1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH Ở TÂY NGUYÊN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

183 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Một số công trình chuyên khảo về dân tộc học như: Tây Nguyên của Hoàng Văn Huyên 1980; Các dân tộc ít nguời ở Việt Nam các tỉnh phía Nam 1984; Đại cương về các dân tộc Êđê, M`nông ở Đăk

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH

Ở TÂY NGUYÊN- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Mã số: B.08- 29

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Hoài Phương

Thư ký đề tài: Th.S Nguyễn Thị Lệ Thủy

Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

MỤC LỤC

3.2 Nhiệm vụ của đề tài 9

CHƯƠNG I: TÂY NGUYÊN TRONG CHIẾN LƯỢC “DIỄN

BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

11

1.1 . Vị trí Tây Nguyên trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của

chủ nghĩa đế quốc

11

1.1.1 Vài nét về tầm quan trọng chiến lược của khu vực Tây Nguyên

trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

11

1.1.2 Các nhân tố mà các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện chiến

lược “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên

12

1.1.2.1 Tây nguyên – đặc điểm tự nhiên, địa lý 12

1.2 Âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” ở Tây nguyên thời

gian qua

28

1.2.1 Khái quát về âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta của

chủ nghĩa đế quốc hiện nay

28

1.2.2 Hoạt động “diến biến hòa bình” ở Tây Nguyên thời gian qua. 32

1.2.2.1 Hoạt động “diến biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị- tư tưởng 32

1.2.2.2 Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong thực hiện

chính sách dân tộc ở Tây Nguyên của các lực lượng thù địch để thực hiện

“diễn biến hoà bình”

35

1.2.2.3 Những thủ đoạn hoạt động diễn biến hoà bình của các thế lực

thù địch thông qua lợi dụng vấn đề Fulrô

37

1.2.2.4 Việc lợi dụng vấn đề tôn giáo để truyền đạo Tin Lành trái phép 45

Trang 3

- một trong những thủ doạn diễn biến hoà bình ở Tây Nguyên

1.2.2.5 . Những biểu hiện của “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực văn

hoá - xã hội.

49

1.2.2.6 Lợi dụng những yếu kém, và hạn chế trong kinh tế ở Tây

Nguyên để hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch

51

CHƯƠNG II: ĐẤU TRANH CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH Ở

TÂY NGUYÊN THỜI GIAN QUA – KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN

ĐỀ DẶT RA

59

2.1 . Kết quả của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”ở Tây

Nguyên thời gian qua

59

2.1.1.Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và cấp uỷ địa phương trong cuộc

đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên

59

2.1.1.1 . Nhận diện âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù

địch ở Tây Nguyên

59

2.1.1.2 Đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách

đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội, chống âm mưu diễn biến hòa bình

ở các tỉnh Tây Nguyên.

61

2.1.2 Kết quả đạt được trong cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa

bình” ở Tây Nguyên; những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

71

2.1.2.2 Những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong cuộc đấu tranh

chống âm mưu ‘diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên

87

2.1.2.3.Những vấn đề đặt ra trong cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn

biến hoà bình” ở Tây Nguyên hiện nay

91

2.2 Một số kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoà

bình” ở Tây Nguyên

94

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM CHỐNG

“DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC TRÊN ĐỊA

BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

101

3.1 . Những dự báo tình hình và tình huống có thể xảy ra trong cuộc

đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở Tây nguyên thời gian tới.

101

3.1.2 Dự báo các tình huống có thể xảy ra trong cuộc đấu tranh chống

3.2 Những giải pháp cơ bản góp phần đánh thắng chiến lược “diễn 114

Trang 4

biến hoà bình” trên địa bàn Tây Nguyên thời gian tới.

3.2.1 Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng 115

3.2.2 Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh từ tỉnh đến cơ

sở, đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và chủ động giải quyết các vấn

đề phát sinh từ cơ sở

121

3.2.3 Bảo đảm an ninh, chính trị, đấu tranh bóc gỡ tận gốc các tổ chức

Fulro hoạt động ngầm, kích động biểu tình bạo loạn

126

3.2.4 Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần cho nhân dân, giải quyết nhanh và có hiệu quả những vấn đề

xã hội bức xúc trong nhân dân

130

3.2.5 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác dân tộc, tôn

giáo trên điạ bàn Tây Nguyên trong thời gian tới

136

3.2.7 Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán

bộ người dân tộc thiểu số

148

3.2.8 Thực hiện hiệu quả chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng, tranh

thủ thu hút đầu tư phát triển, có biện pháp quản lý tốt các đoàn lâm thời du

lịch nước ngoài đúng chính sách, pháp luật bảo đảm an ninh trật tự

149

3.3 Một số kiến nghị liên quan đến cuộc đấu tranh chống “diễn

biến hòa bình” ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay

150

Trang 5

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA

NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

1.TS Nguyễn Thị Hoài Phương: Phó trưởng khoa tư tưởng Hồ Chí Minh-Học viện CT-HC khu vực III (chủ nhiệm đề tài)

2 Th.s Nguyễn Thị Lệ Thủy : Giảng viên khoa chính trị học, Học viện CT-HC khu vực III

(Thư ký đề tài)3.PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn: Giám đốc Học viện CT-HC khu vực III

4 PGS.TS Trương Minh Dục: Phó Giám đốc Học viện CT-HC khu vực III

5 PGS.TS Hồ Tấn Sáng: Trưởng khoa chính trị học, HV CT-HC KV III

5 PGS.TS Phạm Hảo: Nguyên Giám đốc HVCT-HC KV III

6.PGS.TS Nguyễn Văn Nam: Trưởng khoa CNXHKH, HV CT-HC KV III

7 TS Trần Quốc Long: Trưởng khoa tư tưởng Hồ Chí Minh, HVCT-HC KV III

8 PGS.TS Phạm Thanh Khiết: Nguyên trưởng khoa kinh tế phát triển, HV CT-HC KV III

9 Th.s Nguyễn Mậu Linh: Giảng viên khoa tư tưởng Hồ Chí Minh, HV CT-HC KV III

10.Trần Kỳ Rơi: Phó giám đốc Công an tỉnh Đắc Lắc

11 Nguyễn Thị Minh Vẻ: Trưởng Ban công tác nữ, Công an tỉnh Đắc Lắc

12 Nguyễn Văn Thái: Trưởng phòng điều tra, Công an tỉnh Kon Tum

13 Nguyễn Ngọc Doãn; Công an tỉnh Kon Tum

14 Nguyễn Văn Uấn: Công an tỉnh Gia Lai

15 Nay Đô: Phó giám đốc Công an tỉnh Đắc Nông

16 Lê Văn Phục: Giảng viên khoa CNXHKH, HV CT-HC KV III

17 Hoàng Thị Diệu Linh: Đại học Đà Lạt

18 Nguyễn Thị Minh Sơn: Chuyên viên huyện Ủy Chư Sê- Gia Lai

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng vàĐăk Nông Có diện tích tự nhiên 5447,4 nghìn ha, chiếm 17,5% diện tích cả

nước, lớn gấp 1,4 lần diện tích các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Tây Nguyên

là khu vực rộng lớn có vị trí quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng đối

với Việt Nam Trong hàng chục năm nay, sự di cư ồ ạt của nhiều người, nhiều

Trang 6

cộng đồng dân tộc từ nhiều vùng miền khác nhau đến Tây Nguyên lập nghiệp đãlàm cho dân số và thành phần dân tộc của vùng thay đổi nhanh chóng Theothống kê mới nhất, trên mảnh đất Tây Nguyên đang có 43 dân tộc anh em cùngchung sống, trong đó người Kinh chiếm 65,8%, tiếp đến là các dân tộc thiểu sốkhác như Ba Na, Ê Đê, Mnông, Gia Jai, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu Vì thế, cóthể nói Tây Nguyên là vùng đa màu sắc văn hoá tộc người, khá phong phú, phứctạp về phương diện tín ngưỡng- tôn giáo và nhiều màu sắc nhất ở Việt Nam.

Trong lịch sử, Tây Nguyên là vùng đất hào hùng, giàu truyền thống cáchmạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trướcđây Sống trên mảnh đất hùng vĩ bao đời, đồng bào các dân tộc ở đây đã chungsức, đồng lòng tạo dựng nên một nền văn hóa hết sức phong phú và đậm đà bảnsắc dân tộc, với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể nổi tiếng và kho tàngvăn học dân gian hết sức đặc sắc Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có tinhthần đoàn kết, cần cù, chịu khó và tương thân tương ái, yêu thương con người,thiên nhiên, đất nước, chuộng hòa bình nhưng anh dũng bất khuất trong đấutranh chống giặc ngoại xâm

Tây Nguyên không chỉ là vùng có tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh

tế, nơi ẩn chứa nhiều nhân tố nội sinh cho sự phát triển văn hoá tinh thần, pháttriển xã hội nói chung mà đây cũng là vùng trọng điểm trong chiến lược quốcphòng, an ninh quốc gia Với trên 580 km đường biên giới với Lào vàCampuchia, Tây Nguyên là địa bàn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư,xây dựng để cùng hoà nhập với tiến trình phát triển chung của đất nước, mặtkhác, cũng vì lẽ đó Tây Nguyên trở thành vùng trọng yếu, nhạy cảm mà các thếlực đế quốc, phản động nhòm ngó, rắp tâm thực hiện cài cắm xây dựng lựclượng, tạo dựng các "phong trào" nhằm chống phá công cuộc phát triển kinh tế,

xã hội, chống phá chế độ

Từ sau ngày miền Nam được giải phóng, cả nước thống nhất, Đảng vàNhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để đầu tư, xây dựng, phát triểnkinh tế, xã hội Tây Nguyên Trên cơ sở đó, các cấp bộ đảng, chính quyền địaphương đã phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị các cấp để lãnh đạo, chỉđạo và tạo dựng nhiều điều kiện cần thiết cho mọi người dân lao động, mọi tầnglớp dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên hoà nhập, thích nghi vớilối sống mới, chế độ mới Đặc biệt từ ngày đổi mới đến nay, nhịp điệu cuộcsống, cách thức sản xuất, làm ăn của nhiều nhóm cư dân, nhiều chủ thể sản xuất,kinh doanh trong vùng đã thực sự khởi sắc, năng động, sáng tạo và làm ăn ngàycàng có hiệu quả Phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số ở các buôn làng đãđịnh canh, định cư, thực hiện thâm canh sản xuất hàng hoá Rất nhiều trang trại,nhiều vùng sản xuất tập trung cà-fê, cao su, dâu tằm, cây ăn quả, cây lươngthực hình thành, phát triển đạt hiệu quả kinh tế hàng hoá cao Nhiều phố mới,làng mới, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, phát triển làm cho bộ mặt TâyNguyên hiện nay liên tục được thay da, đổi thịt theo dáng dấp của xã hội đangtrong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nhờ đó đời sống vật chất và tinhthần của đa số tầng lớp dân cư ở Tây Nguyên được nâng lên rõ rệt so với thời kỳtrước đổi mới

Trang 7

Tuy vậy, cũng cần nói thêm một thực tế khác, do nhiều nguyên nhânkhách quan và chủ quan khác nhau, nhìn tổng thể sự phát triển của các tỉnh TâyNguyên vẫn chưa hoàn toàn vững chắc, nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh

tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là những vấn đề chính trị - xã hội phức tạp, nhạycảm vẫn đang tiềm ẩn sự "bùng nổ" Trong quá trình thực hiện chính sách dântộc của Đảng ở các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế,khuyết điểm Kinh tế vùng sâu, vùng xa chậm phát triển, đời sống đồng bào dântộc còn nhiều khó khăn, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội không đồng

bộ, đội ngũ cán bộ dân tộc, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý mặc dù được sựquan tâm đào tạo nhưng vẫn còn thiếu và yếu Thiếu những cán bộ có năng lực

tổ chức thực tiễn để lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộcthiểu số Do trình độ hạn chế của đội ngũ cán bộ nên đường lối, nghị quyết, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước chậm đi vào cuộc sống Vì vậy, sựphát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn chậm, chưa tươngxứng với tiềm năng, công sức của nhân dân và sự quan tâm của Đảng và Nhànước Nhiều vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, tình trạng tranh chấpđất đai, diễn ra thường xuyên, làm cho công tác quản lý hành chính gặp nhiềukhó khăn, quan hệ dân tộc càng phức tạp Mặt khác, quá trình phát triển kinh tếthị trường làm cho sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhất làgiữa người kinh và người dân tộc thiểu số tại chổ càng lớn Đó là những nguyênnhân xuất hiện tư tưởng bài kinh, làm cho khối đoàn kết dân tộc bị tổn thương

Trong lĩnh vực an ninh, trật tự - an toàn xã hội đã và đang nẩy sinh khánhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, trong đó tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định

về Chính trị -xã hội, tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của vùng TâyNguyên Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, cùng với những biến đổi trêncác lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, sự thay đổi của cơ sở hạ tầng kéo theonhững biến đổi của kiến trúc thượng tầng, trong đó có tín ngưỡng tôn giáo Nhucầu tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có những thayđổi Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch đẩy mạnh tuyền đạo Tin Lànhtrái phép vào vùng các đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên Âm mưu và thủ đoạncủa các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để lừa phỉnh, lôi kéo, mua chuộc, kíchđộng, gây chia rẽ, ly khai hòng gây bạo loạn lật đổ, chống phá cách mạng, đedọa an ninh quốc gia, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổquốc của nhân dân ta

Trong những năm gần đây, các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là đạo Tin Lànhtăng cường các hoạt động truyền giáo, lôi kéo, phát triển tín đồ trong đồng bàodân tộc thiểu số Đạo Tin Lành đã bành trướng rất nhanh trong đồng bào các dântộc thiểu số ở Tây Nguyên Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là, cùng với hoạtđộng truyền bá đạo Tin Lành, thời gian qua đã có nhiều hoạt động lợi dụng tôngiáo của các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá Việt Nam Núpbóng cái gọi là “Tin Lành Đề Ga”, chúng âm mưu thành lập một “nhà nước Đề

Ga tự trị”, chúng đã cài cắm, phát triển các cơ sở, tổ chức các hoạt động biểutình, bạo loạn Các sự kiện diễn ra vào tháng 02 năm 2001 và tháng 04 năm

2004 ở các tỉnh Tây Nguyên (tập trung là những sự biến xảy ra ở 2 tỉnh Gia Lai

và Đăk Lăk) là một trong những loại tình huống chính trị-xã hội cụ thể phản ánhtính chất phức tạp, nhạy cảm trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo ở

Trang 8

Tây Nguyên đó cũng chính là quá trình giải quyết các lực cản, tạo lập những tiền

đề, động lực cho sự phát triển bền vững ở các tỉnh Tây Nguyên thời kỳ tiếp theo

Những ngày cuối tháng 01 đầu tháng 02 năm 2001 và những ngày trungtuần tháng 04 năm 2004 ở nhiều địa phương (buôn, làng, xã, huyện, tỉnh) trênvùng đất Tây Nguyên đã thực sự "nóng bỏng" lên bởi những cuộc biểu tình, gâyrối, chống phá chính quyền, chống phá chế độ của hàng nghìn người thuộc cácdân tộc thiểu số bản địa Ngay khi sự kiện bùng phát, hoàn toàn có đủ cơ sở đểkhẳng định, đây là những vụ bạo loạn chính trị mà các thế lực thù địch đã lợidụng các vấn đề dân tộc - tôn giaó nhằm chống phá công cuộc xây dựng CNXH

ở nước ta; là những sự kiện, biến cố khởi phát từ chuỗi những âm mưu, hoạtđộng chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động trong

và ngoài nước phối hợp tiến hành

Tuy nhiên, đứng trên quan điểm và phương pháp tiếp cận hệ thống lạiphải lưu ý rằng: Mục tiêu, âm mưu và hoạt động chống phá các nước xã hội chủnghĩa, chống phá phong trào cộng sản nói chung và chống phá cách mạng ViệtNam (dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam) là bản chất, là tham vọngcuả các thế lực đế quốc và các lực lượng phản động trong và ngoài nước Song,

kẻ thù có khả năng thực hiện ý đồ đó đến đâu? Vào lúc nào? Ở đâu trên đất nướcta? Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng hàng đầuchính là do tương quan so sánh lực lượng, tuỳ thuộc vào khả năng, sức mạnh củachính chúng ta Từ đó, có thể nói, các điểm nóng diễn ra ở Tây Nguyên vừa cónhững nguyên nhân sâu xa vừa có những nguyên nhân trực tiếp, vừa có nhữngnguyên nhân nằm sâu trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội; vừa có nhữngnguyên cớ phát sinh từ những tình huống chính trị cụ thể, vừa có nguyên nhân từ

sự chống phá của các thế lực thù địch lại có nguyên nhân từ sự thiếu sót sai lầmcủa chúng ta

Có thể nhận thấy rằng, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, thời gian qua cácthế lực thù địch đã lợi dụng trình độ thấp kém, lạc hậu, sự khác biệt nhất định vềkinh tế, xã hội văn hoá các dân tộc thiểu số để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa thông qua hoạt động “diễn biến hoà bình” Do vậy, điđôi với nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh, thì phải hết sức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình"của các thế lực thù địch Nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoàbình” của các thế lực thù địch, chủ động loại trừ bạo loạn, lật đổ, giữ vững an ninhquốc gia, bảo vệ thành quả cách mạng, phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển, xâydựng các tỉnh Tây Nguyên vững mạnh mọi mặt đang được đặt ra vừa mang tính cấpbách, vừa mang tính lâu dài, quyết liệt, có tính chất sống còn đối với sự tồn vong vàphát triển của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Vì vậy, việc nhận diện "diễn biến hoà bình" trên cả hai phương diện lýluận và thực tiễn, đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, những thủđoạn, bản chất của chiến lược"diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc và cácthế lực phản động, đánh giá những kết quả, hạn chế và rút ra bài học kinhnghiệm trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên địa bàn các tỉnhTây Nguyên là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hết sức cần thiết

Trang 9

Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi chọn đề tài “ Cuộc đấu tranh

chống “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên -Thực trạng và giải pháp ” để

làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2008

Trên ý nghĩa đó, thông qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn

những thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã và đang tiến hành hoạt động chốngphá thông qua “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên, chúng tôi tập trung phân tíchmột số vấn đề có liên quan đến việc các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dântộc, tôn giáo để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” và xem đó như là mộttrong những phương diện có thể tiếp cận, cắt nghĩa và giải quyết, xử lý các tìnhhuống đã và đang diễn ra

Qua nghiên cứu ở các tỉnh Tây Nguyên, mỗi thành viên đề tài nêu lênnhững biện pháp cụ thể, từ đó tập hợp những biện pháp thống nhất có tính khảthi để giảng viên vận dụng vào những bài giảng có liên quan trong chương trìnhgiảng dạy môn Quan hệ Quốc tế ở Học viện Đồng thời cũng là tư liệu giúp chocác cơ quan chức năng ở địa phương hiểu rõ hơn âm mưu và thủ đoạn chống phácách mạng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của các thế lực thù địch, trên cơ sở

đó không ngừng nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạtđộng chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Là vùng đất nằm sâu trong nội địa Việt Nam, nhưng do có tầm quan trọng

về mặt chiến lược cũng như có nhiều nét độc đáo về tự nhiên, văn hóa, xã hội vàcon người nên từ rất sớm Tây Nguyên đã được nhiều nhà nghiên cứu trong vàngoài nước chú ý tìm hiểu

Tây Nguyên được người Phương Tây chú ý đến nhiều kể từ cuối thế kỷXIX trở đi Phần lớn những nghiên cứu của họ về Tây Nguyên thời kỳ này lànghiên cứu dạng mô tả, phân tích với mục đích giúp họ hiểu kỹ lưỡng hơn về tựnhiên, văn hóa, con người Tây Nguyên Trong quá trình xâm lược và đô hộ ViệtNam, để phục vụ việc bình định và khai thác Tây Nguyên, người Pháp đã đầu tưnhiều hơn cho việc nghiên cứu vùng đất này, trong đó tiêu biểu như:

Công trình: “Les populations Moi du Darlac”(Những cư dân mọi ở ĐắcLắc) của BecnardH, viết về con người và xã hội các dân tộc thiẻu số bản địa ởĐắc Lắc, đăng tải ở “Bullentin d,Ecole Francaises d`Extrème Orient”, Hà Nội,năm 1907

Công trình “Lesjungles Moi” (Người Mọi rừng, của Maitre H, xuất bản ởPari năm 1912 Công trình này đã có đề cập đến con người, văn hóa – xã hội cácdân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên

Cuốn sách: “En siuvant le piste des homes sur les Hauts –plateaux duVietnam” của Dounes J, xuất bản 1955 (Lần theo vết chân những người trên CaoNguyên ở Việt Nam), mô tả con người, sinh hoạt xã hội của một số dân tộc ở TâyNguyên

Trong thời kỳ Mỹ xâm lược Việt Nam, các học giả Mỹ cũng đã đầu tưnghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, xã hội Tây Nguyên, chủ yếu là phục vụ mục đích

Trang 10

bình định và thôn tính Tây Nguyên Chính phủ Mỹ đã bảo trợ cho một số họcgiả Mỹ nghiên cứu và xuất bản những chuyên khảo về Tây Nguyên

Sau khi nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất cho đến nay, đặc biệt là giaiđoạn thời kỳ đổi mới đất nước 1986 đến nay, Nghiên cứu Tây Nguyên đã thuhút nhiều nhà nghiên cứu của nhiều nước khác nhau

Ở trong nước, bắt đầu từ thời Lê Thánh Tông trở đi Tây Nguyên mới đượcnhắc đến nhưng còn rất mờ nhạt Trong bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” và một sốcuốn sử biên soạn thời kỳ Hậu Lê, Tây Nguyên được nhắc đến sơ sài, trong tácphẩm “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn cũng đã nói đến Tây Nguyên và ngườiTây Nguyên Ngoài ra nghiên cứu Tây Nguyên còn thể hiện trong các tập sách: ĐạiNam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam chính biên liệttruyện

Trong văn kiện các Đại hội, các Nghị quyết của Đảng đều đề cập đến đặcđiểm dân tộc, dân cư và có chính sách, chủ trương phù hợp ở Tây Nguyên Cácđồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm nghiên cứu về Tây

Nguyên Tiêu biểu như: Cố Tổng bí thư Lê Duẩn trong bài báo: Tây Nguyên đoàn kết tiến lên - Tạp chí Cộng sản 1978; Cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh có bài viết: Đưa đồng bào các dân tộc Đắc Lắc lên Chủ nghĩa xã hội- Tạp

chí Cộng sản, 1983, đã phân tích những đặc thù về dân tộc, dân cư và chỉ đạo cácđảng bộ Tây Nguyên phải nghiên cứu, vận dụng để đề ra chủ trương, giải pháp chophù hợp

Một số công trình chuyên khảo về dân tộc học như: Tây Nguyên của Hoàng Văn Huyên (1980); Các dân tộc ít nguời ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) (1984); Đại cương về các dân tộc Êđê, M`nông ở Đăk Lăk của Bế Viết Đẳng và các đồng tác giả (1982); Các dân tộc ở Gia Lai- Kon Tum do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1981); Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng do Mạc Đường chủ biên(1983); Cộng đồng quốc gia dân tộc ở Việt Nam của GS.Đặng Nghiêm Vạn (2003) đã

giúp người đọc hiểu rõ nguồn gốc tộc người, đặc điểm kinh tế –xã hội của cácdân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Trên lĩnh vực kinh tế xã hội: Đáng chú ý chương trình cấp nhà nước

48-09 Ủy ban khoa học xã hội, nay là Viện khoa học xã hội Việt Nam thực hiệntrong những năm 1980 Kết quả của chương trình được xuất bản thành 3 cuốn

sách: Một số vấn đề kinh tế- xã hội Tây Nguyên(1986); Tây Nguyên trên đường phát triển(1990); Một số vấn đề kinh tế- xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc(1990) Các công trình này đã tập trung nghiên cứu đặc điểm kinh tế- xã hội

của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đưa ra căn cứ khoa học xác định cáchình thức, bước đi trong quá trình đưa đồng bào các dân tộc thiểu số TâyNguyên lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, do hạn chế trong nhận thức về chủnghĩa xã hội lúc đó, các tác giả chưa thấy được xu hướng phát triển của vấn đềdân tộc, quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên

Đặc biệt, gần đây có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ như:

- Đề tài: Các hình thức kinh tế ở Tây Nguyên và xu hướng vận động trong quá trình chuyển sang kinh tế hàng hóa, do TS.Trương Minh Dục làm chủ

nhiệm (1994- 1995)

Trang 11

- Phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên, do TS.Phạm Thanh Khiết

Trên lĩnh vực chính trị đã có một số công trình như:

- Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả do PGS TS Phạm Hảo và TS

Trương Minh Dục chủ biên với cuốn “Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên”, Nxb, CTQG, Hà Nội, năm 2003, tập thể tác giả đã tập

trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hệ thống chính trịTây Nguyên, những vấn đề đặt ra ở các tỉnh Tây Nguyên trong xây dựng hệthống chính trị, trên cơ sở đó đã đưa ra những giải pháp cơ bản để xây dựng hệthống chính trị ở Tây Nguyên

- Đề tài nhánh cấp nhà nước KX05-11 về cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới hiện nay ở Đắc Lắc (1993-1994);

“Một số vấn đề về xây dựng đôi ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên” do GS.TS.Lê Hữu Nghĩa làm chủ biên (2001) Các công

trình này đã trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hệ thốngchính trị, đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số; đánh giá thực trạng hệ thống chínhtrị, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số trong hệ thống chínhtrị ở Tây Nguyên Đề xuất các giải pháp để xây dựng hệ thống chính trị, xâydựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đọan hiện nay

Trên lĩnh vực văn hóa: Ngoài các công trình nghiên cứu về sử thi, luật tục,

văn hóa dân gian, có một số công trình mang tính lý luận như: “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên” do PTS Nguyễn Hồng Sơn Và PTS Trương Minh Dục làm chủ biên (1996); “văn hóa các dân tộc Tây Nguyên thực trạng và những vấn đề đặt ra”, do GS.TS Trần Văn Bính chủ biên (2004); các

công trình này đã đánh giá các giá trị văn hóa của Tây Nguyên, thực trạng đờisống văn hóa của các dân tộc thiểu số, đồng thời dự báo xu hướng và đề xuấtcác giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm xây dựng đời sống văn hóa, tinhthần của các dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên trongquá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa

Trên lĩnh vực quan hệ dân tộc; tôn giáo có các công trình như:

- “Xu hướng vận động của quan hệ dân tộc khu vực Tây Nguyên và đặc điểm chính sách dân tộc đối với Tây Nguyên” là đề tài cấp bộ, do PTS Nguyễn

Văn Nam làm chủ nhiệm đề tài (1994-1995) Các tác giả đã nghiên cứu cơ sở lýluận và thực tiễn về xu hướng vận động của quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, đề

ra các giải pháp để xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với đặcđiểm Tây Nguyên Tuy nhiên, các tác giả chưa thấy được những mầm móng củanhững nguyên nhân làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc khi phát triển kinh tếthị trường Đáng chú ý trong lĩnh vực này có các nghiên cứu khá công phu của

Trang 12

GS.TS Phan Hữu Dật và tập thể tác giả trong công trình: “Mấy vấn đề lý luận

và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay” (2001); Chuyên luận: “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên”(2004) của PGS.TS Trương Minh Dục

bước đầu đã đánh gía những thành công và hạn chế trong việc thực hiện chínhsách dân tộc của Đảng, phân tích các xu hướng xuất hiện trong quan hệ dân tộc

ở Tây Nguyên thời gian qua (in trong cuốn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đòankết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới,NXBCTQG, H, 2004)

- Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng đưa đồng bào theo đạo giáo ở Tây Nguyên đi lên CNXH(1975-1986), do TS Trần Quốc Long làm

Nghiên cứu tình hình hoạt động “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên trongnhững năm gần đây trên các lĩnh vực đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gianhư:

-Tác giả Nguyễn Văn Tài với bài viết: “Nhân tố con người trong phòng

và chống “diễn biến hoà bình”, Tạp chí Cộng sản, số 21, tháng 11/1996;

-Nguyễn Nam Khánh: “Mấy vấn đề cấp bách ở vùng Tây Nguyên” Tạp

chí Cộng sản, số 3 tháng 1/2003 v.v

Thời gian gần đây, trước những diễn biến bất ổn gắn với những hoạt độngkhông bình thường của đạo Tin Lành và sự gia tăng các hoạt động chống phácủa các thế lực thù địch trong và ngoài nước trên địa bàn Tây Nguyên, công tácnghiên cứu vấn đề đạo Tin Lành và vấn đề xây dựng củng cố hệ thống Chính trị,

âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”ở trong vùng được chú ý, tiêu biểu, đáng

kể trong những công trình này như:

-Một số vấn đề về tôn giáo và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên: Sách chuyên khảo của Trần Xuân Dung NXB Công an

nhân dân, 2006, Tác giả đã giới thiệu về tôn giáo và quá trình du nhập, phát triểntôn giáo ở Tây Nguyên Hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo ởTây Nguyên và công tác đấu tranh, quan điểm và giải pháp phòng ngừa củaĐảng Nhà nước ta với thế lực này

Trang 13

- Công trình “Đạo Tin Lành ở các dân tộc ít người vùng Nam Trường Sơn- Tây Nguyên” của Đỗ Hữu Nghiêm, công bố năm 1995, ở thành phố Hồ Chí

Minh

-Đề tài khoa học “ Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tin

lành trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm 1989- 1994” do Công an

tỉnh Gia lai thực hiện năm 1995

-Đề tài khoa học cấp bộ năm 2000 “Về tình hình phát triển đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc Trường Sơn- Tây nguyên”do GS Đặng nghiêm Vạn làm chủ

nhiệm

- Công trình “ Tìm hiểu hệ quả của việc truyền đạo Tin Lành đối với văn hóa tuyền thống và tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam”của Nguyễn Xuân Hùng,

đăng ở tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 1 năm 2000

Bên cạnh đó có hàng loạt bài viết về hoạt động chống phá của các thế lựcthù địch ở Tây Nguyên ; một số bài viết về âm mưu đòi thành lập nhà nước “Đềga”, đạo Tin lành Đề ga, về cuộc bạo động chính trị ở Tây Nguyên trong năm 2001

và 2004 đăng trên các loại ấn phẩm khác nhau, nhiều tờ báo hàng ngày, hàngtháng

Tóm lại: Là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong thế trận an ninhquốc phòng, lại giàu có và hấp dẫn về điều kiện tự nhiên, xã hội, con người, …Tây Nguyên đã được nhiều ngành, nhiều giới chú ý, nghiên cứu Nhìn chung,các công trình nghiên cứu trên đã đề cập khá đa dạng đời sống văn hóa- xã hội,tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội, những hoạt động chống phá của các thếlực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên Trong cáccông trình nghiên cứu đó, có những công trình giới thiệu khái quát chiến lược

“diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, tình hình hoạt động chống phá củacác thế lực thù địch trên một số lĩnh vực như Tôn giáo, vấn đề dân tộc Cónhững công trình là tập hợp các bài viết riêng rẽ về các khía cạnh khác nhau vềhoạt động “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên Có công trình mang tính họcthuật chuyên sâu và cũng có những công trình mang tính mô tả, giới thiệu một

cách khái quát…

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặc dù có đề cập một cách rải rác hoặc riêng rẽ từng khía cạnh, với mức độ nông sâu khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào tập trung làm sáng tỏ một cách trọn vẹn đầy đủ về cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên- Thực trạng và giải pháp” chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống âm mưu

và thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng để thực hiện “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên thời gian gần đây, từ đó đưa ra những dự báo và giải pháp nhằm góp phần đánh bại chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch ở Tây Nguyên, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi vùng Tây Nguyên có những bất ổn khá nghiêm trọng về Chính trị - xã hôi

Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đưa vấn đề: “cuộc đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên – Thực trạng và giải pháp.”vào công trình với tư cách như là một trong những nội dung nghiên

cứu chính yếu của mình Tuy vậy, cần phải thấy rằng, những công trình nghiên

Trang 14

cứu về cuộc đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên đãliệt kê ở trên là những tài liệu tham khảo hết sức quý giá đối với các nghiên cứu

về Tây Nguyên sau này, đặc biệt đối với đề tài

Có thể khẳng đinh rằng, vấn đề:“Cuộc đấu tranh chống chiến lược “diễnbiến hòa bình” ở Tây Nguyên- Thực trạng và giải pháp” là vấn đề chưa đượcnghiên cứu một cách đầy đủ, toàn vẹn và hệ thống như một công trình nghiêncứu độc lập và chuyên sâu

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Trên cơ sở phân tích âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch ở TâyNguyên, làm rõ thực trạng cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở đây Đềxuất các giải pháp chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thùđịch ở các tỉnh Tây Nguyên

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Phân tích vị trí của Tây Nguyên và những âm mưu, hành động mà kẻ thù

sử dụng trong quá trình tiến hành “diễn biến hoà bình” ở địa bàn này thời gianqua

- Phân tích những kết quả đạt được trong cuộc đấu tranh chống chiếnlược diễn biến hòa bình ở Tây Nguyên Rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩathực tiễn

- Đưa ra những giải pháp cơ bản trong cuộc đấu tranh đánh bại mọi âmmưu và hoạt động chống phá ở Tây Nguyên thông qua “diễn biến hoà bình” củacác thế lực thù địch trong thời gian tới

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được triển khai trên cơ sở phương luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng

Ngoài những phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu lý luậnvềvấn đề dân tộc, giai cấp, tôn giáo, quan hệ quốc tế, về “diễn biến hòa bình”, vềvai trò của quần chúng, về công tác dân vận v.v làm cơ sở lý luận, đề tài còn

sử dụng phương pháp lịch sử, và lôgic và các phương pháp phân tích - tổng hợp,thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phỏng vấn, đối thoại, tọađàm, đồng thời kế thừa kết quả các công trình có liên quan

5 Những đóng góp của đề tài

Những kết quả của công trình sẽ là tài liệu thiết thực cho các nhà nghiêncứu nói chung, đồng thời là tư liệu bổ ích cho các nhà lãnh đạo quản lý trongquá trình hoạch định, xây dựng và triển khai các chính sách về tôn giáo, dân tộc,chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở Tây Nguyên, đặc biệt là chínhsách đối với các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên

Ngoài ra, những kết quả từ công trình sẽ là nguồn tài liệu cần thiết trongnghiên cứu, giảng dạy ở các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước vàkhu vực, đặc biệt là trên địa bàn Tây Nguyên

Trang 15

6 Kết cấu của đề tài

Với những mục tiêu nêu trên nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu vàkết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu đề tài được thựchiện với ba chương như sau:

Chương I: Tây Nguyên trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ

nghĩa đế quốc

Chương II: Đấu tranh chống diễn biến hòa bình ở Tây Nguyên thời gian

qua - kết quả và những vấn đề đặt ra

Chương III: Những giải pháp cơ bản nhằm chống “Diễn biến hòa

bình”của chủ nghĩa đế quốc trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

CHƯƠNG I

TÂY NGUYÊN TRONG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”

CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

1.1 Vị trí Tây Nguyên trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc

Trang 16

1.1.1 Vài nét về tầm quan trọng chiến lược của khu vực Tây Nguyên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nằm án ngữ phía tây các tỉnh Duyên hải miền Trung và tiếp giáp với miềnĐông Nam Bộ, Tây Nguyên không chỉ tiềm ẩn một nguồn tài nguyên vô cùngphong phú về rừng, đất, nước, khoáng sản, mà còn có vị trí chiến lược quantrọng về quốc phòng, an ninh cho cả nước và vùng Đông Dương Chính vì vậy,

từ khi đặt ách đô hộ lên đất nước ta, thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ tậptrung sức củng cố thế chiến lược của vùng này Vì nếu chiếm giữ được TâyNguyên thì chúng sẽ chiếm giữ được các tỉnh Duyên hải Trung Trung Bộ, khốngchế các tỉnh Đông Nam Bộ và làm chủ chiến trường miền Nam Ngược lại, nếuthất thủ Tây Nguyên thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất tất cả Điều này đã được chứngminh trong chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên, giảiphóng Sài Gòn và toàn miền Nam của quân và dân ta vào mùa xuân năm 1975lịch sử

Vì vậy, có thể thấy Tây Nguyên có một vị trí chiến lược hết sức quantrọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta Cũng chính việcxác định đúng đắn vị trí chiến lược này mà trong các cuộc chiến tranh chống hai

đế quốc to là Pháp và Mỹ, Đảng ta rất coi trọng địa bàn Tây Nguyên Nơi đâykhông chỉ là vùng căn cứ cách mạng, là hành lang thông thương giữa các vùngtrong nước và hai nước bạn Lào và Campuchia, mà còn là “thủ phủ” của đồngbào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã bao đời nay gắn bó sâu nặng với mảnhđất này Họ có một nền văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; có tinh thầncách mạng triệt để, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, đánh Tây giữ làng, nuôigiấu cán bộ nằm vùng trong những ngày cách mạng đen tối Và ngót 30 nămkháng chiến chống xâm lược, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã cùng vớiquân và dân cả nước lập nên biết bao chiến công lẫy lừng làm cho quân thù phảikhiếp sợ, thất điên bát đảo, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Ngày nay, trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tây Nguyên vẫn

là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng Mặc dù hiện nay TâyNguyên còn nghèo, đời sống nhân dân ở nhiều vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn nhiều khó khăn, chưa thoát khỏicuộc sống nghèo nàn, lạc hậu Nhưng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú

và đa dạng được thiên nhiên ban tặng là một tiềm năng lớn để phát triển một nềnkinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) Bởi,Tây Nguyên không có “biển bạc”, nhưng có “rừng vàng”, có quỹ đất bazan màu

mỡ chạy suốt từ cao nguyên KonTum ở phía bắc đến Lâm Đồng ở phía nam, làvùng đất hứa cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Ở các tỉnh Tây Nguyên, mỗi năm có hàng ngàn hộ gia đình và hàng vạnlao động từ khắp các vùng, miền trong nước đến làm ăn sinh sống, kể cả dân di

cư có tổ chức và dân di cư tự do Họ đến vùng đất này không ngoài mục đíchxây dựng cuộc sống mới, với mong muốn đổi đời, có đời sống vật chất và tinhthần ngày càng được cải thiện Và thực tế đã chứng minh, phần lớn hộ gia đìnhđến lập nghiệp ở Tây Nguyên đều có thu nhập khá, cuộc sống ổn định Đươngnhiên, không phải mọi người đến Tây Nguyên đều làm giàu cả và đều có cuộcsống no đủ, mà muốn có của ăn, của để thì ngoài đất đai ra còn phải có vốn, có

Trang 17

lao động, có kỹ thuật và phải biết tính toán làm ăn, tiết kiệm từng đồng vốn thìmới có thể làm giàu được Nếu không hội đủ những yếu tố đó thì dù ở đâu cũngkhông thể thoát khỏi cuộc sống đói nghèo, lạc hậu.

Với vị trí địa kinh tế và địa chính trị của mình, Tây Nguyên không chỉ cótầm chiến lược quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà cón có vị tríchiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bởi, ngày nayTây Nguyên là nơi thu hút dân cư và lao động đông nhất từ các nơi đến làm ăn,sinh sống nhằm thực hiện một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về phân bốlại lao động và dân cư trong toàn xã hội Khẳng định điều này, một mặt để làm rõ

vị trí chiến lược của Tây Nguyên đối với cả nước và cả nước đối với Tây Nguyên.Mặt khác, để có những chủ trương, chính sách và giải pháp đúng đắn nhằm đầu tưphát triển Tây Nguyên đúng với vị thế và tầm vóc của nó

Như vậy, xét về mặt kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có một vị trí chiến lượcquan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hiện tại nó có sứccuốn hút rất lớn đối với các nhà đầu tư và nhân dân ở khắp các vùng, miền đếnsản xuất, kinh doanh, xây dựng quê hương mới để làm giàu cho mình và cho xãhội

Song, Tây Nguyên cũng là địa bàn mà các thế lực thù địch thường lợidụng để thực hiện chính sách hậu chiến, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”nhằm làm mất ổn định chính trị, gây khó khăn cho công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta

1.1.2 Các nhân tố mà các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên.

1.1.2.1 Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

tháng Tám năm 1945- dùng để chỉ vùng cao nguyên rộng lớn, trù phú nằm ở

Trang 18

Tây Nam của khu vực Trung bộ Về mặt lịch sử, văn hóa trong nhiều tài liệu ởnước ta đều đặt tây Nguyên vào vùng văn hóa trường Sơn – Tây Nguyên

Vào thế kỷ XII, vùng đất này bị Chiêm Thành xâm chiếm Năm 1470, vuaChiêm Thành là Trà Toàn mang quân xâm lấn biên giới phía Nam của Đại Việt,vua Lê Thánh Tông thân chinh đánh đuổi và bắt sống được Trà Toàn tại thành

Đồ Bàn, nước Chiêm Thành tan rã, từ đó đồng bào các dân tộc ở đây thoát khỏiách đô hộ kéo dài 3 thế kỷ và trở thành một phần của lãnh thổ Đại Việt Sau khitrở thành lãnh thổ của Đại Việt, một mặt Nhà Lê tôn trọng đường ranh giới giữaTây Nguyên với đồng bằng; mặt khác, ban hành những chính sách nhằm đảmbảo mối liên hệ giữa triều đình Trung ương với các bộ tộc, giữa người Kinh vớiđồng bào miền Thượng trong một chỉnh thể quốc gia thống nhất

Thời kỳ Tây Sơn khởi nghĩa, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ càngthắt chặt hơn mối quan hệ với đồng bào miền Thượng Một trong những căn cứnổi tiếng của nghĩa quân Tây Sơn là vùng “Tây Sơn Thượng đạo” nằm giáp ranhgiữa Vĩnh Thạnh và An Khê Trong đội quân của Nguyễn Huệ có hàng trămnghiã quân người Bana rất thiện chiến về cung nỏ

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và một trong nhữngchính sách đầu tiên là thực hiện việc quản lý miền Thượng du trong một chỉnh thểnhà nước phong kiến thống nhất Gia Long cho đổi tên vùng Thượng Nam Ngãi

thành Trấn Man, đồng thời chia Trấn Man thành 04 Nguyên và 05 Đạo

Sau khi xâm lược nước ta và đánh chiếm Tây Nguyên (1884), thực dânPháp thực hiện âm mưu tách Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam Năm 1885, thựcdân Pháp tiến đánh kinh thành Huế và buộc triều đình Nhà Nguyễn ký một hiệpước, trong đó cắt Cao nguyên Trung phần sang lãnh thổ Lào, nhưng do phảnứng quyết liệt của triều đình Huế cộng với phong trào đấu tranh vũ trang của cácdân tộc Tây Nguyên nên âm mưu này không thực hiện được Không ép đượcnhà Nguyễn tách Tây Nguyên sang Lào, ngày 03 tháng 10 năm 1893, Pháp cấukết với Xiêm ký một hiệp ước riêng rẽ, mặc nhiên thừa nhận Tây Nguyên thuộclãnh thổ Lào Cùng năm đó, Khâm sứ Trung kỳ Bu lô sơ (Boulloche) ra lệnh đặtTây Nguyên dưới sự “bảo hộ đặc biệt” Sau đó lần lượt lập ra Toà Đại lý Buôn

Mê Thuột (1894), Toà Đại lý Kon Tum và Toà Đại lý Pleiku (1899) đặt dướiquyền quản trị trực tiếp của hạt Strung Treng Trên thực tế, từ tháng 10 năm

1893 thực dân Pháp đã nắm toàn bộ vấn đề kinh tế và an ninh của Tây Nguyên.Triều đình Huế trong thế suy yếu đành phải chấp nhận để thực dân Pháp thựchiện quyền “bảo hộ” của chúng đối với vùng đất biên cương phía Tây - mặc dùbiết rõ người Pháp có âm mưu chia cắt Tây Nguyên ra khỏi sự toàn vẹn lãnh thổcủa Việt Nam…

Sau cách mạng Tháng 8 – 1945, thực dân Pháp quay lại xâm chiếm ĐôngDương và càng tập trung thực hiện mưu đồ tách Tây Nguyên ra khỏi lãnh thổViệt Nam Ngày 27 tháng 6 năm 1946, Cao uỷ Đông Dương - Đác giăng li ơ(D’Argenlieu) ký lệnh hợp nhất 5 tỉnh lúc bấy giờ: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk,Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành một khu vực hành chính riêng, với tên gọi

là “Uỷ phủ liên bang các dân tộc Thượng miền Nam Đông Dương”

(Commissariat Fédéralpour les populations montagnardé du Sud Indochinois)trực thuộc Phủ Cao uỷ Pháp, thủ phủ đặt tại Buôn Mê Thuột

Trang 19

Về địa giới và các đơn vị hành chính ở Tây Nguyên, do những nguyênnhân về chính trị - xã hội, và tính chất chiến lược của Tây Nguyên, các đơn vịhành chính được thiết lập sớm nhất ở Tây Nguyên là Đại lý hành chính BuônĐôn (1894), Đại lý hành chính Kon Tum và Pleiku (1899) Thời Pháp thuộc cólúc Tây Nguyên có lúc gồm 02 tỉnh, có lúc 03 tỉnh, có lúc 05 tỉnh Ngoài ra, đểthuận tiện trong việc quản lý lãnh thổ, đối với các huyện có địa bàn rộng, thựcdân Pháp còn lập ra một cấp hành chính trung gian (trên tổng, dưới huyện) gọi làvùng (Serteur) do một chủ vùng người Pháp (Chef Serteur) phụ trách.

Về phía ta, trong chính năm chống Pháp, Tây Nguyên thuộc khu XV (từ

1947 – 1949), và thuộc Liên khu V (từ tháng 3 năm 1949 – 1954) Để thuận tiệntrong chỉ đạo, ta sát nhập Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng(1848), sát nhập Gia Lai và Kon Tum thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum (1950)

Thời Mỹ ngụy phân chia lại và thành lập thêm đơn vị hành chính gồm cáctỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Phú Bổn, Đăk Lăk, Quảng Đức, Lâm Đồng và TuyênĐức (đặc khu Đà Lạt); cắt phần phía Đông của Gia Lai về tỉnh Bình Định, thànhlập quận An Túc; cắt phần phía Đông tỉnh Đăk Lăk về Khành Hoà, thành lậpquận Khánh Dương…

Hiện nay, trong 5 tỉnh của khu vực Tây Nguyên thì có 4 tỉnh có đườngbiên giới với hai nước bạn Lào và Campuchia; trong đó, đường biên giới vớinước CHDCND Lào dài 135 km; đường biên giới với Vương quốc Campuchiadài 455 km…Điều cần chú ý là nhân dân sống ở biên giới đa số là đồng bào cácdân tộc thiểu số, đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn; lại có quan

hệ họ hàng lâu đời với nhân dân hai nước vùng biên (Lào và Campuchia), nênviệc qua lại thăm thân là việc thường xuyên Trên tuyến biên giới, mặc dù đã bốtrí 43 đồn biên phòng, nhưng do địa bàn và giao thông khó khăn nên việc quản

lý biên giới còn những hạn chế nhất định, đó là tình trạng xâm phạm đườngbiên, phát rẫy xâm canh, săn bắn trái phép vẫn còn xảy ra

Tây Nguyên như là ngôi nhà chung của 3 nước Việt Nam, Lào,Campuchia, có điều kiện thuận lợi cho việc quan hệ với các nước khu vực Từtrước đến nay, các thế lực thù địch, xâm lược đều tìm mọi cách để độc chiếmTây Nguyên Ngày nay, chủ nghĩa đến quốc đứng đầu là Mỹ, trong chiến lượcdiễn biến hoà bình chống phá Việt Nam, chúng vẫn lấy Tây Nguyên làm địa bànquan trọng để thực hiện âm mưu của chúng

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Đắc lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum và ĐắcNông Tổng diện tích tự nhiên của Tây Nguyên là 54.474 km2 (chiếm 16,3 diệntích cả nước) 5 tỉnh Tây nguyên hiện có 54 đơn vị hành chính cấp huyện, 691đơn vị hành chính cấp xã; hơn 6,9 nghìn thôn, buôn, bon, làng, tổ dân phố Có 4thành phố trực thuộc tỉnh: Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, 3 thị xã:

An Khê, Bảo Lộc, Gia Nghĩa Giới hạn trong toạ độ địa lý từ 11045’ đến 15027’

(độ vĩ Bắc) và từ 107012’ đến 108055’ (độ kinh Đông) Phía Bắc giáp tỉnh QuảngNam, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà,Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tâygiáp nước bạn Lào và Campuchia

Trang 20

Tây Nguyên là một vùng đất rộng lớn chứa đựng nhiều tiềm năng pháttriển, đặc biệt là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn Phần lớn diện tích đấtcanh tác ở Tây Nguyên là đất đỏ ba zan màu mỡ (chiếm 61,4% đất đỏ bazan củatoàn quốc), gần 2/3 trong số đó là đất đỏ phong hoá hình thành trên đá mẹbazan, tầng đất dày và mịn, độ phì cao, tính chất cơ lý đặc trưng, rất thích hợpvới nhiều loại cây công nghiệp, cây đặc sản như: cà phê, cao su, điều, tiêu, vànhiều lại cây ăn trái Ngoài đất đỏ bazan, Tây nguyên còn có hơn 90 000 hectađất trồng lúa nước, có thể cho năng suất trên 5 tấn/ ha và những đồng cỏ lớn(như ở AYunPa, M’Drắc ) để có thể chăn nuôi đại gia súc như dê, trâu, bò,

Rừng là một trong các yếu tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với TâyNguyên (Theo tài liệu của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Trung bộcông bố năm 1980, tổng diện tích rừng của Tây Nguyên là 3.868.400 ha, chiếm70,66% tổng diện tích tự nhiên)

Rừng của Tây Nguyên không chỉ lớn về diện tích, mà còn có giá trị đặcbiệt về chất lượng, bởi sinh khối lớn và sự đa dạng, phong phú của hệ động, thựcvật, đồng thời cũng là nơi còn tồn tại nhiều loài đặc hữu1 Bên cạnh tài nguyênrừng, đất và đất rừng đối với Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa quyết định trong

sự phát triển bền vững, không chỉ về mặt tài nguyên thiên nhiên, mà còn gắn vớinhiều vấn đề xã hội sâu sắc Với diện tích rừng lớn như thế nên trong cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước đây là nơi để chúng ta xây dựng lực lượng, nơiđóng các cơ quan lãnh đạo, nơi tập trung của bộ đội ta chuẩn bị cho những trậnđánh lớn Ngày nay, bọn phản động, các thế lực chống đối lợi dụng sự mênhmông rộng lớn của rừng để chui lủi, trốn tránh sự truy quét của lực lượng vũtrang ta Thậm chí rừng ở một số nơi còn được bọn tàn quân Fulrô sử dụng làmcăn cứ của chúng

Lòng đất Tây Nguyên chứa nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếmnhư vàng, bô xit, đá quý, măng gan, kim loại phóng xạ Theo tính toán ban đầu,trữ lượng bô xit ở Nam Tây Nguyên khoảng 4,5 tỷ tấn, hiện nay đã thăm dò và

có thể đưa vào khai thác khoảng 2,6 tỷ tấn ở nam Đắc Lắc

Tây Nguyên nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam

Á Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện địa hình mà khí hậu TâyNguyên cũng có những nét riêng biệt so với tình hình chung Điều này được thểhiện ở các đặc điểm sau:

Khí hậu Tây Nguyên là khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có nhiệt độ thấp

do độ cao địa hình Nhiệt độ trung bình năm của Tây Nguyên giao động từ22,3oC - 23,8 oC Số giờ nắng trong năm đạt từ 2000 - 2200 giờ

Gió mùa và các thành phần chủ yếu về bức xạ, kết hợp với địa hình, mặtđệm hình thành nên hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt

Mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm) Mùa nàyvới hướng gió thịnh hành là Tây Nam mang theo độ ẩm lớn nên lượng mưa

1 Với 600 loài cây gỗ lớn, trong đó có 30 loài cây gỗ quí hiếm như cẩm lai, cà te, giáng hương, trắc, gụ đỏ… Trong 56 loài động vật có xương sống ở cạn được xem là hiếm có ở Đông Dương, có tới 17 loài được Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) xếp vào danh sách các loài quí hiếm cần được bảo vệ như: tê giác, voi, gấu, bò rừng, bò xám, bò tót, hổ, báo, hươu vàng, nai cà toong, vượn đen, gà lôi, công, trĩ…

Trang 21

chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm Mưa lớn thường tập trung vào các tháng từtháng 7 đến tháng 10.

Mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau).Mùa này với hướng gió thịnh hành là Đông Bắc Gió mùa này có tốc độ lớn hơngió mùa mưa (trung bình 3m/s, có thể tới 3,8m/s) Sau khi vượt dãy Trường Sơngió trở nên lạnh và khô (phơn), nên mùa này rất ít mưa Lượng mưa trong 6tháng mùa khô thường chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm

Tiềm năng về năng lượng của Tây Nguyên cũng rất lớn, Mật độ sôngsuối ở Tây Nguyên tương đối dày, trung bình từ 0,4 - 0,5km/km2 Với mật độsông suối khá dày, ở vùng núi cao sông suối dốc nên lũ lụt xảy ra đột ngột Điềunày gây cản trở ít nhiều cho việc đi lại trong mùa lũ, cản trở hoặc làm chậm việctruy quét của lực lượng vũ trang đối với bọn thù địch trong rừng sâu

Các sông ở Tây nguyên như: Hệ thống sông Sê rê Pốk và hệ thống sôngEaHleo ( Ở Đắc Lắc ), sông Sê san, thượng nguồn sông Đồng Nai, sông PôCô… được đánh giá là có tiềm năng lớn về thủy điện Đến nay, trên địa bàn Tâynguyên đã xây dựng và đưa vào khai thác một số nhà máy thủy điện như: Đanhim (Lâm Đồng), Đray, H’Linh (Đắc Lắc), Ialy (Gia Lai) Trong tương lainhiều nhà máy thủy điện khác như Sê san II, Sê san III sẽ được đưa vào khaithác ở Tây Nguyên Ngoài các sông lớn, những song suối nhỏ ở Tây Nguyêncũng có thể khai thác thủy điện vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu tại chổ

Bên cạnh các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, Tây Nguyên là vùng đất tươiđẹp, chứa đựng nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch tự nhiên- sinh thái

và du lịch văn hóa Những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ trong các cánh rừngnguyên sinh ở Chư Moray, ĐaK Uy, Ngọc Linh, Lang Biang, Kon Hơ Nừng,Yoóc Đôn, Lak…với các thác nước trong lành, với những cánh rừng xanh tươinhiều hoa lá, luôn hấp dẫn con người đến chiêm ngưỡng, nghỉ ngơi thư giãn.Cùng với cảnh quan thiên nhiên là những nền văn hóa phong phú đa dạng vàđộc đáo của các dân tộc bản địa Tây nguyên với những kho tàng văn hóa vật thể

và phi vật thể là một hệ thống các di tích văn hóa – lịch sử hứa hẹn những khảnăng rộng lớn để phát triển một nền kinh tế du lịch và văn hóa kết hợp với dulịch sinh thái đầy hấp dẫn khách thập phương

Lễ đua voi Lễ bỏ mả

Trang 22

Tuy nhiên với những thuận lợi trên đây, yếu tố tự nhiên của Tây nguyêncũng chứa đựng không ít những khắc nghiệt khó khăn liên quan đến cuộc đấutranh chống “diễn biến hòa bình’, bảo đảm an ninh – trật tự an toàn xã hội Cụthể:

Nhiều vùng ở Tây Nguyên địa hình hiểm trở, núi rừng trùng điệp, hoang

vu, giao thông kém phát triển nên đi lại và giao thương rất khó khăn, gần như bịtách biệt với bên ngoài, đặc biệt là vào mùa mưa bão Do việc mở mang buônbán, trao đổi giao lưu với các vùng khác bên ngoài chưa phát triển nên đời sốngcủa nhân dân ở một số vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, tự cung tự cấp,kém phát triển so với vùng khác

Phần lớn các đơn vị hành chính ở Tây Nguyên trải rộng trên một diện tíchrộng gấp vài lần, thậm chí gấp vài chục lần diện tích của đơn vị hành chính ởmiền xuôi, nhưng dân số lại ít hơn nhiều Chẳng hạn như xã Chư Mô Ray ở tỉnhKon Tum có diện tích rộng gần bằng diện tích tỉnh Thái Bình, nhưng dân sốchưa bằng nửa một xã nhỏ ở miền xuôi Nhiều nơi, giao thông đi lại trong nội bộ

và với bên ngoài của nhiều xã còn rất khó khăn Ở Tây Nguyên có nhiều huyệnrộng sánh ngang một tỉnh ở miền đồng bằng nhưng dân số chỉ bằng vài xã mậttập ở đó Địa bàn rộng, dân số thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn không chỉgây trở ngại đối với sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội mà còn là thách thứcđối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn

Những năm gần đây, do tác động bất thường về khí hậu đã ảnh hưởng rấtlớn đến sản xuất Ước tính 6 tháng đầu năm 2002, thiệt hạn do hạn hán gây rađối với đắc lắc là khoảng 500 tỷ đông, Lâm Đồng là 350 tỷ đồng2 Sự khắcnghiệt của khí hậu và những diễn biến xấu của thời tiết trong thời gian gần đâycùng với sự ngăn cách của địa hình đã tạo nên những khó khăn lớn đối với sựphát triển nhiều mặt của một số khu vực cũng như toàn vùng Tây Nguyên

Do nhiều nguyên nhân – mà nhất là sự tàn phá của con người, trongnhững năm qua tài nguyên rừng của Tây Nguyên đã suy giảm trầm trọng, khôngchỉ thu hẹp về diện tích, mà còn suy giảm mạnh cả về trữ lượng và thành phầncác loài động, thực vật…Theo tính toán của các cơ quan chức năng , từ năm

1975 đến năm 1993, rừng của Tây Nguyên bị mất hơn một triệu hecta Từ năm

1992 đến 1995 tốc độ mất rừng có giảm nhưng bình quân mỗi năm cũng mất từ

3000 đến 5000 ha3 Ngoài ra, do khai thác bừa bãi không đúng cách, do tác độngxấu của thời tiết khí hậu, diện tích đất bazan ở Tây nguyên đang bị thoái hóanghiêm trọng Theo số liệu của viện nông hóa thổ nhưỡng, có tới 21,5% diệntích đất bazan Tây nguyên bị thoái hóa nặng, 57,7% bị thoái hóa mức độ trungbình và nhẹ Cũng cần thấy rằng, các thế lực thù địch cũng đang ra sức khai thácđiều kiện khí hậu của Tây Nguyên để chống phá ta Mùa mưa là mùa gây khókhăn cho việc truy kích của chúng ta đối với những kẻ chống đối sống chui rúc,

ẩn náu ở những chỗ địa hình hiểm trở (vùng núi cao), trong rừng sâu Đây cũng

là mùa mà những kẻ vượt biên trái phép dễ lẫn trốn khỏi sự kiểm soát của bộ độibiên phòng để đi ra nước ngoài

2 Bộ kế hoach và đầu tư – Vụ kinh tế địa phương Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2002 và phương hướng phát triển năm 2003 vùng Tây Nguyên, Hà nội, ngày 24/6/2002

3 Báo lao động ngày 26/10/1995

Trang 23

Tóm lại: Với địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên khoáng sản…ở TâyNguyên nổi lên một số điểm thuận lợi và khó khăn cho xây dựng và bảo vệ anninh quốc phòng trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên, vừa là những nhân tố mà cácthế lực thù địch có thể lợi dụng để thực hiện “Diễn biến hoà bình”.

Về thuận lợi: Với địa hình có nhiều điểm cao có giá trị chiến thuật, diệntích rừng còn nhiều, tiện cho việc tổ chức, xây dựng thế trận từ cấp xã phường,cấp huyện, tỉnh, hệ thống giao thông tương đối phát triển thuận tiện cho pháttriển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng

Về khó khăn:

Địa hình rộng, cư dân thưa thớt nhất là tuyến giáp Campuchia, Lào sẽ khókhăn cho ta xây dựng cơ sở cụm làng xã chiến đấu, chỉ huy, hiệp đồng và bảođảm chiến đấu, hệ thống giao thông mang tính độc đạo qua nhiều đèo, dốc, cua

…nên dễ bị chia cắt, cô lập

Địa hình nhiều vùng tương đối bằng phẳng trống trải địch dễ cơ động lựclượng, nhất là xe tăng, thiết giáp, đổ bộ đường không, hình thành nhiều mũi tiếnvào các thành phố lớn Tây Nguyên là một địa bàn mà các thế lực thù địch cóthể đưa người từ ngoài vào qua địa bàn Campuchia, Lào để xây dựng, tập hợplực lượng chống đối nhằm đẩy mạnh "diễn biến hòa bình"

Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện địa lý – tự nhiên ở Tây Nguyên

đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội, cũng như cuộc đấutranh chống “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc của vùng này

1.1.2.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội, văn hóa

a Đặc điểm về dân cư - tộc người

Nét nổi bật của khu vực Tây Nguyên là vấn đề dân tộc Trước đây (trongchiến tranh) do đất rộng, người thưa, các dân tộc cư trú thành các khu vực tươngđối độc lập như vùng Đông Bắc cao nguyên Pleiku kéo đến Đông Nam KonTum và Tây Bình Định là nơi sinh sống của người Bana; khu vực Đông Namcao nguyên Pleiku đến chân núi Chư Dliêya là nơi cư trú của người Gia Rai; gầntrọn cao nguyên Đăk Nông và một phần cao nguyên Di Linh là khu vực sinhsống của người M’nông, kế tiếp là khu vực người Mạ…Nhưng, dù là khu vực cưtrú của dân tộc nào thì nét nổi bật nhất của thiết chế buôn làng vẫn là hình tháitập cư theo đại gia đình, trong đó tính tự quản và tính cộng đồng bền vững, vaitrò của già làng được đề cao Ngày nay, do nhu cầu của việc phát triển kinh tế -

xã hội, của giữ gìn an ninh quốc gia, cũng như việc di dân tự do…buôn làng cácdân tộc đã xen kẽ nhau, xen kẽ với các dân tộc mới đến, xen kẽ với người Kinh,nên còn rất ít khu vực độc lập dành riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số(ĐBDTTS)

Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc anh

em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là 853.820 người, chiếm 69,7%dân số

Năm 1993, dân số toàn vùng tăng lên gấp đôi (2.376.854 người), với 38dân tộc anh em, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ là 1.050.569người, chiếm 44,2% dân số Dân số đến cuối năm 2006 là 4,81 triệu người Đến

Trang 24

cuối năm 2007, dân số là 4,81 triệu người Người Kinh chiếm 67%, cư dân cáctộc thiểu số chiếm 33% Đến nay, toàn vùng Tây nguyên có 46/54 tộc người4

Các số liệu trên cho thấy cả về qui mô dân số cũng như cơ cấu dân tộc ởTây Nguyên biến động liên tục và diễn ra hết sức nhanh chóng Trong nhữngnăm tới, tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có xu hướng giảm thêm,nếu không ổn định được qui mô dân số và ngăn chặn việc di cư tự do từ các nơikhác đến5 Một trong những vấn đề bức xúc của Tây Nguyên là tỷ lệ tăng tựnhiên còn khá cao và tăng cơ học rất cao do di dân tự do từ nơi khác đến Hậuquả của vấn đề di cư tự do từ nơi khác đến là nạn phá rừng lấy đất canh tác, muabán đất đai và nhiều vấn đề bức xúc khác về môi trường Việc di cư tự do đếnTây Nguyên với số lượng lớn cũng đã phá vỡ các kế hoạch, qui hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của các tỉnh, nhất là vấn đề ổn định sản xuất và đời sống cho bộphận dân cư này rất phức tạp

Cùng với vần đề này thì vấn đề cơ cấu dân tộc ở Tây Nguyên biến độngrất nhanh, hiện có 46 dân tộc (so với năm 1975 tăng thêm 35 thành phần dântộc).6 Bên cạnh ĐBDTTS tại chỗ, còn có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu sốhầu khắp cả nước đến lập nghiệp sinh sống mà phần đông là những hộ nghèo,một số bộ phận không biết chữ, không biết tiếng phổ thông, sinh hoạt tôn giáophức tạp làm tăng tỷ lệ hộ nghèo, mù chữ, thất nghiệp và phát sinh những vấn

đề phức tạp về kinh tế - xã hội, an ninh chính trị (ANCT), an ninh nông thôn chocác địa phương Đồng bào các dân tộc thường sống đan xen, không có buôn nàochỉ có một dân tộc, thậm chí có xã có tới trên 10 dân tộc Điều này, một mặt tạođộng lực phát triển kinh tế nhất là vùng ĐBDTTS, các dân tộc giao lưu, trao đổivới nhau trên mọi lĩnh vực; khẳng định tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các dântộc trong vùng, mặt khác, những khó khăn, những vấn đề nảy sinh trong đờisồng hàng ngày dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, khai thác để thực hiện “diễnbiến hoà bình”

Thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên hiện nay có thểphân thành hai khối: Khối các dân tộc thiểu số bản địa và khối cư dân mới nhập

cư (cư dân người Kinh và các dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Bắc di cưđến) trong những giai đoạn lịch sử khác nhau

Khái niệm bản địa được dùng để chỉ các dân tộc thiểu số bản địa đã cómặt ở Tây Nguyên rất lâu trước khi người Kinh chuyển cư từ các miền đồngbằng và ven biển lên đây sinh sống làm ăn

* Đặc điểm khối dân cư mới đến Tây Nguyên

- Người Kinh, hiện nay đã trở thành dân tộc đa số và phân bố rộng khắp

trên địa bàn Tây Nguyên, nhưng tập trung đông nhất là ở các khu vực có điềukiện sống thuận lợi, đặc biệt ven trục đường giao thông, các thị trấn, thị xã, thịtrấn, thành phố như: thành phố Pleicu, người Kinh chiếm 93,84%; Thị trấn bảo

4 Xem phụ lục 1

5 Trong 46 dân tộc có mặt ở Tây Nguyên, được phân như sau:

- Đồng bào Kinh: 3.098.439 người, chiếm 66,37% dân số

- Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ: 1.181.337 người, chiếm 25,3% dân số

- Đồng bào dân tộc thiểu số mới đến: 348.680 người, chiếm 8,33% dân số

6

Cũng có một bộ phận nhỏ đồng bào không xác định được dân tộc.

Trang 25

lộc (Lâm Đồng): 94,54%; Thành phố Đà Lạt: 96,12%; thị xã An Khê: 96,6% Theo số liệu điều tra dân số năm 1999, hiện nay số lượng người Kinh chiếm66,78% dân số Tây Nguyên.

Dân cư Kinh đến Tây Nguyên trước 1975 đều sống ở thị xã, thị trấn dọccác trục đường giao thông quan trọng, các đồn điền Họ là lực lượng tham giatích cực vào đời sống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, có khả năng và kinhnghiệm thâm canh các loại cây công nghiệp, do cư trú lâu ngày và được sàng lọcqua cạnh tranh gay gắt để sinh tồn, họ đã thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên và

đã thuần phục với lề lối làm ăn ở Tây Nguyên, hướng vào việc khai thác tiềmnăng, thế mạnh ở địa phương, tiếp cận nhanh với sản xuất hàng hóa,với thịtrường và có khả năng tiếp thu khoa học kỷ thuật trong sản xuất

Sau năm 1975, người Kinh lên cư trú ở Tây nguyên ngày càng đông vàtrở thành lực lượng quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội ởTây Nguyên hiện nay Cư dân Kinh lên Tây Nguyên có thể chia làm các loại:

+ Đội ngũ cán bộ, công chức gắn với bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến tận cơ sở

Sau giải phóng do yêu cầu quản lý xã hội ở Tây Nguyên, Đảng, Nhà nước

đã điều động hàng nghìn cán bộ Đảng, chính quyền ở miền Bắc, các tỉnh duyênhải Nam Trung Bộ để tăng cường cho bộ máy chính quyền ở Tây Nguyên.Ngoài ra cũng cần kể đến một bộ phận cán bộ quản lý kinh tế là bộ khung chocác lâm trường, doanh nghiệp nhà nước Theo họ là cả gia đình lên định cư, lậpnghiệp Bộ phận này tập trung sống ở các thị trấn, thị xã, thành phố Họ là lựclượng nòng cốt trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội ở Tây Nguyên

+Dân cư kinh tế mới

Để khai thác tiềm năng đất, rừng, và dãn dân đồng bằng, phân bố lại cưdân trong cả nước và tăng cường lực lượng lao động đang còn rất thiếu và yếu ởTây Nguyên, Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển một bộ phận dân cư ởđồng bằng duyên hải miền Trung và đồng bằng Bắc bộ đi xây dựng kinh tế mới

ở Tây nguyên với sự đầu tư tập trung cả về vốn lẫn cán bộ Phong trào chuyểndân đi kinh tế mới phát triển mạnh mẽ, từ năm 1976 đến 1980 số dân kinh tếmới được tiếp nhận ở Tây Nguyên là 450.000 người Trong thời gian 10 nămtiếp theo (1980 đến 1990) nhận thấy tốc độ đưa dân di cư lên Tây Nguyên như

cũ là không hợp lý, do vậy các tỉnh Tây Nguyên chủ trương hạn chế tiếp nhậnmới và chủ yếu đi vào củng cố số dân kinh tế mới đã có nên chỉ tiếp nhận thêm260.000 người

+Di dân tự do

Từ năm 1984 đến nay, hiện tượng di cư tụ do phát triển, số người di cư từcác tỉnh đồng bằng duyên hải Trung bộ và đồng bằng, miền núi Bắc bộ vào TâyNguyên làm ăn ngày càng đông Thành phần cư dân này phức tạp, gây khó khăncho các địa phương sở tại về kinh tế, xã hội và môi trường

Tốc độ di dân tự do vào Tây Nguyên Tăng dần trong các năm 1990- 1993,

và đặc biệt mạnh từ năm 1994 đến nay, như ở tỉnh Đắc Lắc số lượng nhập cư tự

do thời kỳ đổi mới tăng gấp 13 lần so với thời kỳ 1976- 1985 Từ năm 1990 đến

Trang 26

1997 số dân di cư tự do vào Đắc Lắc là 34.000 hộ Tính đến tháng 10 năm 1997,

số dân di cư tự do vào Đắc Lắc là 39.100 hộ, 196.700 người Lâm Đồng là tỉnh

có số dân di cư tự do đông thứ hai sau Đắc Lắc, từ năm 1990 đến 1996 có31.500 hộ, 144.400 khẩu Gia Lai từ năm 1990 đến 1997 là 8.500 hộ, 37.000khẩu Nếu tính cả ba tỉnh Tây Nguyên( Đắc Lắc, Lâm Đồng, GiaLai) dân di cư

tự do nhập vào đến năm 1990 chỉ ước khoảng trên dưới 55.000 người, trong thời

kỳ đổi mới (1990- 1997) là 74.000 hộ, với 384.600 người, thuộc hơn 30 dân tộc

từ hơn 40 tỉnh thành từ trong cả nước

Việc di dân tự do vào Tây Nguyên ngày càng đông và với tốc độ ngàycàng gia tăng, gây quá tải về cơ sở hạ tầng, làm mất ổn định trị, trật tự - an ninh

xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên môi sinh, vì thế ngày01.04.1997, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi các tỉnh hữu quan quyếtđịnh ngừng không tiếp nhận dân di cư tự do vào Tây Nguyên, nhờ vậy tình trạng

di dân tự do trên quy mô lớn đến Tây Nguyên sau đó được khắc phục dần, chỉcòn một số trường hợp đi từng gia đình, từng nhóm nhỏ theo phương thức lén lút

và lẻ tẻ

- Dân cư thuộc các dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Bắc trong những giai đoạn lịch sử khác nhau cũng chuyển cư cưỡng bức hoặc tự nguyện đến Tây Nguyên.

Cùng với người Kinh, nhiều tộc người thiểu số cũng chuyển cư đến Tâynguyên qua các thời kỳ, đặc biệt từ luồng di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắcvào

Năm 1968 chính quyền Sài Gòn dùng máy bay cưỡng bức hơn 3.000 hộ,gần 10 vạn đồng bào từ vùng Trường Sơn vào Tây Nguyên, trong số này có hơn

2000 người Bru - Vân Kiều, sau năm 1975 một số đã trở về quê cũ

Các dân tộc thiểu số dân miền Bắc, một số di cư vào Tây Nguyên từ năm

1954, nhưng phần lớn mới chuyển đến Tây Nguyên từ sau năm 1979 trong đóngười Tày, Dao, Nùng, Mông, Mường, Thái v.v… thuộc các tỉnh miền núi phíaBắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… chiếm số đông

Các dân tộc thiểu số phía Bắc di dân tự do vào Tây nguyên trong thời kỳđổi mới không chỉ các dân tộc thiểu số miền núi Đông Bắc, mà còn có các dântộc thiểu số ở miền núi Tây Bắc và miền nuí bắc Trường Sơn Tính đến năm

1999 đã có đến 29.154 người Nùng, và 19.657 người Tày Các dân tộc Tày,Thái, Nùng, Mường, Mông, Dao là 263.835 người, chiếm 19,9% tổng số dân cácdân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và chiếm 6,5 % tổng số dân Tây Nguyên

Đồng bào thiểu số vào miền Bắc Tây nguyên phần lớn là người nghèo, họsống chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa (chiếm 77,87%) và gắn liền vớinông nghiệp với phương thức sản xuất phá rừng làm rẫy là chủ yếu, vì vậy làmcho tỷ lệ nghèo đói ở Tây Nguyên tăng lên Vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên vốn

đã phức tạp ngày càng phức tạp hơn Do số dân di cư vào Tây Nguyên tăng tỷ lệthành phần các dân tộc thiểu số bản địa giảm xuống Theo số liệu của tỉnh ủyĐắc Lắc, sau giải phóng dân số Đắc Lắc có 362.000 người, trong đó đồng bàocác dân tộc thiểu số chiếm 60%, đến năm 1996 dân tộc thiểu số chỉ chiếm 27-28%, người Kinh chiếm 72-73%

Trang 27

Sự di cư của người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc vàoTây Nguyên tuy có gây khó khăn cho các địa phương ở đây, gây nên tình trạngtranh chấp đất đai, tàn phá môi trường, nhưng về lâu dài đây chính là lực lượnglao động có tác động thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội Tây Nguyên.

Là lực lượng đi khai phá vùng đất mới, họ mang theo những kinh nghiệm, vănhóa dân tộc, tạo điều kiện để giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm sản xuấtgiữa các cư dân, giúp dân cư bản địa tiếp thu cái mới để vươn lên

Qua nhiều nguồn tài liệu, đặc biệt qua khảo sát của nhóm nghiên cứu chothấy một số đặc điểm nổi bật trong quan hệ dân cư- tộc người của Tây Nguyên là:

- Tình trạng phân bố dân cư xen kẽ rất lớn trên nhiều địa bàn, số lượngdân cư xáo trộn rất lớn (trước cách mạng tháng Tám 1945 người kinh chỉ chiếmkhoảng 30% dân cư, nay dã chiếm 70%)

- Người Kinh cư trú chủ yếu ở những địa bàn thuận lợi có điều kiện vềgiao lưu, phát triển kinh tế-xã hội

- Trình độ phát triển về các mặt của cư dân đa số với thiểu số, thiểu số vớithiểu số còn có khoảng cách chênh lệch rất lớn

- Ở Tây nguyên do hội tụ nhiều luồng cư dân khác nhau đã tạo nên sựphong phú và không ít phức tạp trong phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo

- Vấn đề đất đai (thiếu đất, tranh chấp, khiếu kiện vể đất đai) của cư dâncác tộc thiểu số vẫn là hiện tượng rất đáng chú ý và phải giải quyết về cơ bản

Tóm lại, vấn đề dân tộc và các dân tộc ở Tây Nguyên đã và đang đặt ra

trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đó là:

Sự di cư tự do của người Việt (Kinh) và các dân tộc miền núi ở miềm Bắcđến khu vực này từ sau năm 1975 đã làm đảo lộn sâu sắc kết cấu kinh tế- xã hội,văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc Tây Nguyên Có những tác động theochiều hướng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội , giao lưu văn hóa, tăng cường sựđoàn kết giữa các dân tộc, đồng thời cũng có những tác động tiêu cực phá vỡnhững kết cấu kinh tế, xã hội truyền thống, thu hẹp không gian văn hóa của các dântộc bản địa, tạo cớ cho phần tử xấu, cực đoan trong các dân tộc thiểu số TâyNguyên kích động đồng bào tham gia vào các cuộc gây rối ở địa bàn này7

Nhìn nhận vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay phải có thái độ kháchquan, xem xét từ hai phía: Từ phía kẻ thù kích động chia rẻ dân tộc và mặt khác

từ những khó khăn hạn chế yếu kém của chúng ta trong giải quyết các quan hệdân tộc trong thực hiện chính sách dân tộc trên từng địa bàn cụ thể

b Đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo.

Tâm thức tôn giáo là một vấn đề phức tạp, do đặc trưng của nó không chỉ

là ý thức hệ, mà còn là một hiện tượng văn hoá, xã hội, nhất là khi nó ăn sâu,bén rễ vào đời sống cộng đồng dân tộc và trở thành một tập tục gắn chặt vớinhững hiện tượng chủ yếu và quan trọng trong đời sống của con người và cộngđồng Như vậy, cùng với vấn đề địa lý, đặc điểm mang tính chiến lược nổi bật

của địa bàn Tây Nguyên được thể hiện ở hai vấn đề: dân tộc và tôn giáo Bản

7 Theo số liệu của ủy ban dân tộc: Trước năm 1975 các dân tộc thiểu số chiếm 75% dân số Tây nguyên, hiện nay chỉ chiếm hơn 25% dân số.

Trang 28

thân tôn giáo và dân tộc luôn là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp trong lịch

sử xã hội loài người, một khi mà niềm tin tôn giáo được hoà quyện với ý thứcdân tộc (cực đoan) thì mọi sự kích động từ bên ngoài hay nội tại đều có thể dẫnđến những hậu quả khó giải quyết

Theo thống kê đến nay trên địa bàn Tây Nguyên có 04 tôn giáo lớn: ThiênChúa giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài8 Đến tháng 4/2005, tổng số tín đồcủa khu vực Tây Nguyên là 1.582.617 người, chiếm tỷ lệ 33,6% dân số, cụ thểnhư sau:

- Thiên chúa giáo: 704.202 tín đồ; dân tộc thiểu số: 233.911, (chiếm14,9% dân số)

- Tin lành: 305.149 tín đồ; dân tộc thiểu số: 282.799, (chiếm 5,98% dânsố)

- Phật giáo: 1 triệu tín đồ; (chủ yếu là người Kinh), (chiếm 10,2% dân số)

Tỉnh Kon Tum, Công giáo có 2 giám mục thuộc tòa giám mục kon Tum,

16 linh mục, 180 câu biện, 219 giáo phu, và 3 dòng nữ tui Thiên chúa giáo với

85 nữ tu hoạt động, có hơn 116 ngàn tín đồ , trong đó tiuns đồ là người dân tộcthiểu số chiếm gần 100 ngàn người; Đạo Tin lành có khoảng 12.700 tín đồtrong đó khoảng 11.000 tín dồ là người dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắc Lắc có 4 tôn giáo Trong đó Công giáo có 162.637 tín đồ ( trong

đó 31.000 là người dân tộc thiểu số) với 2 Giám mục, 50 linh mục; Đạo TinLành có từ năm 1932 đã có ảnh hương lớn đến đời sống kinh tế xã hội các dântộc thiểu số Đắc Lắc hiện nay có 112.165 tín đồ, 12 mục sư, 186 truyền đạo.Phật giáo có 117.000 tín đồ, với 6 thượng toạ và 12 đại đức( trong đó 3000 tín

đồ là người dân tộc thiểu số); Cao đài có 4.400 tín đồ, 86 chức sắc, chức việc.Trong đó có 25.000 dân tộc thiểu số theo đạo Thiên chúa, 79.6979 người theođạo Tin lành

Tỉnh Đắc nông có 3 tôn giáo chính là Công giáo với 80 ngàn tín đồ, chiếm20% dân số; Tin lành với 37,2 ngàn tín đồ chiếm 9,2% dân số và phật giáo với22,3 ngàn tín đồ chiếm 5,5 dân số

Tỉnh Gia lai hiện có 4 tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài.,hoạt đọng 15/15 huyện, thành phố, thị xã Công giáo có hơn 90 ngàn tín đồ, Phậtgiáo có hơn 86 tín đồ; Tin lành có 85 ngàn tín đồ ; cao đài có hơn 3.700 tín đồ

- Đối với Phật giáo và Cao Đài

Hai đạo này lần lượt vào Tây Nguyên từ những năm 1930-1931, chủ yếu

là do người Kinh theo đạo lên đây lập nghiệp, nên hầu hết tín đồ Phật giáo và

8 Ở GiaLai có thêm đạo BờHai với khoảng trên 40 tín đồ

Trang 29

Cao Đài ở Tây Nguyên là nhân dân lao động người Kinh và họ thực hiện hiếnchương của giáo hội là đạo pháp, dân tộc và CNXH Tuy nhiên, Phật giáo ở TâyNguyên cũng bị ảnh hưởng của tình hình Phật giáo Việt Nam (PGVN) là chia rẽnội bộ, mất đoàn kết giữa các phe phái, nên lực lượng không phát triển Mặt khác,còn bị PGVNTN (Ấn Quang) lôi kéo, tuy chưa nhận lời nhưng cũng bị ảnhhưởng Hơn nữa, do giáo pháp của Phật giáo chặt chẽ và nặng nề nên Phật giáokhông phát triển tín đồ vào vùng DTTS

- Thiên Chúa giáo.

Đạo Thiên chúa giáo thâm nhập và phát triển ở Tây Nguyên từ nhữngnăm 1830, gắn với sự xâm nhập và xâm lược thuộc địa của thực dân Pháp Saungày miền Nam và Tây Nguyên được giải phóng, tuy Luật pháp Việt Nam thựchiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn trọng những hoạt động tôn giáo thuần tuý,nhưng một số lực lượng tôn giáo lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng và những sơ

hở trong quản lý cả Nhà nước ta thực hiện những hoạt động lén lút, sai trái Saunhững năm đổi mới, thành tựu đạt được làm cho kinh tế Tây Nguyên thay đổimạnh mẽ Chính điều đó giúp cho đời sống vật chất của đại bộ phận giáo dânđược nâng lên, họ có điều kiện lo cho đời sống tinh thần, tu sửa nơi thờ tự, thựchiện tốt mục tiêu tốt đời đẹp đạo Từ đó, họ nhận thức rõ con đường phát triểncủa đất nước, yên tâm làm ăn, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng vàNhà nước, thực hiện sống phúc âm trong lòng dân tộc Tuy nhiên, vẫn còn một

bộ phận chức sắc giáo hội chưa từ bỏ lòng thù hận dân tộc, cam tâm làm tay saicho đế quốc, ngấm ngầm phát triển đạo, tranh giành quần chúng với ta, nhằmthực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” trên địa bàn Tây Nguyên

- Đạo Tin Lành.

Trong những tôn giáo ở Tây Nguyên, đáng chú ý nhất là đạo Tin lành ĐạoTin Lành được truyền vào Tây Nguyên từ những năm 1930-1931, nhưng phát triểnkhông thuận lợi Nhưng dưới thời Mỹ - ngụy, Tin lành có điều kiện phát triển.Được sự giúp đỡ của CMA9 và chính quyền ngụy, Hội thánh Tin lành Việt Namtăng cường hoạt động truyền giáo vào vùng DTTS như: xây dựng các nhà thờ,xây dựng các trung tâm dành cho người DTTS, đặc biệt là truyền giáo cho phụ

nữ dân tộc Cho nên, trong thời gian này cơ sở Tin lành và người theo đạo Tinlành ngày càng đông, nhất là người các dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành với sốlượng lớn và phát triển đột biến trong những năm gần đây: Người Gia rai và H’mông chủ yếu theo đạo Tin lành với 51.380 tín đồ người Gia rai, 8.568 tín đồngười H’mông chiếm 21,3% tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên và 14,6% tín đồ Tinlành trong cả nước

Từ tổng hợp các nguồn tài liệu và qua khảo sát ở các tỉnh Gia Lai, KonTum, Đăk Lăk cho thấy một số đặc điểm đáng chú ý trong tình hình tôn giáo ởTây Nguyên là:

- Trong 4 tôn giáo lớn ở Tây Nguyên (Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Tinlành, Cao đài) thì Thiên Chúa giáo có lịch sử lâu hơn, số lượng tín đồ đông hơn

và cơ sở xã hội vững chắc hơn Tin lành là tôn giáo mới du nhập nhưng lại có

9 Tổ chức Liên hiệp Cơ Đốc và Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance ) (CMA)

Trang 30

tốc độ phát triển rất nhanh trong đồng bào các dân tộc thiểu số So với hai tôngiáo vừa nêu thì đạo Phật và đạo Cao đài phát triển ít sôi động hơn.

- Ở tây Nguyên việc các tổ chức phản động Fulrô lưu vong lợi dụng vấn

đề tôn giáo, dân tộc, tổ chức “Nhà nước Đê ga độc lập” tại Mỹ, đã lấy “Tin lành

Đê ga” làm chỗ dựa tinh thần Điều đáng lưu ý là ngoài chiêu bài “Tin lành Đêga” thì gần đây có thêm hệ phái Tin lành Mennonnite do nguyễn Thành Long(Tức Nguyễn Công Chính) cầm đầu đã có nhiều hoạt động lợi dụng tôn giáo,trái pháp luật ở Gia Lai và một số địa phương khác

- Các thế lực thù địch, chống đối luôn luôn lợi dụng tính nhạy cảm củavấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc đang thúc đấy truyền đạo lên các vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với những mục đích ngoài hoạt độngtôn giáo thông thường

- Trừ đạo Cao đài, các tôn giáo (nhất là Thiên chúa giáo và Tin lành) đều

du nhập từ bên ngoài vào Tây Nguyên, chứ không phải nảy sinh từ sự phát triểnnội tại của xã hội Tây Nguyên, nhưng đều được Tây Nguyên hoá và cũng đều bị

kẻ địch sử dụng làm công cụ hoặc lợi dụng để phục vụ cho âm mưu xâm lược,thôn tính thống trị Tây Nguyên, chống lại cách mạng, chống lại nhân dân (trước1975), thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, phá hoại công cuộc xây dựngCNXH của nhân dân ta (sau 1975)

- Các giáo dân là người DTTS theo đạo Thiên chúa và đạo Tin lành hầunhư không phải là tự nguyện mà đại bộ phận bị ép buộc vào qua những thủ đoạncủa kẻ địch như: mua chuộc, lôi kéo, o ép các chủ làng, già làng theo đạo, từ đó

cả làng cũng phải theo đạo Vì vậy, hiểu biết về đạo của dân làng rất hạn chế,niềm tin tôn giáo của tín đồ không bền chặt

Hơn nữa, sự biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội hiện đại đang dần phá

vỡ xã hội cổ truyền - một xã hội nông nghiệp nương rẫy, trong đó có sự thay đổidần của tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo Người dân cũng muốn dần thoát khỏi sựgò bó, tốn kém của tôn giáo tín ngưỡng cũ (đa thần giáo), để đến với một tôn giáogiản đơn, dễ hiểu, gần gũi nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu tâm linh của họ ĐạoTin lành đã đáp ứng được nhu cầu này của quần chúng, nên nó phát triển nhanh

và rộng ở các địa phương Tây Nguyên

c Đặc điểm kinh tế

Ngoài vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh, Tây Nguyên còn có vị tríchiến lược quan trọng về kinh tế Kinh tế Tây Nguyên 5 năm qua duy trì tăngtrưởng ở mức cao và có những sự chuyển dịch theo hướng tích cực Giai đoạn

2001 - 2005, GDP bình quân tăng 10,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâmnghiệp Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt khá như: thu ngân sách năm 2006 gấp2,6 lần năm 2001 và tăng 23% so với năm 2005, GDP bình quân đầu người năm

2006 đạt hơn 6,6 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2005

Trong năm 2006 vừa qua, GDP của vùng Tây Nguyên đạt 13,13%, trong

đó tỉnh Kon Tum đạt 13,8%, tỉnh Gia Lai 13,1% và tỉnh Đắc Lắc 9,1%; tổng vốnđầu tư toàn xã hội 14.600 tỷ đồng; tổng thu ngân sách toàn vùng đạt 3.780 tỷđồng Trong đó tỉnh Đắc Lắc lần đầu tiên đạt số thu ngân sách hơn 1.000 tỷ

Trang 31

đồng và tỉnh Gia Lai đạt 981 tỷ đồng, và đang hướng tới mục tiêu gia nhập Câulạc bộ nghìn tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2006 của TâyNguyên đạt 6 triệu đồng

Cơ cấu kinh tế các tỉnh Tây Nguyên chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷtrọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ Sản xuất nông nghiệp được pháttriển theo hướng bền vững, hình thành vùng chuyên canh lớn cây cà phê, cao su, hồtiêu Toàn vùng hiện có hơn 400 nghìn héc-ta cà phê, hơn 100 ha cao su và hàngtrăm nghìn héc-ta cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp khác Tây Nguyên,

mà nhất là các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắc Lắc có tiềm năng thuỷ điện rất lớn,hiện nay trên các sông Sê San, Sê-rê-pốc đã và đang có 12 nhà máy thuỷ điện đượcđầu tư xây dựng, với tổng công suất lên tới 2.560 MW, với tổng vốn đầu tư xâydựng các công trình thuỷ điện đạt con số hàng chục nghìn tỷ đồng.10

Các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum đã hình thành các khu côngnghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp thu hút được hàng trăm doanh nghiệp trong vàngoài nước Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã xây dựng được những công trình thuỷlợi lớn, mở ra hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp, trong đó phải kể đếncác công trình trọng điểm như Azun hạ, Ea Súp thượng, Buôn Yông, Krông Búc

hạ Hệ thống giao thông ở Tây Nguyên đã được đầu tư xây dựng mới và mởrộng nhiều tuyến đường, như Quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 26, quốc

lộ 27, quốc lộ 28 và các tuyến đường liên thông với các nước bạn Lào và pu-chia Rất nhiều buôn làng ở Tây Nguyên đã có đường nhựa, làm cho bộ mặtnông thôn thêm khởi sắc Đến nay hầu hết các xã vùng Tây Nguyên đã có đường

Cam-ô tCam-ô đến trung tâm, có điện thắp sáng, có trạm y tế và hệ thống trường học từmầm non đến trung học cơ sở Tây Nguyên còn là vùng đất giàu tài nguyênrừng, với diện tích rừng và đất lâm nghiệp lên tới hơn 3 triệu ha, đây là thế mạnh

để vùng đất này phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhất là ngành chế biến lâm sản

Trên địa bàn hiện có khá nhiều doanh nghiệp cả Nhà nước và tư nhân làm ăn

có hiệu quả, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vàtăng thu ngân sách cho địa phương Điển hình như Công ty Cà phê Đắc Uy (KonTum), Công ty Thuỷ điện Ia Ly (Gia Lai), Công ty Cao su Đắc Lắc (Đắc Lắc)

Với các tiềm năng trên, vùng Tây Nguyên mang nhiều hứa hẹn cho việcphát triển kinh tế xã hội của vùng cũng như của cả nước nếu sự phối hợp và hợptác đầu tư trong vùng được nối liền với các vùng tại Nam Lào và Đông BắcCămpuchia tạo thành tam giác phát triển trong vùng “tam giác Đông Dương”

Chính vì lẽ đó, từ trước đến nay Tây Nguyên vẫn luôn là địa bàn - khuvực được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, xây dựng để cùng hoà nhập vớitiến trình phát triển chung của đất nước; mặt khác, cũng vì lẽ đó Tây Nguyên trởthành vùng trọng yếu - nhạy cảm mà các thế lực đế quốc, phản động nhòm ngó,rắp tâm thực hiện, cài cắm xây dựng lực lượng, tạo dựng các "phong trào" nhằmchiếm giữ và làm chủ Tây Nguyên, chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta

Bên cạnh đó, mặc dù đã được cải thiện nhiều nhưng số nghèo đói vẫn cònnhiều, nhất là hộ các DTTS Thu nhập bình quân các dân tộc thiểu số từ 50.000

10 Lê Hồng Anh, Bộ trưởng bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên, ngày 17/7/2007

Trang 32

đồng đến 100.000 đồng/tháng11, Năm 1975 ở Đắc Lắc 50% dân đói quanh năm,hiện nay còn 20% thiếu đói trong thời gian giáp hạt Như vậy trong xã hội cácdân tộc thiểu số ở Tây nguyên sự phân hóa giàu nghèo mới ở manh nha, chưa đủđiều kiện kinh tế dẫn đến phân hóa giai cấp Trong tư tưởng Người Tây Nguyên,quan niệm về giàu nghèo không phải từ của cải mà người nào có nhiều trâu bò(vật cúng tế thần linh), cồng chiêng, ché rượu Đây là những tiêu chí đánh giá sựgiàu có Từ quan niệm như vậy nên con người có tư tưởng tự ti, ỷ lại, an phậnkhông vươn lên để cải thiện đời sống Bản chất của vấn đề nghèo đói là do điềukiện lịch sử để lại, vì vậy, những giải pháp để xóa đói giảm nghèo ở vùng dântộc thiểu số Tây Nguyên phải mang tính đặc thù

Với sự nổ lực của chính quyền các cấp, cùng với sự nổ lực của chính bảnthân đồng bào các dân tộc thiểu số, trong những năm qua đã bắt đầu chuyển dần

từ nông thôn thuần nông, độc canh, cây lương thực, tự cung, tự cấp sang nôngthôn sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh đa dạng, cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn đã từng bước chuyển dịch cho phù hợp với tiềm năng, thếmạnh của vùng

d Đặc điểm văn hóa.

Trình độ dân trí còn thấp Do ảnh hưởng nặng nề của chính sách chia đểtrị và ngu dân của thực dân Pháp, trước năm 1945 gần như 100% nhân dân cácdân tộc Tây Nguyên mù chữ, thất học, khái niệm trường lớp, thầy giáo, học sinhchưa có Sau khi thay thế thực dân pháp, chính quyền Mỹ - ngụy có phát triểngiáo dục ở Tây Nguyên, nhưng đó là một nền giáo dục mất cân đối về nhiềumặt, vừa phản động về nội dung Tỷ lệ người đi học rất thấp

Sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng đã nhanh chóng xóa bỏ nềngiáo dục phản động và nô dịch của chế độ Mỹ- ngụy, cải tạo và xây dựng lạicác cơ sở giáo dục nhỏ bé, mất cân đối mà chế độ cũ để lại Thành lập một nềngiáo dục mới với quy mô ngày càng rộng lớn với đủ các cấp, các ngành học.Chính quyền địa phương thành lập các trường nội trú dành riêng cho con em đồngbào các dân tộc Tuy nhiên, trong những năm qua chất lượng giáo dục ở TâyNguyên vẫn còn thấp, chỉ 20- 28% học sinh đạt trung bình trở lên Tỷ lệ lưu ban,

bỏ học còn cao, nạn mù chữ và tái mù chữ có ngụy cơ trở lại Hiện nay ở TâyNguyên chỉ có 30-40% đồng bào dân tộc biết chữ Cụ thể: dân tộc Ba Na 56,5%

mù chữ, dân tộc Gia rai 59% Ngay đội ngũ cán bộ là người các dân tộc thiểu sốtrình độ học vấn còn rất thấp: 11,7% trình độ cấpI, 4.57% trình độ cấp II, 20,3%

có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, 5,7% có trình độ cao đẳng, đại học

Do trình độ dân trí của bộ phận dân tộc thiểu số thấp nên việc tiếp thuthành tựu khoa học công nghệ, tiếp thu cái mới còn rất hạn chế Đây chính lànhân tố kìm hãm đến sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc Ngoài ra, ở đâyphong tục, tập quán lạc hậu còn phổ biến Các tập tục, tập quán của đồng bàocác dân tộc được hình thành qua quá trình sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên đểtồn tại, do vậy bén rễ sâu trong lịch sử phát triển của các dân tộc Trình độ dântrí thấp cộng với các phong tục tập quán lạc hậu là nguyên nhân sâu xa kìm hãm

sự phát triển của lực lượng sản xuất, là nguyên nhân của kinh tế xã hội chậmphát triển

11 Báo lao động số 25/ 2005, ngày 26-1-2005

Trang 33

e Đặc điểm tổ chức xã hội.

Cơ cấu xã hội của các dân tộc thiểu số là buôn (buôn là sự hợp thành củanhiều đại gia đình nhiều thế hệ theo chế độ mẫu hệ), là nơi cư trú của một họ tộcngười Tất cả những người trong buôn đều là người cùng dòng họ Vì vậy, quan

hệ thân tộc, dòng tộc đã bao trùm lên trên các quan hệ khác trong buôn Ngườidân tộc thiểu số tin tưởng, bảo vệ người trong dòng họ mình Buôn do già làng,tộc trưởng đứng đầu, ít quan hệ với bên ngoài nên đã tạo đặc điểm tính tình mộcmạc, thật thà, các dân tộc thiểu số rất ghét sự dối trá, những lời nói suông, thiếuthực tế, dễ tin nhưng cũng dễ ngờ, khi đã mất lòng tin của họ thì khó có thể lấylại được Những người am hiểu phong tục, tập quán của họ được đón tiếp chuđáo, tin tưởng, những người giúp đỡ bằng vật chất cụ thể như gạo muối thuốcmen được coi là bạn tốt, mà không cần xem xét mục đích họ giúp đỡ Chính vìvậy mà các thế lực thù địch đã lợi dụng yếu điểm này để phát triển đạo, chia rẽ,

kỳ thị dân tộc, gây mâu thuẫn giữa các dân tộc

Cùng với các đặc điểm về dân cư, dân tộc, tôn giáo, đặc điểm về kinh tế, đặc điểm văn hóa, xã hội cũng chính là đặc điểm mà các thế lực thù địch triệt

để khai thác trong thực hiện “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên.

1.2 Những âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế

lực thù địch ở Tây Nguyên

1.2.1 Khái quát về âm mưu thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" đối với nước ta của các thế lực thù địch hiện nay

“Diễn biến hoà bình” là chiến lược tiến công trên qui mô toàn cầu của

chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội vàphong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện không thể giành thắng lợi bằngquân sự Chiến lược này được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp cácphương thức, thủ đoạn hoạt động phá hoại thâm độc, tinh vi, với tính chất, phạm

vi và mức độ khác nhau, kể cả biện pháp răn đe quân sự, diễn ra trên mọi lĩnhvực trong đó chính trị, kinh tế, tư tưởng, nội bộ là “mặt trận hàng đầu”; dân tộc,tôn giáo là “ngòi nổ”

Trên thực tế những năm qua, bằng "diễn biến hoà bình", chủ nghĩa đế quốc

đã đạt một số kết quả vượt quá yêu cầu mà chúng đặt ra Tháng 8/1985 Tổngthống Mỹ Bush đã nói: chúng ta hãy dùng cái đầu của Mỹ và đồng minh, dùngbàn tay của người cộng sản từ ngay trong lòng nó Tổng thống B.Clintơn đã côngkhai tuyên bố chuyển hướng chiến lược "kiềm chế" sang chiến lược "mở rộng" đểthiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ điều khiển mà nội dung cơ bản của chiếnlược đó là "dân chủ hoá chính trị”, "tự do hoá kinh tế " Theo họ, vấn đề "dânchủ", "nhân quyền " theo kiểu tư bản phương Tây được coi là công cụ lợi hại đểcan thiệp vào nội bộ các nước khác Chúng dự kiến kế hoạch của chiến lược này

là 15 năm (1985-2000) để xoá sổ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

Như vậy "diễn biến hoà bình", với tư cách là một thủ đoạn, một phươngthức mà các thế lực đế quốc và phản động sử dụng để tiêu diệt chủ nghĩa xã hội

"Diễn biến hoà bình" được nâng lên thành học thuyết, chiến lược có kế hoạch,bước đi cụ thể cho từng giai đoạn, từng quốc gia riêng biệt Đó là cuộc đấu tranhgiai cấp, đấu tranh dân tộc trong giai đoạn mới

Trang 34

Trong chiến lược "diễn biến hoà bình", các thế lực phản động quốc tế coinước ta là một trọng điểm, năm 1995, khi tuyên bố bình thường hoá quan hệngoại giao với Việt Nam, Tổng thống Mỹ B.Clintơn công khai tuyên bố: "ĐưaViệt Nam vào quỹ đạo mà Liên Xô cũ đã đi ", họ cho rằng Việt Nam giữ vai tròthen chốt trong việc bảo đảm hoà bình và ổn định khu vực, phải thúc đẩy sựnghiệp tự do ở Việt Nam như đã từng diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu trước đây.Coi Việt Nam là một trọng điểm để tiến hành âm mưu "diễn biến hoà bình", vìnhững lý do chủ yếu sau đây:

Một là: Việt Nam có Đảng cộng sản kiên cường lãnh đạo, là ngọn cờ đấutranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đang kiên quyết chống chủ nghĩa

đế quốc Xoá bỏ được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho xoá bỏchủ nghĩa xã hội ở các nước còn lại

Hai là: Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựngchủ nghĩa xã hội, uy tín quốc tế ngày càng cao Do vậy đánh quỵ được Việt Nam

sẽ chứng minh con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là bế tắc, chủ nghĩa xã hộikhông thể đổi mới, cải tổ cải cách thành công

Ba là: Bị thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh ở Viêt Nam, Mỹ và cácthế lực phản động quyết tâm giành thắng lại "chiến thắng đã mất", bằng phươngpháp "diễn biến hoà bình" mới xoá được "hội chứng Việt Nam"

Bốn là: Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng về địa lí - chính trị,giành được vị trí này sẽ có tác động lớn, chi phối đến chiến lược của các nướclớn ở khu vực

Năm là : Với dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2

ở Đông Nam Á, có nhiều tiềm năng về kinh tế; thực hiện "diễn biến hoà bình" ởViệt Nam sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Mỹ làm ăn và thu nhiều lợi nhuận

Sau khi thất bại ở Việt Nam chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ

đã mưu toan thôn tính nước ta bằng một con đường khác không kém phần nguyhiểm, thực hiện thủ đoạn để chiến thắng Việt Nam không cần tiếng súng, dùngphương pháp “hoà bình hoá” từ tuyên truyền, biểu tình đi đến lật đổ chế độ, tiêudiệt ý chí quyết tâm chính trị, đánh vào trái tim khối óc của người Việt Namthông qua viện trợ kinh tế, hợp tác kinh tế, thông qua bọn cơ hội chính trị, cácthế lực thù địch trong và ngoài nước, thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình,mạng Internet…chúng ta gọi chung là âm mưu “Diễn biến hoà bình” Âm mưu

“Diễn biến hoà bình” bao gồm nhiều lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hộinhưng lại cùng chung một mục tiêu hướng tới: xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, xoá bỏ Đảng cộng sản, xoá bỏ chế độ XHCN, xoá bỏ thànhtựu vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta, đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo củachủ nghĩa tư bản Với địa bàn chiến lược khu vực và của Việt Nam, Tây Nguyên

là một trong những nơi xung yếu mà các thế lực thù địch chọn thực hiện âmmưu “Diễn biến hoà bình”

Âm mưu thủ đoạn để thực hiện “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thùđịch là gây thanh thế ở nước ngoài, kích động gây sức ép ở trong nước với chiêubài: dân chủ, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền; kích động đòi thành lập nước ViệtNam tự do, phục hồi “vương quốc Chăm pa”, “Vương quốc Mông”, “Nhà nước

Trang 35

Đề Ga” Trên thực tế các thế lực thù địch là những phần tử hiếu chiến phươngTây, các tổ chức phản động trong và ngoài nước Sau khi miền nam hoàn toàngiải phóng chúng đã lập ra 1837 tổ chức phản động bên trong, 394 tổ chức phảnđộng bên ngoài ở 18 nước, 84 nhà xuất bản, 52 đài phát thanh, 429 báo, tạp chí12.Các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài có thể kể đến các tổ chức sau:

- Tổ chức Chính phủ Việt Nam tự do;

- Tổ chức Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam (Hoàng CơMinh);

- Tổ chức Đảng nhân dân hành động;

- Tổ chức Liên minh Việt Nam tự do;

- Đảng dân chủ Việt Nam thế kỷ XXI của Hoàng Minh Chính;

- Phong trào xây dựng dân chủ (do Nguyễn Ánh Quỳnh - Nguyễn ĐìnhHuy cầm đầu);

- Tổ chức thông luận;

- Nhóm diễn đàn;

- Tổ chức Mặt trận dân tộc giải phóng Campuchia Krôm;

- Liên đoàn Khme tự do (được thành lập năm 2003 do Thạch Sêtha cầmđầu hoạt động ở Mỹ - Pháp và Campuchia);

- Tổ chức Uỷ ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam”13

- Nhóm nguồn Việt;

- Phòng thông tin Phật giáo Ỷ Lan;

- Tạp chí Quê mẹ (do Võ Văn Ai cầm đầu);

- Đài Á Châu tự do (Radio Free Asia – PFA) thành lập 1958 một đơn vịđặc biệt của CIA theo quyết định của Tổng thống Eisenhower

Về lực lượng:

Chúng xây dựng một số tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, móc nốibọn phản động, bất mãn cơ hội chính trị, thúc đẩy các khuynh hướng, nhân tốchống đối từ bên trong, tìm mọi cách tấn công, phân hoá, chia rẽ nội bộ ta Lôi kéonhững người có tư tưởng sai trái, bất mãn, hám lợi Thông qua viện trợ, giao lưukinh tế, văn hoá, khoa học giáo dục, tham quan, du lịch để nắm tình hình và truyền

bá tư tưởng tư sản, kích động chống đối chế độ Sử dụng các phương tiện thông tinđại chúng để xuyên tạc kích động, móc nối, lôi kéo, tập hợp lực lượng đội lốt tôngiáo chống đối chế độ Khoét sâu những sơ hở, yếu kém trong chủ trương, đườnglối, chính sách của ta, gây rối, biểu tình, bạo loạn lật đổ

Trang 36

công vào những vấn đề có tính nguyên tắc của Đảng, như vấn đề vai trò lãnhđạo của Đảng, vấn đề tập trung dân chủ, vấn đề chuyên chính vô sản, Chúngcòn thực hiện thủ đoạn "tiếp cận kẻ thù" để thâm nhập lôi kéo, mua chuộc,khống chế thu thập tin tức, cài cắm nội gián Lợi dụng diễn đàn tự do để tuyêntruyền tự do dân chủ, nhân quyền theo quan điểm tư sản, khuyến khích lối sốngthực dụng, suy đồi, chủ nghĩa cá nhân ích kỷ

Lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để can thiệp vào công việc nội bộ của

ta Kích động các tín đồ đòi lại đất đai, đòi dựng chùa chiền, nhà thờ Chúng đisâu vào một số dân tộc ít người, nơi mà đời sống còn thấp để kích động lôi kéođồng bào chống lại Đảng, nhà nước ta, gây mất ổn định và sẳn sàng khi có điềukiện tiến hành bạo loạn lật đổ

Về phương thức chủ yếu:

Để chống phá cách mạng nước ta, chúng đã sử dụng các phương tiệnthông tin đại chúng hải ngoại như đài phát thanh, đưa các ấn phấm bằng tiếngViệt từ nước ngoài vào trong nước để tuyên truyền xuyên tạc, kích động chốngphá Đảng và chế độ ta Với 46 đài phát thanh, 415 tờ báo, tạp chí bằng tiếngViệt và tiếng các dân tộc ít người ở Việt Nam, có 66 nhà xuất bản nước ngoài.Với hệ thống phương tiện đó, chúng dùng chiến tranh tâm lý chiến nhằm tạo sựhỗn loạn về chính trị, hoang mang, dao động trong nhân dân

Các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng những phần tử đội lốt tôn giáo đểđòi tôn giáo tách khỏi dân tộc, đòi thành lập nhà nước Đề ga, cho người thượng

ở Tây Nguyên, đòi lập quốc gia Chàm tự trị, lập nhà nước Khơ me Krôm, đòi trảsáu tỉnh Nam bộ cho người Khơ me

Thông qua hợp tác kinh tế, chúng gây sức ép đòi ta phải mở rộng tự dodân chủ, đòi để các đảng phái hoạt động công khai, thực hiện tư nhân hoá kinh

tế quốc doanh Tìm cách moi tin tức, tài liệu bí mật quốc gia, cài cắm ngưòi vào

tổ chức của ta Tăng cường tài trợ, nuôi dưỡng bọn phản động là người Việt lưuvong, xây dựng các tổ chức phản động, các toán vũ trang xâm nhập vào nội địa,gây ra các điểm nóng nhằm lợi dụng để biến thành các cuộc bạo loạn chính trị,khi có thời cơ sẽ cướp chính quyền Đặc biệt chúng coi trọng truyền bá văn hoáphẩm đồi truỵ, phản động, lối sống ích kỷ cá nhân, suy đồi đạo đức Trung bìnhmỗi tháng, chúng tuồn vào nước ta khoảng 1.500 tài liệu các loại với nhiều nộidung cực kỳ phản động và ru ngủ thanh niên nhằm làm cho thế hệ thanh niênViệt Nam phai nhạt lý tưởng cộng sản

Ngoài các lực lượng và thủ đoạn trên, các thế lực thù địch còn tiến hànhgây sức ép đối với Đảng, Nhà nước ta trên mặt trận ngoại giao, kinh tế, răn đequân sự, bao vây, gây cho ta nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế

Những năm gần đây, các thế lực thù địch đẩy mạnh việc thực hiện chiếnlược “diễn biến hoà bình” đối với nước ta, mà Tây Nguyên là một địa bàn trọngđiểm Các tổ chức phản động ráo riết giúp đỡ, chỉ đạo lực lượng Fulro định cư ở

Mỹ thành lập nhà nước “Đê ga độc lập” do Ksor Kơk cầm đầu nhằm kích độngchia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên; kích động, chỉđạo các phần tử quá khích lôi kéo, lừa bịp đồng bào dân tộc thiểu số khiếu kiện,

Trang 37

biểu tình và vượt biên trái phép; hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động trái phép củađạo Tin lành, tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

1.2.2 Âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” trên địa bàn Tây Nguyên thời gian qua

Theo dõi tình hình chính trị xã hội ở Tây Nguyên trong những năm vừaqua người ta không thể không quan tâm đến việc liên tục nhiều năm nay đã xảy

ra các điểm nóng chính trị - xã hội ở khu vực Tây Nguyên Mặc dù tình trạnghỗn loạn không kéo dài, trật tự xã hội nhanh chóng được vãn hồi, nhưng điểmnóng Tây Nguyên với những hệ lụy của nó vẫn đang là vấn đề có tính thời sựcần được xem xét nghiên cứu, phân tích từ nhiều chiều cạnh, nhiều cấp độ khácnhau, đặc biệt là những thủ đoạn chủ yếu trong việc thực hiện chiến lược “diễnbiến hòa bình”ở Tây Nguyên của các lực lượng thù địch

1.2.2.1 Hoạt động “diến biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị- tư tưởng

Có thể nói “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị- tư tưởng ở TâyNguyên là rất rõ nét

Các thế lực thù địch tuyên truyền phá hoại tư tưởng - chính trị nhằm thựchiện âm mưu “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam, như tuyên truyền quanđiểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, luật pháp tư sản, kinh tế thị trườngtheo định hướng Tư bản chủ nghĩa, khuynh hướng ly tâm, ly khai dân tộc, tự dotôn giáo, móc nối, câu kết với các phần tử thù địch, đối lập, bất mãn, cơ hội, hữukhuynh, cực đoan, quá khích nhằm mua chuộc, lôi kéo, kích động chống lạiĐảng cộng sản và nhà nước XHCN Việt Nam Chúng tìm cách gây cơ sở, tạodựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng, nhen nhóm tổ chức phản động để chống pháchế độ XHCN Việt Nam, đối tượng mà các đoàn lâm thời, tổ chức phi Chínhphủ thường chú ý là các cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng - chính trịkhông vững vàng, nhận thức chính trị non kém, sa đoạ thoái hoá về đạo đức,phẩm chất cách mạng, đặc biệt là số trí thức, văn nghệ sĩ, các vị chức sắc trongcác tôn giáo và những người có uy tín, ảnh hưởng trong các dân tộc thiểu số ởnước ta có biểu hiện bất mãn, tư tưởng đối lập với đường lối đổi mới đất nướctheo định hướng XHCN

Lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước, một số đốitượng trong các đoàn lâm thời, người Việt nam ở nước ngoài về thăm thân đến Tây

Nguyên ngày càng đông Riêng tỉnh Đắc Lắc từ năm 2001 đến năm 2007 có 21.646

lượt người đến với những mục đích khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho công tácquản lý Từ năm 2001 đến tháng 10/2007 khách nước ngoài và Việt kiều đến Gia

lai là 5247 lượt, thuộc 66 quốc gia Qua nắm tình hình ta phát hiện có đoàn khi đến

mới xin phép, một số đoàn đi sâu tìm hiểu vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên

Có rất nhiều đoàn của Đại sứ quán, Lãnh sự quán Hoa Kỳ, các phóng viênbáo chí phương Tây, Nhật Bản đến các tỉnh với mục đích thu thập thông tin,gặp gỡ các phần tử xấu để vu khống ta vi phạm dân chủ nhân quyền, đàn áp tôngiáo, đã tìm cách tìm hiểu thu thập tình hình liên quan đến vùng đồng bào dântộc, vùng tôn giáo để phục vụ cho ý đồ vu cáo, tuyên truyền xuyên tạc, nói xấuchế độ ta, chuyển giao thư tín tiền hàng, tài liệu chiến tranh tâm lý kích động tư

Trang 38

tưởng chống đối kích động tư tưởng vọng ngoại trong quần chúng Một số đốitượng từng tham gia chế độ cũ, có biểu hiện luyến tiếc quá khứ, nhen nhóm tụtập, thành lập các hội cựu quân nhân, cựu sinh viên.v.v

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, các đối tượng cực đoan trong tôn giáo (HồngTrung, Công Chính) tiếp tục sử dụng mạng Internet để phát tán tài liệu, trả lờiphỏng vấn các đài nước ngoài như: Châu Á tự do (RFA), đài Chân trời mới(VOA), đài Quê hương với nội dung chính quyền đàn áp tôn giáo, vi phạmnhân quyền Một số đối tượng bất mãn chính trị đã phát tán tài liệu dưới dạngthư ngỏ, rãi truyền đơn bôi nhọ nói xấu cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và cấp huyện.Đáng chú ý là đối tượng Nguyễn Tất Thắng (tự xung là đảng viên Đảng Cộngsản Việt Nam, ứng cử viên ĐBQH) có địa chỉ tại 13 lô ACC, Nhiêu Lộc, TânPhú, Thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần gửi tài liệu cho các đồng chí lãnh đạotỉnh Gia Lai với tiêu đề: “Tâm thư ứng viên tranh cử” nội dung nói xấu , phảnánh sai sự thật các nội dung liên quan trước thềm bầu cử Quốc Hội khóa XII.Một đối tượng tại Hà Nội, đã gửi một tập tài liệu cho lãnh đạo các tỉnh TâyNguyên, nội dung lăng mạ, bôi nhọ và vu cáo các đồng chí lãnh đạo Trung ươngđang tìm cách cấu kết, lật đổ nhau để tranh giành chúc quyền, địa vị cho bảnthân…Tập tài liệu “những bí ẩn của tân Thủ tướng Việt Nam”, được gửi chođồng chí Giám đốc Công an thành phố Pleiku, nội dung xúc phạm lãnh đạo, kêugọi thay đổi chế độ chính trị xúc phạm danh dự, nhân phẩm của lãnh đạo Đảng

và Nhà nước

Đối tượng Paul Fseese người Mỹ đã gửi cho Siu Chăm – hướng dẫn viên

du lịch tỉnh Gia Lai một đĩa DVD, có tiêu đề “chúng tôi là những người lính”,trong đó có nhiều cảnh bóp méo sự thật, ca ngợi sức mạnh quân đội Hoa Kỳ, bôinhọ hình ảnh quân đội nhân dân Việt Nam

Các cơ quan chức năng của ta đã ngăn chặn và thu giữ hàng ngàn tài liệu

có nội dung phản động, nói xấu đảng, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, dântộc, vi phạm nhân quyền; kêu gọi nhân dân, các dân tộc, tôn giáo chống lại đảng

và chế độ, ca ngợi hình ảnh của Lê Thị Công Nhân, hình ảnh nhân dân quậnCamcali cầm cờ Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm

Mỹ Hiện nay, ở bên ngoài, các thế lực thù địch còn sử dụng 61 đài phát thanh

có chương trình Việt ngữ, 390 báo, tạp chí tiếng Việt và các website phản động

để tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng Tại Tây Nguyên,đồng bào các dân tộc thiểu số có thể dễ dàng bắt được các đài phát thanh như:RFI, VOA, BBC, Nguồn sống, đài Nhà nước Đê ga, Chân trời mới, đài phátthanh tiếng Mông

Những năm gần đây, ngày càng nhiều các đoàn lâm thời, đại sứ quán,lãnh sự quán (đoàn sứ quán Anh, Pháp, Tổng lãnh sự quán Mỹ, Nhật), các hãngthông tấn, báo chí nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức tôngiáo tích cực đến Tây Nguyên Ngoài hoạt động xã giao bình thường, họ thường

đề nghị được đến các địa bàn và xin gặp những đối tượng “ nhạy cảm” về chínhtrị, dân tộc, tôn giáo; thăm trường học (Trường dân tộc nội trú), tiếp xúc giới tríthức, văn nghệ sĩ, sinh viên các trường đại học, những đối tượng bị bắt, trốnsang Cămpuchia thực chất đi sâu tìm kiếm, điều tra về tình hình thực hiện chính

Trang 39

sách dân tộc, tôn giáo của ta; động viên, khuyến khích, lôi kéo một số người vàocác hoạt động chống đối

Cùng với những hoạt động ở trong nước, Ksor Kơk và Tổ chức người Thượng của y cũng luôn cố gắng và biết cách tạo ra cho mình một cái "danh" để

dễ xuất hiện trên các diễn đàn quốc tế, nhằm thu hút sự chú ý cũng như nhận được

sự ủng hộ của thế giới Để thực hiện được điều này, Ksor Kơk đã tham gia Đảng cấp tiến xuyên quốc gia (Transnational Radical Party - gọi tắt là TRP Từ năm

1995 đến nay, lợi dụng việc Liên hợp quốc cho hưởng quy chế tư vấn chung của

Hội đồng kinh tế xã hội (viết tắt là ECOSOC), có quyền cử người tham dự và phát

biểu tại các phiên họp của Uỷ ban nhân quyền, TRP đã dùng diễn đàn này để hoạtđộng xuyên tạc chống phá về dân chủ, nhân quyền ở một số nước trên thế giới,nhất là Nga, Trung Quốc, Cu Ba và Việt Nam Đối với Việt Nam, chính TRP đãtạo điều kiện cho Ksor Kơk đi nhiều nước châu Âu tiếp xúc trực tiếp với nhiềunhân vật cực đoan trong chính phủ của các nước này, lấy danh nghĩa đại diện chocác dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nhiều lần viết thư cho các quan chức cao cấp của

Uỷ ban châu Âu Ví dụ ngày 25 9 2002 y đã gửi thư cho ông Romano Prodi Chủ tịch Ủy ban châu Âu; ngày 28 - 8 - 2002 đã viết thư cho ông HartmutNassauer - Chủ tịch đoàn nghị sĩ châu Âu Trong những lá thư này, Ksor Kơk đãxuyên tạc, vu khống tình hình dân tộc, tôn giáo, nhân quyền và dân chủ ở TâyNguyên Năm 2002 và 2003, Ksor Kơk cũng đã lợi dụng danh nghĩa TRP để phátbiểu xuyên tạc về tình hình đời sống của đồng bào các dân tộc tại chỗ Tây

-Nguyên tại Diễn đàn dân quyền của Liên hợp quốc Trước đó, Ksor Kơk cũng đã tham gia và phát biểu xuyên tạc, vu khống tại Hội thảo của Liên hợp quốc về dân bản địa tổ chức tại Giơnevơ và Hội nghị thượng đỉnh về dân tộc bản địa lần 2 tổ

chức tại Oaxtepec, Mehico

Thông qua các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện những tài trợ như:Quỹ Ford (Mỹ) đang trực tiếp triển khai giai đoạn III của dự án “Những nẻođường đến đại học” tại trường Đại học Tây Nguyên với kinh phí 84.317 USD;

Dự án “Dạy chế tác nhạc cụ dân tộc cho con em đồng bào dân tộc thiểu số” doquỹ Ford tài trợ 23 triệu đồng Việt nam Học bổng ICA (Mỹ) tặng 2 xuất họcbổng trị giá 2.000.000 đồng/xuất Một số cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng tíchcực hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật và học sinh người DTTS như: Hội Việt NamUne chance Puôr Tuôr (Pháp), tổ chức Enfant du Mekong (Pháp), tổ chứcKindermison swerk (Đức) Tuy có sự hỗ trợ nhất định, nhưng hầu hết kinh phíđầu tư nhỏ giọt, chia nhỏ, tiến trình thực hiện chậm, chuyển ngân chưa đúng nhưcam kết Mặt khác, tạo cớ tư tưởng ỷ lại, trông chờ, lười lao động ở một bộphận nhân dân

Chúng vận động các tổ chức quốc tế và các chính phủ gây áp lực đối vớiViệt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, vi phạmdân chủ, nhân quyền Đồng thời, tổ chức phản động "Quỹ người thượng" do tênKsor Kok cầm đầu đã làm rùm beng lên rằng ngưòi dân tộc thiểu số ở TâyNguyên "đòi độc lập, đòi thành lập nhà nước Đề ga", "yêu cầu Liên hợp quốccan thiệp" v.v

Trang 40

Trong số 35 tổ chức chính trị - xã hội tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số ởnước ngoài mà ta nắm được có 22 tổ chức ở Mỹ14 Trong đó có nhiều tổ chứcđược Mỹ nuôi dưỡng, chỉ đạo và sử dụng phục vụ cho âm mưu chống Việt nam.Điển hình là lực lượng Fulro, Tin lành Đề ga và các đối tượng người dân tộcthiểu số lưu vong ở Trường Sơn – Tây Nguyên và giúp đỡ số này hình thành tổchức với mục tiêu ly khai, thành lập quốc gia riêng của người dân tộc thiểu số ởTây Nguyên.

1.2.2.2 Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong thực hiện chính sách dân tộc ở Tây Nguyên của các lực lượng thù địch để thực hiện

“diễn biến hoà bình”

Vấn đề dân tộc đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của thời đại Trên thếgiới những năm gần đây, vấn đề dân tộc đang trở thành một nhân tố gây mất ổnđịnh ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia Nước ta nói chung, Tây Nguyên nóiriêng, vấn đề dân tộc cũng là một trong những vấn đề mà các thế lực thù địch đãtriệt để khai thác lợi dụng để thực thi "diễn biến hòa bình"

Âm mưu xuyên suốt, cơ bản của các thế lực thù địch trong việc lợi dụngvấn đề dân tộc ở Tây Nguyên là không thay đổi Chúng luôn tìm mọi cách đểchia rẽ, kích động hằn thù dân tộc, lôi kéo các dân tộc thiểu số để thực hiện âmmưu “diễn biến hoà bình”, tạo ngòi nổ cho việc quốc tế hoá vấn đề dân tộc nhằmnhảy vào can thiệp ở Tây Nguyên Bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, cácthế lực thù địch một mặt vẫn thực hiện những phương thức cổ điển như tunggián điệp, biệt kích vào phá hoại, gây các vụ bạo loạn vũ trang mặt khác, chúnglợi dụng những điều kiên mới để chống phá, trong đó lôi kéo, chia rẽ dân tộc làchủ yếu Chúng triệt để khai thác những hạn chế trong nhận thức, những khókhăn trong đời sống và tình trạng đói nghèo của ĐBDTTS và cả những cơ hở,thiếu sót của ta trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc để thực hiện chiếnlược “Diến biến hoà bình” thông qua nhiều con đường, cách thức để tác động đếntâm lý đồng bào: từ việc dùng tài liệu để tuyên truyền kích động, tung tiền muachuộc, dụ dỗ cho đến hăm doạ Thậm chí, chúng dùng nhiều biện pháp lôi kéo, o

ép cán bộ xã, thôn; công kích chia rẽ những người không theo đạo “Đê ga”

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề dân tộc đểthực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên thời gian qua nhằmcác mục tiêu sau đây:

- Tạo ra sự mất đoàn kết, mâu thuẫn xung đột giữa các dân tộc thiểu số,giữa dân tộc thiểu số với người kinh

- Làm suy giảm niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng,Chính quyền, làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước ở vùng dân tộc thiểu số,tạo sự bất bình trong các tầng lớp nhân dân với chính quyền

- Khơi dậy, kích động tư tưởng chống đối của lực lượng Fulrô và các phần

tử địch nguỵ cũ, làm cho chúng hướng ra ngoài, chờ thời cơ hoạt động

Để tăng thêm tính khu biệt Kinh - Thượng và thúc đẩy tư tưởng ly khaiphát triển, chúng tuyên truyền kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, gieo rắc quan

14 Xem: Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay, PGS,TS Phạm Hảo chủ biên, Nxb CTQG H 2007, trang 488.

Ngày đăng: 30/06/2021, 07:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w