bảy con để dâng thần, cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên như sông nước,
Trang 7cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp.”, “Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạc, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê giác trong rừng quên không cho con bú, ếch nhái dưới gầm sàn, kì nhông ngoài bãi phải ngừng kêu, tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui như mừng mùa khô năm mới của ta vậy.” Nghệ thuật so sánh, phóng đại đã mang lại hiệu quả biểu đạt cao và
tạo cho đoạn trích sức hấp dẫn đặc biệt Trước hết, nghệ thuật so sánh, phóng đại đã làm nổi bật đối tượng được miêu tả, qua đó hình ảnh nhân vật, khung cảnh hiện lên rõ nét, cụ thể, sinh động
Dù so sánh, phóng đại được dùng để miêu tả Mtao Mxây hay để miêu tả khung cảnh thì mục đích cuối cùng vẫn là làm nổi bật hình tượng nhân vật chính
- người anh hùng Đăm Săn Đăm Săn mạnh mẽ, tài năng, uy danh trong khung cảnh hào hùng, bên sự kém cỏi, yếu thế của kẻ thù Và tác giả dân gian cũng đã dùng rất nhiều câu văn so sánh, phóng đại để miêu tả trực tiếp vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng Đăm Săn Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho cộng đồng Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ đẹp thần thánh, siêu phàm đúng với tính chất hùng tráng, mang tầm vóc vũ trụ của nhân vật Qua đây cũng thấy được thái độ của tác giả dân gian ngưỡng mộ, tôn vinh với vị anh hùng đại diện cho văn hóa, sức mạnh của cộng đồng mình trong buổi đầu sơ khai hình thành nền văn minh của các vùng lãnh thổ trên thế giới loài người
2.3.2 Giải pháp 2: Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
Trong các trích đoạn sử thi nghệ thuật khắc họa nhân vật còn rất đơn giản, hình tượng các anh hùng phần lớn thể hiện qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, ít diễn biễn tâm lí
Ngoại hình Đăm Săn được miêu tả đến mức lí tưởng hóa, mang dáng vẻ
của thần linh: cao đẹp, mạnh mẽ: “Còn Đăm Săn, bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa” hay:
“Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy gầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ” Hình ảnh của chàng còn được thể hiện trong trận chiến với
Mtao Mxây, nơi sức mạnh của chàng đã được sáng ngang cùng thiên nhiên vũ trụ Người anh hùng Uy-lit-xơ trở về nhà trong bộ dạng của người hành khất nhằm che giấu những toan tính giải cứu gia đình nhưng vẫn toát lên khí phách của bậc phi phàm Đặc biệt giữa những nghi kị của Pê-nê-lốp, chàng sau khi tắm
và thay đổi trang phục, ta không còn nhận ra kẻ ăn xin rách rưới mà đó là một vị
thần: “Khi Uy-lit-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần”.
Ngôn ngữ của Đăm Săn, Uy-lit-xơ, Ra-ma là ngôn ngữ đối thoại trong mối quan hệ với các nhân vật khác, trong những không gian cụ thể nhất định
Lời của Đăm Săn là lời của anh hùng chiến trận, khiêu chiến, mạnh mẽ,
hạ thấp đối thủ để tạo những lợi thế nhất định về mặt tinh thần trước cuộc chiến
cũng là khẳng định vị thế của bản thân: “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là!” Là lời của người thắng trận, bậc bề trên kiêu hãnh nhưng cũng
Trang 8rất chân thành khi thuyết phục nô lệ của kẻ thù thất bại về với mình “Ơ tất cả dân làng này, các người có đi vớ ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!” Như vậy qua ngôn ngữ của Đăm Săn ta thấy chàng
không chỉ là tù trưởng giàu mạnh nhưng không dựa vào nó để khuất phục kẻ khác mà hoàn toàn dựa vào uy tín bản thân, của một tù trưởng lẫy lừng để thuyết phục dân làng Như vậy sự kết hợp giữa sức mạnh và chính nghĩa đã làm nên chân dung người anh hùng trong quan niệm dân gian, xứng đáng đại diện cho cả cộng đồng đương thời Và hình ảnh Đăm Săn còn nổi bật với sự phóng khoáng của một tù trưởng giàu mạnh nhất vùng Lời hiệu triệu của chàng trong buổi lễ
mừng thắng trận đã thể hiện rất rõ điều đó: “Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạc, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê giác trong rừng quên không cho con bú, ếch nhái dưới gầm sàn, kì nhông ngoài bãi phải ngừng kêu, tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui như mừng mùa khô năm mới của ta vậy.”
