TÊN ĐỀ TÀI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” Ở TÂY NGUYÊN. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Tây Nguyên là khu vực rộng lớn có vị trí quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng đối với ViệtNam đồng thời đây là vùng có tiềm năng, nơi ẩn chứa nhiều nhân tố nội sinh cho sự phát triển về kinh tế, văn hoá tinh thần… và phát triển xã hội . Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng và Đăk Nông. Có diện tích tự nhiên 5447,4 nghìn ha, chiếm 17,5% diện tích cả nước, lớn gấp 1,4 lần diện tích các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tây Nguyên là khu vực rộng lớn có vị trí quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng đối với Việt Nam. Trên mảnh đất Tây Nguyên đang có 43 dân tộc anh em cùng chungsống, trong đó người Kinh chiếm 65,8%, tiếp đến là các dân tộc thiểu số khác như Ba Na, Ê Đê, Mnông, Gia Jai, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu... Vì thế, có thể nói Tây Nguyên là vùng đa màu sắc văn hoá tộc người, khá phong phú, phức tạp về phương diện tín ngưỡng tôn giáo và nhiều màu sắc nhất ở Việt Nam. Tây Nguyên còn được xem là vùng trọng điểm trong chiến lược quốc phòng, an ninh quốc gia. Với vị thế và tiềm năng ấy, từ trước đến nay Tây Nguyên vẫn luôn là địa bàn khu vực được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, xây dựng mọi mặt để cùng hoà nhập với tiến trình cách mạng của cả nước; mặt khác, cũng vì lẽ đó Tây Nguyên trở thành vùng xung yếu – nơi các thế lực đế quốc, phản động nhòm ngó, rắp tâm thực hiện, cài cắm xây dựng lực lượng, tạo dựng các “phong trào” nhằm chống phá công cuộc xây dựng và phát triển xã hội, chống phá nhà nước, chế độ…Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để đầu tư, xây dựng, phát triển xã hội Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, các cấp bộ Đảng, chính quyền địa phương đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo và tạo dựng nhiều điều kiện cần thiết cho mọi người dân lao động, mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức sản xuất ở Tây Nguyên hoà nhập, thích nghi với lối sống mới, chế độ mới. Đặc biệt từ ngày đổi mới đến nay, nhịp điệu cuộc sống, cách thức sản xuất, làm ăn của nhiều nhóm cư dân, nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh trong vùng đã thực sự khởi sắc, năng động sáng tạo và ngày càng có hiệu quả... Tuy vậy, nhìn tổng thể cho đến hiện nay, sự phát triển của các tỉnh Tây Nguyên vẫn chưa hoàn toàn vững chắc; nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là những vấn đề chính trị xã hội phức tạp, nhạy cảm vẫn đang tiềm ẩn sự “bùng nổ”. Núp dưới bóng cái gọi là “Tin Lành Đề Ga”, chúng âm mưu thành lập một “nhà nước Đề Ga tự trị”, chúng đã cài cắm, phát triển các cơ sở, tổ chức các hoạt động biểu tình, bạo loạn. Các sự kiện diễn ra vào tháng 02 năm 2001 và tháng 04 năm 2004 ở một số địa phương thuộc Tây Nguyên là một trong những loại tình huống chính trịxã hội cụ thể phản ánh tính chất phức tạp trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở địa bàn khá nhạy cảm này. Ngay khi sự kiện bùng phát, hoàn toàn có đủ cơ sở để khẳng định, đây là những vụ bạo loạn chính trị không vũ trang mà các thế lực thù địch đã lợi dụng các vấn đề dân tộc tôn giáo nhằm chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta; là những sự kiện, biến cố khởi phát từ chuỗi những âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước phối hợp tiến hành. Vì vậy, việc nhận diện diễn biến hoà bình trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, những thủ đoạn, bản chất của chiến lượcdiễn biến hoà bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, đánh giá những kết quả, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hết sức cần thiết. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài “ Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên Thực trạng và giải pháp ” để làm đề tài của bài tiểu luận.Trên ý nghĩa đó, thông qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn những thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã và đang tiến hành hoạt động chống phá thông qua “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên, tôi tập trung phân tích một số vấn đề có liên quan đến việc các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” và xem đó như là một trong những phương diện có thể tiếp cận, cắt nghĩa và giải quyết, xử lý các tình huống đã và đang diễn ra. Qua nghiên cứu ở các tỉnh Tây Nguyên, đề tài nêu lên những biện pháp cụ thể, từ đó tập hợp những biện pháp thống nhất có tính khả thi để hiểu rõ hơn âm mưu và thủ đoạn chống phá cách mạng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của các thế lực thù địch, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Trang 1TÊN ĐỀ TÀI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” Ở TÂY
NGUYÊN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Tây Nguyên là khu vực rộng lớn có vị trí quan trọng về kinh tế và an ninhquốc phòng đối với ViệtNam đồng thời đây là vùng có tiềm năng, nơi ẩn chứanhiều nhân tố nội sinh cho sự phát triển về kinh tế, văn hoá tinh thần… và pháttriển xã hội Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, LâmĐồng và Đăk Nông Có diện tích tự nhiên 5447,4 nghìn ha, chiếm 17,5% diệntích cả nước, lớn gấp 1,4 lần diện tích các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long TâyNguyên là khu vực rộng lớn có vị trí quan trọng về kinh tế và an ninh quốcphòng đối với Việt Nam Trên mảnh đất Tây Nguyên đang có 43 dân tộc anh emcùng chungsống, trong đó người Kinh chiếm 65,8%, tiếp đến là các dân tộcthiểu số khác như Ba Na, Ê Đê, Mnông, Gia Jai, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu
Vì thế, có thể nói Tây Nguyên là vùng đa màu sắc văn hoá tộc người, khá phongphú, phức tạp về phương diện tín ngưỡng- tôn giáo và nhiều màu sắc nhất ở ViệtNam Tây Nguyên còn được xem là vùng trọng điểm trong chiến lược quốcphòng, an ninh quốc gia Với vị thế và tiềm năng ấy, từ trước đến nay TâyNguyên vẫn luôn là địa bàn - khu vực được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư,xây dựng mọi mặt để cùng hoà nhập với tiến trình cách mạng của cả nước; mặtkhác, cũng vì lẽ đó Tây Nguyên trở thành vùng xung yếu – nơi các thế lực đếquốc, phản động nhòm ngó, rắp tâm thực hiện, cài cắm xây dựng lực lượng, tạodựng các “phong trào” nhằm chống phá công cuộc xây dựng và phát triển xãhội, chống phá nhà nước, chế độ…Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,chính sách để đầu tư, xây dựng, phát triển xã hội Tây Nguyên Trên cơ sở đó,các cấp bộ Đảng, chính quyền địa phương đã phát huy sức mạnh của hệ thốngchính trị để lãnh đạo, chỉ đạo và tạo dựng nhiều điều kiện cần thiết cho mọingười dân lao động, mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức sản xuất ở Tây Nguyên
Trang 2hoà nhập, thích nghi với lối sống mới, chế độ mới Đặc biệt từ ngày đổi mới đếnnay, nhịp điệu cuộc sống, cách thức sản xuất, làm ăn của nhiều nhóm cư dân,nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh trong vùng đã thực sự khởi sắc, năng độngsáng tạo và ngày càng có hiệu quả
Tuy vậy, nhìn tổng thể cho đến hiện nay, sự phát triển của các tỉnh Tây
Nguyên vẫn chưa hoàn toàn vững chắc; nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh
tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là những vấn đề chính trị - xã hội phức tạp, nhạycảm vẫn đang tiềm ẩn sự “bùng nổ” Núp dưới bóng cái gọi là “Tin Lành ĐềGa”, chúng âm mưu thành lập một “nhà nước Đề Ga tự trị”, chúng đã cài cắm,phát triển các cơ sở, tổ chức các hoạt động biểu tình, bạo loạn Các sự kiện diễn
ra vào tháng 02 năm 2001 và tháng 04 năm 2004 ở một số địa phương thuộc TâyNguyên là một trong những loại tình huống chính trị-xã hội cụ thể phản ánh tínhchất phức tạp trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở địa bàn khánhạy cảm này Ngay khi sự kiện bùng phát, hoàn toàn có đủ cơ sở để khẳngđịnh, đây là những vụ bạo loạn chính trị không vũ trang mà các thế lực thù địch
đã lợi dụng các vấn đề dân tộc - tôn giáo nhằm chống phá công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta; là những sự kiện, biến cố khởi phát từchuỗi những âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lựcthù địch, phản động trong và ngoài nước phối hợp tiến hành Vì vậy, việc nhậndiện "diễn biến hoà bình" trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, đi sâunghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, những thủ đoạn, bản chất của chiếnlược"diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, đánhgiá những kết quả, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranhchống “diễn biến hòa bình” trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên là điều có ý nghĩađặc biệt quan trọng và hết sức cần thiết
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài “ Cuộc đấu tranh chống “diễn biếnhòa bình” ở Tây Nguyên -Thực trạng và giải pháp ” để làm đề tài của bài tiểuluận.Trên ý nghĩa đó, thông qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễnnhững thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã và đang tiến hành hoạt động chốngphá thông qua “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên, tôi tập trung phân tích một
Trang 3số vấn đề có liên quan đến việc các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc,tôn giáo để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” và xem đó như là mộttrong những phương diện có thể tiếp cận, cắt nghĩa và giải quyết, xử lý các tìnhhuống đã và đang diễn ra.
Qua nghiên cứu ở các tỉnh Tây Nguyên, đề tài nêu lên những biện pháp cụthể, từ đó tập hợp những biện pháp thống nhất có tính khả thi để hiểu rõ hơn âmmưu và thủ đoạn chống phá cách mạng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên củacác thế lực thù địch, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao cảnh giác, đấu tranhlàm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của chủ nghĩa đế quốc và cácthế lực thù địch
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do có tầm quan trọng về mặt chiến lược cũng như có nhiều nét độc đáo về tựnhiên, văn hóa, xã hội và con người nên từ rất sớm Tây Nguyên đã được nhiềunhà nghiên cứu trong và ngoài nước chú ý tìm hiểu Tây Nguyên được ngườiPhương Tây chú ý đến nhiều kể từ cuối thế kỷ XIX trở đi.Trong quá trình xâmlược và đô hộ Việt Nam, để phục vụ việc bình định và khai thác Tây Nguyên,người Pháp đã đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu vùng đất này.Trong thời kỳ
Mỹ xâm lược Việt Nam, các học giả Mỹ cũng đã đầu tư
nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, xã hội Tây Nguyên, chủ yếu là phục vụ mục đíchbình định và thôn tính Tây Nguyên.Trong văn kiện các Đại hội, các Nghị quyếtcủa Đảng đều đề cập đến đặc điểm dân tộc, dân cư và có chính sách, chủ trươngphù hợp ở Tây Nguyên
Gần đây có các đề tài nghiên cứu khoa học như:
- Chuyên luận: “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, xâydựng khối đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên”(2004) của PGS.TS Trương Minh
- Tác giả Nguyễn Văn Tài với bài viết: “Nhân tố con người trong phòng vàchống “diễn biến hoà bình”, Tạp chí Cộng sản, số 21, tháng 11/1996
- Nguyễn Nam Khánh: “Mấy vấn đề cấp bách ở vùng Tây Nguyên” Tạp chíCộng sản, số 3 tháng 1/2003
- Một số vấn đề về tôn giáo và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn
Trang 4giáo ở Tây Nguyên: Sách chuyên khảo của Trần Xuân Dung NXB Công annhân dân, 2006.
- Công trình “Đạo Tin Lành ở các dân tộc ít người vùng Nam Trường
Sơn- Tây Nguyên” của Đỗ Hữu Nghiêm, công bố năm 1995, ở thành phố HồChí Minh
- Đề tài khoa học “ Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tinlành trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm 1989- 1994” doCông an tỉnh Gia lai thực hiện năm 1995
=>Tây Nguyên Là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong thế trận an ninhquốc phòng, lại giàu có và hấp dẫn về điều kiện tự nhiên, xã hội, con người, TâyNguyên đã được nhiều ngành, nhiều giới chú ý, nghiên cứu Các công trìnhnghiên cứu trên đã đề cập khá đa dạng đời sống văn hóa- xã hội, tình hình anninh, trật tự an toàn xã hội, những hoạt động chống phá của các thế lực thù địchbằng chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên Tuy nhiên , với cách tiếpcận vấn đề theo từng khía cạnh, bài tiểu luận đã tập trung làm sang tỏ về cuộcđấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên một cách có hệ thống để từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm chống lại những âm mưu thủ đoạn của các thế lựcthù địch một cách hiệu quả nhất
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch ở TâyNguyên, làm rõ thực trạng cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở đây Đềxuất các giải pháp chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thùđịch ở các tỉnh Tây Nguyên Nhận diện và tích cực, chủ động đấu tranh làm thấtbại mọi mưu đồ đen tối, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch lợi dụngđồng bào dân tộc thiểu số, vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo” để chống phá cách mạngtrên địa bàn Tây Nguyên là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp Việc đềxuất những giải pháp đúng, khả thi và chủ động tham gia thực hiện hiệu quả sẽgóp phần quan trọng vào bảo vệ địa bàn, tạo môi trường thuận lợi để phát triểnTây Nguyên nhanh và bền vững
Trang 53.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích vị trí của Tây Nguyên và những âm mưu, hành động mà kẻ thù
sử dụng trong quá trình tiến hành “diễn biến hoà bình” ở địa bàn này thời gianqua
- Phân tích những kết quả đạt được trong cuộc đấu tranh chống chiến
lược diễn biến hòa bình ở Tây Nguyên Rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩathực tiễn
- Đưa ra những giải pháp cơ bản trong cuộc đấu tranh đánh bại mọi âm
mưu và hoạt động chống phá ở Tây Nguyên thông qua “diễn biến hoà bình” củacác thế lực thù địch trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu.
Bài tiểu luận nghiên cứu những âm mưu, thủ đoạn “ biễn biến hòa bình , bạoloạn lật đổ “ của các thế lực thù địch , phản động ở Tây Nguyên
4.2 Khách thể nghiên cứu.
Bài tiểu luận nghiên cứu những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên : Bana,
Ê Đê, Gia Rai, M’nông, Mông, Dao, Mạ
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu trên phạm vi Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum,Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng và Đăk Nông
5 Cơ sở lí luận và phương pháp ngiên cứu
Đề tài được triển khai trên cơ sở phương luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Ngoài những phương phápchung, phổ biến trong nghiên cứu lý luận về vấn đề dân tộc, giai cấp, tôn giáo,quan hệ quốc tế, về “diễn biến hòa bình”, về vai trò của quần chúng, về công tácdân vận v.v làm cơ sở lý luận, đề tài còn sử dụng phương pháp lịch sử, vàlôgic và các phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hộihọc, khảo sát thực tế, phỏng vấn, đối thoại, tọa đàm, đồng thời kế thừa kết quảcác công trình có liên quan
Trang 66 Ý nghĩa của đề tài
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược và cũng là nơi có nhiều đồng bào dân tộc,tôn giáo cùng chung sống Các thế lực thù địch luôn coi đây là một trọng điểmtrong chiến lược “Diễn biến hòa bình” Vì vậy, chủ động đấu tranh làm thất bại
âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, nhất là việc lợi dụng đồng bào dân tộcthiểu số, có đạo để chống phá cách mạng, là nhiệm vụ quan trọng mang tính cấpbách hiện nay
Với khu vực Tây Nguyên, âm mưu, ý đồ chống phá nhiều mặt, lợi dụng vấn đềdân tộc, tôn giáo, đất đai để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của bọn phản động làkhông thay đổi Song âm mưu của chúng sẽ thất bại nếu chúng ta duy trì và củng
cố sự bền vững của khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên Do
đó, cần khơi dậy trong cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên ý thức đoàn kết,tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát triển sản xuất, xây dựng buôn, làngvững mạnh; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các lựclượng, đấu tranh trên mọi lĩnh vực nhằm xoá bỏ tư tưởng ly khai, xoá bỏ cơ sở
xã hội của bọn phản động Fulro, đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyềnxuyên tạc của các thế lực thù địch Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội,
ổn định sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải gắn liền vớicuộc đấu tranh phòng, chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ củacác thế lực thù địch, phản động, đấu tranh chống lại những luận điệu cố tình bópméo sự thật, xuyên tạc chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.Những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựngkhối đại đoàn kết, hình thành “thế trận lòng dân” trên địa bàn Tây Nguyên chính
là vũ khí hiệu quả nhất để chống âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, chống nhữngluận điệu tuyên truyền xuyên tạc và hoạt động chống phá của các bọn phảnđộng
Trên cơ sở phân tích âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch ở Tây
Nguyên, làm rõ thực trạng cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở đây
Đề xuất các giải pháp chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lựcthù địch ở các tỉnh Tây Nguyên
Trang 77 Kết cấu của đề tài
Với những mục tiêu nêu trên nội dung của đề tài ngoài phần mở
đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu đề
tài được thực hiện với ba chương như sau:
- CHƯƠNG I: ÂM MƯU CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC TRONG CHIẾNLƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” Ở TÂY NGUYÊN
- CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG DIỄNBIẾN HÒA BÌNH Ở TÂY NGUYÊN THỜI GIAN QUA
- CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM CHỐNG
“DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC TRÊN ĐỊABÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
Trang 8
Mỹ, Đảng ta rất coi trọng địa bàn Tây Nguyên Nơi đây không chỉ là vùng căn
cứ cách mạng, là hành lang thông thương giữa các vùng trong nước và hai nướcbạn Lào và Campuchia, mà còn là “thủ phủ” của đồng bào các dân tộc thiểu sốTây Nguyên đã bao đời nay gắn bó sâu nặng với mảnh đất này Họ có một nềnvăn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; có tinh thần cách mạng triệt để, mộtlòng theo Đảng, theo Bác Hồ, đánh Tây giữ làng, nuôi giấu cán bộ nằm vùngtrong những ngày cách mạng đen tối Và ngót 30 năm kháng chiến chống xâmlược, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã cùng với quân và dân cả nước lậpnên biết bao chiến công lẫy lừng làm cho quân thù phải khiếp sợ, góp phần giảiphóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
Ngày nay, trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tây Nguyên vẫn
là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng Mặc dù hiện nay TâyNguyên còn nghèo, đời sống nhân dân ở nhiều vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn nhiều khó khăn, chưa thoát khỏicuộc sống nghèo nàn, lạc hậu Nhưng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú
và đa dạng được thiên nhiên ban tặng là một tiềm năng lớn để phát triển một nềnkinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) Bởi,Tây Nguyên không có “biển bạc”, nhưng có “rừng vàng”, có quỹ đất bazan màu
Trang 9mỡ chạy suốt từ cao nguyên KonTum ở phía bắc đến Lâm Đồng ở phía nam, làvùng đất hứa cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.Với vị trí địakinh tế và địa chính trị của mình, Tây Nguyên không chỉ có tầm chiến lược quantrọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà cón có vị trí chiến lược quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Như vậy, xét về mặt kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có một vị trí chiến lược
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hiện tại nó có sứccuốn hút rất lớn đối với các nhà đầu tư và nhân dân ở khắp các vùng, miền đếnsản xuất, kinh doanh, xây dựng quê hương mới để làm giàu cho mình và cho xãhội Song, Tây Nguyên cũng là địa bàn mà các thế lực thù địch thường lợi dụng
để thực hiện chính sách hậu chiến, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằmlàm mất ổn định chính trị, gây khó khăn cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta
1.1.1 Tây nguyên – đặc điểm tự nhiên, địa lý.
Tây Nguyên như là ngôi nhà chung của 3 nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, có điều kiện thuận lợi cho việc quan hệ với các nước khu vực Từtrước đến nay, các thế lực thù địch, xâm lược đều tìm mọi cách để độc chiếmTây Nguyên Ngày nay, chủ nghĩa đến quốc đứng đầu là Mỹ, trong chiến lượcdiễn biến hoà bình chống phá Việt Nam, chúng vẫn lấy Tây Nguyên làm địa bànquan trọng để thực hiện âm mưu của chúng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Đắc lắc,Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum và Đắc Nông Tổng diện tích tự nhiên của TâyNguyên là 54.474 km2 (chiếm 16,3 diện tích cả nước Giới hạn trong toạ độ địa
lý từ 110 45’ đến 150 27’ (độ vĩ Bắc) và từ 1070 12’ đến 1080 55’ (độ kinhĐông) Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi,Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, phíaNam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp nước bạn Lào và Campuchia
Tây Nguyên là một vùng đất rộng lớn chứa đựng nhiều tiềm năng phát
triển, đặc biệt là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn Phần lớn diện tích đấtcanh tác ở Tây Nguyên là đất đỏ ba zan màu mỡ (chiếm 61,4% đất đỏ bazan củatoàn quốc) rất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây đặc sản như: cà
Trang 10phê, cao su, điều, tiêu, và nhiều lại cây ăn Rừng là một trong các yếu tố có ýnghĩa cực kỳ quan trọng đối với Tây Nguyên Rừng của Tây Nguyên không chỉlớn về diện tích, mà còn có giá trị đặc biệt về chất lượng, bởi sinh khối lớn và sự
đa dạng, phong phú của hệ động, thực vật, đồng thời cũng là nơi còn tồn tạinhiều loài đặc hữu Bên cạnh tài nguyên rừng, đất và đất rừng đối với TâyNguyên không chỉ có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển bền vững, không chỉ
về mặt tài nguyên thiên nhiên, mà còn gắn với nhiều vấn đề xã hội sâu sắc Vớidiện tích rừng lớn như thế nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đây
là nơi để chúng ta xây dựng lực lượng, nơi đóng các cơ quan lãnh đạo, nơi tậptrung của bộ đội ta chuẩn bị cho những trận đánh lớn Ngày nay, bọn phản động,các thế lực chống đối lợi dụng sự mênh mông rộng lớn của rừng để chui lủi, trốntránh sự truy quét của lực lượng vũ trang ta Thậm chí rừng ở một số nơi cònđược bọn tàn quân Fulrô sử dụng làm căn cứ của chúng
Tiềm năng về năng lượng của Tây Nguyên cũng rất lớn, Mật độ sông
suối ở Tây Nguyên tương đối dày, trung bình từ 0,4 - 0,5km/km2.Với mật độsông suối khá dày, ở vùng núi cao sông suối dốc nên lũ lụt xảy ra đột ngột Điềunày gây cản trở ít nhiều cho việc đi lại trong mùa lũ, cản trở hoặc làm chậm việctruy quét của lực lượng vũ trang đối với bọn thù địch trong rừng sâu Các sông ởTây nguyên như: Hệ thống sông Sê rê Pốk và hệ thống sông EaHleo ( Ở ĐắcLắc ), sông Sê san, thượng nguồn sông Đồng Nai, sông Pô Cô… được đánh giá
là có tiềm năng lớn về thủy điện Đến nay, trên địa bàn Tây nguyên đã xây dựng
và đưa vào khai thác một số nhà máy thủy điện như: Đa nhim (Lâm Đồng),Đray, H’Linh (Đắc Lắc), Ialy (Gia Lai) Tây Nguyên là vùng đất tươi đẹp, chứađựng nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch tự nhiên- sinh thái và du lịchvăn hóa Những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ trong các cánh rừng nguyên sinh
ở Chư Moray, ĐaK Uy, Ngọc Linh, Lang Biang, Kon Hơ Nừng, Yoóc Đôn,Lak…với các thác nước trong lành, với những cánh rừng xanh tươi nhiều hoa lá,luôn hấp dẫn con người đến chiêm ngưỡng, nghỉ ngơi thư giãn Cùng với cảnhquan thiên nhiên là những nền văn hóa phong phú đa dạng và độc đáo của cácdân tộc bản địa Tây nguyên với những kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể là
Trang 11một hệ thống các di tích văn hóa – lịch sử hứa hẹn những khả năng rộng lớn đểphát triển một nền kinh tế du lịch và văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái đầyhấp dẫn khách thập phương.
Tuy nhiên với những thuận lợi trên đây, yếu tố tự nhiên của Tây nguyên
cũng chứa đựng không ít những khắc nghiệt khó khăn liên quan đến cuộc đấutranh chống “diễn biến hòa bình’, bảo đảm an ninh – trật tự an toàn xã hội.Nhiều vùng ở Tây Nguyên địa hình hiểm trở, núi rừng trùng điệp, hoang
vu, giao thông kém phát triển nên đi lại và giao thương rất khó khăn, gần như bịtách biệt với bên ngoài, đặc biệt là vào mùa mưa bão Do việc mở mang buônbán, trao đổi giao lưu với các vùng khác bên ngoài chưa phát triển nên đời sốngcủa nhân dân ở một số vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, tự cung tự cấp,kém phát triển so với vùng khác
Phần lớn các đơn vị hành chính ở Tây Nguyên trải rộng trên một diện tíchrộng gấp vài lần, thậm chí gấp vài chục lần diện tích của đơn vị hành chính ởmiền xuôi, nhưng dân số lại ít hơn nhiều Chẳng hạn như xã Chư Mô Ray ở tỉnhKon Tum có diện tích rộng gần bằng diện tích tỉnh Thái Bình, nhưng dân sốchưa bằng nửa một xã nhỏ ở miền xuôi Nhiều nơi, giao thông đi lại trong nội bộ
và với bên ngoài của nhiều xã còn rất khó khăn Địa bàn rộng, dân số thưa thớt,giao thông đi lại khó khăn không chỉ gây trở ngại đối với sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội mà còn là thách thức đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự antoàn
Sự khắc nghiệt của khí hậu và những diễn biến xấu của thời tiết trong thời giangần đây cùng với sự ngăn cách của địa hình đã tạo nên những khó khăn lớn đốivới sự phát triển nhiều mặt của một số khu vực cũng như toàn vùng TâyNguyên Các thế lực thù địch cũng đang ra sức khai thác điều kiện khí hậu củaTây Nguyên để chống phá ta Mùa mưa là mùa gây khó khăn cho việc truy kíchcủa chúng ta đối với những kẻ chống đối sống chui rúc, ẩn náu ở những chỗ địahình hiểm trở (vùng núi cao), trong rừng sâu Đây cũng là mùa mà những kẻvượt biên trái phép dễ lẫn trốn khỏi sự kiểm soát của bộ đội biên phòng để đi ranước ngoài
Trang 12Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện địa lý – tự nhiên ở Tây Nguyên
đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội, cũng như cuộc đấutranh chống “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc của vùng này
1.1.2 Tây nguyên – đặc điểm kinh tế-xã hội, văn hóa.
a Đặc điểm về dân cư - tộc người
Nét nổi bật của khu vực Tây Nguyên là vấn đề dân tộc Các số liệu trên chothấy cả về qui mô dân số cũng như cơ cấu dân tộc ở Tây Nguyên biến động liêntục và diễn ra hết sức nhanh chóng Vấn đề dân tộc và các dân tộc ở Tây Nguyên
đã và đang đặt ra trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đó là:
Sự di cư tự do của người Việt (Kinh)và các dân tộc miền núi ở miềm Bắc
đến khu vực này từ sau năm 1975 đã làm đảo lộn sâu sắc kết cấu kinh tế- xãhội , văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc Tây Nguyên Có những tácđộng theo chiều hướng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội , giao lưu văn hóa,tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc, đồng thời cũng có những tác động tiêucực phá vỡ những kết cấu kinh tế, xã hội truyền thống, thu hẹp không gian vănhóa của các dân tộc bản địa, tạo cớ cho phần tử xấu, cực đoan trong các dân tộcthiểu số Tây Nguyên kích động đồng bào tham gia vào các cuộc gây rối ở địabàn này Nhìn nhận vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay phải có thái độ kháchquan, xem xét từ hai phía: Từ phía kẻ thù kích động chia rẻ dân tộc và mặt khác
từ những khó khăn hạn chế yếu kém của chúng ta trong giải quyết các quan hệdân tộc trong thực hiện chính sách dân tộc trên từng địa bàn cụ thể
b Đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo thống kê đến nay trên địa bàn Tây Nguyên có 04 tôn giáo lớn: ThiênChúa giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài Đến tháng 4/2005, tổng số tín đồcủa khu vực Tây Nguyên là 1.582.617 người, chiếm tỷ lệ 33,6% dân số, cụ thểnhư sau:
- Thiên chúa giáo: 704.202 tín đồ; dân tộc thiểu số: 233.911, (chiếm
14,9% dân số)
- Tin lành: 305.149 tín đồ; dân tộc thiểu số: 282.799, (chiếm 5,98% dân
số)
Trang 13- Phật giáo: 1 triệu tín đồ; (chủ yếu là người Kinh), (chiếm 10,2% dân số).
- Cao đài 21 ngàn tín đồ
Các thế lực thù địch, chống đối luôn luôn lợi dụng tính nhạy cảm của vấn
đề tôn giáo và vấn đề dân tộc đang thúc đấy truyền đạo lên các vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với những mục đích ngoài hoạt động tôngiáo thông thường
c Đặc điểm kinh tế
Theo số liệu của ủy ban dân tộc: Trước năm 1975 các dân tộc thiểu số chiếm75% dân số Tây nguyên, hiện
nay chỉ chiếm hơn 25% dân số 2 Ở Gia Lai có thêm đạo BờHai với khoảng trên
40 tín đồ Ngoài vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh, Tây Nguyên còn có vịtrí chiến lược quan trọng về kinh tế Kinh tế Tây Nguyên 5 năm qua duy trì tăngtrưởng ở mức cao và có những sự chuyển dịch theo hướng tích cực Mặc dù đãđược cải thiện nhiều nhưng số nghèo đói vẫn còn nhiều, nhất là hộ các DTTS.Thu nhập bình quân các dân tộc thiểu số từ 50.000 đồng đến 100.000đồng/tháng3.Năm 1975 ở Đắc Lắc 50% dân đói quanh năm, hiện nay còn 20%thiếu đói trong thời gian giáp hạt
d Đặc điểm văn hóa.
Do trình độ dân trí của bộ phận dân tộc thiểu số thấp nên việc tiếp thu
thành tựu khoa học công nghệ, tiếp thu cái mới còn rất hạn chế Đây chính lànhân tố kìm hãm đến sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc Ngoài ra, ởđây phong tục, tập quán lạc hậu còn phổ biến Các tập tục, tập quán của đồngbào các dân tộc được hình thành qua quá trình sản xuất, đấu tranh với thiênnhiên để tồn tại, do vậy bén rễ sâu trong lịch sử phát triển của các dân tộc Trình
độ dân trí thấp cộng với các phong tục tập quán lạc hậu là nguyên nhân sâu xakìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, là nguyên nhân của kinh tế xã hộichậm phát triển
e.Đặc điểm tổ chức xã hội.
Cơ cấu xã hội của các dân tộc thiểu số là buôn (buôn là sự hợp thành của
nhiều đại gia đình nhiều thế hệ theo chế độ mẫu hệ), là nơi cư trú của một họ
Trang 14tộc người Tất cả những người trong buôn đều là người cùng dòng họ Vì vậy,quan hệ thân tộc, dòng tộc đã bao trùm lên trên các quan hệ khác trong buôn.Người dân tộc thiểu số tin tưởng, bảo vệ người trong dòng họ mình Buôn do giàlàng, tộc trưởng đứng đầu, ít quan hệ với bên ngoài nên đã tạo đặc điểm tính tìnhmộc mạc, thật thà, các dân tộc thiểu số rất ghét sự dối trá, những lời nói suông,thiếu thực tế, dễ tin nhưng cũng dễ ngờ, khi đã mất lòng tin của họ thì khó có thểlấy lại được Những người am hiểu phong tục, tập quán của họ được đón tiếpchu đáo, tin tưởng, những người giúp đỡ bằng vật chất cụ thể như gạo muốithuốc men được coi là bạn tốt, mà không cần xem xét mục đích họ giúp đỡ.Chính vì vậy mà các thế lực thù địch đã lợi dụng yếu điểm này để phát triển đạo,chia rẽ, kỳ thị dân tộc, gây mâu thuẫn giữa các dân tộc đặc điểm văn hóa, xã hộicũng chính là đặc điểm mà các thế lực thù địch triệt để khai thác trong thực hiện
“diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên
1.2 Âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc ở Tây nguyên thời gian qua.
1.2.1 Khái quát về âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta nói chung
và đối với Tây nguyên nói riêng của chủ nghĩa đế quốc.
“Diễn biến hoà bình” là chiến lược tiến công trên qui mô toàn cầu của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội vàphong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện không thể giành thắng lợi bằngquân sự Chiến lược này được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp cácphương thức, thủ đoạn hoạt động phá hoại thâm độc, tinh vi, với tính chất, phạm
vi và mức độ khác nhau, kể cả biện pháp răn đe quân sự, diễn ra trên mọi lĩnhvực trong đó chính trị, kinh tế, tư tưởng, nội bộ là “mặt trận hàng đầu”; dân tộc,tôn giáo là “ngòi nổ”
Về lực lượng:
Chúng xây dựng một số tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, móc
nối bọn phản động, bất mãn cơ hội chính trị, thúc đẩy các khuynh hướng, nhân
tố chống đối từ bên trong, tìm mọi cách tấn công, phân hoá, chia rẽ nội bộ ta.Lôi kéo những người có tư tưởng sai trái, bất mãn, hám lợi
Trang 15Về thủ đoạn: Chúng tập trung tấn công phủ định nền tảng tư tưởng chủ nghĩa
Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Xuyên tạc quá khứ hào hùng, bôi nhọ lãnh
tụ, tấn công vào những vấn đề có tính nguyên tắc của Đảng, như vấn đề vai tròlãnh đạo của Đảng, vấn đề tập trung dân chủ, vấn đề chuyên chính vô sản, Chúng còn thực hiện thủ đoạn "tiếp cận kẻ thù" để thâm nhập lôi kéo, muachuộc, khống chế thu thập tin tức, cài cắm nội gián
Về phương thức chủ yếu:
Để chống phá cách mạng nước ta, chúng đã sử dụng các phương tiện
thông tin đại chúng hải ngoại như đài phát thanh, đưa các ấn phấm bằng tiếngViệt từ nước ngoài vào trong nước để tuyên truyền xuyên tạc, kích động chốngphá Đảng và chế độ ta Các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng những phần tửđội lốt tôn giáo để đòi tôn giáo tách khỏi dân tộc, đòi thành lập nhà nước Đề ga,cho người thượng ở Tây Nguyên, đòi lập quốc gia Chàm tự trị, lập nhà nướcKhơ me Krôm, đòi trả sáu tỉnh Nam bộ cho người Khơ me
1.2.2 Hoạt động “diến biến hòa bình” ở Tây Nguyên thời gian qua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực chính trị- tư tưởng.
Theo dõi tình hình chính trị xã hội ở Tây Nguyên trong những năm vừa
qua người ta không thể không quan tâm đến việc liên tục nhiều năm nay đã xảy
ra các điểm nóng chính trị - xã hội ở khu vực Tây Nguyên Mặc dù tình trạnghỗn loạn không kéo dài, trật tự xã hội nhanh chóng được vãn hồi, nhưng điểmnóng Tây Nguyên với những hệ lụy của nó vẫn đang là vấn đề có tính thời sựcần được xem xét nghiên cứu, phân tích từ nhiều chiều cạnh, nhiều cấp độ khácnhau, đặc biệt là những thủ đoạn chủ yếu trong việc thực hiện chiến lược “diễnbiến hòa bình”ở Tây Nguyên của các lực lượng thù địch Có thể nói “diễn biếnhòa bình” trên lĩnh vực chính trị- tư tưởng ở Tây
Nguyên là rất rõ nét:
Các thế lực thù địch tuyên truyền phá hoại tư tưởng - chính trị nhằm thực
hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam, như tuyên truyền quanđiểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, luật pháp tư sản, kinh tế thị trườngtheo định hướng Tư bản chủ nghĩa, khuynh hướng ly tâm, ly khai dân tộc, tự do
Trang 16tôn giáo, móc nối, câu kết với các phần tử thù địch, đối lập, bất mãn, cơ hội, hữukhuynh, cực đoan, quá khích nhằm mua chuộc, lôi kéo, kích động chống lạiĐảng cộng sản và nhà nước XHCN Việt Nam Chúng tìm cách gây cơ sở, tạodựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng, nhen nhóm tổ chức phản động để chống pháchế độ XHCN Việt Nam, đối tượng mà các đoàn lâm thời, tổ chức phi Chínhphủ thường chú ý là các cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng - chính trịkhông vững vàng, nhận thức chính trị non kém, sa đoạ thoái hoá về đạo đức,phẩm chất cách mạng, đặc biệt là số trí thức, văn nghệ sĩ, các vị chức sắc trongcác tôn giáo và những người có uy tín, ảnh hưởng trong các dân tộc thiểu số ởnước ta có biểu hiện bất mãn, tư tưởng đối lập với đường lối đổi mới đất nướctheo định hướng XHCN Lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng vàNhà nước, một số đối tượng trong các đoàn lâm thời, người Việt nam ở nướcngoài về thăm thân đến Tây
Nguyên ngày càng đông Riêng tỉnh Đắc Lắc từ năm 2001 đến năm 2007 có21.646 lượt người đến với những mục đích khác nhau, gây rất nhiều khó khăncho công tác quản lý Có rất nhiều đoàn của Đại sứ quán, Lãnh sự quán Hoa Kỳ,các phóng viên báo chí phương Tây, Nhật Bản đến các tỉnh với mục đích thuthập thông tin, gặp gỡ các phần tử xấu để vu khống ta vi phạm dân chủ nhânquyền, đàn áp tôn giáo, đã tìm cách tìm hiểu thu thập tình hình liên quan đếnvùng đồng bào dân tộc, vùng tôn giáo để phục vụ cho ý đồ vu cáo, tuyên truyềnxuyên tạc, nói xấu chế độ ta, chuyển giao thư tín tiền hàng, tài liệu chiến tranhtâm lý kích động tư tưởng chống đối kích động tư tưởng vọng ngoại trong quầnchúng Một số đối tượng từng tham gia chế độ cũ, có biểu hiện luyến tiếc quákhứ, nhen nhóm tụ tập, thành lập các hội cựu quân nhân, cựu sinh viên.v.v Một số đối tượng bất mãn chính trị đã phát tán tài liệu dưới dạng thư ngỏ, rãitruyền đơn bôi nhọ nói xấu cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và cấp huyện Đáng chú ý
là đối tượng Nguyễn Tất Thắng (tự xung là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam,ứng cử viên ĐBQH) nhiều lần gửi tài liệu cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh GiaLai với tiêu đề: “Tâm thư ứng viên tranh cử” nội dung nói xấu , phản ánh sai sựthật các nội dung liên quan trước thềm bầu cử Quốc Hội khóa XII Một đối
Trang 17tượng tại Hà Nội, đã gửi một tập tài liệu cho lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên, nộidung lăng mạ, bôi nhọ và vu cáo các đồng chí lãnh đạo Trung ương đang tìmcách cấu kết, lật đổ nhau để tranh giành chúc quyền, địa vị cho bản thân…
Trong số 35 tổ chức chính trị - xã hội tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số ởnước ngoài mà ta nắm được có 22 tổ chức ở Mỹ Trong đó có nhiều tổ chứcđược Mỹ nuôi dưỡng, chỉ đạo và sử dụng phục vụ cho âm mưu chống Việt nam.Điển hình là lực lượng Fulro, Tin lành Đề ga và các đối tượng người dân tộcthiểu số lưu vong ở Trường Sơn – Tây Nguyên và giúp đỡ số này hình thành tổchức với mục tiêu ly khai, thành lập quốc gia riêng của người dân tộc thiểu số ởTây Nguyên
1.2.3 Lực lượng thù địch lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong thực hiện chính sách dân tộc ở Tây Nguyên của các để thực hiện“diễn biến hoà bình”
Vấn đề dân tộc đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của thời đại Trên thế
giới những năm gần đây, vấn đề dân tộc đang trở thành một nhân tố gây mất ổnđịnh ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia Nước ta nói chung, Tây Nguyên nói riêng,vấn đề dân tộc cũng là một trong những vấn đề mà các thế lực thù địch đã triệt
để khai thác lợi dụng để thực thi "diễn biến hòa bình" Âm mưu xuyên suốt, cơbản của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên làkhông thay đổi Chúng luôn tìm mọi cách để chia rẽ, kích động hằn thù dân tộc,lôi kéo các dân tộc thiểu số để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, tạo ngòi
nổ cho việc quốc tế hoá vấn đề dân tộc nhằm nhảy vào can thiệp ở Tây Nguyên.Bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch một mặt vẫn thựchiện những phương thức cổ điển như tung gián điệp, biệt kích vào phá hoại, gâycác vụ bạo loạn vũ trang mặt khác, chúng lợi dụng những điều kiên mới đểchống phá, trong đó lôi kéo, chia rẽ dân tộc là chủ yếu Chúng triệt để khai thácnhững hạn chế trong nhận thức, những khó khăn trong đời sống và tình trạng đóinghèo của đồng bào dân tộc thiểu số và cả những cơ hở, thiếu sót của ta trongquá trình thực hiện chính sách dân tộc để thực hiện chiến lược “Diến biến hoàbình” thông qua nhiều con đường, cách thức để tác động đến tâm lý đồng bào:
Trang 18từ việc dùng tài liệu để tuyên truyền kích động, tung tiền mua chuộc, dụ dỗ chođến hăm doạ Thậm chí, chúng dùng nhiều biện pháp lôi kéo, o ép cán bộ xã,thôn; công kích chia rẽ những người không theo đạo “Đê ga” Chủ nghĩa đếquốc và các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề dân tộc để thực hiện chiếnlược “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên thời gian qua nhằm các mục tiêu sauđây:
- Tạo ra sự mất đoàn kết, mâu thuẫn xung đột giữa các dân tộc thiểu số,
giữa dân tộc thiểu số với người kinh
- Làm suy giảm niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng,
Chính quyền, làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước ở vùng dân tộc thiểu số,tạo sự bất bình trong các tầng lớp nhân dân với chính quyền
- Khơi dậy, kích động tư tưởng chống đối của lực lượng Fulrô và các phần
tử địch nguỵ cũ, làm cho chúng hướng ra ngoài, chờ thời cơ hoạt động
Là một vùng đa dân tộc, vì vậy âm mưu và hoạt động lợi dụng vấn đề dân
tộc nói trên đã gây ra những hậu quả lớn về mặt xã hội, chính trị và tư tưởng.Trước hết nó đã truyền bá tạo dựng những tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trái với các giá trị văn hoá truyền thống củavùng dân tộc ở Tây Nguyên Tư tưởng ly khai làm tăng thêm sự khu biệt, khoétsâu thêm mâu thuẫn và sự chênh lệch giữa đồng bào dân tộc thiểu số và đồngbào kinh, điều đó đe doạ trực tiếp đến chính sách đại đoàn kết dân tộc Hơn thếnữa, việc khuấy lên một cách có chủ đích tư tưởng ly khai ở Tây Nguyên hiệnnay còn tạo điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch ở nước ngoài gia tănghoạt động tuyên truyền chống Việt Nam trên trường quốc tế, và tạo cớ can thiệpvào công việc nội bộ của nước ta
1.2.4 Lợi dụng vấn đề Fulrô nhằm thực hiện nhũng thủ đoạn hoạt động diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.
Bản chất Fulrô là một tổ chức phản động do đế quốc Pháp và Mỹ thành
lập, nuôi dưỡng và trang bị, nhằm thực hiện âm mưu lâu dài và thâm độc củachúng là lợi dụng một bộ phận trong dân tộc ít người, chia rẽ các dân tộc ít
Trang 19người với nhau và với người kinh để chống phá cách mạng Những phân tíchtrên cho phép chúng ta khẳng định về bản chất sự kiện tháng 2 - 2001 ở TâyNguyên, (trọng điểm là hai tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk ) là cuộc đấu tranh giai cấp,cuộc đấu tranh một mất một còn của ta đối với địch để
bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước Lựclượng đối lập cầm đầu gây nên sự kiện là tổ chức phản động“ Nhà nước Đêgađộc lập” (thực chất là đối tượng FULRO cũ trước đây) có sự chỉ đạo từ các lựclượng phản động bên ngoài, chúng đã lơi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo đểkích động, xúi giục quần chúng
1.2.5 Việc lợi dụng vấn đề tôn giáo để truyền đạo Tin Lành trái phép
- một trong những thủ doạn diễn biến hoà bình ở Tây Nguyên.
Việc lợi dụng tôn giáo trong "diễn biến hòa bình" được các thế lực thù
địch coi là "chiến tranh ngầm tôn giáo", nó chiếm giữ vị trí then chốt cho từngthời điểm, từng vùng trong cuộc đấu tranh lật đổ Thông qua các hình thức tổchức lễ hội, cắm trại, hành hương, lập các hội đoàn, các thế lực phản động đã rasức thu hút thanh niên các dân tộc thiểu số để thực hiện "thánh hóa giới trẻ",
“tôn giáo hoá dân tộc”, dấu mặt đằng sau hoạt động tôn giáo để lôi kéo kíchđộng một bộ phận quần chúng dân tộc thiểu số chống lại khối đại đoàn kết dântộc của ta Chúng lợi dụng thần quyền, giáo lý để trực tiếp tác động vào quầnchúng, vừa tránh được sự phản ứng của đồng bào, vừa tác động tư tưởng mộtcách tinh vi dưới dạng tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh, nhằm kích động tư tưởngdân tộc hẹp hòi, kỳ thị dân tộc, tư tưởng hướng ngoại
1.2.6 Lợi dụng những yếu kém, và hạn chế trong kinh tế ở Tây
Nguyên để hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
Chiến lược "diễn biến hoà bình' của chủ nghĩa đế quốc được thực thi trênnhiều phương tiện, nhiều lĩnh vực, trong đó kinh tế là một hướng quan trọng
mà chủ nghĩa đế quốc tập trung lực lượng tấn công vào các nước xã hội chủnghĩa làm cho nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa bị suy yếu, dẫn đếnmất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, từ đó lấy cớ can thiệp vào nội bộcủa các nước, gây bạo loạn lật đổ chế độ chính trị và trên thực tế chúng đã thu
Trang 20được một số kết quả nhất định Trong chiến lược "diễn biến hoà bình" nếu yếu
tố chính trị - tư tưởng được chúng coi là thủ đoạn chủ yếu, thì kinh tế chúng coi
là bảo đảm nhất, là cơ sở vật chất để chủ nghĩa đế quốc tiến hành "diễn biến hoàbình" Diễn biến hoà bình trên lĩnh vực kinh tế là một biện pháp “hợp lý”, ít tốnkém mà vẫn đạt được mục tiêu
Các tỉnh Tây Nguyên cần nhận thức được vấn đề này để tuyên truyền giáodục đồng thời làm rõ thực chất vấn đề cho đồng bào thấy được âm mưu thâmđộc của kẻ thù, có biện pháp ngăn chặn dòng người vượt biên chạy ra nướcngoài
Trang 21CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG DIỄN BIẾN
HÒA BÌNH Ở TÂY NGUYÊN THỜI GIAN QUA.
2.1.Thực trạng của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”ở Tây
Nguyên thời gian qua.
Đối với Tây Nguyên, một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, một
vùng đất giàu truyền thống cách mạng trong các cuộc đấu tranh chống giặcngoại xâm, là vùng đất mà từ lâu bọn thực dân, đế quốc luôn chú ý tới kể cả khithua trận cút về nước, chúng vẫn không quên địa bàn chiến lược này
Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ cho Việt Nam, màcòn cho cả vùng Đông Dương (Tây Nguyên có đường biên giới chung với Lào
và Campuchia dài 596 km, chạy dọc 4 tỉnh: KonTum, GiaLai, ĐăkLăk,ĐăkNông) Lợi dụng địa bàn chiến lược này các thế lực thù địch có thể dùnglãnh thổ Lào và Campuchia để dễ dàng xâm nhập vào Việt Nam hoạt động pháhoại, lật đổ, hoặc ngược lại, dùng địa bàn Tây Nguyên để xâm nhập vào lãnh thổLào, Campuchia, đưa người vượt biên trái phép sang Campuchia để sang định
cư ở nước thứ ba theo sự sắp đặt của chúng.Tây Nguyên là vùng giàu tiềm năng,
là vùng đất hứa cho cư dân ở nhiều vùng trong nước đến làm ăn, sinh sống Địahình rừng núi phức tạp nên việc giao lưu đi lại giữa các vùng rất hạn chế, nhất làvùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Ở những vùng này kinh tế - xã hội kém pháttriển, đời sống nhân dân rất thấp, sản xuất tự cấp, tự túc còn phổ biến, phát rừnglàm nương rẫy là chính, kinh tế hàng hoá chưa phát triển; còn tồn tại nhiều luậttục, nhiều phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu; trình độ dân trí thấp… Đây làmảnh đất tốt để kẻ địch lợi dụng tuyên truyền; xuyên tạc, mua chuộc, dụ dỗ,kích động nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện âmmưu “diễn biến hoà bình” Trong những năm gần đây, nhất là sau vụ bạo loạnchính trị vào tháng 02 năm 2001 đến nay, tình hình chính trị ở Tây Nguyên cólúc diễn biến phức tạp, đòi hỏi các tỉnh Tây Nguyên phải tập trung sức để ổnđịnh tình hình Một mặt đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù;tuyên truyền, vận động nhân dân an tâm làm ăn, sinh sống, không nghe theonhững lời xúi giục của bọn xấu chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và
Trang 22Nhà nước, vượt biên trái phép sang Campuchia… Mặt khác, truy quét bọn phảnđộng, phân hoá, vạch mặt bọn nằm vùng, ngấm ngầm hoạt động, kêu gọi chúngtrở về với cuộc sống cộng đồng, làm ăn lương thiện, xây dựng cuộc sống mới.Tây Nguyên là nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, có 47 dân tộc anh emđang sinh sống tại 707 xã, phường, thị trấn của 57 huyện, thị xã, thành phố vớikhoảng 1,5 triệu người, chiếm gần 33% dân số toàn vùng, riêng DTTS tại chỗ có1,2 triệu người, chiếm 25% dân số toàn vùng, với 12 tộc người Một số tỉnhđồng bào DTTS chiếm tỷ lệ khá cao, như KonTum: 53,4%, GiaLai: 45%, ĐăkNông: 34% Đây cũng là nơi có đông đồng bào theo đạo Tin lành (đa số là đồngbào DTTS) Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo các thế lực thù địch dùng chiêubài dân chủ, nhân quyền, một mặt, truyền đạo Tin lành trái phép trong các vùngđồng bào DTTS, mục đích là để nắm dân, lôi kéo những người thiếu hiểu biết,những người nhẹ dạ, cả tin nghe theo những lời tuyên truyền đường mật, mị dâncủa chúng để đòi tự do tín ngưỡng, đòi thành lập đạo “Tin lành Đề ga” củangười DTTS, thực chất của tổ chức này là đội lốt tôn giáo để thực hiện âm mưu
“diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc; đòi thành lập “nhà nước Đề ga” củangười Tây Nguyên do Ksor Kơt, một tên Fulrô thời Mỹ nguỵ, sống lưu vong ở
Mỹ làm tổng thống …
Những khó khăn của Tây Nguyên về kinh tế, xã hội và những vấn
đề phức tạp về dân tộc, tôn giáo cũng là điểm yếu mà các thế lực thù địch, bọnphản động trong và ngoài nước thường lợi dụng để thực hiện âm mưu “diễn biếnhoà bình” và trong những năm qua chúng đã làm được một số việc, như tổ chứccác cuộc bạo loạn chính trị vào tháng 02-2001 và tháng 4-2004, đưa người vượtbiên trái phép sang Campuchia, thành lập tổ chức “tin lành Đề ga”… Nhữngviệc làm trên đã gây cho các tỉnh Tây Nguyên không ít khó khăn, làm cho một
bộ phận đồng bào DTTS hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị,trật tự xã hội, đến sản xuất, đời sống của nhân dân
Từ đó cho thấy âm mưu “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc đối
với nước ta, trong đó có Tây Nguyên là lâu dài, có lộ trình và bước đi cụ thể vớinhiều thủ đoạn, hình thức và phương pháp khác nhau, đòi hỏi chúng ta phải có