1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận tài chính tiền tệ các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học rút ra cho việt nam

48 112 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 693,5 KB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU

Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu bắt đầu từ cuối năm 2009 tại Hy Lạprồi lan sang các nước khác trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã và đanglà một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứukinh tế cũng như hoạch định chính sách Trước tình hình đó, nhiều quốc gia đãphải “giật mình” nhìn lại thực trạng nợ công và thâm hụt ngân sách của chínhnước mình Việt Nam cũng không khỏi lo lắng khi mà những năm gần đây tỷ lệtăng trưởng kinh tế của Việt Nam có phần chững lại, hiệu quả đầu tư của ViệtNam đang có xu hướng giảm xuống khi hàng loạt các tập đoàn nhà nước nhưVinashin, Vinalines hay Petro Vietnam bị thu lỗ và đứng trên bờ vực phá sảnnhưng nợ công và thâm hụt ngân sách của Việt Nam lại có xu hướng tăng lên.

Trước thực tiễn đó, bài tiểu luận “Các cuộc khủng hoảng nợ công trên thếgiới và bài học rút ra cho Việt Nam” được xây dựng nhằm đưa ra cái nhìn tổngquát, đầy đủ về cả lý thuyết và thực tiễn về các cuộc khoảng hoảng nợ công tiêubiểu trên thế giới Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng nghiên cứu tình hình nợ côngcủa Việt Nam và đánh giá các rủi ro nợ công mà Việt Nam có thể gặp phải, từđó kết hợp với những bài học từ các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới đểđề xuất các giải pháp, chính sách cho Việt Nam Nội dung bài tiểu luận “Cáccuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam” gồm baphần:

II Bối cảnh, diễn biến, nguyên nhân, hâu quả và phản ứng chính sách củamột số cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới

III Bài học rút ra cho Việt Nam

Nếu có gì sai sót xin độc giả góp ý chỉnh sửa.Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Chương 1:NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

1.1 Nợ công

1.1.1 Định nghĩa

Để có thể hiểu khái quát và đánh giá chi tiết các cuộc khủng hoảng nợcông trên thế giới và từ đó rút ra bài học quan trọng cho kinh tế Việt Nam,chúng ta cần nắm rõ những khái niệm cơ bản có liên quan tới nợ công Cho tớinay, trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm “nợcông” bởi tính phức tạp trong nội hàm của nó.

Theo cách định nghĩa của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF 2010) và Ngân hàngthế giới (WB 2002), nợ công là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công bao gồm khuvực Chính phủ và khu vực các tổ chức công Nợ khu vực Chính phủ bao gồm nợở các cấp từ trung ương, liên bang đến địa phương Khu vực các tổ chức côngđược chia thành tổ chức công phi tài chính và tài chính Các tổ chức phi tàichính công là các tổ chức không hoạt động trong lĩnh vực tài chính như bệnhviện, các nhà máy điện, trường học… Các tổ chức tài chính công hoạt độngtrong lĩnh vực tài chính và được nhận hỗ trợ đầu tư từ chính phủ gồm Ngân hàngTrung ương, các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn và đượcChính phủ chịu trách nhiệm trả nợ khi vỡ nợ xảy ra.

Theo quy định tại Điều 1 của Luật Quản lý nợ công Việt Nam số 29/2009/QH12, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ củachính quyền địa phương.

Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác cóliên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốntheo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nướcngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc

Trang 3

các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theoquy định của pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàngNhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thờikỳ.

Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tàichính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) kýkết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.

Như vậy so với định nghĩa của IMF và WB thì định nghĩa của Luật quảnlý nợ công Việt Nam về nợ công có phạm vi hẹp hơn, không được đầy đủ và chitiết bằng Nợ công không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước và ngân hàngtrung ương Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ công đều xácđịnh: nợ công bao gồn nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh Mộtsố nước và vùng lãnh thổ, nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương(Đài Loan, Bungari, Rumani,…) và nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận(Thái Lan, Indonexia,…) Tuy các cách định nghĩa về nợ công có điểm khác biệtsong về cơ bản, nó vẫn mang ba nét đặc trưng sau:

Nợ công ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước dưới hai hình thức làtrả nợ trực tiếp và gián tiếp Trả nợ trực tiếp là đối với các khoản nợ do Nhànước đứng ra vay và chịu trác nhiệm trả nợ khi đến thời hạn Còn đối với hìnhthức trả nợ gián tiếp Nhà nước chịu trách nhiệm đứng ra trả nợ khi các doanhnghiệp tổ chức được Nhà nước bảo lãnh vay nợ nhưng rơi vào tình trạng phásản, không có khả năng chi trả,

Nợ công được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền trong việc vay, sử dụng và chi trả các khoản nợ Điều này nhằm

Trang 4

đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, tránh việc đi vay quá khả năng thanh toánvà sử dụng không mang lại hiệu quả cao Nhà nước cũn

Mục tiêu sâu xa của các khoản vay nợ là phát triển kinh tế xã hội vì lợi íchcộng đồng Nợ công không phải để phục vụ lợi ích từng cá nhân hay một nhómngười trong xã hội, mà để phát triển đất nước nâng cao đời sống cho nhân dânvà cũng được chi trả bằng khoản thuế của người dân Theo đó Quốc hội quyđịnh Chính phủ chỉ được phép vay nợ với các mục đích như sau: đầu tư pháttriển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy địnhcủa Luật ngân sách nhà nước; bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nướctừ vay ngắn hạn; cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được chínhphủ bảo lãnh; cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địaphương vay lại theo quy định của pháp luật; hoặc các mục đích khác nhằm bảođảm an ninh tài chính quốc gia (Điều 18 Luật quản lý nợ công) Các khoản vaynợ được Chính phủ bảo lãnh cũng không tùy tiện, Chính phủ chỉ bảo lãnh nhữngkhoản nợ vì mục đích chung của cộng đồng, theo pháp luật quy định.

Trang 5

cho vay như tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, công phiếu và các công cụ nợ kháclàm phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong đó phổ biến nhất vẫn là trái phiếu.

Phân loại theo cấp quản lý, trái phiếu chia thành ba loại: trái phiếu Chínhphủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu của chính quyền địaphương Trái phiếu Chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằmmục đích huy động vốn cho ngân sách nhà nước và tài trợ cho các công trìnhphúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là trái phiếu có kỳ hạn một năm trở nên,được Bộ Tài chính ban hành để huy động vốn cho dự án đầu tư theo chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh Trái phiếu của chính quyềnđịa phương là trái phiếu có kỳ hạn một năm, được các chính quyền địa phươngphát hành nhằm huy động vốn cho các mục đích cụ thể hoặc xây dựng nhữngcông trình cơ sở hạ tầng hay phúc lợi công cộng của địa phương.

Theo tiêu chí tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công, nợnước ngoài gồm ba loại: vay phát triển hỗ trợ chính thức (ODA), vay ưu đãi vàvay thương mại Vay ODA là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ ViệtNam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trọ song phương, tổchức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại đạt ítnhất 35% đối với các khoản vay ràng buộc và 25% đối với những khoản vaykhông ràng buộc Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vaythương mại, nhưng chưa đạt tới mức ưu đãi như ODA Vay thương mại là khoảnvay theo điều kiện thị trường.1

Theo tiêu chí phương thức huy động vốn, nợ công chia làm hai loại là nợcông từ thỏa thuận trực tiếp và nợ công từ công cụ nợ Nợ công từ thỏa thuậntrực tiếp là khoản nợ công xuất phát từ những thỏa thuận vay trực tiếp của cơquan Nhà nước có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức cho vay Phương thức huy1Luật Quản lí nợ công Việt Nam,số 29/2009/qh12 ngày 17/06/2009, khoản 5, 12-19 Điều 3 Chương 1

Trang 6

động vốn này xuất phát từ những hợp đồng vay, hoặc ở tầm quốc gia là các hiệpđịnh, thỏa thuận giữa các nhà nước Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ côngxuất phát từ việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ đểvay vốn Các công cụ nợ này có thời hạn ngắn hoặc dài, thường có tính vô danhvà khả năng chuyển nhượng trên thị trường tài chính.

Theo trách nhiệm đối với chủ nợ: Nợ công được phân loại thành nợ côngphải trả nghĩa vụ và nợ công bảo lãnh Nợ công phải trả là các khoản nợ màChính phủ, chính quyền địa phương có nghĩa vụ trả nợ Nợ công bảo lãnh làkhoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vaykhông trả được nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ.

1.1.3 Ngưỡng an toàn của nợ công

Theo tiêu chí trong hiệp ước Maastricht (1992)2, các nhà phân tích chorằng ngưỡng nợ công an toàn là dưới 60% GDP của quốc gia đó Tuy nhiên khinhìn lại lịch sử khủng hoảng nợ công, quan điểm này không chính xác ví dụ nhưUkraina có mức nợ công năm 2008 chỉ chiếm 20.5% GDP nhưng vẫn rơi vàocuộc khủng hoảng trầm trọng Sau đó, các nhà kinh tế xác định rằng phải kếthợp nhiều yếu tố như tỷ lệ nợ công trên GDP, mức độ phát triển của thị trườngtài chính, nguồn thuế, … và nhiều trường hợp không dự báo được như trongcuộc khủng hoảng toàn cầu trên thị trường quốc tế.3

Năm 2011 Caner, Grennes & Koehler-Geib đã tiến hành khảo sát trên 101quốc gia trong đó gồm 75 quốc gia đang phát triển và 26 quốc gia phát triểntrong giai đoạn 1980-2008 Nghiên cứu sử dụng các số liệu về nợ công, tăngtrưởng, độ mở của nền kinh tế, lạm phát và GDP Kết quả nhận được cho thấy

2Hiệp ước Maastricht được kí kết giữa các nước trong Liên minh châu Âu EU gồm 5 tiêu chí Trên đây làtiêu chí thứ 3

3Hubbard, Glenn and Tim Kane (2013) Balance: The Economics of Great Powers From Ancient Rome to Modern America Simon & Schuster P 204 ISBN 978-1-4767-0025-0

Trang 7

ngưỡng nợ trung bình cho tất cả các quốc gia được khảo sát là 77% GDP, vượtquá ngưỡng này tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm.

Đối với Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công an toàn khi nó nằm trongkhoảng giữa tỷ lệ của Chính phủ nợ trên GDP và “giới hạn trên” của quốc giađó “Giới hạn trên” là khả năng phát triển của nền kinh tế và khả năng thanhtoán các khoản nợ.

Như vậy không có một mức nợ công an toàn chung cho các quốc gia trênthế giới Mỗi quốc gia phải tự xác định ngưỡng an toàn của nợ công dựa trênnền kinh tế vĩ mô, lịch sử tiền tệ cũng như kinh nghiệm của các nước khác.

1.1.4 Bản chất của nợ công

Nợ công chính là các khoản vay để trang trải thâm hụt ngân sách Cáckhoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, nhà nước sẽ phải tăngnguồn thu lên hoặc giảm chi tiêu để bù đắp Tuy nhiên việc giảm chi tiêu hết sứckhó khăn trong việc rà soát các khoản mục thực sự không cần thiết Do vậy việctăng thu là biện pháp khả quan hơn cả Để nguồn thu tăng lên, Chính phủ có thểđánh thuế cao hoặc đi vay nợ Việc đánh thuế cao có tác động không tốt đến nềnkinh tế, làm giảm chi tiêu cá nhân và đầu tư tư nhân, triệt tiêu động lực lao động.Bản chất của nợ công cũng có nhưng tác động rất tích cực tới nền kinh tế Nợcông mang lại nguồn vốn dồi dào cho nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng khảnăng sản xuất của nền kinh tế Ngoài ra, Chính phủ còn có thể tận dụng nguồnvốn nhàn rỗi của dân chúng và nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài với những nguồn vốnưu đãi Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi khi người vay không sử dụngnguồn vốn một cách hiệu quả, có thái độ ỷ lại và không kiểm soát được mức nợnằm trong khả năng thanh toán của mình Nếu nợ công được thực hiện bằngnguồn vay nợ trong nước sẽ đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, kết quả làm tăng chiphí đầu tư, giảm nhu cầu đầu tư của nền kinh tế và có thể dẫn đến “hiệu ứngthoái lui đầu tư” Vay nước ngoài, tác động thoái lui đầu tư có thể được hạn chế

Trang 8

do giảm bớt căng thẳng về lãi suất nhưng lại có thể gây ra sự bất ổn về tỷ giá, từđó, khiến cho hoạt động đầu tư bị sụt giảm, điều này tác động làm suy giảm kinhtế cùng với sự gia tăng lãi suất trong nước Điều này có thể dẫn đến khoản nợcủa quốc gia tăng lên nhanh chóng so với ban đầu, nợ nần ngày càng chồng chất.

1.2 Khủng hoảng nợ công

1.2.1 Định nghĩa

Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao, vượt qua ngưỡng antoàn của mỗi quốc gia Thâm hụt ngân sách kéo dài làm nợ công gia tăng, nợkhông trả đúng hạn, lãi mẹ đẻ lãi con, trở thành cơn ác mộng của chính phủ.

Một trong những nguyên nhân của khủng hoảng nợ là do sự cộng dồn củacác món nợ Khi đến hạn trả nợ, quốc gia đi vay không có khả năng thanh toán,xoay sở cách để kéo dài thời gian trả nợ cứ như vậy lãi chồng lên lãi, cộng vàogốc và lại tiếp tục bị tính lãi cho khoản gốc mới Một lý do khác cho những mónnợ khổng lồ là sự tham nhũng và tham ô tiền bạc của một nhóm người ở cácnước đang phát triển Tiền vay về là để phục vụ lợi ích cộng đồng nhưng mộtnhóm người đề xuất vay để hưởng lợi ích về bản thân mình Khoản tiền đi vayvà khoản tiền được sử dụng thực tế có sự chênh lệch khá lớn Điều này làm gánhnặng về nợ công đè nặng lên toàn quốc gia.

Ngoài ra có những khoản nợ do một chính phủ mắc phải mà không đượcsự đồng thuận của dân chúng hoặc không vì một mục đích chính đáng mà cácchính phủ kế tục phải trang trải Rất nhiều nước kém phát triển ngày nay phảibắt đầu nền độc lập của họ với gánh nặng nợ nần để lại từ chính quyền thuộc địatrước đó.

Trang 9

Khủng hoảng nợ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế, chínhtrị, xã hội, y tế, giáo dục… Nền kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng: GDP giảmmạnh, sản xuất đình trệ, thất nghiệp trầm trọng.

Khủng hoảng nợ làm cho tình hình chính trị bất ổn Trong cuộc khủnghoảng nợ những năm 1980, có rất nhiều các chính thể cầm quyền bất lực ở mộtsố nước Mỹ La Tinh đã bị lật đổ trước sức ép của kinh tế trong cuộc khủnghoảng nợ ví dụ như Chi Lê, Bra- xin…

Khủng hoảng nợ đẩy các nước đang phát triển vào tình thế lệ thuộc càngsâu sắc hơn về mặt kinh tế và chính trị vào thế giới tư bản Các nước giàu càngcó dịp mở rộng hơn nữa quyền bóc lột và cơ hội can thiệp vào sự tự chủ về kinhtế của các nước đang phát triển Điển hình trong cuộc khủng hoảng nợ nhữngnăm 1980, Mỹ có ý định biến Mỹ La Tinh trở thành “sân sau” của mình.

Đối với “chủ nợ”

Nền kinh tế của các nước tư bản chủ nợ trong thời kỳ diễn ra khủng hoảngnợ cũng thường khá u ám Kinh tế, xã hội các nước chủ nợ cũng bị ảnh hưởng từkhủng hoảng nợ Khi các nước con nợ tuyên bố ngừng trả nợ thì có khả năngdẫn đến nhiều NHTM chủ nợ của các nước tư bản cũng phá sản theo, hệ thống

Trang 10

Chương 2:BỐI CẢNH, DIỄN BIẾN, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀNHỮNG PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA MỘT SỐ CUỘCKHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Khủng hoảng Mỹ Latinh 1980s

2.1.1 Bối cảnh và nguyên nhân, diễn biến

Khủng hoảng nợ của Mỹ Latinh 1980s được biết đến như là “thế kỉ mất mát”(Lost Decade) của các quốc gia này khi rơi vào cảnh nợ nước ngoài vượt quá khảnăng kiếm tiền và không còn khả năng trả nợ Đây là thảm họa lớn nhất trong lịchsử của khu vực kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930s.

Cuộc khủng hoảng này nổ ra vào tháng 8 năm 1982 khi Mexico tuyên bố vớithế giới rằng không có khả năng thanh toán các khoản vay quốc tế Và ngay sau đóvòng xoáy khủng hoảng này đã cuốn trôi các nước khác trong khu vực, nhiều cuộckhủng hoảng nợ nổ ra như Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989),Brazil (1983, 1986-1987), hay Ecuador (1982, 1984).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ Mỹ Latinh trongthời gian nay Đầu tiên là do những năm 60, 70 các nước như Brazil, Argentina, vàMexico vay một khoản tiền lớn từ các nhà cho vay tín dụng quốc tế để thực hiệncông nghiệp hóa, đặc biệt là đầu tư vào các chương trình cải thiện và xây dựng cơsở hạ tầng Bên cạnh đó, để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa (nhằm thaythế nhập khẩu) của mình, các quốc gia này phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệucũng như công nghệ sản xuất từ nước ngoài, làm cho tỉ lệ nhập siêu ngày càngtăng Hai điều này dẫn đến một nhu cầu lớn về nguồn vốn của chính phủ, phải đivay từ các quốc gia phát triển khác và các tổ chức tài chính quốc tế Giữa năm1975 và 1982, Châu Mỹ Latinh nợ các ngân hàng thương mại tăng với tốc độ tíchlũy 20,4%/năm Vay mượn tràn lan khiến Mỹ Latinh bị nợ nhiều gấp 4 lần từ 75 tỉđôla vào 1975 đến hơn 315 tỉ đôla vào năm 1983, chiếm tới 50% tổng thu nhậpquốc nội của khu vực Tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ Latin trong giai đoạn

Trang 11

1950-1980 cũng phụ thuộc nhiều vào đầu tư Cụ thể, tỉ lệ đầu tư dao động khoảng20% GDP (1950-1957) đã tăng lên xấp xỉ 25% trong giai đoạn 1975-1980 Suythoái kinh tế thế giới đầu thập niên 80 kéo tỉ lệ đầu tư giảm mạnh xuống còn gần19% trong thập niên 90 Điều này giải thích cho sự nhảy vọt của vốn vay nướcngoài để vực dậy kinh tế trong khoảng thời gian này.

Ngoài ra, trong những năm 1970 nhiều nước khu vực Mỹ Latinh chịu ảnhhưởng của hai cú sốc giá dầu mỏ lớn tạo thâm hụt trong tài khoản vãng lai Lúcnày giá dầu tăng đột biến hơn 300%, hầu hết các nền kinh tế Mỹ Latinh là nướcnhập khẩu ròng dầu mỏ đã phải đối mặt với chi phí nhập khẩu cao hơn rất nhiềulần Tuy nhiên đây lại là cơ hội cho các nước xuất khẩu dầu mỏ, làm thặng dư cáncân vãng lai Nhân cơ hội này, Chính phủ Mỹ khuyến khích ngân hàng thương mạilớn là trung gian giữa hai nhóm, cung cấp địa chỉ an toàn tin cậy cho quỹ tiền củanhóm nước xuât khẩu và cho các nước Mỹ Latinh vay Nợ nước ngoài của cácnước Mỹ Latinh tăng từ 75 tỷ USD lên đến 315 tỷ USD giai đoạn 1975-1983,

Trang 12

chiếm 50% GDP các nước này, kéo theo nợ gốc và lãi vay phải trả tăng từ 12 tỷUSD lên thành 66 tỷ USD trong cùng giai đoạn.

Đồng thời đến cuối những năm 70, Mỹ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt,và đẩy lãi suất lên cao Các ngân hàng thương mại bắt đầu rút ngắn thời gian thanhtoán và tính lãi cao đối với các khoản vay này Điều này khiến gánh năng nợ nầncủa các nước Mỹ Latinh ngày càng chồng chất, thu nhập của quốc gia họ không đủđể trả lãi suất Việc Mexico tuyên bố vỡ nợ đã đánh một hồi chuông cảnh tỉnh đốivới các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính quốc tế, họ lập tức siết chặt vàtrì hoãn vô thời hạn đối với các khoản vay đến khu vực Mỹ Latinh.

2.1.2 Phản ứng chính sách

Cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực Mỹ Latinh chia làm ba giai đoạn Giai đoạnmột bắt đầu từ khi khủng hoảng đến năm 1985 Trong giai đoạn này, các nhà kinhtế đã thực hiện một số thay đổi đối với nền kinh tế vĩ mô và đưa ra dự báo cuộckhủng hoảng nhanh chống kết thúc và nền kinh tế sẽ quay về trạng thái ổn định.Các quốc gia tự mình giải quyết vấn đề, xoay sở để thanh toán nợ 4

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ tháng 9/1935 với kế hoạch Baker lần thứ nhấtđược đề xuất bởi Bộ trưởng Tài chính Mỹ James Baker Kế hoạch này nhằm khôiphục tăng trưởng ở 15 quốc gia đang mắc nợ thông qua gói cứu trợ 29 tỷ USD tạođiều kiện cho vay để cải tổ lại cấu trúc nền kinh tế và tư nhân hóa các đơn vị nhànước tuy nhiên gói cứu trợ này vẫn không giải quyết triệt để vấn đề và hai nămsau đó, kế hoạch Baker lần thứ hai ra đời nhằm tạo điều kiện trao đổi mua bán nợvà cho phép phát hành trái phiếu với lãi suất thấp.

Tháng 3 năm 1989 sáng kiến Brady đã mở đầu cho giai đoạn khủng hoảngcuối cùng ở các quốc gia này Sáng kiếm tập trung vào việc giảm nợ, giảm lãi thayvì tiếp tục cho vay thêm để liên tục đổi mới nền kinh tế Các nước Mỹ Latinh đã

4William Cline, 1984, International debt: systemic risk and policy response

Trang 13

giảm một lượng lớn nợ công nhờ chính sách này Đến năm 1991, một số nhà quansát tuyên bố, “thập kỉ mất mát” đã kết thúc ở khu vực Mỹ Latinh.

2.2 Khủng hoảng Đông Á 1997

2.2.1 Nguyên nhân và diễn biến

Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á bắt đầu năm 1997 bắt đầu tại Thái Lanđược xem là cuộc khủng hoảng dữ dội nhất xảy ra tại các quốc gia đang phát triểnkể từ sau cuộc khủng hoảng nợ năm 1982 tại Mỹ Latinh Không chỉ dừng lại ở mộtquốc gia, nó tiếp tục lan rộng sang hầu hết các quốc gia khác trong khu vực ĐôngÁ, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, đến các quốc gia Đông Nam Á nhưIndonesia, Malaysia và Philippines Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, ĐàiLoan, Singapore và cả Việt Nam mặc dù ít bị ảnh hưởng hơn nhưng cũng chịunhiều tác động tiêu cực.

Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á được châm ngòi bởi đồng batht củaThái Lan mất giá bắt đầu từ mùa hè năm 1997 Điều này gây mất lòng tin của cácnhà đầu tư vào nền kinh tế châu Á Đồng thời lúc đó, nền kinh tế Mỹ có sự hồiphục, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu tăng lãi suất tạo nên sự đảo ngược dòngvốn Các nhà đàu tư rút vốn mạnh khỏi khu vực Đông Á, khiến tốc độ tăng trưởngtại khu vực này suy giảm, năng suất không còn tăng nhanh như thời gian trước đó.Ngân hàng đòi lại vốn cho vay, từ chối đáo nợ và ngưng cho vay mới, còn các nhàđầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ngoại tệ chuyển ra ngoài Kéo theoviệc này là sự mất giá trầm trọng của các đồng nội tệ ở các nước Philippines,Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, giảm 35-83% so với đô la Mỹ.

Trang 14

Sự mất giá của hàng loạt các đồng nội tệ đã khiến khoản vay nợ nước ngoàicủa khu vực này tăng nhiều lần Ngoài ra, lạm phát thực tế và lạm phát kì vọng đềutăng khiến lãi suất thị trường tăng vọt Khi lãi suất tăng khiến giá trị nợ trong nướcđội lên, cứ như vậy nợ chồng nợ, các nước này khó có thể thoát khỏi vòng luẩnquẩn.

Một nguyên nhân khác dẫn đến cuộc khủng hoảng này phải kể đến là sự cómặt của giới đầu cơ Thị trường chứng khoán suy giảm dẫn đến sự bất ổn gia tăngdo thông tin mất cân xứng Khi phát hiện những dấu hiệu suy thoái của hệ thốngngân hàng- tài chính khu vực, nhiều nhà đầu cơ nước ngoài đã tăng cường hoạtđộng đầu cơ tiền tệ Theo nguồn tin nước ngoài thì rất nhiều nhà đầu cơ trong tổngsố 2300 quỹ tín dụng tư nhân ở Mỹ, với tài sản trên 100 tỷ USD đã nhảy vào thịtrường khu vực này trong 2 tháng 7-8/1997 Ngoài các quỹ do G.Soros kiểm soátcòn có các quỹ tín dụng lớn như Tiger, Orbis, Pumar, Panther và Jaguar Họ muađồng Baht sau đó Peso, Ringgit, Rupiah ước tính 10-15 tỷ USD để đầu cơ, cả dự

Trang 15

trữ ngoại hối nhà nước cạn kiệt càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài Chỉ sốchứng khoán của Thái Lan tụt từ mức 1280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuốinăm 1997 Finance One, công ty tài chính lớn nhất Thái Lan bị phá sản.

2.2.2 Phản ứng chính sách

IMF luôn là phao cứu sinh cho mọi cuộc khủng hoảng trên thế giới và ĐôngÁ cũng không phải là ngoại lệ Cùng với gói cứu trợ SAP (Structure AdjustmentPackage), IMF cũng có những yêu cầu bắt buộc trong việc thay đổi các chính sách.Đầu tiên là chính sách tiền tệ thắt chặt để tăng giá đồng nội tệ, kéo theo đó giảmlạm phát và cân bằng cán cân thanh toán của các tổ chức tài chính và doanh nghiệpphi tài chính với nguồn vốn nước ngoài lớn Khi những điểm yếu của chính sáchđược khắc phục, niềm tin được gây dựng thì lãi suất sẽ quay về mức ổn định Tiếptheo IMF cho rằng điểm yếu trong lĩnh vực tài chính là gốc rễ của cuộc khủnghoảng Đông Á và cần có sự chú ý khẩn cấp Đối với các tổ chức tài chính yếu kémnhưng khả thi có triển vọng thì nên tái cơ cấu, tái cấp vốn Những tổ chức khôngcó khả năng thanh toán nợ thì cần đóng cửa hoặc bị các tổ chức lớn mạnh mua lại.Quản trị công cộng và doanh nghiệp cần được cải thiện, tính minh bạch và tráchnhiệm cần được tăng cường Nhiều khó khăn xảy ra do sự can thiệp quá sâu củachính phủ trong nền kinh tế, thông lệ kế toán lỏng lẻo Để niềm tin được khôi phụcthì chính phủ cần chứng tỏ rằng những việc làm như thế sẽ được xử lí nghiêmchỉnh Chính sách tài khóa cần giảm sự phụ thuộc nguồn vốn của quốc gia vào tiếtkiệm nước ngoài và tính toán đến chi phí tái cấu trúc cũng như tái cơ cấu vốn củahệ thống ngân hàng Tài nguyên sẽ được phân bổ lại từ chi tiêu công cộng khônghiệu quả đến nơi cần, tăng cường mạng lưới an sinh xã hội.5

Ngoài IMF, các nước Đông Á còn nhận được hỗ trợ từ nhiều tổ chức khácnhư WB, Mỹ, Ngân hàng Nhật Bản, …

5“ The Asian crisis: Causes and cures”, *online+ Available at

<http://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/1998/06/imfstaff.htm>.

Trang 16

Bảng: Gói cứu trợ tài chính IMF (tỷ đô la Mỹ)

Thái Lan Indonexia Hàn Quốc

Nguồn: IMF, Cơ sở dữ liệu thoại, Wall Street Journal, Financial Times

Điểm đặc biệt trong khủng hoảng Đông Á năm 1997 là Nhật Bản có mức nợcông cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực nhưng không bị cuốn và vòngxoáy khủng hoảng.

Trang 17

Tính đến năm 2010, mức nợ công của Nhật Bản đạt mức 200% GDP, vượtxa con số mà các nhà kinh tế đã khảo sát về ngưỡng nợ công an toàn của một nềnkinh tế Khoản vay khổng lồ, liên tục tăng mạnh của Nhật Bản bắt nguồn từ việcgia tăng thâm hụt ngân sách những năm 1990 do bong bóng tài sản bắt đầu vỡ vàNhật trải qua “thế kỉ mất mát” Ngoài ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vàthiên tai đã tàn phá nền kinh tế Nhật, điều này khiến Nhật Bản phải chi số tiền lớnvào việc khôi phục nền kinh tế Thêm vào đó, Nhật Bản còn tiến hành chính sáchgiảm thuế cuối thập niên 90, điều này dẫn đến việc giảm nguồn thu cho Chính phủ.Dân số quốc gia đang trở nên già hóa, khiến mức chi cho các chính sách phúc lợixã hội tăng lên đáng kể Chính vì thế, thâm hụt ngân sách đã nhảy vọt từ 70% GDPnăm 1993 lên mức 170% GDP.

Mức nợ khổng lồ như vậy nhưng Nhật Bản chưa bao giờ lo lắng về vấn đềnày Để giải thích vấn đề này là việc hầu hết trái phiếu chính phủ đều do các nhàđầu tư trong nước nắm giữ Vì tổng dư nợ trên quốc gia khá lớn nên việc nắm giữtrái phiếu là điều dễ hiểu Điều này giúp lãi suất của thị trường trong nước ổn địnhthay vì tăng mạnh như các cuộc khủng hoảng khác Do vậy, Chính phủ Nhật Bảnluôn kiểm soát được khoản nợ của mình và tự tin vào khả năng thanh toán nợ.

So sánh khủng hoảng Mỹ Latinh và Đông Á

Khủng hoảng Mỹ Latinh 1980s và khủng hoảng Đông Á 1997 đều có nguồngốc vay nợ nước ngoài Khủng hoảng Mỹ Latinh là do vay nợ nhiều để đầu tư côngnghiệp hóa hiện đại hóa, song cú sốc dầu mỏ khiến nguồn thu của các quốc gia nàykhông ổn định Bên cạnh đó, chính phủ các nước thực hiện chính sách tiền tệ thắtchặt khiến lãi suất tăng cao, đẩy giá trị khoản nợ cao lên gấp nhiều lần Điều nàygóp phần làm giảm khả năng trả nợ của Mỹ Latinh Còn cuộc khủng hoảng ở ĐôngÁ là do việc vay nợ của khu vực tư nhân Trong thập niên 90 lượng vốn lớn, liêntục đầu tư vào khu vực này đem lại sự phát triển thần kì Nhưng khi Mỹ tăng lãi

Trang 18

suất đã khiến các nhà đầu tư rút vốn ồ ạt Thêm vào đó là các bong bóng tài sản vỡ,sự góp mặt của các nhà đầu cơ chứng khoán đã khiếm các nước rơi vào khủnghoảng.

Ngoài ra Nunnenkamp 1998 còn cho rằng có một sự khác biệt lớn về tổngtiết kiệm trong nước giữa hai khu vực Trong khi các nước Đông Á khuyến khíchtiết kiệm nội địa tạo nguồn vay với lãi suất ít biến động thì các nước Mỹ Latinh lạikhông hề đả động Vì thế, thời gian nền kinh tế khu vực Đông Á khôi phục khỏikhủng hoảng nhanh chóng hơn so với Mỹ Latinh Nguyên nhân khủng hoảng củaMỹ Latinh chính nằm ở thất bại của chính sách.

2.3 Khủng hoảng nợ công Châu Âu

2.3.1 Diễn biến

Một trong những cuộc khủng hoảng gần đây nhất và kéo dài nhất là tại khuvực đồng euro Cuộc khủng hoảng chính bắt đầu từ nửa cuối năm 2009 với sự giatăng nợ công của nhóm quốc gia PIIGS (Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp vàTây Ban Nha).

Hy Lạp là nước đầu tiên rơi vào vòng xoáy khủng hoảng Vào tháng11/2009, thủ tướng Hy Lạp tuyên bố thâm hụt ngân sách nước này năm 2009 là12,7% GPD (cao gấp đôi con số công bố trước đó) và hứa hẹn sẽ có những chínhsách mới để cứu Hy Lạp ra khỏi khả năng vỡ nợ Tuy nhiên, ngay sau đó, tháng

Trang 19

12/2009, Hy Lạp buộc phải thừa nhận thâm hụt ngân sách hiện tại của nước này làgần 300 tỷ euro, tương đương khoảng 113% GDP Đến tháng 4/2010, mức thâmhụt ngân sách của Hi Lạp tiếp tục tăng lên 13,6% GPD và mức lãi suất trái phiếuchính phủ tăng vọt, Standard & Poor hạ xếp hạng tín dụng của Hi Lạp xuống mứcthấp nhất “Junk Status” Ngày 2/5/2010, Thủ tướng Hy Lạp chấp nhận gói cứu trợtài chính 110 tỷ euro cả Eurozone và IMF (có hiệu lực trong ba năm sau đó) Đikèm với gói cứu trợ này là một loạt các điều khoản “thắt lưng buộc bụng”: chínhphủ phải cắt bỏ các khoản lương thưởng dành cho công nhân, không được tănglương chính phủ trong vòng ba năm, phải tăng thuế giá trị gia tăng từ 21% lên23%, tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 65 đối với nam và từ 55 lên 60 đối với nữ.

Tình hình của Hy Lạp dấy lên mối lo ngại của các nhà đầu tư về tình hình nợcông của các quốc gia khác Trước sự suy giảm niềm tin của giới đầu tư, kết hợpvới tình hình kinh tế ảm đạm trên thế giới lúc bấy giờ, Ireland chính thức trở thànhnạn nhân thứ hai và phải cầu viện gói cứu trợ 85 tỷ euro từ EU và IMF vào tháng11/2010 đổi lại Dublin phải thực hiện các biện pháp giảm chi tiêu và tăng thuế.

Bước sang năm 2011, Bồ Đào Nha tiếp tục trở thành nạn nhân thứ ba rơi vàokhủng hoảng khi tuyên bố mức nợ công đã vượt quá 90% GDP và mức thậm hụtngân sách đã lên tới 8,5% GDP.Tháng 5/2011, EU và IMF tuyên bố viện trợ 78 tỉeuro cho Bồ Đào Nha để cứu nước này ra khỏi khủng hoảng với điều kiện Bồ ĐàoNha phải cam kết có những chính sách để giảm mức thâm hụt ngân sách xuốngđịnh mức chung của Eurozone là 3% vào năm 2013 Trong khi đó Ý và Tây BanNha tuy chưa thực sự rơi vào khủng hoảng nhưng cũng có nhiều dấu hiệu nguyhiểm khi ở Ý, năm 2011 mức thâm hụt ngân sách là 5% GDP nhưng nợ công đãchạm mức 120% GDP và ở Tây Ban Nha, tuy nợ công là 72% GDP nhưng thâmhụt ngân sách đã lên tới 9%GDP.

Năm 2012, Năm 2012, Hy Lạp tiếp tục vay 142 tỷ EURO trong gói cứu trợthứ hai, trong đó nguồn vốn chủ yếu lấy từ quỹ cứu trợ tài chính của Eurozone.

Trang 20

Năm 2013, sau một thời gian dài chìm trong khủng hoảng nợ công, Châu Âuđã nhìn thấy sự khởi sắc khi Ireland trở thành nước đầu tiên trong khối Eurozonetuyên bố rời khỏi chương trình cứu trợ tài chính từ ngày 15/12 Quốc đảo này đã cósự phục hồi khá tốt khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ireland tăng trưởng1,5% trong giai đoạn từ tháng Bảy đến tháng Chín so với 1,0% của quý Hai.Tốc độtăng trưởng quý Ba của Ireland còn cao hơn mức trung bình tại Liên minh châu Âu(EU) và Eurozone (lần lượt 0,2% và 0,1%), và mang tính đột phá thực sự nếu sovới mức suy giảm 1,1% của quý Một.

Tiếp theo đó, ngày 4/5/2014, Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelhotuyên bố nước này sẽ rút khỏi chương trình cứu trợ của "bộ ba" chủ nợ quốc tế -gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF) - từ ngày 17/5 mà không cần áp dụng "bất kỳ chương trìnhtín dụng dự phòng nào.”6 Các nền kinh tế khác như Tây Ban Nha, Ý cũng bắt đầukhởi sắc.

Tuy nhiên, trái với tình hình khả quan của các nước trên, Hy Lạp vẫn tiếptục chìm trong khủng hoảng nợ công khi tháng 8/2015, Hy Lạp tiếp tục phải cầuviện Eurozone để nhận gói cứu trợ 86 tỷ euro với điều kiện phải cam kết thực hiệncác cải cách kinh tế như cam kết.7

Trước đó theo số liệu mới nhất của ECB, IMF và Greek National StatasticAgency, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp năm 2014 là khoảng 177% GDP, tỉ lệ thấtnghiệp tăng lên 26% và GPD giảm 25% kể từ năm 2010.8

6“Bồ Đào Nha rút khỏi chương trình cứu trợ của “bộ ba chủ nợ”,< khoi-chuong-trinh-cuu-tro-cua-bo-ba-chu-no/257962.vnp>.[Ngày truy cập: 5 tháng 5 năm 2014+

http://www.vietnamplus.vn/bo-dao-nha-rut-7“ Eurogroup thông qua gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ euro cho Hy Lạp”, < quoc- te/eurogroup-thong-qua-goi-cuu-tro-thu-3-tri-gia-86-ty-euro-cho-hy-lap-20150815082333637.chn>.[ Ngày truycập: 15 tháng 8 năm 2015+

http://cafef.vn/tai-chinh-8“ The Greek debt crisis story in numbers”.* online+ Available at < europe- 33407742>.[ Accessed 10 July 2015]

Trang 21

http://www.bbc.com/news/world-Tỷ lệ nợ công của các quốc gia khác tính đến năm 2014 lần lượt là Italia:132,1% GDP, Bồ Đào Nha: 130,2% GDP, Ireland 109,7%GPD Tính đến năm2015 có 16 quốc gia trong EU đã công bố tỷ lệ nợ công lớn hơn 60%GPD.

2.3.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu là do dưâm của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 dẫn đến nguồn thu ngân sách giảm,chính phủ buộc phải kích thích nền kinh tế bằng cách tăng chi tiêu công.Điều đócàng khiến thâm hụt ngân sách của các quốc gia trong khu vực EU tăng mạnh khimà có tới 25 trên 27 thành viên không đạt được cam kết giữ mức thâm hụt ngânsách dưới 3% (Kirkegaad,2009).Nợ công cũng tăng cao, điển hình như nợ côngIreland tăng từ 24,9% năm 2007 lên 94,9% năm 2010 và Bồ Đào Nha từ 68,3%năm 2009 lên 94,9% năm 2010.9

Thứ hai là do chính sách tín dụng dễ dãi trong khu vực EMU trong suốt mộtthập kỷ trước khi diễn ra khủng hoảng Vào thời kỳ này, việc các nước thành viêncó cơ hội thu hút các khoản vốn đầu tư lớn với lãi suất thấp đã kích thích các quốcgia áp dụng chính sách đòn bẩy tài chính cao, tín dụng liên biên giới phát triểnmạnh, khuyến khích hoạt động vay và cho vay với mức độ rủi ro cao (David Cayla,2013).

Cụ thể, mức lãi suất thời hạn 3 tháng giảm từ 22% xuống còn 3% ở Hy Lạp,từ 15% xuống 3% ở Tây Ban Nha và Italia, từ 20% xuống 3% ở Ireland Lãi suấtthấp dẫn tới các hoạt động cho vay quá mức và các khoản chi hào phóng của chínhphủ diễn ra trong suốt gần một thập kỉ Một số ngân hàng đã mở hầu bao cho vaythiếu trách nhiệm dẫn tới các khoản nợ khổng lồ và tình trạng tăng giá bất độngsản Khi “bong bóng” bất động sản vỡ, thị trường nhà đất đóng băng, các khoảnvay bất động sản trở thành nợ xấu và hệ thống ngân hàng đối mặt với nguy cơ sụp9Lê Minh Ngọc (2014), “ Nợ công Châu Âu: Báo động từ những con số”, < http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-du-bao/no-cong-chau-au-bao-dong-tu-nhung-con-so-49677.html>.[Ngày truy cập: 30 tháng 05 năm2014 ]

Trang 22

đổ Như trong trường hợp của Ireland, chính phủ Ireland phải tài trợ 50 tỷ euro đểquốc hữu hóa các ngân hàng và tái cấp vốn một số các ngân hàng trong nước.Chính điều đó đã biến nợ tư nhân thành nợ công mà chính phủ Ireland phải quản lývà phải lấy tiền từ ngân sách để bù lỗ Kết quả tất yếu dẫn tới mức thâm hụt ngânsách tăng gấp 10 lần mức cho phép.

Thứ ba, sự mất cân bằng của Eurozone cũng là một nguyên nhân quan trọngdẫn tới khủng hoảng nợ công Châu Âu Trong khi đó các nước lớn như Đức, Phápluôn đạt mức tăng trưởng cao và thặng dư tài khoản vãng lai, thì các nước như HyLạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ireland thường xuyên rơi vào tình trạng thâmhụt Từ năm 2002 đến 2008, thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước nay bắt đầutăng mạnh do tiếp nhận dòng vốn đầu tư tư nhân khổng lồ từ Đức và các nước giàukhác vào lĩnh vực Bất Động Sản (Ewald Nowotny, 2012).

Để cân bằng lại cán cân vãng lai, khôi phục khả năng cạnh tranh, các nướcnày lại không thể thực hiện phá giá đồng nội tệ, mà buộc phải tài trợ bằng cách bántrái phiếu Euro và chấp nhận nợ bằng đồng Euro Tuy nhiên, các nhà đầu tư khôngsẵn lòng mua tài sản mà ồ ạt rút vốn khi phát hiện Hy Lạp không thể trả nợ năm2009 Cả chính phủ và khu vực tư nhân không thể tiếp tục tài trợ thâm hụt tàikhoản vãng lai và gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Nguyên nhân thứ tư của cuộc khủng hoảng bắt đầu từ việc định giá sai rủi rocủa thị trường vốn và phân bổ sai vốn giữa các nước Châu Âu trong thập kỷ trướckhủng hoảng Sự ra đời của Eurozone năm 1999 đã trái phiếu chính phủ cảu cácnước sau khi chuyển thành đồng Euro đều có mức lợi tức như nhau và chênh lệchgiữa lợi tức trái phiếu các nước trong khối gần như bằng không Nguyen nhân là vìrủi ro trái phiếu chính phủ của Eurozone là bằng không, ECB và ngân hàng trungương của các quốc gia đều xem các khoản nwoj này như là các tài sản thế chấp phirủi ro được sử dụng trong các hợp đồng mua lại và các giao dịch về vốn thông quatài sản thế chấp khác (Asian Development Bank Institute,2012).

Trang 23

Niềm tin quá mạnh mẽ vào sức mạnh của thị trường tự do với nguồn tíndụng dồi dào đã dẫn tới những khoản nợ tư nhân khổng lồ ở Ireland, Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha và sự gia tăng nợ công một cách chóng mặt ở Hy Lạp và Bồ ĐàoNha Hệ quả là “bong bóng bất động sản” diễn ra tại Tây Ban Nha và chi tiêu ngânsách quá mức ở Hy Lạp, kết hợp với sự suy thoái toàn cầu đã dẫn tới cuộc khủnghoảng nợ công tồi tệ.10

Bên cạnh đó, những chính sách kinh tế có nhiều khiếm khuyết và khôngđồng nhất của chính phủ các nước nói riêng và của toàn khối EU nói chung cũngkhiến cuộc khủng hoảng kéo dài Sau khi Eu đi vào hoạt động, ECB thựu thi cácchính sach tiền tệ tập trung trong khi các quyết định về chính sách tài khóa vẫn cònphân cấp, chính sách tiền tệ chặt chẽ thì chi tiêu ngân sách của các quốc gia lạibuông lỏng và thiếu kiểm soát Gần như mỗi quốc gia đều cố gắng theo đuổi cácmục tiêu chính sách nợ công của riêng mình, bởi EU không có nhiều quyền lựctrong việc hoạch định chính sách kinh tế của các nước thành viên EU vẫn cònthiếu các công cụ thực thi nhằm kiểm tra, giám sát cụ thể tình hình tuân thủ cácquy định về mức thâm hụt ngân sách và nợ công theo Hiệp ước tăng trưởng và ổnđịnh (SGP) Chính phủ ác nước EU gần như đã không thực hiện bất cứ giải phápnào như tăng thuế đối với các hàng hóa có giá trị để tăng thu ngân sách trước tìnhtrạng dư nợ quá cao, do các tác nhân kích thích từ việc giảm lãi suất diễn ra trongsuốt một thập kỷ trước khi khủng hoảng.11

2.3.3 Phản ứng chính sách

Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng, các quốc gia Châu Âu đang phải thihành một loạt các chính sách thắt chặt ngân sách một cách hết sức khắc khổ để

10“ Nợ công của nhóm PIIGS: Những điểm tương đồng và khác biệt”.

<http://tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=21467&print=true >.[Ngày truy cập: 14 tháng 3năm 2013+

11 Lê Minh Ngọc (2014), “ Nợ công Châu Âu: Báo động từ những con số”, <

http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-du-bao/no-cong-chau-au-bao-dong-tu-nhung-con-so-49677.html >.[Ngày truy cập: 30 tháng 05 năm2014 ]

Trang 24

chứng minh quyết tâm giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 3% GDP và nợ côngxuống dưới 60% GDP, bên cạnh việc nhận hỗ trợ trực tiếp từ EU và IMF.

Tại Hy Lạp, bắt đầu từ năm 2010, quốc gia này thực hiện nhiều chính sáchđể giảm chi tiêu công và tăng nguồn thu ngân sách Cụ thể, từ tháng 2/2010, chínhphủ quyết định không tăng lương công chức, cắt giảm 10% trợ cấp, cắt lương làmthêm giờ…Đợt thứ hai diễn ra chỉ một tháng sau đó, tiền trợ cấp tiếp tục giảm12%, lương công chức giảm 7%, thuế giá trị gia tăng tăng từ 19% lên 21%, mộtloạt các loại thuế mới được đặt thêm Hai tháng sau đó, lại thêm một đợt chínhsách khác được ban hàng Lần này, chính phủ giảm cả lương hưu, tăng tuổi về hưutừ 60 lên 65 đối với nam, 55 lên 60 đối với nữ, thuế giá trị gia tăng tiếp tục tăng lênthành 23% Sang đến giữa năm 2011, lương hưu lại tiếp tục bị cắt giảm, các đốitượng có thu nhập cao bị đánh thuế cao hơn, thuế bất động sản và các tài sản có giákhác cũng được điều chỉnh tăng lên Đến đầu năm 2012, chính phủ lại tiếp tục cắtgiảm mức tiền lương tối thiểu, sửa đổi luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệpcạnh tranh nhiều hơn và sa thải nhiều nhân công hơn, các chi tiêu cơ bản cho y tếvà quốc phòng cũng bị cắt giảm ( Nelson,Bleklin& Mix,2010) Năm 2015, để nhậnđược gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro từ EU, Hy Lạp đã chấp nhận các điềukiện thắt chặt khắc khổ của các chủ nợ Dự kiến trong năm nay, Hy Lạp sẽ tiếp tụcban hành thêm nhiều chính sách thắt lưng buộc bụng” mới.

Ireland cũng tương tự như Hy Lạp, phải thực hiện một loạt các chính sáchcắt giảm chi tiêu công và cố gắng gia tăng nguồn thu ngân sách của mình Cụ thể:thông qua việc giảm lương tối thiểu, cắt giảm biên chế trong các tổ chức ông, tăngthuế giá trị gia tăng, đánh thuế mạnh và bất động sản và các tài sản cso giá trị,đồng thời thiết lập hàng loạt các loại thuế mới Các quốc gia khác như Bồ ĐàoNha, Ý hay Tây Ban Nha cũng đều phải thực hiện những chính sách tương tự.Ngoài ra, Ireland còn phải bắt tay và tái thiết lập hệ thống ngân hàng của mình.

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. “Bồ Đào Nha rút khỏi chương trình cứu trợ của “bộ ba chủ nợ”,&lt; http://www.vietnamplus.vn/bo-dao-nha-rut-khoi-chuong-trinh-cuu-tro-cua-bo-ba-chu-no/257962.vnp&gt;. [Ngày truy cập: 5 tháng 5 năm 2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồ Đào Nha rút khỏi chương trình cứu trợ của “bộ ba chủ nợ
3. Phạm Thanh Bình, “ Nợ công của nhóm PIIGS: Những điểm tương đồng và khác biệt”.&lt;http://tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=21467&amp;print=true&gt;. [Ngày truy cập: 14 tháng 3 năm 2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nợ công của nhóm PIIGS: Những điểm tương đồng và khác biệt
5. “ Eurogroup thông qua gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ euro cho Hy Lạp”,&lt; http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/eurogroup-thong-qua-goi-cuu-tro-thu-3-tri-gia-86-ty-euro-cho-hy-lap-20150815082333637.chn&gt;. [ Ngày truy cập: 15 tháng 8 năm 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eurogroup thông qua gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ euro cho Hy Lạp
9. Lê Minh Ngọc (2014), “ Nợ công Châu Âu: Báo động từ những con số”,&lt; http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-du-bao/no-cong-chau-au- bao- dong-tu-nhung-con-so-49677.html&gt;. [Ngày truy cập: 30 tháng 05 năm 2014 ] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nợ công Châu Âu: Báo động từ những con số
Tác giả: Lê Minh Ngọc
Năm: 2014
10. Bạch Ngọc Thắng và các cộng sự, 2015, Báo cáo chuyên đề nợ công “ Cần cách nhìn trực diện” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần cách nhìn trực diện
3. “Can Europe save itself by weakening the Euro?”. [online] Available at&lt; http://www.bloomberg.com/news/articles/2015-01-15/a-weaker-euro-europes-best-growth-hope&gt; . [Accessed January 16 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Can Europe save itself by weakening the Euro
5. Featherstone, K. (2011), “The Greek Sovereign Debt Crisis and EMU: A Failing State in a Skewed Regime”, Journal of Common Market Studies, Vol. 49, No. 2, pp. 193-217 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Greek Sovereign Debt Crisis and EMU: A FailingState in a Skewed Regime
Tác giả: Featherstone, K
Năm: 2011
8. “The Asian crisis: Causes and cures”, [online] Available at&lt; http://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/1998/06/imfstaff.htm &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Asian crisis: Causes and cures
9. “ The Greek debt crisis story in numbers”.[ online] Available at&lt; http://www.bbc.com/news/world-europe-33407742 &gt;. [ Accessed 10 July 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Greek debt crisis story in numbers
1. Phạm Thế Anh, 2015, An toàn nợ công và sức ép cải cách, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 11-2015 Khác
4. Vũ Sĩ Cường, 2015, Nợ công của Việt Nam: Dự báo những rủi ro và giải pháp phòng ngừa, Tạp chí tài chính,kỳ 1 tháng 11-2015 Khác
6. Vũ Minh Long, 2013, Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, biện pháp khắc phục và những hàm ý chính sách cho Việt Nam” Khác
2. Asian Development Bank Institute (2012), Lessons of the European Crisis for Regional Monetary and Financial Integration in East Asia – ADBI Working Paper Series - No.347 – February 2012 Khác
4. William Cline, 1984, International debt: systemic risk and policy response Khác
6. Hubbard, Glenn and Tim Kane. (2013). Balance: The Economics of Great Powers From Ancient Rome to Modern America. Simon &amp; Schuster. P. 204. ISBN 978-1- 4767-0025-0 Khác
7. Ewald Nowotny (2012): European Monetary Union – lessons from the debt crisis, Governor of the Central Bank of the Republic of Austria, Vienna Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: Gói cứu trợ tài chính IMF (tỷ đôla Mỹ) - tiểu luận tài chính tiền tệ các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học rút ra cho việt nam
ng Gói cứu trợ tài chính IMF (tỷ đôla Mỹ) (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w