Lời của nhà vua Ra-ma trong lúc buộc tội cũng dứt khoát, quyết đoán của người thủ lĩnh nhưng cũng rất nặng lòng khi danh dự buộc chàng phải làm điều
đau đớn, khổ tâm nhất đời: “Nay mục đích cứu nàng đã đạt được rồi, ta không cần đến nàng nữa Nàng muốn đi đâu tùy ý Hỡi phu nhân cao quý! Ta nói rõ cho nang hay, chẳng chút quanh co, ngập ngừng: nàng có thể để tâm đến Lắc-ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na, Xu-gri-va, hay nếu nàng thích, nàng có thể đi theo Vi-phi-sa-na cũng được ” Lời của Ra-ma phản ánh cách xử thế của người anh
hùng và cũng chính là biểu hiện của tâm hồn người Ấn Độ đương thời
Khác với hai hình tượng trên Uy-lit-xơ sử dụng ngôn ngữ như một hình thức của tư duy, của trí tuệ siêu phàm Mỗi lời nói, mỗi câu chữ mà Uy-lit-xơ đều ẩn chứa những suy nghĩ thấu đáo, những tính toán cẩn trọng của chàng trong hoàn cảnh éo le Dường như lời của chàng chứa đựng những dự trù cho một kế hoạch hoàn hảo, điều này kết hợp với những năm tháng bôn ba đã giúp chàng xử lí tình huống rất điềm tĩnh và thông minh Như lời nói của chàng với
con trai trước những từ chối, lạnh lùng của vợ: “Tê-lê-mác, con! Đừng làm rầy
mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này Nhưng về phần cha con ta, ta hãy bàn xem nên xử trí thế nào cho ổn thỏa nhất Nếu có ai giết chết một người trong xứ sở, chỉ một người thôi, và dù kẻ bị giết chẳng có ai báo thù nữa, thì người ấy cũng phải rời bỏ cha mẹ, đất nước trốn đi Huống hồ chúng ta ở đây, chúng ta đã hạ cả thành lũy để bảo vệ đô thị này, giết những chàng trai của những gia đình quyền quý nhất; tình huống ấy, cha khuyên con nên suy nghĩ.”
Nhân vật của sử thi I-li-át là sự sáng tạo của Hô-me-rơ, nó mang phong thái của
những quý tộc Hi Lạp cổ đại, trong lời nói bao giờ cũng kèm theo những định ngữ cụ thể Nói về Pê-nê-lốp sẽ là Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo và Uy-lit-xơ cao quý đó là đặc trưng của giao tiếp mà qua đó ta hiểu thêm
về nền văn minh Hi Lạp, một nền văn minh rực rỡ của nhân loại
Hành động của các nhân vật anh hùng sử thi luôn đi kèm với những phát ngôn của họ, đó là sự thống nhất trong con người đại diện cho cả sức mạnh và văn hóa của cộng đồng Hành động của anh hùng sử thi không đơn thuần là
Trang 9những cử chỉ thông thường, đó là mệnh lệnh và mệnh lệnh đó dứt khoát phải được thực hiện và có hiệu lực Như việc Đăm Săn sau trận chiến và giành thắng lợi trước Mtao Mxây, chàng đã đến gõ cửa tận từng nhà dân của tù trưởng Sắt để
thu phục họ về với buôn làng của mình: “Đăm Săn lại gõ vào từng ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng” và kết thúc bằng lời hiệu triệu: “Ơ nghìn chim sẻ,
ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào” Tiếp lời chàng
là hành động nhất loạt dân làng của tù trưởng Sắt lên đường cùng của cải về với buôn làng dưới sự chỉ huy của vị tù trưởng mới
Điều đáng lưu ý là việc sử thi rất ít có những đoạn miêu tả diễn biến tâm
lí của các nhân vật Bản chất sử thi là những tác phẩm ra đời khá sớm, khi các thủ pháp nghệ thuật chưa định hình, tâm hồn con người còn mộc mạc, giản đơn, các tác giả sẽ tập trung đến những điểm nổi bật của nhân vật Mặt khác, chúng ta cũng cần thấy rõ, các anh hùng sử thi là những cá nhân mạnh mẽ, đại diện cho sức mạnh của cộng đồng, phải có khả năng lãnh đạo cộng đồng do vậy họ cần phải được thể hiện qua ngôn ngữ và hành động Ngôn ngữ mang tính hùng biện, hành động phải quyết liệt và dứt khoát
2.3.3 Giải pháp 3: Sự thần thánh hóa nhân vật:
Các yếu tố thần linh là đặc điểm cơ bản của văn học dân gian Trong nhiều thể loại, yếu tố thần linh đóng vai trò như nhân vật chính quyết định đến nội dung của tác phẩm Đây là điều thường tình vì thần linh chính là nhận thức ngây thơ của con người trong buổi đầu của nền văn minh, càng về sau yếu tố này càng mờ nhạt và chỉ đóng vai trò như những yếu tố nghệ thuật giúp tác phẩm hấp dẫn, sinh động hơn Trong sử thi, yếu tố thần linh cũng xuất hiện như
sự tiếp nối của thần thoại, tuy nhiên không còn đậm nét
Sự thần thánh hóa nhân vật anh hùng sử thi phản ánh quan niệm của các tác giả Người anh hùng sử thi nào cũng được khắc họa đẹp đẽ, mạnh mẽ, lớn lao, phi thường và khi đó họ thường được ca ngợi như những vị thần Hình ảnh Uy-lit-xơ trở lại với vẻ đẹp sau khi chàng thoát khỏi bộ dạng của người hành
khất: “Khi Uy-lit-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần”.
