b. Nguyên nhân của hạn chế:
3.2.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giải quyết nhanh và có hiệu quả những vấn đề
và tinh thần cho nhân dân, giải quyết nhanh và có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc trong nhân dân.
Để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực dân tộc và tôn giáo trong những năm tiếp theo cần tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
* Thứ nhất, tập trung giải quyết tốt những vấn đề kinh tế - xã hội, ổn định pháp triển sản xuất, cải thiện đời sống cho nhân dân, nhất là ĐBDTTS. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt tập trung chỉ đạo hoàn thành cơ bản việc giải quyết đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt theo Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công tác hỗ trợ đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm…góp phần xoá đói, giảm nghèo cho ĐBDT, cương quyết không để cho đồng bào bị đói. Cùng với việc đầu tư cho phát triển kinh tế cũng phải chăm lo đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá; mở rộng phủ sóng truyền hình, phát thanh; khôi phục và phát huy truyền thống và hoạt động văn hoá của đồng bào các dân tộc; xây dựng các nhà văn hoá cộng đồng; tổ chức ngày hội văn hoá-thể thao các dân tộc thiểu số nhằm giao lưu, tăng cường đoàn kết các dân tộc, giữ gìn, phát triển văn hoá đặc sắc dân tộc, chống lại âm mưu chia rẽ của bọn phản động.
* Thứ hai, đẩy mạnh công tác quản lý sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật, kiên quyết xử lý các hoạt động tôn giáo vì mục đích chính trị, mê tín dị đoan, sinh hoạt không lành mạnh. Tăng cường công tác giáo dục, vận động tranh thủ chức sắc, tạo điều kiện và giúp đỡ họ đào tạo những người đứng đầu các điểm nhóm, giải quyết các nhu cầu tôn giáo chính đáng, phù hợp với pháp luật để họ yên tâm sinh hoạt đạo, hợp tác với chính quyền chống lại những phần tử quá khích hòng làm gây mất ổn định chính trị. Trước thực tế nhu cầu tín
ngưỡng tôn giáo của một bộ phận quần chúng tăng lên, đồng thời hoạt động tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS, kể cả vùng biên giới còn diễn biến phức tạp, cho nên các tỉnh cần chủ động nắm tình hình, tăng cường công tác quản lý nhà nước; giải quyết nhu cầu chính dáng của các tôn giáo. Bình thường hoá trong sinh hoạt tôn giáo, tạo các điều kiện cần thiết để các tín đồ, chức sắc tôn giáo thực hiện tốt việc đạo, việc đời. Vận động quần chúng tín đồ xây dựng cơ sở cốt cán và thực lực chính trị trong tôn giáo và các vùng có đông tín đồ. Kiên quyết xử lý các đối tượng lợi dụng tôn giáo để hành nghề mê tín, dị đoan, nhân danh tôn giáo để hoạt động chống phá Nhà nước ta. Giải quyết dứt điểm việc cấp đất cho các tổ chức tôn giáo đã có tư cách pháp nhân, hạn chế việc cho thành lập các tổ chức tôn giáo mới cà các tổ chức đoàn, hội trong tôn giáo.
*Thứ ba, tăng cường công tác cán bộ đối với vùng ĐBDTTS và cán bộ người DTTS. Để thực hiện tốt công tác này cần phải kết hợp nhiều giải pháp: - Bộ Nội vụ có qui hoạch (hoặc cho vận dụng) tiêu chuẩn công chức cấp xã đối với ĐBDTTS. Bổ sung một số chính sách khen thưởng đối với già làng, nhân sĩ, trí thức tiêu biểu là người dưỡng DTTS và tôn giáo làm tốt công tác dân vận
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS tại chỗ trong hệ thống
chính trị xã, phường ở vùng DTTS các tỉnh Tây Nguyên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.
- Nghiên cứu, xây dựng “Đề án trường vừa học, vừa làm cho thanh niên
dân tộc Tây Nguyên”. Tăng cường cơ sở vật chất và qui mô cho cho các trường dân tộc nội và chính sách cho các trường.
- Các địa phương phải chủ động việc cử tuyển học sinh DTTS học vào các
ngành nào mà địa phương cần trên cơ sở phân bổ hàng năm của Bộ; tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ DTTS tại chỗ trong HTCT xã, phường...
* Thứ tư, có biện pháp tăng cường công tác giải quyết việc làm cho lao
động DTTS; điều đó không chỉ có ý nghĩa nâng cao đời sống cho ĐBDT mà còn góp phần ổn định chính trị, xoá đi tâm lý tự ti, mặc cảm...của người DTTS.
- Đào tạo nguồn nhân lực và dạy nghề cho thanh niên dân tộc, giúp các
em học tập, nâng cao trình độ nghề nghiệp để bổ sung vào lực lượng lao động có tay nghề cao cho các tỉnh.
- Khuyến khích các tổ chức, các đơn vị và doanh nghiệp tiếp cận lao động
là thanh niên DTTS bằng nhiều sự ưu tiên về dự án, cấp giấy phép, miễn giảm thuế...
- Thực hiện chính sách hỗ trợ việc làm khác như: cho vay vốn theo các
chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ; hỗ trợ vốn cho thanh niên độc thân xuất khẩu lao động; tổ chức hội chợ việc làm; liên kết với các tỉnh bạn giới thiệu lao động; đào tạo nghề cho nông dân...
- Thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước, tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo làm ảnh hưởng đến lợi ích cách mạng, lợi ích dân tộc.
-Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, bảo đảm các tôn giáo
hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật. Mềm dẻo nhưng cương quyết trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như việc tập trung đông người truyền đạo trái phép, nghiêm trị những đối tượng cầm đầu phản động Đề ga, tin lành Đề ga.
Âm mưu“diễn biến hoà bình” đối với vấn đề dân tộc và tôn giáo của kẻ
thù vẫn còn diễn biến phức tạp và kéo dài, đặc biệt là ở Tây Nguyên. Để đánh bại âm mưu của chúng, chúng ta không chỉ đấu tranh “trực diện” với chúng mà còn phải khắc phục chính những hạn chế, sơ hở của mình để cho kẻ địch không thể lợi dụng được. Vì vậy, các tỉnh Tây Nguyên cần quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Nghị quyết số 10/NQ- TW (năm2002) của Bộ Chính trị về “phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2000-2010”; Chỉ thị số 05/CT của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác ANCT trong tình hình mới”; Chỉ thị số 06/CT (năm 2008) của Thủ tướng Chính phủ về việc “tranh thủ phát huy vai trò già làng trưởng bản và những người có uy tín trong vùng ĐBDT” và các quyết định của Thủ tướng
Chính phủ liên quan đến việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; kiên quyết không để kẻ địch tạo cớ để chống phá.