b. Nguyên nhân của hạn chế:
3.2.3. Bảo đảm an ninh, chính trị, đấu tranh bóc gỡ tận gốc các tổ chức Fulro hoạt động ngầm, kích động biểu tình bạo loạn.
Fulro hoạt động ngầm, kích động biểu tình bạo loạn.
Phải có những nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ, cơ bản, lâu dài cả về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm, bức bách là phải xóa tổ chức phản động “Nhà nước Đê Ga” để giữ vững ổn định chính trị- xã hội trên địa bàn. Sự kiện Tây Nguyên xảy ra vào tháng 2/2001 và tiếp tục ngấm ngầm hoạt động kéo dài cho đến nay là do các thế lực thù địch bên ngoài và bên trong lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo; những sơ hở, yếu kém của chúng ta trong việc thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội; tình trạng quan liêu, mất cảnh giác của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ các cấp.
Chủ động đối phó với âm mưu, thủ đoạn hoạt động của bọn phản động
Fulro và các thế lực thù địch. Các cơ quan chức năng phải thường xuyên nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động bên ngoài và bên trong để xây dựng các phương án và kế hoạch xóa bỏ “Nhà nước Đề ga” ở Tây Nguyên.
Thường xuyên thông báo tình hình, triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm mưu tổ chức biểu tình, bạo loạn theo phương châm: nắm chắc tình hình, chủ động đấu tranh, ngăn chặn không để xảy ra biểu tình, bạo loạn; khi có tình huống xảy ra thì phải kịp thời thông báo tình hình để thống nhất biện pháp xử lý, khoanh vùng giải quyết ngay tại chỗ, không để lây lan, kéo dài “buôn giữ buôn, xã giữ xã, huyện giữ huyện, không để biểu tình kéo lên tỉnh”; “kiên quyết xử lý các đối tượng cầm đầu, chống đối, quá khích, chỉ bắt những đối tượng cần phải bắt để không gây hoang mang trong quần chúng nhân dân”. Tập trung phát hiện, xử lý các hoạt động tuyên truyền, tán phát tài liệu, khẩu hiệu, cờ Fulro; vô hiệu hóa các hoạt động của các tổ chức phản động, đấu tranh triệt để số đối tượng cơ sở ngầm, số cốt cán Tin Lành hoạt động phục hồi “Tin Lành Đề ga”, ngăn chặn các đối tượng xấu lợi dụng, kích động những người khiếu kiện gây rối về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đấu tranh bóc gỡ
đường dây tổ chức người vượt biên; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý hành chính, rà soát số đối tượng vắng mặt tại địa phương, số nghi vượt biên để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.
Xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân Gắn xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với xây dựng thế trận lòng dân, góp phần xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân chống lại mọi luận điệu xuyên tạc, chia rẽ của kẻ thù. Phát huy vai trò tuổi trẻ xung kích của lực lượng đoàn viên thanh niên đi đầu trong công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển xản xuất, giữ gìn trật tự an toàn xã hội...
Tiếp tục thực hiện sâu rộng cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư". Xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá.
Tăng cường quản lí các hoạt động văn hoá, đấu tranh chống văn hoá phản động, lai căng, đồi truỵ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Hằng năm, tổ chức lễ hội truyền thống, hội thi văn hoá các dân tộc nhằm giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hoá dân tộc.
Các tổ chức cơ sở Đảng, toàn Đảng bộ tỉnh nghiên cứu, nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch trên địa bàn Tây Nguyên Xây dựng Nghị quyết chuyên đề về đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” và thường xuyên bổ sung chủ trương, biện pháp phù hợp với tình hình mới. Tổ chức thực hiện tốt Thông báo Kết luận số 94 của Ban bí thư Trung ương Đảng về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng-văn hoá; kế hoạch ngày 21/10/2003 của Ban chỉ đạo chống "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng -văn hoá của các tỉnh. Triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ các đối tượng cầm đầu lợi dụng chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước hoạt động trái phép; đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền để nhân dân an tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống. Tăng cường quản lý, đấu tranh, phòng ngừa, truy quét các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và làm tốt công tác quản lý nhân
hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, quản lý phương tiện, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu; thực hiện tốt phong trào phát động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh nông thôn.