Người anh hùng Đăm Săn cũng được khắc họa bằng những hình ảnh tương tự
như vậy:“ bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng
ở dưới đất là một cái nong hoa” và: “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm
ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy gầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc” Rõ ràng đây không phải là dáng vẻ của một người thường, dù không có
một vị thần linh cụ thể nào được đem ra đối chiếu nhưng vị tù trưởng lẫy lừng
đó thật phi phàm
Các anh hùng sử thi với tầm vóc của họ luôn tạo ra những hành động và quyết định sánh ngang với thần linh, tác động đến cả vũ trụ bao la, vĩ đại Cảnh đoàn tụ của vợ chồng Uy-lit-xơ, không chỉ mừng mừng, tủi tủi với bao người mà
thần linh cũng xúc động “Dịu hiền thay là mặt đát, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả gió to, họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được đến bờ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi ” Khoảnh khắc nhà vua Ra-ma tuyên bố những quyết định lạnh lùng về số
Trang 10phận nàng Xi-ta, người vợ rất mực yêu quý của chàng khiến cho mọi người đều
xót xa Sự xúc động mãnh liệt đó còn làm động lòng cả muôn loài “ các phụ
nữ bật ra tiếng khóc thảm thương Cả loài Rắc-xa-na lẫn loài Va-ra-na cùng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó” Với Đam Săn có thể thấy qua hai nội
dung chính đoạn trích: Trong lúc cuộc chiến với Mtao Mxây cam go nhất, tài năng và sức mạnh của chàng chưa thể khuất phục được tù trưởng Sắt dù trận đánh đã kéo dài, Đam Săn đã được thần linh giúp sức Thần linh đã chỉ ra điểm yếu của đối phương chính là mang tai, nơi phòng thủ sơ hở nhất của địch, nhờ
đó Đam Săn đã dùng chày và ra đòn quyết định kết liễu đối thủ, giành chiến thắng cuối cùng hoàn hảo Sự trợ giúp của thần linh cũng chính là thái độ của dân gian với người anh hùng lí tưởng: đó phải là người vừa được cộng đồng ủng
hộ mà còn được cả thần linh giúp đỡ Đây là điều mà Mtao Mxây không thể có được trong cuộc chiến mà nhân vật này bị đuối thế mọi mặt trước Đăm Săn Trong cảnh ăn mừng chiến thắng của vị tù trưởng uy danh nhất vùng, lễ vật bày
ra không chỉ tô vẽ sự giàu có mà còn tác động đến cả thiên nhiên vũ trụ, khiến cho vạn vật trở nên bé nhỏ trước tầm vóc của Đăm Săn Lời của Đăm Săn là lời
của núi non đại ngàn Tây Nguyên vang vọng: “Hãy đánh lên tất cả cho ở dưới
vỡ toác các cây đòn ngạc, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê giác trong rừng quên không cho con bú, ếch nhái dưới gầm sàn, kì nhông ngoài bãi phải ngừng kêu, tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui như mừng mùa khô năm mới của ta vậy.”.
Trên đây là những biểu hiện sinh động và đa dạng của việc thần thánh hóa anh hùng trong sử thi, nó không chỉ giúp khắc họa thành công hình ảnh nhân vật
mà còn phản ánh tư duy, tín ngưỡng và tình cảm của các tác giả
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Phương pháp dạy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận từ chính quá trình đánh giá kiến thức của học sinh khối 10 Phương pháp đổi mới trong quá trình dạy đọc hiểu văn bản sử thi đã thể hiện tính khả thi và hiệu quả xã hội khá tốt, hoàn toàn có thể áp dụng trong việc giảng dạy tại trường Trung học phổ thông trong môn Ngữ Văn Đặc biệt phương pháp này còn giúp học sinh hiểu về các vấn đề lí luận văn học, là dẫn chứng cụ thể, thiết thực sẽ được học trong chương
trình học kì 2: Nội dung và hình thức của văn bản văn học.
Với phương pháp này vừa rút ngắn thời gian tìm hiểu tác phẩm, vừa tạo thói quen tích cực học tập, sưu tầm, tìm kiếm tài liệu cho học sinh đồng thời phát huy tư duy, khả năng sáng tạo của người học, khiến giờ học tác phẩm văn học dân gian trở nên hấp dẫn, sinh động hơn Mặt khác tạo cho các em thói quen mới khi tìm hiểu một văn bản văn học là không chỉ tập trung khai thác nội dung
mà thấy được các thủ pháp nghệ thuật chính là cách biểu đạt hiệu quả nhất của nội dung tác phẩm Chúng tôi nhận thấy rằng, giải pháp này không chỉ áp dụng với thể loại sử thi mà với tất cả những thể loại tự sự dân gian khác, giáo viên cũng có thể sử dụng
2.5 Giáo án thực nghiệm:
Tiết 8 – 9: